Trung bình một người Việt tiêu thụ 1 lít nước ngọt mỗi tuần
Tỷ lệ thừa cân,ìnhmộtngườiViệttiêuthụlítnướcngọtmỗituầkết quả bóng đá cúp c1 béo phì tăng nhanh trên toàn cầu
Sáng 5/4, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường với sức khỏe và vai trò của chính sách thuế trong kiểm soát tiêu dùng.
PGS.TS.BS Trương Tuyết Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia (Bộ Y tế), béo phì đã trở thành một vấn nạn trên thế giới. Tỷ lệ thừa cân, béo phì đặc biệt ở trẻ em tăng dựng ngược, cứ 5 trẻ có 1 trẻ bị thừa cân béo phì.
Tương tự tại Việt Nam, tình trạng này cũng tăng lên rất nhanh chóng ở trẻ em, tại các thành phố lớn Hà Nội, TPHCM tỷ lệ thừa cân béo phì ở trẻ có thể lên tới 40%. Con số này ở người trưởng thành là 20%, có địa phương lên tới gần 30%.

PGS.TS.BS Trương Tuyết Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia (Ảnh: N.P).
Kết quả từ các nghiên cứu có giá trị cho thấy sử dụng đồ uống có đường không hợp lý là nguyên nhân gây ra thừa cân, béo phì. Việc tăng hoặc giảm tiêu thụ đường tự do (bất kể lượng đường là bao nhiêu) liên quan thuận chiều với thay đổi cân nặng.
Nghiên cứu cũng cho thấy việc giảm lượng đường ăn vào có liên quan đến việc giảm 0,8kg trọng lượng và lượng đường tăng lên có liên quan tới gia tăng 0,75kg. Đồ uống có đường làm tăng phản ứng kích hoạt của não với các tín hiệu về sự ngon miệng, từ đó kích thích ăn.
TS Angela Pratt, Trưởng đại điện Văn phòng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam, cho biết, để góp phần xây dựng một Việt Nam an toàn và khỏe mạnh, một biện pháp y tế cần thực hiện trong thời gian tới là cần bắt đầu các biện pháp giảm tiêu thụ đồ uống có đường.

"Bằng chứng trên toàn cầu cho thấy tăng tiêu thụ đồ uống có đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường túyp 2, sâu răng, thừa cân béo phì. Riêng 3 vấn đề này đã nghiêm trọng, trong đó tình trạng thừa cân béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ và các bệnh khác bao gồm ung thư", TS Angela nói.
WHO khuyến cáo rằng việc tiêu thụ đường tự do - bất kỳ loại đường nào được thêm vào thực phẩm hoặc đồ uống - nên được giới hạn ở mức dưới 10% tổng năng lượng, lý tưởng là dưới 5%. Vì vậy, đó là khoảng 25 gram mỗi ngày cho một người trưởng thành trung bình.
Tại Việt Nam, tỷ lệ sử dụng đồ uống có đường tăng nhanh trong 10 năm qua. Ước tính, trung bình một người dân Việt tiêu thụ 1 lít đồ uống có đường mỗi tuần. Đây là con số rất nhiều.
"Vì vậy, không có gì đáng ngạc nhiên, chúng ta đã thấy tỷ lệ thừa cân và béo phì tăng nhanh, đặc biệt là ở những người trẻ tuổi. Ở các thành phố, cứ 4 thanh thiếu niên trong độ tuổi 15-19 thì có hơn 1 người bị thừa cân hoặc béo phì. Chúng ta cần có hành động kịp thời quyết đoán để đảo ngược xu hướng tiêu cực này", chuyên gia WHO nhấn mạnh.
Theo bà, trên thế giới, một biện pháp phổ biến để giảm tác hại từ đồ uống có đường là tăng giá của chúng bằng thuế. Tín hiệu giá - chi phí cao hơn - rất có tác dụng để giúp giảm tiêu thụ đồ uống có đường. Hơn 100 quốc gia hiện đã áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các sản phẩm này.
Bằng chứng, kinh nghiệm hiện tại cho thấy nếu thuế làm tăng giá đồ uống lên 10%, mọi người sẽ uống ít hơn khoảng 11%. Họ chuyển sang đồ uống lành mạnh hơn như nước suối.
Ngoài thuế, WHO cũng khuyến nghị đưa ra các biện pháp bao gồm ghi nhãn dinh dưỡng ở mặt trước đồ uống, hạn chế quảng cáo, hạn chế đồ uống có đường trong trường học và giáo dục về dinh dưỡng lành mạnh cho trẻ em và thanh thiếu niên.
Gánh nặng bệnh tật vì tiêu thụ đồ uống có đường
Theo WHO, gánh nặng sức khỏe ngày càng tăng do tiêu thụ đồ uống có đường. Hiện có bằng chứng mạnh mẽ liên quan giữa việc tiêu thụ đồ uống có đường với sự gia tăng toàn cầu về thừa cân béo phì, tăng nguy cơ sâu răng, đái tháo đường túyp 2, tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, các rối loạn chuyển hóa khác và một số bệnh ung thư.
Nó cũng gây ra gánh nặng cho cá nhân và xã hội do tăng chi phí chăm sóc sức khỏe, giảm năng suất lao động do bệnh tật, ảnh hưởng chất lượng cuộc sống.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan giữa đồ uống có đường và bệnh tim, nhất là đột quỵ và nhồi máu cơ tim.
Một nghiên cứu trên thế giới với sự tham gia của 40.000 nam giới trong hai thập kỷ cho thấy những người uống trung bình 1 lon đồ uống có đường/ngày có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim hoặc chết vì nhồi máu cơ tim cao hơn 20% so với những người hiếm khi uống đồ uống có đường.
Theo PGS Mai, để hạn chế tiêu thụ đường, chúng ta cần có ý thức hạn chế cho thêm đường, sử dụng các sản phẩm ít đường hoặc không đường để đảm bảo cơ thể có sự cân đối lành mạnh giữa các dinh dưỡng. Lượng đường tự do tiêu thụ một ngày không nên quá 25gr, đồng thời chúng ta nên có thói quen đọc nhãn sản phẩm để lượng đường ăn vào là bao nhiêu…
Trẻ em dưới 2 tuổi không nên tiêu thụ bất kỳ loại thực phẩm hoặc đồ uống nào có thêm đường.
下一篇:Nhận định, soi kèo Bohemians vs Viktoria Plzen, 23h00 ngày 10/4: Kết quả dễ đoán
相关文章:
- Nhận định, soi kèo Flamengo vs Central Cordoba, 7h30 ngày 10/4: Khó có bất ngờ
- Apple: 'Đừng để iPhone 7 sát đầu khi gọi điện thoại'
- Bạn có biết Bill Gates từng phóng xe vượt đèn đỏ và “dốt ngoại ngữ”?
- 2016: Năm của mã độc tống tiền ransomware
- Nhận định, soi kèo Xelaju vs Mixco, 9h00 ngày 10/4: Nối mạch bất bại
- Ngã dúi dụi liên tiếp vì gió mạnh
- GameSao thông báo kết quả event mừng sinh nhật 2 tuổi
- VNCERT, Công an tỉnh tham gia khắp phục sự cố tấn công mạng ở Bắc Giang
- Soi kèo phạt góc Legia vs Chelsea, 23h45 ngày 10/4
- Dương Thúc Tử
相关推荐:
- Soi kèo góc Nottingham vs Everton, 21h00 ngày 12/4
- Cận cảnh iPhone SE vừa trình làng gây thất vọng cho người hâm mộ Apple
- Vì sao người Việt rụt rè sắm smartwatch?
- 5 siêu xe mui trần tốt nhất thế giới
- Nhận định, soi kèo Avispa Fukuoka vs Yokohama Marinos, 12h00 ngày 12/4: Tiếp tục bất bại
- FPT Shop thuê lại cửa hàng của VinPro
- Huawei sẽ ra mắt smartphone P9 với camera kép vào 6/4
- Kinh mạch – Bí ẩn cần khám phá trong Võ Lâm Ngoại Truyện
- Soi kèo phạt góc Udinese vs AC Milan, 1h45 ngày 12/4
- [LMHT] Cập nhật tin tức ngày 09/3
- Soi kèo phạt góc Udinese vs AC Milan, 1h45 ngày 12/4
- Soi kèo phạt góc Arsenal vs Brentford, 23h30 ngày 12/4
- Nhận định, soi kèo U17 Nhật Bản vs U17 Úc, 22h00 ngày 10/4: Nắm chắc ngôi đầu
- Siêu máy tính dự đoán PSG vs Aston Villa, 02h00 ngày 10/4
- Kèo vàng bóng đá Barcelona vs Dortmund, 02h00 ngày 10/4: Điểm tựa… Hansi Flick
- Siêu máy tính dự đoán Valencia vs Sevilla, 2h00 ngày 12/4
- Nhận định, soi kèo Bayern Munich vs Borussia Dortmund, 23h30 ngày 12/4: Giữ sức
- Soi kèo phạt góc Legia vs Chelsea, 23h45 ngày 10/4
- Nhận định, soi kèo Shandong Taishan vs Shenzhen Peng City, 18h35 ngày 11/4: Bắt nạt đội khách
- Nhận định, soi kèo Celta Vigo vs Espanyol, 23h30 ngày 12/4: Không dễ cho chủ nhà