
“Tạo nên một khác biệt” là cụm từ mà nhiều người dành cho LatteThiết kế hiện đại, trẻ trung, công nghệ tiên tiến, cốp khủng và giá bán hợp lý Yamaha Latte đã mang đến gió mới trong phân khúc xe ga nữ tầm trung. Với kiểu dáng mới hoàn toàn khi sở hữu vẻ ngoài đậm dấu ấn của ngôn ngữ thiết kế châu Âu, điểm nhấn của xe nằm ở các chi tiết mang đặc trưng riêng như đường cong vuốt nhẹ trong thiết kế. Đầu xe nổi bật với cụm đèn xi-nhan hình giọt nước cùng với đèn trước mô phỏng viên kim cương tạo cảm giác cao cấp, hiện đại và thời trang.
 |
Đèn trước mô phỏng “viêm kim cương” hiện đại và thời trang |
 |
Cụm đèn xi-nhan hình giọt nước khác biệt và nổi bật |
Yamaha Latte dường như duyên dáng hơn rất nhiều so với các xe tay ga khác khi sở hữu cụm đèn hậu gọn gàng, phần tay dắt phía sau đuôi xe đua dài, dễ dàng gắn hộp chứa đồ phụ nếu cần. Điều này giúp người cầm lái dễ dàng quan sát được phía sau.
Sự cân bằng giữa kiểu dáng trẻ trung và các ứng dụng trong thiết kế mang đến cho chiếc xe ga năng động và thu hút. Nhiều kỳ vọng Latte sẽ giành được “vương miện” biểu tượng của dòng xe tay ga tầm trung dành cho nữ giới.
Không chỉ vậy, các thiết kế còn mang đậm tính tỉ mỉ. Chẳng hạn như mặt đồng hồ điện tử được sắp xếp khoa học, dễ hiểu. Đây cũng là điểm nhấn cho tân binh của Yamaha. Đồng hồ trung tâm của Latte khá cổ điển, với đồng hồ tốc độ cỡ lớn ở trung tâm và các đèn thông báo dạng tròn ở hai bên. Một màn hình LCD cỡ nhỏ được trang bị, bổ sung thêm các thông tin như báo xăng, báo giờ. Cách bố trí cụm đồng hồ này khá độc đáo và lạ mắt.
 |
Với đối tượng sử dụng là nữ giới, cụm đồng hồ của Latte trông rất thu hút |
Bình xăng Yamaha Latte được thiết kế phía trước và đặt ngay trên yếm xe giống Yamaha Grande. Việc mở nắp bình xăng của Latte tương đối dễ dàng bằng nút bấm gần khu vực ổ khóa. Như vậy, phụ nữ cầm lái cũng có thể tự tin diện những bộ đồ ưng ý nhất mà không cần băn khoăn bước lên bước xuống trong mỗi lần đổ xăng. Chưa kể, nếu để hành lý hoặc giỏ lớn phía trước, việc mở nắp bình xăng Latte vẫn diễn ra bình thường mà không gặp trở ngại gì.
Sở hữu cốp đựng đồ lên tới 37 lít, Yamaha gây ấn tượng cho nhóm khách hàng nữ yêu thời trang nhưng vẫn cần sự tiện dụng. Cốp xe “siêu to” này hoàn toàn có thể đựng được mũ bảo hiểm, túi xách, lap top cùng nhiều vật dụng khác.
Về tính năng, Yamaha Latte sở hữu hệ thống khóa thông minh SmartKey tích hợp tính năng One-Push Start (khởi động nhanh với 1 lần nhấn). So với xe tay ga khác, hệ thống khóa thông minh của Yamaha Latte thao tác dễ dàng hơn. Đề nổ bằng 1 lần nhấn cũng khiến chiếc Latte khởi động êm hơn. Hệ thống ngắt động cơ tạm thời SSS (Stop & Start System) cũng khá hữu ích ở điều kiện đô thị nhiều đèn đỏ và đông đúc, giúp xe tiết kiệm nhiên liệu và bảo vệ môi trường cũng như thân thiện với người lái.
 |
|
Được trang bị động cơ Blue Core mới với trọng lượng của xe khá nhẹ, Latte cho mức tiêu hao nhiên liệu thực tế chỉ khoảng hơn 2 lít/100 km, một mức tiêu hao nhiên liệu ấn tượng với một xe có động cơ 125 phân khối. Ngoài ra xe sử dụng vành 12 inch, lốp trước không săm kích cỡ 90/90-12; lốp sau 100/90-12; phanh trước là phanh đĩa, phanh sau dạng tang trống. Nên dù chạy với tốc độ nào, xe vẫn không trơn trượt. Phái nữ vì vậy làm chủ được tốc độ. Về mặt an toàn, phụ nữ hoàn toàn an tâm. Và đây cũng là điểm cộng lớn giúp xe cạnh tranh với các dòng xe tay ga khác.
Với thiết kế hiện đại, tiện ích thông minh cùng giá bán hợp lý - chỉ 37,49 triệu VNĐ, có thể dễ dàng lí giải tại sao Latte đang chiếm được nhiều cảm tình của phái nữ và được dự đoán sẽ là một trong những xe tay ga đáng mua nhất năm 2019.
Minh Ngọc
" alt=""/>Yamaha Latte – Chuẩn mực mới cho dòng xe tay ga nữ
Chàng shipper mơ làm tủ sáchMột ngày tháng 8/2019, ba người đàn ông trong một căn nhà nhỏ ở huyện Chương Mỹ, Hà Nội cùng ngồi lại bàn bạc về kế hoạch dựng thư viện miễn phí cho các học sinh trong vùng.
Lê Văn Tuấn tốt nghiệp hệ cao đẳng của ĐH Thương mại năm 2012. Anh trải qua khá nhiều công việc: xuất nhập khẩu, thợ làm bánh, mở doanh nghiệp riêng… Hiện, anh làm nghề giao hàng để mưu sinh và có điều kiện thực hiện mong mỏi của mình: Dựng tủ sách miễn phí cho học sinh.
 |
Anh Tuấn (áo đen) đang bàn kế hoạch mở rộng tủ sách. |
‘Từ bé, tôi đã muốn mở tủ sách. Mỗi lần sở hữu quyển sách nào tôi đều giữ gìn cẩn thận với mong muốn khi số lượng đủ lớn sẽ chia sẻ cho mọi người’, anh nói.
Năm 2017, anh mở tủ sách cho các học sinh trong xã đến đọc. Thời gian này, anh vẫn phải đi làm, không ở nhà nên việc trông nom, gìn giữ sách không được tốt. Tủ sách ban đầu đầy ắp sau cứ vơi dần.
‘Tôi mở cửa tự do cho tất cả các em đến mượn. Nhưng không có người ở nhà nên các cháu không có ý thức giữ gìn. Nhận ra như thế không ổn nên tôi suy nghĩ về việc quản lý và lan rộng tủ sách’, anh Tuấn nói.
Sau đó, Tuấn biết đến anh Phùng Văn Trường, một người cũng đang xây dựng dựng thư viện cho trẻ em tại nhà, một cách rất tình cờ.
‘Người thầy’ cầm bút bằng miệng
Anh Phùng Văn Trường (SN 1979) sinh ra không được may mắn như những người khác. Lên 4 tuổi, vẫn chưa biết đi, chưa biết cầm nắm đồ vật, gia đình cho anh đi khám, kết quả anh bị bại liệt cả chân tay.
Đến tuổi đi học, ngày ngày, Trường được những người bạn cùng xóm đưa đến lớp. Học đến lớp 8, không thể viết được nữa do bàn tay đã cứng lại, cậu học trò phải giã từ cây bút.
Ngày trước anh có thể dùng tay cố gắng kẹp bút để viết nhưng sau đó sức khỏe kém, bàn tay anh không còn cầm nổi bút. Anh chuyển sang luyện cầm bút bằng miệng. Ngậm bút để viết không đơn giản nhưng anh không nản chí, vài tháng sau đã viết được bằng miệng.
 |
Anh Trường, 'thầy giáo' viết bằng miệng. |
Cuối năm 2009, có thời gian rảnh rỗi, anh dạy kèm cho con cháu của các anh, chị trong nhà. Sau đó, người dân đưa con, cháu đến nhờ anh dạy học sau giờ đến lớp. Dần dần số học sinh của anh tăng lên nhanh chóng. Cứ sau giờ đến lớp, các em đến đây được anh hướng dẫn đọc, viết và làm toán. Tất cả đều hoàn toàn miễn phí.
‘Sau này, hàng tháng các phụ huynh có đưa thêm cho tôi 100, 200 nghìn đồng để hỗ trợ phí điện, nước, sách vở…’, anh nói.
 |
Thư viện sách có tên Hallo World |
Anh chia sẻ: 'Tôi chưa bao giờ tự nhận mình là thầy. Vì người ta đỗ đạt, có bằng cấp mới gọi là thầy giáo, còn tôi học chưa hết lớp 8. Nhưng đến lớp học này, ngoài kiến thức cơ bản, các cháu còn được rèn luyện tính kỷ luật, đạo đức…’.
Cũng như Tuấn, anh Trường muong muốn có tủ sách cho các em trong vùng không có điều kiện. Năm 2014, thư viện sách, báo của anh ra đời…
Người bộ đội về hưu
Người đàn ông thứ 3 trong căn nhà anh Trường hôm ấy là ông Hoài, một bộ đội về hưu.
‘Từ lâu nay, hai vợ chồng tôi đã có kế hoạch tiết kiệm một khoản chi tiêu để tham gia đóng góp cho cộng đồng.
Sau khi tìm hiểu thư viện của Trường và Tuấn, 2 vợ chồng quyết định hỗ trợ 10 triệu đồng. Chúng tôi đã dành 6 triệu mua tủ sắt, bảng, quả địa cầu, văn phòng phẩm….
 |
Những người đàn ông đóng thêm tủ sách mới cho thư viện. |
4 triệu nữa, chúng tôi sẽ tìm những thứ còn thiếu (sách vở hoặc bất cứ thứ gì liên quan đến việc học tập của các cháu) để mua’, ông Hoài nói.
Trước đó, vợ chồng ông từng đi làm từ thiện nhiều nơi với các hội nhóm từ thiện khác.
‘Tôi thấy xây dựng thư viện tạo dựng văn hóa đọc sách tốt cho các cháu. Trường lại là 1 người khuyết tật nhưng vẫn vươn lên, giúp đỡ người khác, đó là một nguồn động lực giúp các cháu cố gắng hơn trong học tập’, ông Hoài nói thêm.
Thư viện của 3 người xa lạ
Thư viện ban đầu của anh Trường và anh Tuấn có 3.400 cuốn. ‘Số sách này trước đó nhiều hơn nhưng đã bị thất thoát do nhiều em mượn làm mất hoặc không trả.
Sắp tới, khi tiến hành mở rộng thư viện, chúng tôi sẽ có những quy định để các em có ý thức hơn trong việc giữ gìn sách cho các bạn khác’, anh Trường chia sẻ.
 |
Thư viện sách là điểm đến của nhiều học sinh sau giờ học ở trường |
Anh Tuấn cũng cho biết thêm: ‘Chúng tôi quyết định dồn sách về một chỗ và xây dựng thành thư viện tại nhà anh Trường bởi anh là người khuyết tật, mở lớp dạy các cháu vì vậy các học sinh đến đây ngoài việc học còn có thể đọc sách.
Bên cạnh đó, anh Tuấn thường xuyên ở nhà dạy học nên có thời gian quản lý sách. Sắp tới, chúng tôi có kế hoạch kết hợp cùng nhiều nhóm thiện nguyện chuyển sách đến các vùng sâu vùng xa, mở rộng thư viện hơn nữa cho các học sinh kém may mắn’.

Lớp học đặc biệt trong ngôi chùa ở Chương Mỹ, Hà Nội
Với chiếc xe đạp cũ, hàng tuần cô giáo ở tuổi 65 vẫn đạp xe đến một ngôi chùa. Nơi đó, gần 60 đứa trẻ tàn tật, có hoàn cảnh đặc biệt đang chờ đợi cô để bắt đầu buổi học mới.
" alt=""/>3 người đàn ông góp sức mở thư viện hàng nghìn cuốn sách cho học sinh nghèo