Đội hình ra sân chính thức Real Madrid vs Espanyol, 21h15 ngày 30/4
相关文章
- 、
-
Siêu máy tính dự đoán Hoffenheim vs Tottenham, 0h45 ngày 24/1 -
Truy thu phụ cấp của 700 giáo viên ở Đắk Nông: Tạm dừng để rà soát(Ảnh minh họa: Thanh Tùng/TTXVN)
Liên quan tới việc truy thu số tiền chi vượt phụ cấp ưu đãi cho hơn 700 giáo viên tại thành phố Gia Nghĩa, Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Nông vừa có công văn số 6848/UBND-KGVX, ngày 24/11, chỉ đạo Sở Tài chính, Sở Giáo dục Đào tạo và các đơn vị liên quan tạm ngưng việc truy thu cho tới khi có hướng dẫn cụ thể của Trung ương.
Trước đó, Hội đồng Nhân dân tỉnh Đắk Nông có công văn số 196/HĐND-VP ngày 18/11/2021 gửi Văn phòng Chính phủ về việc hướng dẫn chế độ phụ cấp ưu đãi giáo viên trên địa bàn thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông theo Quyết định số 244/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Theo HĐND tỉnh Đắk Nông, tại Quyết định số 21/QĐ-UB ngày 26/01/1993 của Ủy ban Dân tộc và Miền núi, toàn huyện Đắk Nông (thời điểm đó thuộc tỉnh Đắk Lắk) được công nhận là miền núi, trong đó có thị trấn Gia Nghĩa.
Tiếp đó, tại Nghị quyết số 22/2003//QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh, trong đó Đắk Lắk được chia làm hai tỉnh là Đắk Lắk và Đắk Nông. Tỉnh lỵ tỉnh Đắk Nông được đặt tại thị trấn Gia Nghĩa. Đến năm 2005, thị xã Gia Nghĩa được thành lập.
Ngày 18/7/2012, Bộ Tài chính có công văn khẳng định “tỉnh Đắk Nông có thị xã Gia Nghĩa được công nhận là miền núi theo quy định của Ủy ban Dân tộc, áp dụng mức phụ cấp như đối với đơn vị miền núi.” Ngày 25/7/2013, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng có công văn khẳng định “địa bàn Gia Nghĩa, Đắk Nông được công nhận là miền núi nên các xã, phường có tên nêu trên được áp dụng phụ cấp như với miền núi.”
Trên cơ sở đó, công văn của HĐND tỉnh Đắk Nông khẳng định việc thị xã Gia Nghĩa được công nhận là thành phố (từ 01/01/2020) không liên quan đến việc thay đổi địa bàn là miền núi theo quyết định của Ủy ban Dân tộc. Do đó, việc không áp dụng chế độ phụ cấp ưu đãi cho giáo viên tại thành phố Gia Nghĩa theo các tiêu chí miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa sẽ không thống nhất với các văn bản trước đây đã thực hiện và không phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.
HĐND tỉnh Đắk Nông cũng đề nghị Văn phòng Chính phủ xem xét, thống nhất hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp ưu đãi cho giáo viên tại thành phố Gia Nghĩa theo Quyết định 244/2005/QĐ-TTg, ngày 6/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo tại các cơ sở giáo dục công lập (gọi tắt là Quyết định 244) cho phù hợp với các quy định hiện hành và điều kiện công tác còn nhiều khó khăn tại khu vực miền núi, vùng cao.
Liên quan tới vấn đề này, ngày 24/11/2021, Văn phòng Chính phủ có công văn số 8589/VPCP-KGVX gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ý kiến đại biểu Quốc hội về việc thực hiện chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy tại các cơ sở giáo dục công lập.
Theo công văn, Văn phòng Chính phủ truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam giao Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Ủy ban Dân tộc và các Bộ, ngành liên quan kiểm tra, xử lý nội dung mà đại biểu Quốc hội Dương Khắc Mai và đại biểu Quốc hội Nguyễn Trường Giang phản ánh; rà soát sửa đổi, bổ sung hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các quy định (nếu có), đảm bảo công bằng, phù hợp thực tiễn.
Trước đó, trong các ngày 11-12/11 vừa qua, tại các phiên chất vấn của Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, hai đại biểu Dương Khắc Mai và Nguyễn Trường Giang, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Nông nêu ra nhiều điểm bất hợp lý trong việc áp dụng chế độ phụ cấp ưu đãi đối với giáo viên trên địa bàn thành phố Gia Nghĩa (tỉnh Đắk Nông).
Hai đại biểu cũng kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chính phủ xem xét điều chỉnh. Cụ thể, đại biểu Dương Khắc Mai nêu thực trạng, giáo viên tại 14/15 thị xã, thành phố thuộc tỉnh vùng cao trong cả nước (theo quy định của Ủy ban Dân tộc) được hưởng chế độ ưu đãi như đối với giáo viên miền núi nhưng giáo viên tại Gia Nghĩa (cũng thuộc vùng cao), không được hưởng chế độ này, mà lại áp dụng mức thấp hơn.
Một giờ lên lớp của giáo viên miền núi. (Ảnh: Chu Hiệu/TTXVN)
Tại Quyết định 244 không có quy định mức phụ cấp đối với vùng cao, chỉ có 2 vùng là “vùng đồng bằng, thành phố, thị xã” và vùng “miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa.” Theo đại biểu Nguyễn Trường Giang, các tiêu chí đối với “vùng cao” đều cao hơn và khó khăn hơn so với “miền núi” và sẽ tác động rất lớn đến đội ngũ giáo viên tại 12 tỉnh vùng cao và 136 huyện, thị xã vùng cao.
Trước đó, hơn 700 giáo viên trên địa bàn thành phố Gia Nghĩa,, tỉnh Đắk Nông rất lo lắng khi cấp có thẩm quyền yêu cầu truy thu tiền phụ cấp ưu đãi năm 2020. Đáng chú ý hơn, các quy định pháp lý liên quan vẫn chưa thật rõ ràng và cách hiểu của các đơn vị chức năng vẫn chưa thống nhất.
Cụ thể, việc chi trả phụ cấp ưu đãi đối với giáo viên trên địa bàn Gia Nghĩa được áp dụng như miền núi, tức ở mức 50% đối với 2 bậc học Mầm non, Tiểu học và 35% đối với bậc Trung học Cơ sở. Mức phụ cấp này được áp dụng từ năm 2005, thời điểm thành lập thị xã Gia Nghĩa (tỉnh lỵ của tỉnh Đắk Nông).
Nhưng đến tháng 9/2021, Sở Tài chính Đắk Nông xác định mức phụ cấp áp dụng cho giáo viên giảng dạy tại thành phố Gia Nghĩa là mức tương đương với mức phụ cấp áp dụng cho “vùng đồng bằng, thành phố, thị xã.” Cụ thể, giáo viên giảng dạy ở 2 bậc học Mầm non, Tiểu học áp dụng phụ cấp ưu đãi 35%, còn bậc Trung học Cơ sở là 30%. Sở Tài chính Đắk Nông cũng xác định trong năm 2020, các trường trên địa bàn thành phố Gia Nghĩa đều chi sai mức phụ cấp ưu đãi đối với giáo viên với tổng số tiền hơn 5,5 tỷ đồng và yêu cầu thu hồi toàn bộ số tiền chi vượt để hoàn trả ngân sách nhà nước.
Theo Sở Tài chính Đắk Nông, việc áp dụng mức phụ cấp như trên căn cứ vào các văn bản hợp nhất số 06/VBHN-BGDĐT ngày 5/6/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo giảng dạy tại các cơ sở giáo dục công lập và công văn số 4854/BGDĐT/NGCBQLGD, ngày 12/11/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo.
Cũng từ những văn bản của trung ương, trong năm 2021 (trước khi Sở Tài chính Đắk Nông xác định thành phố Gia Nghĩa chi sai phụ cấp cho giáo viên), thành phố Gia Nghĩa cũng đã không cho các giáo viên bậc học Mầm non và Tiểu học hưởng phụ cấp ưu đãi như miền núi mà áp dụng mức như ở thành phố, thị xã. Nhiều giáo viên cho rằng, việc áp dụng phụ cấp cho giáo viên như vậy là thiệt thòi cho họ.
UBND tỉnh Đắk Nông ngay sau đó đã có công văn số 5918/UBND-KGVX, ngày 12/10/2021 chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nội vụ, Ban Dân tộc, UBND thành phố Gia Nghĩa kiểm tra, rà soát và báo cáo để thống nhất xử lý đúng quy định. Trường hợp vượt thẩm quyền, báo cáo, đề xuất để UBND tỉnh xin ý kiến các Bộ, ngành trung ương để được hướng dẫn.
Theo TTXVN/Vietnam+
Yêu cầu rà soát sửa đổi, bổ sung chế độ phụ cấp ưu đãi nhà giáo
Văn phòng Chính phủ vừa có công văn số 8589/VPCP-KGVX về ý kiến Đại biểu Quốc hội ở việc thực hiện chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập.
"> -
Hà Nội dự kiến cho học sinh THPT đi học từ 6/12 Xem xét cho học sinh THPT tại Hà Nội đi học từ 6/12Kết quả này có ý nghĩa rất quan trọng, là kinh nghiệm quý giá để thành phố tiếp tục mở rộng địa bàn, quy mô các khối, lớp trở lại học trực tiếp.
Bí thư Hà Nội cho biết, chiều 29/11, Thường trực Thành ủy đã xem xét báo cáo và cho ý kiến chỉ đạo về vấn đề này. Trong đó, yêu cầu Ban Cán sự Đảng UBND thành phố khẩn trương ban hành kế hoạch tổ chức đưa học sinh khối 10, 11, 12 và các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên trở lại trường.
Trước mắt là ở các địa bàn có mức độ dịch ở cấp độ 1, cấp độ 2; trong 14 ngày tính đến 30/11/2021 không có ca F0 trong cộng đồng. Thời gian thực hiện là từ đầu tháng 12/2021, có thể xem xét từ ngày thứ hai 6/12.
Ông Đinh Tiến Dũng lưu ý, dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp trên địa bàn Hà Nội và cả nước với số ca F0 mới có xu hướng ngày càng tăng.
Chỉ tính riêng từ ngày 11/10, đến ngày 28/11, toàn thành phố đã ghi nhận hơn 5.600 ca mắc, trong đó số ca cộng đồng lên tới hơn 35%. Ngày 28/11, lần đầu tiên số ca mắc mới một ngày vượt quá 300 ca. Ngoài ra, số ca mắc do lây nhiễm thứ phát cũng tăng.
Dịch bệnh xuất hiện ở cả 30/30 quận, huyện, thị xã. Nhiều chùm ca bệnh đang tồn tại ở các khu dân cư mật độ cao, các khu chung cư, khu công nghiệp hoặc phát sinh từ các hoạt động tại chợ dân sinh, đám hiếu, hỷ, do việc tụ tập ăn uống, ở các địa điểm công cộng và sự kiện tập trung đông người khác nhưng không bảo đảm nguyên tắc “5K” và quét mã QR.
“Việc đưa học sinh trở lại trường học trong bối cảnh như vậy phải được chuẩn bị thật kỹ, bảo đảm có nguyên tắc và luôn đặt vấn đề an toàn sức khỏe của học sinh lên trên hết”, Bí thư Thành ủy Hà Nội nhấn mạnh.
Bao giờ toàn bộ học sinh được đi học trực tiếp?
Bí thư Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho biết thêm, Thường trực Thành ủy đã yêu cầu Ban Cán sự Đảng UBND thành phố xem xét, chỉ đạo việc đưa học sinh trung học phổ thông trở lại trường học trên cơ sở đánh giá, rút kinh nghiệm việc tổ chức đối với khối lớp 9 ở 18 huyện, thị xã vừa qua.
Trong đó, trường học phải đạt yêu cầu an toàn trong phòng, chống dịch Covid-19. Giáo viên chưa tiêm đủ 2 mũi vắc xin Covid-19 chỉ dạy trực tuyến, không đến lớp dạy trực tiếp; Không tổ chức ăn bán trú, căng tin trong trường, học sinh tự mang theo nước uống; Chỉ tổ chức việc dạy học trực tiếp 1 buổi/ngày.
Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các quận, huyện, thị xã quyết định và chịu trách nhiệm về việc cho học sinh đi học trở lại; phê duyệt phương án cụ thể cho học sinh đi học trở lại của từng trường học; tiếp tục hoàn thiện, tăng cường cơ sở vật chất, nhân lực cho lực lượng y tế trường học, bảo đảm trang bị đầy đủ trang thiết bị phòng, chống dịch, sẵn sàng khi học sinh đến trường.
Ông Đinh Tiến Dũng cũng chỉ đạo, ngành Giáo dục - Đào tạo phải tiếp tục theo sát tình hình dạy và học trực tuyến với các khối học sinh trung học cơ sở, tiểu học; tích cực ghi nhận ý kiến của phụ huynh, học sinh, các trường học và chuyên gia để kịp thời có biện pháp giải quyết những bất cập, khó khăn, vướng mắc liên quan, bảo đảm chất lượng giáo dục.
Ngành Y tế và ngành Giáo dục - Đào tạo phối hợp chặt chẽ bảo đảm tiến độ, chất lượng tiêm vắc xin cho trẻ từ 12-15 tuổi; lên ngay phương án tổ chức đưa học sinh trung học cơ sở trở lại trường học trong thời gian sớm nhất, an toàn nhất, có thể tiếp ngay sau khối THPT. Đồng thời chuẩn bị các phương án cần thiết, phù hợp với điều kiện, tình hình dịch bệnh để sớm đưa toàn bộ học sinh các cấp đến trường một cách an toàn.
Hương Quỳnh
Hà Nội chuẩn bị cho học sinh lớp 10, 11, 12 trở lại trường như thế nào?
Trước thông tin dự kiến học sinh cấp THPT của 30 quận, huyện Hà Nội sẽ trở lại vào ngày 6/12 tới đây, hiện, các trường THPT trên địa bàn đang rốt ráo chuẩn bị các phương án đảm bảo an toàn.
"> -
Hình ảnh vất vả của các cán bộ nhân viên ngành y được chị Hồng Nga chia sẻ trên trang Facebook cá nhân Nữ kỹ thuật viên xét nghiệm CovidTối nay, đồng nghiệp của tôi đã bật khóc khi đi lấy mẫu xét nghiệm cộng đồng về! Hai ngày vật vã trên từng tuyến đường, lấy mẫu cho mấy ngàn người. Mặc bộ đồ bảo hộ với 2 lớp kính, hơi thở và mồ hôi mờ cay cả mắt. Cả một ngày chỉ có nửa tiếng lúc trưa nghỉ để ăn cơm. Thậm chí nước cũng không dám uống vì không thể đi vệ sinh.
Lẫy mẫu, lấy mẫu và lấy mẫu. Cả tay đau nhức. Lặp đi lặp lại một vài câu thành phản xạ. Cổ khô khốc vì không được tưới nước thời gian dài. 9 giờ tối mới về đến cơ quan, nhai trệu trạo từng hạt cơm để lấy sức mai chiến đấu tiếp!
Hơn ai hết, chúng tôi không mong muốn sự trở lại của Covid-19. Sự việc đã xảy ra, và tất cả nhân viên y tế chúng tôi đang cố gắng làm hết sức mình để kiểm soát dịch.
Việc lấy mẫu cộng đồng cũng là một trong những công tác quan trọng để tầm soát diện rộng, kiểm soát mức độ của dịch, tìm ra kết quả chân thực phản ánh đúng tình hình dịch, để dập tắt nó!
Vậy nên, mọi người ơi, làm ơn hãy hợp tác. Các bạn chỉ cần bỏ ra ít thời gian đến điểm tập kết, ngồi yên cho chúng tôi lấy mẫu. Sẽ có một chút khó chịu, sẽ có thể không thoải mái, nhưng chỉ vài giây thôi. Rồi các bạn sẽ được về nhà, bên mâm cơm gia đình, khép cửa lại tránh xa những xô bồ thị phi, sống tĩnh lặng một thời gian trong lúc chờ dịch qua đi. Đừng khó chịu, đừng la ó, đừng chửi thề...
Chúng tôi cũng chỉ là những con người bằng xương bằng thịt, có kiên cường nhưng cũng dễ bị tổn thương. Đặc biệt trong tình trạng làm việc căng thẳng và mệt mỏi, rất khó kiểm soát cảm xúc của mình!
Có thể trong xã hội, các bạn có những vị trí khác nhau, trình độ khác nhau, nhưng với chúng tôi, các bạn đều là đối tượng cần tầm soát. Vậy nên, làm ơn, hãy hợp tác! Hãy hợp tác để chúng tôi sớm được về với gia đình! Chúng ta cùng cố gắng để vượt qua giai đoạn khó khăn này, các bạn nhé!
Trần Hồng Nga (Kỹ thuật viên xét nghiệm, Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng)
Mời bạn đọc chia sẻ các ý kiến, câu chuyện, bài viết về các vấn đề quan tâm tới VietNamNet theo địa chỉ: banbandoc@vietnamnet.vn. Trân trọng cảm ơn
Tiếp sức điểm nóng Covid-19 cùng VietNamNet
Những đóng góp của bạn đọc, dù là 1.000 đồng hay hàng chục triệu đồng, đều mang ý nghĩa động viên to lớn, góp công sức giúp cả nước xoá bỏ nỗi lo dịch bệnh.
">