Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 7 tháng năm 2018, nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 17 ngành lĩnh vực, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm nhất với tổng số vốn đạt 9,63 tỷ USD, chiếm 41,95% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Trong 7 tháng năm 2018 có 96 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Nhật Bản đứng vị trí thứ nhất với tổng vốn đầu tư là 6,88 tỷ USD, chiếm gần 30% tổng vốn đầu tư.
Hàn Quốc đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký 5,46 tỷ USD, chiếm 23,8% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; Singapore đứng vị trí thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký là 2,73 tỷ USD, chiếm 11,9% tổng vốn đầu tư...
" alt=""/>Siêu đô thị thông minh 4 tỷ USD của Nhật tại Hà Nội là dự án “khủng” nhất trong 7 thángCNTT ngày nay đang phát triển rất mạnh mẽ, len lỏi vào từng góc cạnh của đời sống, thậm chí là trong túi áo, túi quần mọi người cũng đều có vật dụng ứng dụng CNTT. Giờ đây nếu một ngày nào đó không có thiết bị CNTT, có lẽ chúng ta sẽ không chịu được. CNTT đang chi phối mọi hoạt động của xã hội và ngành Y tế cũng không đứng ngoài cuộc trong xu thế phát triển của CNTT.
Thời gian vừa qua, ngành y tế cũng đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong ứng dụng CNTT quản lý ngành. Phải nói rằng, với hai năm 2016 - 2017, Bộ Y tế và Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đã kết nối được 99,5 % cơ sở khám chữa bệnh với hệ thống giám định Bảo hiểm Y tế. “Trong khi đó Nhật Bản - Hàn Quốc mất khoảng 10 - 20 năm, Việt Nam chúng ta chỉ mất 2 năm để triển khai. Một mặt là do chúng ta làm sau, có kinh nghiệm, khắc phục được tất những tồn tại, hạn chế mà các nước triển khai trước đã gặp phải. Lý do thứ hai là hệ thống của chúng ta là hệ thống thống nhất tập quyền từ Trung ương đến địa phương. 95% hệ thống y tế của Việt Nam là công lập; trong khi tại Nhật, Hàn Quốc 90% hệ thống y tế là tư nhân”, ông Tường cho hay.
Ngành y tế đã tiếp cận CNTT từ rất sớm. Ngay từ những năm 2000, ngành y tế đã tiếp cận với CNTT và có nhiều văn bản quy phạm pháp luật về CNTT, như thành lập Ban chỉ đạo khắc phục sự cố Y2K. Đến nay, có thể nói ngành y tế là một ngành có hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và tài liệu chuyên môn về ứng dụng CNTT đi sớm và tương đối đầy đủ.
Với Thông tư 54 ngày 29/12/2017 về ban hành bộ tiêu chí ứng dụng CNTT trong bệnh viện, Bộ Y tế đã đề cập đến 7 mức ứng dụng CNTT trong bệnh viện, trong đó mức 6 là bệnh viện thông minh, mức 7 là bệnh viên có thể sử dụng không giấy tờ nếu đáp ứng đầy đủ các quy định pháp luật. “Gần đây nhất Ban Kinh tế Trung ương vừa thành lập một Ban chỉ đạo xây dựng chính sách để tiếp cận cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Trong khi đó, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 54 về bộ tiêu chí ứng dụng CNTT trong bệnh viện, đưa ra dáng dấp của y tế thông minh.
" alt=""/>Bộ Y tế và Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đã kết nối được 99,5 % cơ sở y tế