Ứng dụng H&M bị nhận nhiều đánh giá 1 sao
Trên Play Store,ỨngdụngHMbịnhậnnhiềuđánhgiáâm lich hom nay ứng dụng có tên H&M One Team - Employee App dành cho nhân viên H&M tại Hà Lan nhận hơn 700 đánh giá 1 sao từ người dùng. Những đánh giá xuất hiện sau thông tin hãng này "dùng bản đồ có đường lưỡi bò phi pháp" lan truyền trên mạng xã hội, dù thông tin này chưa được làm rõ.
“Get out Vietnam” (Rời khỏi Việt Nam), “Tẩy chay H&M quyết tâm đánh sập ứng dụng này”, “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam” là những lời bình luận trên Play Store cho ứng dụng H&M One Team - Employee App.
![]() |
Ứng dụng của H&M hứng bão 1 sao trên Play Store. |
Một ứng dụng khác có tên H&M - we love fashion dành cho khách hàng cũng nhận nhiều đánh giá 1 sao, bình luận phản đối từ ngày 2/4, thời điểm thông tin hãng này sửa bản đồ có đường lưỡi bò được chia sẻ rộng rãi.
Trong 2 ngày qua, fanpage của H&M Việt Nam cũng bị công kích, nhận nhiều bình luận phản đối.
![]() |
Nhiều nhóm được lập để phản đối H&M sử dụng bản đồ có đường lưỡi bò phi pháp. |
Trên Facebook, nhiều nhóm “tẩy chay H&M” xuất hiện với hàng chục nghìn thành viên. Bình luận phản đối cũng tràn ngập trên tài khoản Instagram của thương hiệu.
Trên Twitter, những hashtag #Apologize_to_Vietnam (Hãy xin lỗi Việt Nam), #BoycottHM (Tẩy chay H&M) hay #TaychayHM cũng lọt top thịnh hành với hàng nghìn chủ đề thảo luận.
Không chỉ mạng xã hội, kết quả tìm kiếm các cửa hàng của H&M Việt Nam trên Google cũng hứng bão 1 sao. Khi tìm kiếm một cửa hàng H&M tại TP Thủ Đức, TP.HCM sẽ thấy hàng loạt bình luận như “Tẩy chay”, “Quá tệ”, “Hãy rời khỏi Việt Nam”. Số sao trung bình của cửa hàng này chỉ là 1,6 sao.
![]() |
Một cửa hàng H&M tại TP.HCM nhận hàng loạt đánh giá 1 sao trên Google. |
Trên Wikipedia, lịch sử chỉnh sửa ghi nhận rằng trưa ngày 3/4, trang của H&M có thêm dòng "Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam". Hiện trang này đã được trả về trạng thái ban đầu.
Trước đó, H&M cũng bị phản đối khi đưa ra cáo buộc rằng đối tác của hãng tại Trung Quốc cưỡng bức lao động. Sau đó, truyền thông và người dùng Internet Trung Quốc đã tẩy chay H&M. Hiện tại, vị trí các cửa hàng H&M đã bị xóa khỏi bản đồ online của Trung Quốc.
Hiện website của H&M Việt Nam đăng dòng thông báo bằng tiếng Anh, tạm dịch: “Khi việc kinh doanh bình thường trở nên bất thường. Tình hình tại các cửa hàng của chúng tôi đang thay đổi liên tục. Thông tin mới nhất sẽ được cập nhật trên trang Facebook của chúng tôi”, hãng này viết.
Theo Zing/

H&M bị lên án vì được cho là đăng ảnh có “đường lưỡi bò'
Ngay khi phát hiện hãng thời trang H&M Trung Quốc thay đổi hình ảnh bản đồ có chứa “đường lưỡi bò” phi pháp, người Việt Nam đã lên tiếng phản đối và chia sẻ các hashtag trên mạng xã hội.
(责任编辑:Công nghệ)
下一篇:Nhận định, soi kèo Kataller Toyama vs JEF United, 17h00 ngày 26/3: Thêm một lần đau
- "Không hề thích âm nhạc, nhưng vì bố mẹ lúc đó cứ muốn tôi trở thành thần đồng âm nhạc giống Đặng Thái Sơn nên đã bắt tôi phải học nhạc. Vừa ngồi học vừa khóc, nước mắt ròng ròng, nhoè hết cả 'cây đàn giấy'", danh hài Quang Thắng chia sẻ.
Tôi "chộp" được Thắng 'vẹo' khi anh vừa từ Hải Phòng lên Hà Nội thu âm cho một quảng cáo. Dù đi một quãng đường dài, nhưng NSUT Quang Thắng vẫn rất nhiệt tình dành cho phóng viên những phút trò chuyện thân mật, những chia sẻ thật về nghề, về gia đình.
Tuổi thơ gắn với "cây đàn giấy"
Bộ phim "Sóng ở đáy sông" một thời khiến người yêu điện ảnh vừa xem vừa tức bởi có ông bố đặc trưng người Hải Phòng thời bấy giờ quá nghiêm khắc, cổ hủ đến tàn nhẫn. Hỏi Quang Thắng, anh sinh ra ở thành phố Cảng, trải qua thời đó, bố anh có phải người giống như trong phim? Quang Thắng gật đầu bảo, trong thời kỳ xoá bỏ bao cấp, lúc giao thời giao đó thì vẫn có một số ông bố muốn hướng tới cho con em mình có một tương lai sáng lạn, phải nhìn vào các tấm gương kiểu như nghệ sĩ piano Đặng Thái Sơn. Anh cũng không ngoại lệ.
Gia đình bắt anh học nhạc nhưng, nhà nghèo nên không có đàn. Bố mẹ anh vẽ các phím đàn lên giấy, lên gỗ rồi hàng ngày bắt anh ngồi học đánh, xướng âm. "Suốt ngày sòn sòn sòn đô sòn, sòn sòn sòn đô la... Tôi không chịu được kiểu đó. Vừa học vừa khóc, nước mắt chảy ròng ròng, có khi ướt cả đàn. Tôi không chịu, bỏ đi học kịch, bị cả gia đình phản đối, nói nghề đó không sang. Đó không phải là nghề, bắt tôi phải chọn nghề gì mà có tương lai sáng lạn, cao sang. Nhưng mà tôi thích kịch rồi, gia đình ép mãi cũng không được", NSƯT Quang Thắng giãi bày.
Diễn viên Quang Thắng vui vẻ kể về tuổi thơ vất vả của mình Quyết tâm học kịch, khi đó bố Quang Thắng chỉ nói một điều: Làm cái gì thì làm nhưng đã làm thì phải làm tốt và nếu không tốt thì bỏ luôn! Vẫn quyết tâm vào học kịch nhưng đến bây giờ, Quang Thắng bảo, anh thấy lời bố nói là đúng. Chính vì thế, Quang Thắng phải nỗ lực hết mình, gấp nhiều lần các bạn khác song anh không hối tiếc vì đã chọn nghề này. Chính nỗi vất vả của nghề, Quang Thắng cũng hướng các con không nên theo nghề của bố mà nên chọn nghề khác. Mặc dù vậy, rút từ kinh nghệm bản thân, Quang Thắng nói: "Nếu các con không nghe thì mình đành... nghe chúng nó thôi".
Cái mặt "không cái gì liên quan tới cái gì"
Thời đi học trường Cấp 3 Ngô Quyền (Hải Phòng), Quang Thắng nổi tiếng nghịch ngợm, được cái anh nghịch kiểu học trò, chứ không phải hư hỏng gì. Anh nghịch tới nỗi, cho tới bây giờ, các thầy cô khi nhắc đến Quang Thắng vẫn còn sợ.
Nghịch là vậy nhưng Quang Thắng lại được cái thông minh, học giỏi, có năng khiếu ca hát. Anh hát rất hay, hay tham gia vào đoàn đội. Quang Thắng nhớ lại: "Khi đi học rất hay bị ghi sổ đầu bài vì tội ngồi hát trong lớp và đục bàn. Cái bàn tôi ngồi lúc nào cũng có một cái lỗ. Tôi hát rất hay nên toàn hát vào cái lỗ cho các bạn nghe. Tôi cũng đệm đàn bằng cách dùng ngón tay gõ vào bàn. Ngày đi học thế thôi chứ càng lớn càng xấu giai nên đành từ bỏ ước mơ thành ca sĩ. Nếu đẹp giai thì tôi đã thành ca sĩ và mình giàu lâu rồi. Ờ, thôi thì không thành ca sĩ, không giàu tiền được cái giàu tình. Hát hay nên các bạn nữ thích lắm. Đến giờ, sau mấy chục năm gặp lại nhau, các bạn vẫn nhắc về tuổi thơ hồn nhiên đó".
"Cơ mà xấu giai cũng có lúc may mắn nhá", Quang Thắng phá lên cười bảo vậy. Anh kể, cơ duyên đưa anh tới hài kịch chính là cái mặt "không cái gì liên quan tới cái gì" của mình. Đó là khi anh ở đoàn kịch Hải Phòng, đầu tiên anh được phân công vào vai hoàng tử trong vở Bá tước Monte Cristo, sau NSND Lê Hùng nghĩ lại, với cái mặt của anh, hình dáng đó, không thể vào vai hoàng tử được, anh bị buộc vào vai tướng cướp VamPa. Quang Thắng lúc đó buồn lắm, là diễn viên, ai chẳng muốn mình được lộng lẫy trên sân khấu, bị vào vai tướng cướp, NSND Lê Hùng phải động viên mãi, Quang Thắng mới chịu. "Thầy Hùng bảoThắng yên tâm, Thắng vào vai này thì kể cả hoàng tử cũng lu mờ. Tôi vẫn còn nghi lắm, nhưng khi diễn thật, tôi vừa bước ra sân khấu thì khán giả cười ồ lên và vỗ tay. Bắt đầu từ đấy trở đi tôi thấy thích thú với hài kịch và tiếp tục đến bây giờ", Quang Thắng tâm sự.
Những vai diễn của danh hài Quang Thắng luôn được khán giả yêu thích. Ảnh: VTV news "Tôi có cái 'xấu' thứ 2 là tiếng, tiếng nói thì đối với sân khấu kịch rất quan trọng. Mọi người nói tôi có tiếng địa phương. Nhưng cái 'xấu' này cũng lại là cái lợi của tôi", Quang Thắng thật thà tâm sự. Anh bảo, trong diễn hài tiếng lại không quan trọng, miễn là có cái riêng của mình. Thế nên anh đã vận dụng cái riêng của mình vào thì thấy khán giả đón nhận rất nhiệt tình, đều ủng hộ. Mọi người nhớ anh bởi chất riêng đó, từ đó trở đi, anh cứ thế phát huy và không phải thay đổi gì cả. Giữ đúng bản chất của mình là được. "Nhiều lúc gặp người hâm mộ hay bạn bè, họ vẫn nhại lại câu tôi nói, nhất là Cô Đẩu (diễn viên Công Lý - PV) thường nhại tôi đó. Nhưng thôi kệ, họ quý họ mới thế chứ", Quang Thắng chia sẻ.
Ai nói anh không giàu tiền, nghe nói anh mới mua nhà rộng thênh thang 70m2 với 3 tầng lầu ở Gia Lâm. Anh là đại gia trong làng hài rồi còn gì? - tôi hỏi. Quang Thắng cười bảo: "Ờ, thì cũng chắt chiu mãi mới mua được căn nhà nhỏ ở đó, làm nơi đi đi về về, nếu phải diễn trên Hà Nội vài buổi thì cũng có chỗ ăn ngủ".
Tình Lê
" alt="Tuổi thơ chan đầy nước mắt của danh hài Quang Thắng" />- Nhạc hội song ca mùa 2 tập 16 hấp dẫn khán giả với sự xuất hiện của “búp bê” xứ Hàn Han Sara (The Voice) với vẻ ngoài ngọt ngào, đáng yêu. Cô gái Hàn Quốc Han Sara đã mang đến không khí sôi động khi thể hiện ca khúc “Vì yêu mà đến”.Thùy Anh 'Cả một đời ân oán': Tôi buồn vì tình duyên chưa trọn vẹn" alt="Xuân Lan phấn khích trước hot girl Hàn quá rành tiếng Việt" />
Những chiếc áo dài thướt tha, đủ vẻ đẹp từ đơn sơ dân dã đến sang trọng quý phái thu hút mọi ánh nhìn của khán giả Cố đô Huế.
Tối 30/4, sân khấu bia Quốc học (TP. Huế) chật ních khán giả đủ mọi lứa tuổi. Người dân đổ về từ sớm để theo dõi Lễ hội áo dài, một chương trình nghệ thuật luôn được chờ đợi trong mỗi kỳ Festival.
Lễ hội năm nay được xây dựng với chủ đề ‘Nơi huyền thoại bắt đầu’. Theo ban tổ chức, từ trong tâm khảm người dân Việt Nam, áo dài đã là một huyền thoại, là linh hồn dân tộc và mang trong mình vẻ đẹp trường tồn. Không chỉ mang tầm vóc của một đất nước, áo dài Việt Nam còn là thương hiệu trên trường quốc tế.
Có thể nói rằng không nơi nào chiếc áo dài xuất hiện thướt tha, đẹp hơn ở Huế, từ sự đơn sơ, mộc mạc của đại thể người dân, cho đến sang trọng, quý phái của các bậc vua chúa.
Lễ hội năm nay có sự góp mặt của hơn 10 nhà thiết kế từ 3 miền Bắc, Trung, Nam.
Sân khấu Bia Quốc Học thực sự biến thành không gian đậm màu sắc Huế, với sự góp mặt của các hoa hậu, người mẫu chuyên nghiệp và hơn 100 diễn viên, cùng các ca sĩ nổi tiếng như: Quang Linh, Vân Khánh, Quang Hào… dưới sự chỉ huy của Đạo diễn kỳ cựu Đinh Anh Dũng.
Những hình ảnh ấn tượng của Lễ hội áo dài ‘Nơi huyền thoại bắt đầu’ do VietNamNet ghi lại:
Ca sĩ Quang LinhNhóm phóng viên
Rối khổng lồ sải bước ở trung tâm TP. Huế
Con rối có tên Liédo di chuyển trên đường phố Huế trước sự thích thú của hàng ngàn người dân địa phương và du khách.
" alt="Áo dài huyền thoại làm mê mẩn khán giả Huế" />Năm nay ông Wen đã 79 tuổi, còn Wang 34 tuổi.
Năm 27 tuổi, không giống như nhiều cô gái khác, Zhang Feng yêu và có con với Wen Changlin - người đàn ông 72 tuổi. Hiện tại, họ đã là một cặp đôi 34-79 tuổi.
Cả hai gặp nhau năm Zhang mới 15 tuổi, còn Wen là một thầy lang 60 tuổi tới chữa bệnh cho cha cô. Sau cơn đột quỵ, cha cô bị liệt. Gia đình Zhang quá nghèo, không đủ tiền chữa bệnh cho bố, nhưng ông Wen đã tình nguyện đến nhà Zhang sống để điều trị cho ông cho đến khi ông qua đời. Sau khi cha Zhang qua đời, ông Wen vẫn tiếp tục ở lại vì cô thường xuyên bị bệnh đau đầu.
Đến năm 2009, ông Wen định chuyển ra ngoài vì nghĩ rằng mình không còn cần thiết nữa khi họ hàng Zhang liên tục khuyến khích cô kết hôn.
Nhưng Zhang - lúc đó 23 tuổi, đã bày tỏ tình yêu của mình với người đàn ông lớn tuổi. “Tôi muốn chăm sóc cho anh trong những năm còn lại của cuộc đời và tôi muốn sống với anh”.
Lúc đó, Wen đã do dự vì hai người có khoảng cách tuổi tác quá lớn và vì dân làng xì xào về họ. Đặc biệt, mẹ của Zhang kịch liệt phản đối mối quan hệ này.
Đến cuối năm 2012, Zhang phát hiện mình có thai. Cặp đôi kết hôn và sinh đứa con đầu lòng được đặt tên là “Tian” - nghĩa là “thiên đường".
Ông Wen trước đó đã có 4 người con riêng, chia sẻ: “Thằng bé là món quà tới từ thiên đường. Đây là thời gian hạnh phúc nhất trong cuộc đời tôi”.
Do tuổi tác chênh lệch quá lớn nên trông ông Wen giống như ông của thằng bé hơn.
“Tôi chọn kết hôn với anh ấy vì tôi nghĩ anh ấy là người đàn ông duy nhất có thể cứu tôi và khiến cho tôi an tâm”. Sau khi kết hôn, Zhang cũng chia sẻ rằng cô đang tận hưởng cuộc sống hôn nhân. “Tôi đang sống hạnh phúc mỗi ngày. Chúng tôi không có những hành động lãng mạn, nhưng chúng tôi đang sống trong hạnh phúc”.
Trong một lần trả lời phỏng vấn, Zhang chia sẻ: “Tôi chọn kết hôn với anh ấy vì tôi nghĩ anh ấy là người đàn ông duy nhất có thể cứu tôi và khiến cho tôi an tâm”.
Khi được hỏi về tương lai, Zhang tỏ ra rất lạc quan. “Anh ấy rất khỏe mạnh và không bao giờ bị ốm. Chúng tôi sẽ sống bên nhau lâu dài”.
Mẹ của Zhang, hiện đã 73 tuổi - kém con rể 6 tuổi, hiện sống với hai vợ chồng con gái và giúp họ chăm sóc cháu ngoại.
“Bây giờ tôi không còn phản đối nữa, miễn là chúng sống hạnh phúc”.
Bốn người con của ông Wen cũng có quan điểm tương tự. Con gái ông, hiện đã 49 tuổi, nói rằng: “Cô ấy đã chăm sóc bố tôi rất tốt và họ đang sống hạnh phúc. Miễn là họ hạnh phúc thì chúng tôi cũng vui. Tôi muốn chúc phúc cho họ”.
Zhang lạc quan về việc người chồng lớn tuổi sẽ còn sống bên mẹ con cô lâu dài. Chuyện tình của cụ ông 96 tuổi lấy vợ kém 36 tuổi
Đến với nhau phải chịu nhiều điều tiếng, nhưng hơn 25 năm qua, vợ chồng cụ Phạm Văn Hợp vẫn hạnh phúc. Hằng ngày, họ cùng chăm sóc, yêu thương nhau khi tuổi đã xế chiều.
" alt="Chuyện tình của thầy lang 79 tuổi và vợ kém 45 tuổi" />Giới trẻ thời nay sướng hay khổ hơn thời xưa? Đó là câu hỏi được nhiều người đặt ra khi chứng kiến thực trạng nhiều bạn trẻ ngày nay có trình độ cử nhân đại học, nhưng làm việc cật lực nhiều năm vẫn không mua được nhà, đất, cuộc sống nhiều áp lực. Độc giả Son Tran Dinhchia sẻ:
Thời nào cũng có những khó khăn, thuận lợi riêng, nhưng theo tôi, xã hội ngày càng phát triển, đời sống người dân về cơ bản càng được nâng cao, cơ hội việc làm nhiều hơn, nhiều ngành nghề mới mở ra nên cơ hội kiếm tiền, kiếm thu nhập sẽ rộng mở hơn so với thời trước. Tất nhiên, đi kèm với đó là áp lực cạnh tranh cũng sẽ cao hơn. Có nghĩa là bạn phải giỏi hơn những người khác cùng thời thì mới có thể vượt lên nhóm trên của xã hội.
Tuy nhiên, thực tế ngày nay, nhiều bạn trẻ lại không hiểu rõ, hiểu đúng rằng thế nào là giỏi? Họ cứ nghĩ chỉ cần học hết bốn năm đại học, cầm tấm bằng tốt nghiệp cử nhân, hay thậm chí là Thạc sĩ trên tay tức là giỏi. Để rồi sau đó họ lại sớm vỡ mộng sau khi ra đời vì số bằng cấp ấy không đem lại tiền bạc, địa vị cho họ như kỳ vọng ban đầu.
Xin thưa rằng, những thứ bằng cấp ấy chỉ như một thứ để chứng minh rằng các bạn là người có học vấn, hoặc trình độ kiến thức chuyên môn ở mức giỏi thôi. Còn việc các bạn tận dụng cái nền tảng đó thế nào để đem lại hiệu quả cho công việc, phục vụ cho con đường thăng tiến, làm giàu của mình thế nào lại là câu chuyện khác. Nhiều bạn luôn tự hào rằng "mình học giỏi thế" để rồi than vãn "tại sao vẫn nghèo?", nhưng các bạn lại không đặt câu hỏi ngược lại rằng "mình đã làm gì để thoát ra khỏi cái nghèo đó với số bằng cấp, kiến thức trong tay?".
Còn riêng về tranh luận "giới trẻ ngày nay khó mua nhà hơn thời trước", tôi cho rằng, các bạn sinh viên mới ra trường, chỉ đi làm vài năm mà đã muốn mua nhà, đất ở Hà Nội, TP HCM gần như là điều không tưởng, nếu các bạn không có bố mẹ hỗ trợ. Đó là thực tế ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới chứ không riêng gì nước ta.
Còn nếu muốn an cư, các bạn phải phấn đấu hết sức để tăng thu nhập, tiết kiệm được một khoản, rồi vay mua căn hộ chung cư theo hình thức trả góp ngân hàng. Bạn cũng không thể đòi hỏi mua được nhà mặt đất, diện tích lớn, vị trí đẹp ngay từ đầu bởi đó là cả một quá trình nỗ lực bền bỉ mà không phải ai cũng làm được. Có thể ban đầu, khi còn ít tiền, bạn chỉ mua được căn chung cư diện tích nhỏ, tạm gọi là đủ ở theo nhu cầu tối thiểu. Sau đấy 5, 10 năm, khi kinh tế của bản thân tốt hơn, bạn có thể đổi sang căn hộ diện tích lớn hơn, tùy theo nhu cầu. Cứ thế từng bước, bạn sẽ dần có được căn nhà trong mơ của mình.
>> Mơ mộng đi làm vài năm mua được nhà, đất
Còn về mặt kinh tế, việc đi thuê nhà ở sẽ luôn rẻ hơn khi các bạn mua nhà. Lợi suất cho thuê trên giá trị căn hộ chỉ 3-5 %/năm, thấp hơn nhiều so với lãi suất ngân hàng. Thế nên, nếu chưa đủ giỏi để kiếm thật nhiều tiền ngay khi mới ra trường, các bạn hãy chấp nhận với việc đi ở thuê, thu nhập kiếm được hãy để dành cho đầu tư, tiết kiệm. Khi tích lũy được một lượng vốn nhất định, các bạn sẽ có cơ hội để gia tăng thu nhập thông qua đầu tư, kinh doanh, hoặc tận dụng được cơ hội khi khủng hoảng kinh tế xảy ra.
Giá bất động sản luôn phụ thuộc vào cung - cầu của thị trường. Bản thân các bạn không thể nào thay đổi được quy luật ấy. Một số người không muốn phấn đấu, hy sinh tuổi trẻ mà chỉ mong giá nhà, đất phải giảm sâu, để ai cũng mua được, đó là một suy nghĩ viển vông. Thực tế, giá bất động sản chỉ giảm khi có khủng hoảng kinh tế xảy ra (như thời điểm dịch bệnh vừa qua). Nhưng khi khủng hoảng xảy ra, chính các bạn - những người thu nhập thấp, ít tài sản dự trữ sẽ là đối tượng bị tổn thương nhiều nhất, và khi ấy cơ hội mua nhà, đất lại càng khó khăn hơn cho dù bất động sản có giảm giá.
Thế nên, tôi cho rằng, thay than thở cuộc sống thời nay áp lực hơn thời trước, cơ hội mua nhà bây giờ khó hơn ngày xưa, hay mong ngóng giá bất động sản giảm xuống như kỳ vọng, tôi cho rằng mỗi người trẻ cần phải tập trung phấn đấu để tăng thu nhập cho chính mình. Đó là cách nhanh nhất để bạn có thể đạt được thứ mình mong mỏi - sở hữu một căn nhà
Thực tế, rất nhiều người đã làm được điều tương tự. Trong các năm qua, Việt Nam có tốc độ gia tăng tầng lớp trung lưu rất nhanh. Nếu các bạn không nỗ lực phấn đấu ngay từ bây giờ, vẫn mãi dậm chân ở nửa cuối của thang thu nhập, thì khi khủng hoảng kinh tế xảy ra, chính các bạn sẽ là nhóm phải chịu hậu quả, dễ rơi vào cảnh bần cùng nhất. Lúc đó, để tồn tại cũng đã khó chứ đừng nói đến chuyện mua nhà.
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.
" alt="'Học giỏi thế mà sao vẫn nghèo?'" />Trong gala nhạc kịch The Devil Wears Prada mới đây, nam ca sĩ Elton John cho biết ông không thể xem buổi diễn do vấn đề về thị lực. Hồi tháng 9, chủ nhân ca khúc I'm still standiingtiết lộ bản thân mắc một dạng bệnh nhiễm trùng mắt nghiêm trọng khi đang ở Pháp. Căn bệnh khiến ông bị mù mắt phải, mắt trái chỉ còn thị lực hạn chế.
"Tôi đang hồi phục, nhưng đó là một quá trình cực kỳ chậm và sẽ mất một thời gian trước khi thị lực trở lại. Tôi rất biết ơn đội ngũ bác sĩ và y tá xuất sắc cùng gia đình, những người đã chăm sóc tôi rất tốt trong vài tuần qua", ông chia sẻ trên trang cá nhân.
Một trong những dạng bệnh nhiễm trùng mắt phổ biến nhất là viêm kết mạc, thường không đe dọa đến thị lực, có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Dạng viêm kết mạc đầu tiên do virus gây ra, khiến mắt người bệnh bị kích ứng và có cảm giác cộm, ngứa kèm theo chảy nước mắt hoặc dịch nhầy.
Viêm kết mạc do vi khuẩn là loại phổ biến thứ hai. Mắt người bệnh thường tiết dịch vàng hoặc xanh lá cây, có thể đóng vảy trên mí và lông mi. Bệnh thường khỏi trong một hoặc hai tuần mà không cần điều trị. Tuy nhiên, bác sĩ thường kê thuốc nhỏ mắt kháng sinh, giúp người bệnh phục hồi nhanh hơn.
Những người đỏ mắt, đau và ngứa vào những thời điểm nhất định trong năm có thể bị viêm kết mạc dị ứng, thường đi kèm với triệu chứng sốt. Khoảng 40% số người bị viêm kết mạc dị ứng tại một số thời điểm. Bác sĩ thường điều trị bằng thuốc kháng histamine nhỏ mắt và thuốc viên.
Một số người có thể bị viêm kết mạc do bệnh lây truyền qua đường tình dục như chlamydia và lậu. Đây là tình trạng nghiêm trọng, cần được chăm sóc y tế càng sớm càng tốt. Vi khuẩn có thể lây lan từ bộ phận sinh dục sang mắt thông qua việc tiếp xúc tay - mắt. Bệnh nhân gặp tình trạng chảy nước mắt hoặc mủ, ngứa, đỏ, sưng mắt và nhạy cảm với ánh sáng.
" alt="Căn bệnh khiến danh ca Elton John mất thị lực 6 tháng" />
- ·Nhận định, soi kèo Benin vs Nam Phi, 23h00 ngày 25/3: Diễn biến khó đoán
- ·Họa sĩ Đào Hải Phong nói về vụ triển lãm tranh giả chấn động
- ·Thực hư đám cưới chú rể kém cô dâu 21 tuổi ở Thanh Hoá
- ·Áo yếm có khóa kéo và những hạt sạn không thể nhịn cười trong phim cổ trang TQ
- ·Nhận định, soi kèo Moldova vs Estonia, 0h00 ngày 26/3: Phá dớp
- ·Ngược đời mẹ chồng đi chợ phải kê khai chi tiết cho con dâu
- ·Cảnh đẹp Tràng An
- ·Cách làm cơm thịt heo Nhật Bản
- ·Nhận định, soi kèo Ma
- ·'Cố gắng mãi vẫn nghèo'
Bức ảnh kỷ niệm của vợ chồng Quang Thắng. Ảnh: TL.
Công việc này không kéo dài được lâu vì đơn hàng ngày càng ít đi và thu nhập càng lúc càng “hẻo”. Trước hoàn cảnh đó, Quang Thắng “nhảy” qua làm lơ xe (tuyến Hà Nội - Hải Phòng) kiêm luôn bốc vác cho chủ xe để có thêm đồng ra đồng vào.
Cuộc sống cơ cực quá, đã có lúc anh hối hận vì theo nghề diễn và chỉ muốn bỏ sân khấu đi buôn nhưng nghiệp tổ đã gắn vào thân nên lại gắng gượng chèo chống. Đã có lúc Quang Thắng bộc bạch: “Nếu được chọn lại từ đầu, tôi sẽ không chọn nghề diễn viên vì nó quá bạc bẽo”.
Nói là vậy nhưng khi đứng ở sự thành công nhìn lại quãng đường mình đã đi qua, Quang Thắng cũng thầm cám ơn những ngày tháng mưu sinh cơ cực đó. Bởi thời chính những trải nghiệm của những tháng ngày đó đã cho anh thêm bản lĩnh và nghị lực để quyết tâm hết mình với nghệ thuật.
NSƯT Xuân Hinh từng làm nghề bán chó, buôn đồng nát
NSƯT Xuân Hinh sinh năm 1960 trong một gia đình có tới 7 anh chị em ở thôn Yên Việt, xã Đông Cứu, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Vì nhà nghèo lại đông con nên tuổi thơ của “vua hài đất Bắc” từng nếm trải nhiều khó khăn, cơ cực.
“Tôi sinh ra trong cái nôi quan họ Bắc Ninh. Bố tôi làm nghề giáo, còn mẹ lo việc gia đình, đồng áng. Nhà tôi đông anh em, 5 trai 2 gái. Tôi lại là con trưởng nên từ nhỏ, những việc từ trông em đến nấu cơm, trồng rau, bắt cua, cất vó, thu mua đồng nát… tôi đều nếm trải hết”, nghệ sĩ Xuân Hinh kể.
Xuân Hinh thời trai trẻ. Ảnh: TL
Năm 10 tuổi, Xuân Hinh đã học cách đi buôn chó. Anh kể, vì nhà nghèo nên anh phải đi buôn chó lấy tiền ăn học và nuôi các em. Có đêm mang chó đi bán chợ xa, lỡ xe nên phải ngủ lại ở bến. Nửa đêm, lũ chó trong rọ sủa nhiều quá bị người ta mắng, phải thả ra cho chúng khỏi kêu, sáng hôm sau lần mò đi tìm từng con bắt lại.
Năm lớp 7, khi đoàn quan họ về xã tuyển sinh, anh đến ứng tuyển theo kiểu “đi thi cho vui” không ngờ… trúng tuyển. Anh trở thành thành viên của Đoàn Dân ca quan họ Bắc Ninh từ đó. Năm 1983, sau 6 năm gắn bó với Đoàn anh lại “dở chứng” thích chèo nên lại đánh liều đăng ký thi vào trường Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh và trúng tuyển trong sự ngỡ ngàng của chính bản thân. Thời điểm theo học tại trường, vì gia đình không có điều kiện chu cấp nên anh phải đi làm thêm để tự trang trải. Xuân Hinh từng làm nhiều công việc khác nhau trong đó có cả nghề buôn bán đồng nát.
Tốt nghiệp khóa chèo đầu tiên của Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh, Xuân Hinh được giữ lại làm giáo viên. Con đường công chức tưởng an nhàn nhưng anh thấy mình không thuộc về bục giảng mà thuộc về sân khấu nên xin ra ngoài đi làm. Bỏ trường, anh chạy khắp nơi và cuối cùng đỗ bến tại Nhà hát Chèo Hà Nội. Có thời điểm nghề hát chèo khổ quá, không đủ nuôi thân anh đã phải làm nghề khác kiếm sống. Tuy nhiên, cái nghiệp “con tằm rút ruột nhả tơ” đã vương vào số phận nên cuối cùng anh vẫn phải trụ lại với nghề.
NSND Tự Long từng làm phụ hồ, lơ xe, thợ mộc
NSND Tự Long tên đầy đủ là Vũ Tự Long, sinh năm 1973. Tự Long kể, dù có năng khiếu nghệ thuật từ nhỏ nhưng anh bị bố mẹ cấm theo nghệ thuật vì nghĩ khó xóa cái định kiến “con hát, phường chèo”. Năm 1991, sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, Tự Long thi đỗ khoa Mộc dân dụng, Trung cấp Xây dựng Bắc Ninh. Quãng thời gian đó anh phải làm đủ để kiếm sống. Từ chạy xe ôm, làm thợ mộc, rồi đến thời để đầu trọc làm lơ xe tuyến Hà Nội - Bắc Giang - Kép Mẹt.
Nhắc về khoảng thời gian này, Tự Long chia sẻ hài hước: “Nếu ai có dịp qua bến xe Bắc Ninh, thấy một “thằng cha” lơ xe cạo trọc đầu, da đen nhẻm thường xuyên hò hét: “Lên xe bà con ơi, Hà Nội - Bắc Ninh đê” thì đó chính là Tự Long. Tôi đặc biệt ấn tượng với nghề lơ xe, đến nỗi từng mong ước sẽ trở lại nghề này sau khi giải nghệ”, Tự Long hài hước kể.
Tự Long
Cũng có thời điểm Tự Long đi làm thuê cho vài xưởng mộc ở Bắc Ninh. Tuy nhiên, một lần bào gỗ suýt đứt gân chân nên anh chuyển qua làm phu hồ, sửa xe và chạy xe ôm. Cho đến bây giờ, “Táo Văn hoá” của “Gặp nhau cuối năm” vẫn không hiểu vì sao anh lại có thể sống qua những năm tháng cực khổ ấy.
Rồi tình cờ anh được đoàn chèo Hà Bắc mời về theo diện vừa học vừa làm. Chính những năm diễn vai phụ ở đây đã làm nên một Tự Long mê chèo. Anh quyết định thi vào khoa Chèo trường Đại học Sân khấu Điện ảnh. Năm 1998, khi tốt nghiệp, anh được nhận vào Nhà hát Chèo Việt Nam rồi sau đó chuyển sang đoàn chèo của Tổng cục Hậu cần.
Tháng ngày gian khổ ấy giúp Tự Long nhắc nhở bản thân, phải cố gắng và phấn đấu hơn nữa. Nhờ thế, anh cũng dễ dàng vượt qua khó khăn, thử thách của công việc nghệ thuật sau này.
Danh hài Chiến Thắng từng đóng gạch thuê, làm bia mộ
Nghệ sĩ hài Chiến Thắng tên đầy đủ là Nguyễn Chiến Thắng, sinh năm 1975, quê ở Vĩnh Phúc. Sinh ra trong một gia đình nghèo có nghề đóng gạch thuê nên từ năm lớp 10 anh đã bắt đầu phải nếm trải công việc tay chân này.
Chiến Thắng kể, mỗi buổi đi học về, anh đánh 10 gánh gạch, khoảng 200 viên thì mới về ăn cơm. Anh gánh suốt 3 năm phổ thông, kể cả mỗi dịp nghỉ hè đại học. Đó là nguyên nhân khiến dáng người anh bao giờ cũng cong cong… hơn so với những người khác.
“Hai năm ôn thi đại học, tôi lên Hà Nội xin làm đá ốp lát, ngày làm, tối học. Cho tới khi theo học trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Quân đội, tôi vẫn làm cái nghề ấy. Thậm chí, tôi còn nhận thêm nghề khắc bia mộ, nặn tượng, vẽ tranh… cái gì tôi cũng nhận làm, miễn là chân chính mà kiếm được tiền”.
Danh hài Chiến Thắng nhận mình có thân hình cong cong vì ngày xưa gánh gạch thuê quá sức. Ảnh: TL.
Chiến Thắng không giấu giếm khi kể về cái thuở đi học đầy gian khó của mình: “Sinh viên ngày xưa vất vả lắm. Tôi may mắn thừa hưởng chút năng khiếu vẽ từ bố nên thi thoảng hay “vẽ tự phát” chứ chẳng qua đào tạo gì. Sau này, có thời gian tôi thử làm thợ khắc bia mộ”. Có lần tôi hỏi thằng bạn thân rằng: “Nhà mày có ai mất không?”. Bạn tôi nghĩ tôi trù ẻo nên giận dữ chửi: “Mày dở hơi à?”. Lúc đó tôi biết mình “hố” đành chữa lại câu hỏi rằng: “Các cụ già ấy, nếu mất tao làm cho cái bia mộ, lấy rẻ rẻ thôi, thu nhập thêm để trang trải cuộc sống sinh viên. Nghe đến đây, bạn tôi phá lên cười, thôi không giận nữa”, Chiến Thắng hài hước nhớ lại.
Năm 2001, một lần đi đưa người em xuống Hà Nội học, khi đi qua đoạn đường Nguyễn Chí Thanh anh bất ngờ nhìn thấy Đài THVN. Bỗng dưng anh chợt có ý nghĩ táo bạo là vào gặp “cha đẻ” của chương trình này. Lúc đó NSND Khải Hưng cho anh diễn thử một vài tiểu phẩm, không ngờ anh nhận được cái gật đầu đồng ý của vị đạo diễn khó tính và anh bước vào nghề diễn hài từ đấy.
Theo Dân Trí
" alt="Quãng đời cơ cực trước khi nổi tiếng của 4 danh hài đất Bắc" />Yang Suo sinh năm 1986, tại Tín Dương, Hà Nam (Trung Quốc). Gia đình Yang Suo tuy không có thế mạnh về tài chính nhưng cậu lại là con một nên rất được bố mẹ yêu chiều.
Nhiều người dân trong làng kể, khi Yang Suo 8 tuổi, cha của Yang Suo sợ con đi lại bị ngã nên đã cho Yang vào một chiếc giỏ tre và khiêng cậu đi. Tháng thu hoạch mùa màng, họ cũng mang con theo rồi kê một chiếc ghế dài nhỏ ven đường và để Yang Suo ngồi trên đó đợi.
Yang Suo cũng có lúc muốn làm việc này việc khác nhưng cậu vừa làm được chút việc nhỏ, bố mẹ liền nhắc ra ngoài chơi, không cho cậu giúp.
Căn nhà của người nông dân nghèo. Chính vì được chiều chuộng quá mức, Yang dần dần trở nên lười biếng và khó bảo. Cậu không muốn đi học, cũng không chịu làm bài tập cô giáo giao khi về nhà. Cô giáo phê bình thì cậu về mách bố mẹ.
Hôm sau, bố mẹ Yang Suo lại lên gặp nhà trường để phản ánh khiến các thầy cô không muốn quan tâm đến Yang Suo nữa.
Năm 1999, khi Yang Suo 13 tuổi, cha cậu qua đời vì bệnh gan, gánh nặng gia đình dồn lên vai người mẹ.
Mặc dù vậy, mẹ Yang vẫn lựa chọn một mình gánh vác trách nhiệm quan trọng của gia đình chứ không đành lòng để cho Yang Suo phải khổ sở một chút.
Tuy nhiên, chính vì làm việc quá sức nên sức khỏe của bà ngày càng giảm sút, tài chính gia đình ngày càng khó khăn. Lúc này, Yang Suo đã gần đến tuổi trưởng thành, người mẹ mới đặt niềm hy vọng vào Yang Suo, mong cậu có thể gánh vác trách nhiệm nặng nề của cả gia đình như một người đàn ông.
Nhưng vì được bao bọc từ bé nên Yang không có khả năng này. Cậu vẫn dựa vào mẹ trong mọi việc, từ việc kiếm tiền, nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa và thậm chí là bón cho cậu ăn.
Năm 2004, mẹ của Yang Suo qua đời vì bạo bệnh và cậu thực sự là người duy nhất còn lại trong gia đình.
Anh họ của Yang Suo thấy cậu đáng thương nên giới thiệu cho Yang một công việc và rủ cậu đi theo để làm việc trên công trường. Nhưng công trường là nơi làm việc vất vả nên Yang không thể chịu đựng nổi. Cậu bỏ về nhà sau hai ngày đi làm.
Ở độ tuổi 20, Yang không biết làm bất cứ việc gì, kể cả việc nấu ăn, chăm sóc cho bản thân. Sau đó, người trong làng giới thiệu Yang làm bồi bàn nhưng Yang Suo đã quen được cha mẹ chăm sóc từ khi còn nhỏ, cậu chưa từng chăm sóc cho người khác nên không thể hoàn thành công việc này.
Lần trở về nhà này, Yang Suo ở nhà và không đi đâu nữa. Vì bố mẹ Yang Suo là những người tốt bụng nên dân làng không nỡ nhìn đứa con trai duy nhất của hai vợ chồng khó sống sót. Thỉnh thoảng họ mang cho Yang Suo một chút thức ăn. Nhưng Yang Suo hoàn toàn không biết nấu ăn, cũng không thèm tự học. Những đồ dân làng cho, nếu có thể ăn trực tiếp thì cậu sẽ ăn, còn không thì cậu bỏ mặc cho hỏng.
Khi không có đồ để ăn, Yang mang bán dần đồ nội thất trong nhà để lấy tiền tiêu. Mùa đông, khi trời rét buốt, cậu cũng đốt đồ đạc để sưởi ấm.
Cuối năm 2009, anh họ của Yang Suo thương tình mang cho Yang một chiếc chăn bông và một bữa ăn. Nhưng đến nơi, người anh này đã thấy Yang chết vì đói và lạnh. Lúc đó, Yang mới 23 tuổi.
Sau này, người ta đã làm một bộ phim về Yang Suo để cảnh báo các bậc cha mẹ. Thông điệp của bộ phim là: Cha mẹ yêu thương con là lẽ đương nhiên nhưng việc nuông chiều trẻ quá mức lại hoàn toàn không có lợi cho con.
'Luyện con ngủ' đã suýt làm hỏng cuộc hôn nhân của tôi
Sau một lúc, tiếng khóc của Alex khiến David kinh hoàng. "Em định để con khóc vậy sao?" anh hoang mang hỏi tôi...
" alt="23 tuổi không biết tự nấu ăn, chàng trai trẻ chết đói tại nhà" />Lớp học mẫu giáo tiếng Anh ở Seoul, Hàn Quốc. Ảnh: Koreajoongangdaily Các trường mẫu giáo tiếng Anh bắt đầu chủ yếu xuất hiện ở quận "nhà giàu" Gangnam, Seoul hơn 2 thập kỷ trước trong thời kỳ toàn cầu hóa của Hàn Quốc.
Trong những năm qua, các trường mẫu giáo tiếng Anh nở rộ, lan sang khu vực khác, thậm chí cả các thành phố nhỏ. Mặc dù, dân số Hàn Quốc giảm, nhưng số lượng trường mẫu giáo tiếng Anh tăng lên, trong khi, trường mẫu giáo bình thường đang bị thu hẹp, theo Koreajoongangdaily.
Theo Bộ Giáo dục, năm 2022, có 811 trường mẫu giáo tiếng Anh trên toàn quốc, tăng hơn 70%, so với mức 474 trường vào năm 2017. Năm 2021, trong số 311 trường mẫu giáo tiếng Anh ở Seoul, gần một nửa nằm ở các quận Gangnam, Seocho, Songpa hay Gangdong. Đó là những khu phố giàu có nhất ở Seoul.
Đến trường mẫu giáo học tiếng Anh từ nhỏ
Lớp học tại các trường mẫu giáo tiếng Anh do người nước ngoài giảng dạy. Học sinh trong lớp, có em chỉ mới 2 tuổi, cũng phải nói tiếng Anh vài giờ mỗi ngày.
Các trường mẫu giáo tiếng Anh được phân loại là "học viện ngoại ngữ dành cho trẻ em", phải tuân theo luật tương tự như các viện giáo dục tư nhân, còn được gọi là "hagwon", thay vì luật liên quan đến trường mẫu giáo.
Tuy nhiên, không phải tất cả các trường mẫu giáo tiếng Anh đều có chương trình giảng dạy giống nhau. Một số nơi quảng cáo là dựa trên nghiên cứu, hoặc dựa trên thực hành, hay cho trẻ học dựa theo những gì cha mẹ chúng muốn.
Eum Won-sun, giám đốc điều hành của Edible Edu cho biết: "Một số phụ huynh để con cái tự sử dụng tiếng Anh thoải mái, nhưng một số khác lại muốn nhiều hơn thế. Bậc cha mẹ ở nhóm thứ 2 muốn con đạt trình độ cao nhất có thể trước khi vào tiểu học".
Tắm tiếng Anh một cách tự nhiên
Nhiều cha mẹ muốn con "tắm tiếng Anh một cách tự nhiên" nên đã gửi con đến trường mẫu giáo kiểu này. Họ cho rằng mỗi ngày tương tác với người nước ngoài, học tiếng Anh trong các tình huống thực tế là trải nghiệm không thể có ở các trường mẫu giáo bình thường. Đặc biệt, mẫu giáo là trong một trong những giai đoạn quan trọng nhất để tiếp thu ngôn ngữ thứ hai.
Lee, bà mẹ có 2 con đều học ở trường mẫu giáo tiếng Anh. Cô nói: "Tôi muốn con học tiếng Anh một cách tự nhiên, không phải trong môi trường cứng nhắc. Trẻ dễ dàng mất hứng thú với tiếng Anh nếu sau này họ bắt buộc phải học. Tôi muốn các con tiếp xúc với ngôn ngữ này từ khi chúng còn nhỏ để con cảm thấy thoải mái hơn".
Một người cha đồng ý với Lee cho biết gửi con đến trường mẫu giáo tiếng Anh là cách tốt để xây dựng nền tảng ngoại ngữ vững chắc, dẫn đến nhiều cơ hội hơn trong tương lai.
Anh nói: "Tôi sống ở Mỹ hơn 10 năm, tôi thường xuyên sử dụng tiếng Anh trong công việc hiện tại. Cho dù con trai tôi tốt nghiệp đại học ở Hàn Quốc hay du học ở Mỹ, tôi nghĩ khả năng nói tiếng Anh lưu loát sẽ giúp con mở ra nhiều cánh cửa hơn".
Trẻ em trong lớp học tiếng Anh. Ảnh: Koreajoongangdaily Học phí đắt đỏ
Học phí trung bình ở các trường mẫu giáo tiếng Anh tại Seoul là khoảng 850 USD/tháng vào năm 2021, theo một nghiên cứu của tổ chức phi lợi nhuận địa phương phản đối "hagwon". Năm trường mẫu giáo tiếng Anh đắt nhất có học phí hơn 1.921 USD/tháng, đều nằm ở khu "nhà giàu" Gangnam hoặc Seocho.
Theo Bộ Giáo dục, năm 2022, học phí trung bình ở các trường mẫu giáo tư thục không nói tiếng Anh ở Seoul là 207 USD/tháng. Trong khi đó, học phí trung bình ở các trường mẫu giáo công lập không nói tiếng Anh trong thành phố thấp hơn nhiều.
Tuổi thơ căng thẳng
Hiệu quả từ những trường mẫu giáo tiếng Anh vẫn là chủ đề nóng gây tranh cãi cho các bà mẹ. Viện Chăm sóc và Giáo dục Trẻ em Hàn Quốc đã cảnh báo các bậc cha mẹ không nên "nhiệt tình thái quá" với giáo dục tiếng Anh cho trẻ nhỏ. Các trường mẫu giáo tiếng Anh có thể tạo thêm "gánh nặng học tập quá mức" cho con.
Viện khuyến nghị trẻ em học tiếng Anh từ bậc tiểu học, sau khi trẻ đủ nhận thức và thành thạo tiếng mẹ đẻ. Kim Hyeon-jung, cha của cậu bé 4 tuổi ở quận Guro cho biết anh quyết định gửi con đến trường mẫu giáo bình thường vì muốn con học tiếng Hàn trước.
"Con tôi mới bắt đầu biết nói. Tôi không biết liệu cháu có hứng thú với tiếng Anh hay không. Tôi không muốn cháu bị căng thẳng khi ép học ngôn ngữ mới", anh cho biết.
Người mẹ 2 con, có tên là Lee cho biết cá nhân cô đã giới thiệu các trường mẫu giáo tiếng Anh cho những người bạn, nhưng không quên nhắc họ xem xét "tính cách" của con trước khi đưa ra lựa chọn.
Sau 1 năm gửi con gái 5 tuổi đến trường mẫu giáo tiếng Anh, Lee nhận thấy con mình tiếp cận tiếng Anh như một công cụ giao tiếp chứ không phải một môn học nhàm chán ở trường.
"Con gái hát và đọc sách bằng tiếng Anh cũng giống như tiếng Hàn. Hai đứa con của tôi thậm chí còn nói chuyện bằng tiếng Anh khi chúng chơi với nhau. Đó là khoảnh khắc tôi nhận ra chúng thực sự hiểu ngôn ngữ này".
Con gái hiếm muộn, mẹ giục con rể ly hôn, cưới người khác
Sau 12 năm kết hôn, vợ chồng ông Tường vẫn chưa có đứa con đầu lòng. Thương con, mẹ vợ thúc giục chàng rể ly hôn để cưới vợ mới." alt="Cha mẹ Hàn Quốc đua nhau cho con học tiếng Anh từ mẫu giáo" />Công văn gửi Hà Nội của Bộ GD-ĐT đề nghị thành phố chỉ đạo tuyển sinh vào trường THPT chuyên đúng quy định thu hút nhiều ý kiến trái chiều. VietNamNet xin giới thiệu bài viết của độc giả Ánh Ngọc (Hà Nội) về vấn đề này. Nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm riêng của tác giả.
Bạn đọc có ý kiến xin gửi về email: Bangiaoduc@vietnamnet.vn. Xin trân trọng cảm ơn.
" alt="Bỏ hệ THCS trong trường chuyên: Nơi có thầy giỏi, trò giỏi tại sao phải bỏ?" />
- ·Nhận định, soi kèo Anh vs Latvia, 2h45 ngày 25/3: Thắng là được
- ·Phát hiện thành phố cổ dưới lòng đất khu vực di sản Angkor Wat
- ·Tâm sự câu chuyện mẹ không trông được cháu thì để con thuê giúp việc
- ·'Điều Ba Mẹ Không Kể' khiến nước mắt người xem không ngừng rơi
- ·Nhận định, soi kèo Iran vs Uzbekistan, 23h00 ngày 25/3: Nối gót Nhật Bản
- ·Đàn bầu, sáo trúc, nhị… 'đổ bộ' nước bạn Nga
- ·Bí quyết nuôi dạy con thành người hạnh phúc và thành đạt
- ·Xiếc trên băng tại Việt Nam
- ·Nhận định, soi kèo Plaza Colonia vs Boston River, 5h00 ngày 27/3: Không dễ cho tân binh
- ·Tâm sự người đàn ông bóc bánh trả tiền 1 lần mà ân hận suốt 10 năm