Một tuần trước, Bộ Giáo dục và Đào tạo lấy ý kiến về dự thảo Luật Nhà giáo, trong đó đề xuất không công khai thông tin về sai phạm của giáo viên khi chưa có kết luận chính thức của cơ quan có thẩm quyền.Trả lời VnExpress, ông Vũ Minh Đức, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, giải thích việc này nhằm bảo vệ giáo viên trong hoạt động nghề nghiệp. Theo ông, nhà giáo ngoài truyền đạt chuyên môn còn phải làm gương cho học sinh. Trong khi đó, mạng xã hội đưa nhiều thông tin chưa được kiểm chứng, chưa biết có sai phạm hay không.
"Điều này tạo ra áp lực rất lớn, ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của nhà giáo, đặc biệt với học sinh và phụ huynh", ông Đức nói.
Biết tin này, cô Thu Trang, giáo viên Tiếng Anh bậc tiểu học ở Hà Nội, thấy ấm lòng. Cô thường lo lắng mỗi lần thấy thông tin liên quan tới giáo viên trên mạng xã hội, nhất là những bài đăng kèm ảnh chụp tin nhắn.
"Đôi khi giáo viên không có ý như vậy nhưng một, hai câu chữ khiến chúng tôi bị hiểu nhầm", cô nói. "Trong nhiều sự việc, phụ huynh cũng không trao đổi lại để chúng tôi có cơ hội giải thích, mà đăng hết lên mạng, khiến sự việc bị đẩy đi xa".
Thầy Khánh, phó hiệu trưởng một trường THCS ở ngoại thành Hà Nội, kể một giáo viên của trường từng bị học sinh, phụ huynh đưa lên mạng vì hành vi "không phù hợp". Thầy ám ảnh vì phải liên tục trả lời cơ quan truyền thông và báo cáo cấp trên, trong khi chưa có kết luận chính thức.
"Không công bố sai phạm thì đỡ áp lực cho giáo viên, ban giám hiệu như tôi cũng nhẹ đầu hơn rất nhiều", thầy cho biết.
PGS. TS Trần Thành Nam, Phó hiệu trưởng trường Đại học Giáo dục, nhìn nhận đề xuất của Bộ là phù hợp. Trong thời đại kỹ thuật số, những thông tin được đưa lên mạng có thể truy cập vĩnh viễn, gồm có cả những thứ mà cá nhân muốn giữ bí mật hoặc muốn quên đi.
"Đề xuất này thể hiện một tiếp cận nhân văn rằng ai cũng có quyền phạm sai lầm mà không bị ám ảnh bởi quá khứ nếu họ đã sửa chữa và tiến bộ", ông Nam nói.
Ngoài ra, đề xuất này cần xét trong bối cảnh thực tế. Nhiều vụ việc có thể giải quyết nhưng phụ huynh ngại trao đổi trực tiếp, than thở trên mạng, rồi rất nhiều "thẩm phán mạng" chỉ dựa trên những thông tin một chiều, thêm mắm thêm muối. Việc này ảnh hưởng xấu đến ngành và hình ảnh người thầy.
- Cộng tác làm MC cho VTV khi vẫn đang đi học, Thảo phải cân bằng giữa việc học những chuyến công tác xa nhà triền miên như thế nào?
Tôi đã cộng tác với VTV được hơn 3 năm rồi. Bí quyết để vừa đi học vừa theo đuổi đam mê chính là luôn chủ động, chia sẻ và đề nghị lịch làm việc với ê-kíp.
Mục tiêu của tôi vẫn đặt học tập lên trước, nên tôi sẽ sắp xếp lịch học vào buổi sáng, còn chiều sẽ đi quay chương trình. Tuy nhiên có một số chương trình phải đi công tác dài ngày thì tôi buộc phải xin nghỉ phép, may mắn thay các thầy cô cũng châm trước và tạo điều kiện hết cỡ.
Tôi vẫn là sinh viên nên các anh chị trong ê-kíp cũng hiểu và thông cảm hơn, mọi người cùng thảo luận để đưa ra lịch làm việc hợp lí và thuận tiện cho cả hai bên nhất.
- Thảo có thể chia sẻ một số những khó khăn và áp lực khi làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, đòi hỏi sự nghiêm túc?
Vì còn khá nhỏ tuổi, nên tôi gặp phải rất nhiều áp lực. Đầu tiên là áp lực về chuyên môn. Khi được các anh chị tin tưởng giao công việc, tôi luôn tự hỏi bản thân có hoàn thành được mục tiêu các anh chị đề ra hay không, khi dẫn có đủ duyên dáng và xử lý tình huống tốt như các anh chị MC kì cựu của đài hay không.
Trong số đầu tiên của một vài chương trình, tôi đã gặp nhiều khó khăn, các anh chị biên tập viên đã rất vất vả giúp đỡ và chỉ bảo tôi cách dẫn để sinh động và đạt hiệu quả cao nhất.
Áp lực thứ hai và cũng là điểm yếu của tôi, đó là hạn chế về mặt chiều cao. Có một số chương trình tôi rất thích nhưng chiều cao không đủ nên cũng không tham gia dẫn được, mặc dù các tiêu chí còn lại thì tôi đủ cả.
- Là một trong những MC nhỏ tuổi của đài VTV, khi làm việc Thảo có gặp nhiều trở ngại gì không?
Thời gian đầu, vì vừa đi học vừa đi làm nên công việc rất vất vả, tôi không có thời gian cho bản thân cũng như gia đình. Nhiều lúc đi công tác xa, tôi đã khóc trên xe vì quá nhớ bố mẹ và bị stress do áp lực công việc và học tập. Đôi khi, cả ê-kíp đã có mặt ở địa điểm quay, nhưng vì vướng lịch học nên tôi phải tự ra bến xe đến sau. Nhờ có những lần trải nghiệm đó tôi trở nên tự lập hơn.
Ngoài ra, sau khi làm việc với những người lớn tuổi, những vị đạo diễn, biên tập viên nghiêm khắc, thậm chí sau khi bị quát mắng rất nhiều, tôi đã trưởng thành hơn rất và rút ra được nhiều kinh nghiệm xương máu cho bản thân.
Tôi không thể bật mí chính xác về con số thu nhập. Nói bao quát, so với một sinh viên thì nguồn thu nhập của tôi khá ổn định, đủ sắm sửa đồ trang điểm, quần áo, dày dép,… để một cô MC có thể lên hình một cách lộng lẫy nhất. Bật mí một chút là nguồn thu nhập của tôi đủ để chi trả sinh hoạt phí hàng ngày, giúp tôi có một cuộc sống tự lập, không cần tới sự hỗ trợ tài chính của bố mẹ.
- Là quán quân của cuộc thi "Speak Up 2017", năm này trở lại với vai trò là phó trưởng ban tổ chức – người phụ trách chính của "Speak Up 2019", Thảo muốn nhắn nhủ điều gì với những bạn trẻ đang muốn theo đuổi con đường trở thành MC chuyên nghiệp?
Tôi muốn gửi tới những bạn trẻ lời khuyên chân thành là không bao giờ là sớm hay muộn để theo đuổi đam mê của mình. Quan trọng thời điểm bạn cảm thấy mình đã sẵn sàng, hay đứng dậy và thử sức.
- Chiếc áo quá sexy khiến MC Diệu Linh để lộ khoảng ngực lớn khi dẫn bản tin thể thao khiến nhiều người phản ứng.