当前位置:首页 > Thế giới > Nhận định, soi kèo Teuta vs Skenderbeu, 22h59 ngày 27/3: Giờ phút quyết định 正文
标签:
责任编辑:Thể thao
Nhận định, soi kèo Fatih Vatanspor Nữ vs Galatasaray SK Nữ, 19h00 ngày 27/3: Phá dớp đối đầu
Các nhà xuất khẩu Nga đang gặp khó khăn nghiêm trọng trong việc thanh toán cho Trung Quốc do lệnh trừng phạt được áp đặt vài tháng trước. Các ngân hàng Trung Quốc đã siết chặt việc tuân thủ quy định, sau khi phương Tây đe dọa áp lệnh trừng phạt thứ cấp vì giao dịch với Nga.
Theo nguồn tin của Reuters, các ngân hàng Trung Quốc đang phải "đóng băng" hàng loạt giao dịch với Nga và hàng chục tỷ nhân dân tệ bị giữ lại. Để giải quyết vấn đề thanh toán, các công ty Nga bắt đầu sử dụng một số phương pháp phi tiêu chuẩn.
Một cách để giải quyết vấn đề là có sự tham gia của những bên trung gian khi kết thúc giao dịch. Mặc dù điều này cho phép các giao dịch diễn ra nhưng chi phí xử lý cũng tăng lên đáng kể, gây thêm áp lực tài chính cho các nhà xuất khẩu.
Các ngân hàng Trung Quốc đồng loạt ngừng giao dịch với Nga (Ảnh: Investing).
Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Nga, đóng góp 1/3 thương mại nước ngoài của Nga vào năm ngoái và cung cấp các mặt hàng như thiết bị công nghiệp, hàng tiêu dùng giúp Nga vượt qua các lệnh trừng phạt của phương Tây. Ngoài ra, Trung Quốc còn mở cửa thị trường cho nhiều mặt hàng xuất khẩu của Nga, từ dầu khí đến nông sản.
Do vậy những công ty buộc phải tìm kiếm một vài cách tiếp cận và công cụ khác để duy trì hoạt động của mình trước những hạn chế được phương Tây thắt chặt.
Ông Dmitry Peskov, đại diện chính thức của Điện Kremlin - mới đây cũng lên tiếng bình luận về tình hình, thừa nhận trong điều kiện áp lực trừng phạt và các hoạt động kinh tế quy mô lớn thì không thể tránh khỏi rắc rối.
Tuy nhiên ông Peskov bày tỏ tin tưởng rằng nhờ quan hệ đối tác với Trung Quốc, cả 2 nước sẽ nhanh chóng tìm ra giải pháp mang tính xây dựng và vượt qua những khó khăn đang nổi lên.
Vấn đề thanh toán ảnh hưởng đến nhiều nhà xuất khẩu của Nga, điều này dự báo tác động mạnh đến quan hệ kinh tế giữa Moskva với Bắc Kinh. Mặc dù vậy, bất chấp những khó khăn, hợp tác giữa 2 nước vẫn tiếp tục phát triển và nỗ lực thích ứng trước thực tế mới.
Theo Reuters, RT" alt="Giao dịch của Nga và Trung Quốc bị bóp nghẹt vì lệnh trừng phạt"/>Giao dịch của Nga và Trung Quốc bị bóp nghẹt vì lệnh trừng phạt
Ngày 7/12, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tỉnh Bình Định (Ban Chỉ đạo 389) đã công bố kế hoạch cao điểm nhằm ngăn chặn buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Bình Định đã giao nhiệm vụ cho các lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát và xử lý các hành vi tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hàng giả, hàng kém chất lượng. Đặc biệt, chú trọng vào các mặt hàng thiết yếu và có nhu cầu cao trong dịp Tết.
Các chợ đầu mối, trung tâm thương mại, đại lý, sàn thương mại điện tử và các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo, TikTok sẽ được kiểm soát chặt chẽ để phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng kinh doanh để buôn bán hàng cấm, hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc.
Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Bình Định đã triển khai hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, giám sát hoạt động kinh doanh hàng hóa lưu thông, phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Trong tháng 11, các Đội QLTT đã kiểm tra 29 vụ, xử lý vi phạm 9 vụ với số tiền phạt hơn 65 triệu đồng.
Tính đến nay, Cục QLTT tỉnh Bình Định đã thu nộp ngân sách nhà nước gần 3,9 tỷ đồng, đạt hơn 111% so với chỉ tiêu; trị giá hàng hóa tịch thu trên 4,9 tỷ đồng và trị giá hàng hóa tiêu hủy trên 1,6 tỷ đồng.
Đại diện Cục QLTT tỉnh Bình Định cho biết, trong các tháng cuối năm 2024 và dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, đơn vị sẽ tăng cường triển khai các kế hoạch cao điểm, đảm bảo hoàn thành kế hoạch và giữ vững ổn định thị trường.
Cùng với đó, sẽ tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong thực thi công vụ, thực hiện nghiêm túc đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Cục kiên quyết xử lý nghiêm các tập thể, cá nhân bao che, tiếp tay cho các hành vi vi phạm pháp luật, đồng thời động viên, khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong đợt cao điểm.
" alt="Bình Định "siết" kiểm tra, xử lý hành vi mua bán hàng lậu, hàng giả dịp Tết"/>Bình Định "siết" kiểm tra, xử lý hành vi mua bán hàng lậu, hàng giả dịp Tết
Lễ tiễn Chủ tịch nước Lương Cường tại sân bay Jorge Chávez ở Thủ đô Lima (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN).
Chiều 16/11 theo giờ địa phương (sáng 17/11 giờ Việt Nam), Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời Lima, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Chile và Cộng hòa Peru, cũng như tham dự Tuần lễ Cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2024.
Nhân dịp này, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có cuộc trả lời phỏng vấn báo chí tháp tùng đoàn về ý nghĩa và kết quả chuyến công tác.
Xin Phó Thủ tướng, Bộ trưởng cho biết về ý nghĩa của chuyến công tác tại Chile và Peru của Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam?
- Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn:Chuyến công tác của Chủ tịch nước Lương Cường và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Cộng hòa Chile và Cộng hòa Peru, tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC 2024 tại Lima, Peru đã thành công tốt đẹp. Chuyến thăm là bước triển khai mạnh mẽ đường lối đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và Chỉ thị 25-CT/TW của Ban Bí thư về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030.
Chuyến thăm chính thức Chile và Peru của Chủ tịch nước đã truyền tải thông điệp quan trọng đến bạn bè quốc tế, đặc biệt với các nước trong khu vực Mỹ Latinh và Caribe về chính sách đối ngoại nhất quán, sự coi trọng các nước có quan hệ hữu nghị truyền thống, trong đó có Chile và Peru.
Chuyến thăm cho thấy triển vọng quan hệ giữa Việt Nam với hai nước rất tươi sáng. Việc tăng cường quan hệ với hai nước Nam Mỹ này cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam mở rộng quan hệ hợp tác với các nước Mỹ Latinh khác.
Trong bối cảnh thế giới đang trải qua những chuyển động phức tạp, khó lường và APEC cũng đối mặt với nhiều thách thức và cơ hội mới sau 35 năm hình thành và phát triển của mình, sự tham gia và những đóng góp tích cực, trách nhiệm, xây dựng của Việt Nam tại Diễn đàn APEC càng có ý nghĩa quan trọng.
Sự tham dự của Chủ tịch nước và đoàn Việt Nam tại Tuần lễ Cấp cao APEC tiếp tục khẳng định cam kết của Việt Nam trong hợp tác APEC, sẵn sàng đóng góp nhiều hơn nữa vì hòa bình, hợp tác và phát triển của châu Á - Thái Bình Dương và thế giới, trong đó việc Việt Nam đăng cai APEC 2027 là một minh chứng rõ nét.
Những chia sẻ của Chủ tịch nước tại Tuần lễ cấp cao APEC một lần nữa chuyển tải thông điệp mạnh mẽ về một Việt Nam đang bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, một Việt Nam năng động, đổi mới sáng tạo và là điểm đến hàng đầu cho các nhà đầu tư quốc tế.
Chủ tịch nước Lương Cường dự Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 31 (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN).
Xin Phó Thủ tướng, Bộ trưởng cho biết những kết quả nổi bật của chuyến thăm chính thức Chile và Peru của Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam?
- Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn:Tại Chile và Peru, Chủ tịch nước Lương Cường đã có chương trình làm việc phong phú, thực chất, hiệu quả, bao gồm các cuộc gặp hẹp, hội đàm chính thức, hội kiến với lãnh đạo cấp cao, gặp gỡ với lãnh đạo địa phương và lãnh đạo các doanh nghiệp lớn của Chile và Peru, có bài phát biểu chính sách quan trọng tại Trường Đại học Chile; dự lễ khai trương Văn phòng Tùy viên Quốc phòng Việt Nam tại Chile; thăm, làm việc với Tập đoàn Viettel tại Peru (Bitel); gặp gỡ cán bộ nhân viên Đại sứ quán, cộng đồng người Việt Nam tại Chile…
Ngoài ra, các Bộ trưởng, lãnh đạo các địa phương tham gia đoàn cũng có nhiều cuộc tiếp xúc, làm việc với đối tác Chile và Peru.
Cả Chile và Peru đã dành cho Chủ tịch nước cùng đoàn Việt Nam sự tiếp đón chu đáo, trọng thị, nồng hậu.
Đáng chú ý, trong bối cảnh Peru đang chuẩn bị tổ chức Tuần lễ Cấp cao APEC 2024 với nhiều đoàn nguyên thủ, lãnh đạo các nước tham dự, Lãnh đạo Peru đều dành cho Chủ tịch nước Lương Cường sự quan tâm đặc biệt.
Lãnh đạo Peru đã trao tặng cho Chủ tịch nước Lương Cường Huân chương Mặt trời Peru cấp Đại thập tự của Nhà nước Peru, Huân chương danh dự cấp Đại thập tự của Quốc hội Peru, Chìa khóa danh dự Thành phố Lima, đều là những phần thưởng cao quý nhất của Nhà nước, Quốc hội và Thủ đô Lima của Peru dành cho Nguyên thủ của một quốc gia nước ngoài.
Có thể nói, chuyến thăm đã đạt được tất cả các mục tiêu đề ra với những dấu ấn và kết quả nổi bật như sau:
Thứ nhất, trong chuyến thăm, nhiều văn kiện quan trọng đã được ký kết, đó là Tuyên bố chung Việt Nam - Chile, Tuyên bố chung về việc tăng cường quan hệ song phương Việt Nam - Peru và gần 10 văn kiện hợp tác trong các lĩnh vực quốc phòng, nông nghiệp, văn hóa và xúc tiến thương mại…, tạo cơ sở cho việc làm sâu sắc hơn quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Chile và quan hệ hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Peru.
Thứ hai, chuyến thăm góp phần làm sâu sắc hơn tin cậy chính trị, củng cố quan hệ tốt đẹp giữa Lãnh đạo cấp cao Việt Nam với Lãnh đạo cấp cao Chile và Peru. Tại các cuộc hội đàm, gặp gỡ, phát biểu chính sách, Lãnh đạo và nhân dân Chile và Peru đều bày tỏ ngưỡng mộ đối với Việt Nam về công cuộc đấu tranh giành độc lập và thống nhất đất nước trước đây và những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay cũng như vai trò, vị thế ngày càng cao của Việt Nam trên trường quốc tế.
Thứ ba, chuyến thăm đã tạo xung lực mới, mở ra nhiều cơ hội hợp tác giữa Việt Nam với Chile và Peru trong nhiều lĩnh vực truyền thống như nông nghiệp, an ninh - quốc phòng, giáo dục, du lịch và mở rộng sang các lĩnh vực mới, nhiều tiềm năng như đổi mới sáng tạo, chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, ứng phó với biến đổi khí hậu, năng lượng, dầu khí, viễn thông...
Xin Phó Thủ tướng, Bộ trưởng cho biết hai bên sẽ làm gì để triển khai các kết quả của chuyến thăm?
- Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn: Thời gian tới, Việt Nam cùng Chile và Peru sẽ thúc đẩy triển khai, cụ thể hóa những kết quả đạt được trên các phương diện chính sau:
Một là, tiếp tục tăng cường tin cậy chính trị thông qua việc duy trì trao đổi đoàn các cấp, đặc biệt là cấp cao, qua các kênh Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội và giao lưu nhân dân; duy trì hiệu quả các cơ chế hợp tác hiện có giữa Việt Nam và mỗi nước, đồng thời nghiên cứu khả năng thiết lập những cơ chế hợp tác mới, hiệu quả giữa các bộ, ngành, địa phương; khuyến khích và tạo điều kiện để kết nối doanh nghiệp, xúc tiến thương mại và đầu tư, kết nối giao thông, hậu cần; đồng thời tăng cường trao đổi về văn hóa, giáo dục và giao lưu nhân dân, qua đó củng cố tình hữu nghị truyền thống.
Riêng với Peru, hai bên cũng sẽ tiến hành trao đổi cụ thể về khả năng Việt Nam mở cơ quan đại diện ngoại giao tại thủ đô Lima thời gian tới.
Hai là, tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện các thỏa thuận đã đạt được với các nước. Với Chile, trên cơ sở đồng thuận cao giữa Lãnh đạo cấp cao hai nước về việc thiết lập quan hệ đối tác và kết nối chiến lược giữa hai nền kinh tế, Việt Nam và Chile sẽ tăng cường hợp tác và trao đổi kinh nghiệm trên những lĩnh vực có thể bổ trợ cho nhau như hợp tác an ninh - quốc phòng, văn hóa, giáo dục, bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh, bền vững, chế biến nông sản, khai khoáng, đổi mới sáng tạo…
Với Peru, Việt Nam và Peru sẽ sớm tiến hành trao đổi về việc nâng quan hệ lên tầm cao mới; tăng cường trao đổi về khả năng đẩy mạnh hợp tác về công nghệ cao như chuyển đổi số, cung cấp hạ tầng số, thành phố thông minh, an ninh mạng.
Xin Phó Thủ tướng, Bộ trưởng cho biết đóng góp của Việt Nam tại Tuần lễ Cấp cao năm nay và ưu tiên tham gia APEC trong thời gian tới?
- Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn: Chúng ta đã tham gia hết sức tích cực tại Tuần lễ cấp cao APEC 2024 và những đóng góp của Việt Nam được các nền kinh tế trong APEC đánh giá cao. Có thể kể đến một số điểm nổi bật như sau:
Thứ nhất, Chủ tịch nước Lương Cường và các thành viên đoàn Việt Nam đã tham gia chủ động, tích cực tại tất cả hoạt động trong khuôn khổ Tuần lễ Cấp cao. Trong hơn 2 ngày làm việc, Chủ tịch nước đã tham dự tất cả hoạt động của các nhà Lãnh đạo APEC, có hàng loạt cuộc tiếp xúc song phương với Lãnh đạo cấp cao các đối tác quan trọng của Việt Nam, trao đổi với các Chủ tịch/CEO các tập đoàn lớn.
Chủ tịch nước cũng có bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh doanh nghiệp APEC 2024 với sự tham dự của hơn 1.000 lãnh đạo doanh nghiệp hàng đầu khu vực và thế giới. Lãnh đạo các Bộ, ngành cũng tham dự nhiều hoạt động liên quan.
Đoàn Việt Nam đã tích cực phối hợp cùng các thành viên APEC đóng góp vào quá trình xây dựng Tuyên bố chung của các nhà Lãnh đạo APEC và các văn kiện quan trọng của Hội nghị.
Thứ hai, Chủ tịch nước đã chia sẻ những nhận định, đánh giá sâu sắc về các xu thế, cơ hội, thách thức của khu vực và thế giới và đề xuất các phương hướng lớn để APEC tiếp tục giữ vai trò đầu tàu, động lực của tăng trưởng kinh tế toàn cầu, và bảo đảm người dân là trung tâm của quá trình phát triển kinh tế. Các phát biểu của Chủ tịch nước đề cao các nguyên tắc nền tảng của APEC, chủ nghĩa đa phương, thương mại tự do và khẳng định tầm quan trọng của đoàn kết, đồng thuận giữa các thành viên. Phát biểu của Chủ tịch nước được các nhà Lãnh đạo APEC đánh giá cao.
Thứ ba, việc Chủ tịch nước phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh doanh nghiệp APEC 2024, trao đổi với Hội đồng tư vấn kinh doanh APEC, đại diện lãnh đạo các doanh nghiệp vừa đóng góp trực tiếp vào thành công của Hội nghị vừa khuyến khích sự ủng hộ, đồng hành của cộng đồng doanh nghiệp đối với tiến trình hợp tác APEC, yếu tố không thể thiếu cho thành công của Diễn đàn.
Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ tiếp tục tham gia chủ động, tích cực vào hợp tác APEC với các nội dung ưu tiên sau:
Thứ nhất, thúc đẩy các lĩnh vực có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển của kinh tế khu vực và thế giới trong giai đoạn mới, đặc biệt là đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, năng lượng tái tạo, nông nghiệp thông minh, ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
Thứ hai, đẩy mạnh các nội dung hợp tác thế mạnh, truyền thống của APEC là tự do hóa và thuận lợi hóa thương mại và đầu tư. Theo đó, Việt Nam sẽ cùng các nền kinh tế thành viên từng bước hiện thực hóa sáng kiến lớn của APEC là xây dựng Khu vực Thương mại tự do châu Á - Thái Bình Dương (FTAAP).
Thứ ba, chuẩn bị chu đáo, bài bản để tổ chức thành công Năm APEC 2027, góp phần thực hiện thành công Tầm nhìn APEC 2040 cũng như nâng cao vai trò, vị thế quốc tế của đất nước.
Xin trân trọng cảm ơn Phó Thủ tướng! /.
Theo www.vietnamplus.vn" alt="Ý nghĩa và kết quả chuyến công tác Chile, Peru của Chủ tịch nước Lương Cường"/>Ý nghĩa và kết quả chuyến công tác Chile, Peru của Chủ tịch nước Lương Cường
Nhận định, soi kèo Reims vs Marseille, 23h00 ngày 29/3: Củng cố vị trí nhì bảng
Chiều 8/11, nhân chuyến công tác Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Trung tâm Logistics quốc tế Trùng Khánh, Trung Quốc và đón chuyến tàu nhanh ASEAN xuất phát từ Hà Nội tới đây.
Trùng Khánh được biết đến là trung tâm tổ chức vận tải và logistics của Trung Quốc, có vai trò kết nối các tỉnh khu vực phía Tây Trung Quốc và các nước ASEAN; phía Bắc kết nối với thị trường lớn ở châu Âu thông qua chuyến tàu Trung - Âu; phía Nam mở rộng ra thị trường Đông Nam Á, kết nối với ASEAN và hòa nhập với toàn cầu. Do đó Trung tâm logistics quốc tế Trùng Khánh có vai trò rất quan trọng.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn công tác đón tuyến tàu nhanh ASEAN xuất phát từ Hà Nội tới Trung tâm logistics Trùng Khánh (Ảnh: Đoàn Bắc).
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tham quan khu gian hàng bày bán các sản phẩm của Việt Nam; nghe giới thiệu hoạt động của Trung tâm điều hành khu logistics; thăm cầu cảng và toàn cảnh Trung tâm. Đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ và đoàn công tác đã đón tuyến tàu nhanh ASEAN xuất phát từ Hà Nội tới Trung tâm logistics Trùng Khánh.
Trung tâm logistics quốc tế Trùng Khánh có tổng diện tích gần 18ha, diện tích xây dựng 108.000m2. Trong đó, Cảng cạn Trùng Khánh thuộc tuyến đường trên bộ nằm ở vị trí trung tâm của Khu Logistics quốc tế Trùng Khánh. Hiện nay, Cảng có gần 30 công ty vận tải quốc tế chọn làm cửa ngõ để thâm nhập vào nội địa Trung Quốc.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tham quan và nghe giới thiệu về hoạt động của Trung tâm điều hành khu logistics (Ảnh: Đoàn Bắc).
Cảng cạn Trùng Khánh xác định mục tiêu thúc đẩy miền tây Trung Quốc, lan tỏa tới các quốc gia và Khu vực thuộc RCEP. Cảng có ưu thế về "tập trung hóa, xanh hóa, số hóa, thông minh hóa".
Nơi đây cũng hình thành 4 trung tâm gồm: "trung tâm vận hành tuyến đường vận tải trên bộ, trên biển mới", "trung tâm điều tiết, điều phối container vận chuyển biển quốc tế, "trung tâm tập trung và điều phối logistics lạnh xuất nhập khẩu" và "trung tâm tập trung và điều phối hàng hóa xuất nhập khẩu".
Lãnh đạo Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam - đơn vị thực hiện vận chuyển các chuyến tàu liên vận đưa hàng xuất khẩu sang Trung Quốc và các nước thứ ba - thông tin đây là chuyến đi khởi hành đầu tiên của đoàn tàu Á - Âu trong ASEAN Express.
Chuyến tàu gồm hàng hóa trong các nước ASEAN quá cảnh qua Việt Nam và hàng hóa của Việt Nam được vận chuyển từ 6 ngày trước, là những linh kiện xe máy, hàng điện tử, đồ chơi của doanh nghiệp FDI tại Việt Nam xuất khẩu đi châu Âu.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu chụp ảnh chung tại Trung tâm Logistics quốc tế Trùng Khánh, Trung Quốc (Ảnh: Đoàn Bắc).
"Các container này sẽ được nối vào các đoàn tàu Á - Âu xuất phát tại Trùng Khánh đi tới điểm cuối là các thành phố ở châu Âu. Việc vận chuyển bằng đường sắt giúp rút ngắn thời gian vận chuyển hàng hóa so với đường biển và có mức giá cước thấp hơn nhiều đường hàng không", vị lãnh đạo cho hay.
Trong những năm vừa qua, Đường sắt Việt Nam đã phối hợp với Trung Quốc và các nước đẩy mạnh vận chuyển hàng hóa liên vận quốc tế bằng đường sắt đi châu Âu, Nga Mông Cổ, Trung Á... sản lượng tăng hàng năm ở mức hai con số.
Cùng ngày, Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Khu Di tích lịch sử Hồng Nham tại thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc.
Tại đây, người đứng đầu Chính phủ Việt Nam đã tham quan căn phòng nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh, với bí danh Hồ Quang, từng sống và hoạt động cách mạng trong giai đoạn khoảng những năm 1939-1940.
Căn phòng lưu giữ nhiều vật dụng đơn sơ như chiếc giường đơn, bộ bàn ghế làm việc, giá sách và một vài đồ vật khác. Bên ngoài căn phòng có treo một khung ảnh trên đó có ảnh Bác Hồ và một chiếc máy đánh chữ mà người từng thường xuyên sử dụng.
Từng đồ vật trong căn phòng lịch sử này đều gợi nhớ về một thời hoạt động đầy gian khó của Chủ tịch Hồ Chí Minh và lịch sử cách mạng Việt Nam.
Thủ tướng tham quan căn phòng nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh từng sống và hoạt động (Ảnh: Đoàn Bắc).
Ghi sổ vàng lưu niệm, Thủ tướng cho rằng Di tích lịch sử quý báu này là minh chứng sinh động cho tình hữu nghị gắn bó keo sơn, "vừa là đồng chí, vừa là anh em" giữa hai Đảng, hai nước Việt Nam - Trung Quốc.
Khu di tích Hồng Nham, trong đó có căn phòng Chủ tịch Hồ Chí Minh từng sinh sống và làm việc, được Trung Quốc và Việt Nam giữ gìn, trùng tu và bảo tồn như tài sản quý báu của cả hai dân tộc. Hàng năm Khu di tích đón khoảng 1 triệu lượt người tới tham quan, học tập, nghiên cứu.
Đây là các hoạt động cuối cùng của Thủ tướng Phạm Minh Chính trong chuyến công tác 4 ngày tại Trung Quốc. Ngay sau các hoạt động này, Thủ tướng cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Trùng Khánh (Trung Quốc) về Việt Nam.
Hoài Thu (Từ Trùng Khánh, Trung Quốc)
" alt="Thủ tướng đón tàu ASEAN Express từ Hà Nội tới Trùng Khánh"/>Ông Edmond Jia, đại diện Maxhub trao chứng nhận nhà phân phối cho công ty GTC.
Hội thảo đã giới thiệu các sản phẩm và giải pháp phục vụ chuyển đổi số tiên tiến và hiện đại của Maxhub như các giải pháp phòng học thông minh, màn hình tương tác thông minh, màn hình chuyên dụng, bục giảng, bục phát biểu thông minh, hệ thống ghi hình lớp học chuyên dụng, camera AI chuyên dụng, thiết bị chia sẻ, loa và micro hội nghị không dây, các thiết bị hội nghị truyền hình chuyên dụng...
Các chuyên gia Maxhub đang hiệu chỉnh hệ thống ghi hình và lưu trữ video di động, khoảng cách kết nối lên tới 100m.
Phát biểu tại hội thảo, Giám đốc Maxhub khu vực Đông Nam Á, ông Edmond Jia cho biết, Maxhub là nhà cung cấp giải pháp hàng đầu thế giới về phòng học thông minh, các sản phẩm màn hình tương tác, hiển thị chuyên dụng, màn hình LED và các sản phẩm, giải pháp truyền thông hợp nhất,...
Trong những năm qua, Maxhub không ngừng đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển công nghệ tương tác tiên tiến nhất và thiết kế các ứng dụng thông minh được tối ưu hóa để sử dụng trong giáo dục, doanh nghiệp, khách sạn, hội nghị, hiển thị quảng cáo. Công nghệ hiển thị và truyền thông của Maxhub đang hiện diện ở những địa điểm hàng đầu trên thế giới.
Ông Edmond Jia, Giám đốc khu vực của hãng Maxhub, giới thiệu khai mạc sự kiện công nghệ.
Giám đốc Công ty GTC, ông Lê Thanh Tuấn cho rằng, chuyển đổi số hiện đang tạo ra sự thay đổi mang tính tổng thể và toàn diện từ trung ương đến địa phương, đến từng doanh nghiệp, trường học, từng tổ chức và người dân. Việc ứng dụng các thiết bị và giải pháp cho các phòng họp thông minh đang trở thành xu thế của nhiều doanh nghiệp, tổ chức.
Trong lĩnh vực giáo dục, việc áp dụng màn hình tương tác, phòng họp thông minh của Maxhub vào công tác giảng dạy không chỉ là cải tiến công nghệ mà còn áp dụng được phương pháp dạy và học tiên tiến, mang đến những trải nghiệm học tập tương tác và thú vị, giúp giáo viên và học sinh phát triển kỹ năng và tư duy sáng tạo.
Công ty GTC có nhiều năm kinh nghiệm và uy tín trong việc phân phối các sản phẩm công nghệ, thiết bị văn phòng tại Việt Nam. Với việc trở thành nhà phân phối của Maxhub, công ty GTC sẽ cung cấp các sản phẩm và giải pháp Maxhub với giá cả và dịch vụ tối ưu cho các đối tác, khách hàng.
Chuyên gia giải pháp của nhà phân phối GTC, giới thiệu sản phẩm giải pháp Maxhub cho giáo dục.
Maxhub là công ty con của tập đoàn CVTE, là tập đoàn cung cấp bo mạch chính cho tivi hàng đầu thế giới, chiếm 33% thị phần toàn cầu, và được tạp chí Fortune bình chọn là một trong 500 công ty hàng đầu Trung Quốc vào năm 2019.
Maxhub là thương hiệu nổi tiếng hàng đầu thế giới trong lĩnh vực thiết bị hội nghị và trình chiếu tương tác và đang có thị phần hàng đầu thế giới về màn hình tương tác dành cho doanh nghiệp và giáo dục. Các sản phẩm của Maxhub không chỉ đảm bảo chất lượng cao, được bảo hành 3 năm, mà còn đa dạng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng cho các cuộc họp, giảng dạy, đào tạo và hiển thị quảng cáo.
Thông tin liên hệ:
Công ty TNHH Thương mại Công nghệ và Dịch vụ GTC
Địa chỉ: số 6, Phạm Tuấn Tài, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Website: https://gtchanoi.com/
Tel: 0972 889 888 - 0932 630 888
" alt="GTC là nhà phân phối của Maxhub tại Việt Nam"/>ChatGPT đang là từ khóa hot trên cộng đồng mạng hiện nay. Đây là một công cụ sản xuất nội dung bằng trí tuệ nhân tạo do OpenAI phát triển. Theo Business Insider,công ty này đang nhận được khoản đầu tư 10 tỷ USD từ Microsoft.
Hệ thống trí tuệ nhân tạo trên đã thể hiện năng lực của mình trong việc viết các bài chứng khoán, tin nhắn hẹn hò và thậm chí cả email thông báo sa thải nhân sự. Và mới đây, chatbot này còn khiến nhiều người ngỡ ngàng khi giải mã được cả chiến lược đầu tư của tỷ phú Warren Buffett.
ChatGPT giải mã được cả chiến lược đầu tư của tỷ phú Warren Buffett (Ảnh: Insider).
Khi tác giả Phil Rosen của Business Insideryêu cầu ChatGPT giải thích về chiến lược đầu tư quan trọng nhất của nhà tiên tri xứ Ohama thì thật bất ngờ, chỉ trong vài giây, công cụ này đã đưa ra một bài phân tích về đầu tư giá trị.
"Chiến lược đầu tư quan trọng nhất của tỷ phú Warren Buffett là đầu tư giá trị. Ông chú trọng đến việc xác định những công ty bị định giá thấp nhưng có tiềm năng tăng trưởng mạnh và lợi thế cạnh tranh lâu dài, sau đó nắm giữ các khoản đầu tư đó trong dài hạn", ChatGPT nói.
"Ông cũng tuân thủ nguyên tắc chỉ đầu tư vào những lĩnh vực mà ông am hiểu, tập trung vào những công ty mà có thu nhập có thể dự đoán được và có thành tích tốt về tăng lợi nhuận", ChatGPT cho biết thêm.
Khi được hỏi về quyết định quan trọng nhất trong sự nghiệp của Buffett là gì, ChatGPT đã chỉ ra khoản đầu tư vào Berkshire Hathaway cách đây vài thập kỷ. Buffett "đã biến nó thành một công ty cổ phần và sử dụng nó như một phương tiện để thực hiện một loạt thương vụ đầu tư và mua lại thành công", chatbot viết.
Tác giả Phill Rosen cũng đã giao nhiệm vụ cho ChatGPT nêu tên của những cổ phiếu mà Buffett có thể sẽ thêm vào danh mục của mình. Mặc dù, công cụ AI này không có quyền truy cập vào dữ liệu thị trường theo thời gian thực và chỉ được cập nhật đến năm 2021, nhưng nó sử dụng nhiều thông tin trong sự nghiệp của tỷ phú huyền thoại này để đưa ra câu trả lời.
Theo đó, ChatGPT cho rằng cổ phiếu PepsiCo và Unilever là những cổ phiếu phù hợp để tỷ phú Buffett đầu tư, vì đây là những công ty hàng tiêu dùng có thương hiệu mạnh và tăng trưởng doanh thu ổn định. Nhưng theo tác giả, tỷ phú Buffett là người nổi tiếng sử dụng 5 lon Coke mỗi ngày, song ông uống Pepsi cách đây gần 50 năm.
ChatGPT cũng nêu tên Amazon, công ty mà Warren Buffett có cổ phần và Microsoft, công ty mà ông sở hữu cổ phần gián tiếp thông qua quyền sở hữu của New England Asset Management. Đây là 2 ví dụ về những công ty blue-chip có thành tích về đổi mới.
Sau đó, hệ thống trí tuệ nhân tạo này còn liệt kê Johnson & Johnson và Pfizer và cho rằng là hai công ty chăm sóc sức khỏe ổn định phù hợp với chiến lược đầu tư của Buffett.
Theo Business Insider" alt="ChatGPT giải mã chiến lược đầu tư của tỷ phú Warren Buffett"/>