Khi tìm kiếm hashtag liên quan đến virus corona như #coronavirus hay #wuhanvirus trên Twitter,ấtlựcvớitingiảgiữađạidịbxh premier league 2024 người dùng sẽ nhận được thông báo: “Để có thông tin chính xác và cập nhật về virus Corona, xin tham khảo các nguồn tin và tài liệu từ Bộ Y tế và Tổ chức Y tế Thế giới”.
Kèm với thông báo này, Twitter thiết kế hai nút liên kết để người dùng tiện truy cập các trang web chính thức của hai cơ quan y tế trên. Đây được xem là động thái đáng ghi nhận của Twitter giúp người dùng có thể tiếp cận dễ dàng nguồn thông tin chính xác.
Dịch bệnh corona thu hút sự quan tâm của nhiều người, dẫn đến việc thiếu thông tin. Đây là điều kiện cho nạn tin giả hoành hành. |
Trong khi đó, Facebook chưa cho thấy những hành động mạnh tay ngăn tin giả. Mạng xã hội này đang là nền tảng phát tán mạnh những thông tin gây hoang mang người dân.
Theo Facebook, những ngày gần đây, 7 tổ chức cộng tác với Facebook đã công bố 9 bản kiểm chứng thông tin và phát hiện hàng loạt tin giả liên quan đến chủng virus corona. Facebook thông báo đã dán nhãn những thông tin thiếu chính xác và đẩy bài viết xuống dưới trang hiển thị bài đăng hàng ngày của người dùng.
Tuy vậy, 9 bản kiểm chứng không phản ảnh chính xác thực trạng tin giả của nền tảng này.
Mở đầu chuỗi "dịch bệnh" tin giả là việc nhiều Facebooker cảnh báo có người bị nhiễm bệnh tại Việt Nam.
Tin đồn thất thiệt về số ca nhiễm bệnh
Công thức được sử dụng thường là "theo một người bạn của em tại Nha Trang...", "nhiều người dân ở Đà Nẵng phát hiện...".
Trên không gian Internet, nhiều người dùng mạng xã hội đã đăng tải số liệu, ca nhiễm bệnh giả gây hoang mang dư luận.
Tin đồn thấy thiệt lan truyền trên mạng xã hội. |
"Hiện tại ngày hôm nay (22/01) T*** nhận rất nhiều thông tin về khách du lịch ở Nha Trang (chủ yếu là Trung Quốc) và thậm chí là trưởng đoàn Trung Quốc, hướng dẫn Việt Nam cũng bị dính virus viêm phổi Corona 2019 và nơi bắt nguồn là từ thành phố Vũ Hán bên Trung Quốc", tài khoản Facebook Bruce ***** đăng tải trên Facebook cá nhân vào ngày 22/1. Nhưng trên thực tế, đến ngày 23/1, Việt Nam chỉ phát hiện 2 ca nhiễm.
Ngày 24/1, trang Facebook Our Economics của Sri Lanka đăng tải thông tin 11 triệu người bị cách ly ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc sẽ chết vì không có vắc xin. Thông tin trên được dịch thành nhiều thứ tiếng và lan truyền qua các quốc gia trong đó có Việt Nam.
Tuy vậy, theo China Daily, việc hạn chế đi lại từ khu vực Vũ Hán nằm trong các biện pháp ngăn ngừa sự lây lan của virus corona.
"Tự chữa corona tại nhà"
Ngày 27/1, tài khoản Facebook Thuy Trang **** chia sẻ bài viết với nội dung hướng dẫn tự chữa virus Corona tại gia.
Mở đầu bài viết, tài khoản này kêu gọi “Bạn muốn mình là người sống sót 90% sau khi nhiễm Vũ Hán hãy làm đúng cách sau đây”.
Hướng dẫn chữa corona tại gia nhận được hàng nghìn lượt chia sẻ trên Facebook. |
Theo đó, tài khoản Thuy Trang nêu dấu hiệu nhận biết bệnh là ho nhiều, đau ngực, nhức đầu và tiêu chảy. Cách chữa trị của Facebooker này là uống thuốc Tylenol, đắp khăn lạnh, tự cách ly người thân, uống nhiều nước lọc và nước cam…
Sau một ngày đăng tải, bài viết nhận được gần 7.000 lượt chia sẻ, 4.000 lượt thích và 500 bình luận. Hiện bài viết trên vẫn tồn tại và lan truyền rộng rãi bất chấp giới y khoa cảnh báo corona không phải loại bệnh có thể tự chữa tại nhà.
Ngoài tài khoản Thuy Trang ****, nội dung chữa bệnh tại gia vẫn đang lan truyền rộng rãi trên Facebook bởi nhiều người khác.
"Đeo khẩu trang ngược chống corona"
Bên cạnh cách chữa bệnh tại nhà, nhiều trang Facebook còn đăng tải thông tin hướng dẫn đeo khẩu trang y tế ngược để phòng corona. Đây là cách sai lầm.
Hướng dẫn đeo khẩu trang ngược ngừa corona được chứng minh là phản khoa học. |
Theo trang The Star, chỉ có một cách đeo khẩu trang đúng là mang mặt có màu ra bên ngoài. "Điều đó không ảnh hưởng bởi việc bạn có bệnh hay không", The Starviết.
Cách đeo khẩu trang dị hợm trên không chỉ được chia sẻ tại Việt Nam. Nhiều quốc gia khác tại Đông Nam Á cũng có người dùng Facebook chia sẻ tin này.
TrangMedical Mythbuster Malaysia, chuyên giải mã các tin đồn, tin giả về y tế đã khẳng định thông tin đeo mặt trong của khẩu trang là sai cách.
"Lớp bên ngoài là kháng nước hoặc là lớp chống thấm trong khi lớp bên trong là để hút nước bởi không khí chúng ta thở ra có chứa độ ẩm. Bên cạnh đó, lớp màu trắng bên trong còn có thể lọc vi khuẩn.
Chức năng của lớp màu xanh là ngăn vi trùng bám vào. Nếu bạn đeo khẩu trang theo cách khác, hơi ẩm từ không khí sẽ bám vào nó, khiến vi trùng ở đó dễ dàng hơn", Medical Mythbuster Malaysia viết. Bên cạnh đó, trang này cũng nhấn mạnh, khẩu trang y tế chỉ được sử dụng một lần.
Bức ảnh được nhiều Facebooker dùng để nói về đại dịch corona chỉ là giả mạo. |
Nhiều tin giả khác liên quan đến vũ khí sinh học, khẩu trang qua sử dụng được bán lại, ảnh ghép Twitter tổng thống Mỹ Donald Trump, hình ảnh người chết la liệt đường phố Trung Quốc cũng được lan truyền trên mạng xã hội.
Người nổi tiếng cũng chia sẻ tin giả
Từ khi virus corona phát tán rộng, nhiều nghệ sĩ Việt theo sát tình hình, thể hiện qua những bài share, viết trên Facebook cá nhân. Tuy nhiên, những bài viết của một số nghệ sĩ như Đàm Vĩnh Hưng, Cát Phượng, Ngô Thanh Vân... bị cộng đồng mạng chỉ trích vì đưa tin sai lệch, không giúp người dân nâng cao tinh thần phòng bệnh mà gây hoang mang tâm lý giữa dịch corona.
Hôm 26/1, trên trang Fanpage Đàm Vĩnh Hưng chia sẻ thông tin không đúng về hai bệnh nhân người Trung Quốc điều trị tại bệnh viện Chợ Rẫy. Fanpage của nam ca sĩ cho rằng "hai người Trung Quốc bị nhiễm virus corona đã chết tại Chợ Rẫy".
Thông tin này sau đó đã được xóa bỏ, chỉ còn giữ lại các chia sẻ mang tính cảnh báo về nguy cơ gây bệnh.
Cùng ngày, trên trang cá nhân, Cát Phượng chia sẻ: "Biết nói gì đây? Làm ơn nghĩ cho dân trước cũng là nghĩ cho chính bản thân mình. Dịch bệnh đã đến Q.1, rồi sẽ lan tràn đến Q.3, Q.5, Q.7...".
Sáng 31/1, Ngô Thanh Vân cập nhật trạng thái trên fanpage về tình trạng hãng hàng không vẫn có chuyến bay từ Vũ Hán về Việt Nam giữa đại dịch virus corona. Bài chia sẻ của Ngô Thanh Vân được đăng vào thời điểm Cục hàng không đã dừng cấp phép các chuyến bay từ Việt Nam đi Vũ Hán và ngược lại. Vì thế, Ngô Thanh Vân bị cộng đồng mạng phản ứng.
Trên Facebook, nhiều nghệ sĩ Việt cũng tiếp tay lan truyền thông tin giả gây hoang mang cho người dân. |
Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM (Sở TT&TT) đã kịp thời vào cuộc chấn chỉnh, xử lý.
Cụ thể, vào chiều ngày 31/1, Sở TT&TT TP.HCM đã trực tiếp liên lạc với các nghệ sĩ Đàm Vĩnh Hưng, Cát Phượng, Ngô Thanh Vân.
Chủ trì cuộc họp khẩn của Bộ Y tế về ứng phó dịch viêm phổi cấp do virus corona mới (nCoV) chiều mùng 2 Tết, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam nhận định, Việt Nam sát với Trung Quốc nên phải luôn đặt vào tâm thế phòng dịch tích cực. Ngoài ra, phó thủ tướng cũng yêu cầu kiểm soát chặt các thông tin thất thiệt trên mạng xã hội.
"Bộ Công an cũng phải theo dõi, đề phòng khi có đối tượng tung tin thất thiệt về tình hình dịch bệnh phải ngăn chặn ngay. Đây là hành động gây hoang mang, nguy hại phải xử ký nghiêm", Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đặc biệt lưu ý.
Để có được thông tin chính xác, người dân có thể theo dõi trang web chính thức của Bộ Y tế tại https://www.moh.gov.vn/ và thông tin từ báo chí.