您现在的位置是:Giải trí >>正文

Thế giới sẽ ra sao nếu chủ nghĩa thiên vị ngoại hình ngự trị

Giải trí67352人已围观

简介Một người có dị hình,ếgiớisẽrasaonếuchủnghĩathiênvịngoạihìnhngựtrịgiải bóng đá vô địch quốc gia tây ...

Một người có dị hình,ếgiớisẽrasaonếuchủnghĩathiênvịngoạihìnhngựtrịgiải bóng đá vô địch quốc gia tây ban nha dị tật sẽ không thể trở thành sinh viên của trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Học viện Tòa án hay Đại học Kiểm sát Hà Nội. Nhưng vì sao một người cụt một tay lại không thể đứng trên bục giảng?

[…]

Trong khi đó, nhiều quốc gia có hệ thống quota, quy định người sử dụng lao động trong cả khu vực công và tư phải có một số phần trăm nhất định người lao động là người khuyết tật. Trong Hội đồng chung châu Âu, con số này thường giao động từ 2% tới 5%, cá biệt lên tới 10%. Ở Tây Ban Nha, người sử dụng lao động có từ 50 nhân viên trở lên sẽ phải dành 2% vị trí làm việc cho người khuyết tật. Với khu vực công, hạn ngạch là 3%. […]

Ấn Độ cũng vừa tăng tỷ lệ từ 3% lên 4% cho các đơn vị trong khu vực công, tuy không có quy định cho các công ty tư nhân. Lắng nghe những quan điểm ủng hộ các thực hành mang tính phân biệt đối xử, thiên vị ngoại hình, ta hay gặp những lập luận liên quan tới “bộ mặt”. Học sinh trình diễn văn nghệ thì được coi là “bộ mặt” của trường, giáo viên cũng vậy. Nhân viên thì là “bộ mặt” của công ty. Thẩm phán thì là “bộ mặt” của đất nước.

Nhưng với tôi, cách nhìn khuôn mặt đại diện như vậy thật nông cạn và đáng buồn. Một thao tác tìm kiếm đơn giản có thể cho ta thông tin về hàng trăm, hàng nghìn chính trị gia khuyết tật ở các quốc gia khác nhau.

Một số ví dụ ngẫu nhiên: bà Gabriela Michetti, người Argentina, ngồi xe lăn từ năm 29 tuổi, trở thành Phó Tổng thống nữ thứ hai trong lịch sử quốc gia này năm bà 50 tuổi.

Ông Sam Sullivan, người Canada, gần như liệt tứ chi hoàn toàn năm 19 tuổi sau một tai nạn trượt tuyết, vẫn tốt nghiệp quản trị kinh doanh, rồi trở thành chính trị gia, Bộ trưởng Bộ Cộng đồng, Thể thao và Văn hóa, thị trưởng thành phố Vancouver và hiện là giáo sư đại học.

[…]

Với tôi, những cá nhân như những chính trị gia trên là đại sứ tuyệt vời cho quốc gia của họ, là bộ mặt của sự nhân văn mà họ đang góp phần xây dựng cho xã hội của mình.

Thật là đẹp đẽ nếu đất nước của bạn cho phép một người liệt từ nhỏ vẫn có thể học hành, trở thành một nhà lãnh đạo và cống hiến cho đất nước ở mức độ cao nhất. Đó mới là những quảng cáo ấn tượng, hơn là khuôn mặt một em bé có hàm răng đều đặn.

Hãy thử hình dung một thế giới mà trong đó tư duy lookism ngự trị, và sự thiên vị dựa trên ngoại hình được coi là hiển nhiên.

Các trường mẫu giáo không nhận trẻ quá béo hay có hội chứng Down, sợ ảnh hưởng tới bộ mặt của trường. Các trường học chỉ nhận giáo viên cao và thon gọn, để tạo hình ảnh “đẹp” trong mắt học trò. Học sinh trung học lùn hay gầy cần đầu tư gấp đôi vào việc học thêm để có thể đỗ đại học đúng nguyện vọng, bởi họ bị áp điểm chuẩn cao hơn.

Ra trường, người lao động có ngoại hình khiêm tốn phải chạy vạy nhờ vả tới quan hệ thân quen để được nhà tuyển dụng châm chước. Ở các công ty, người quá béo hay quá gầy bị trừ lương, thưởng.

Ở các nhà hàng, quán cafe, trung tâm thương mại, người dị dạng, khuyết tật bị khước từ vì khách hàng chỉ muốn thấy nhân viên và các khách hàng khác có ngoại hình ưa nhìn.

Người lùn, béo, nữ giới quá cao, người có dị tật, khuyết tật sẽ biến mất khỏi con mắt của chúng ta, họ chỉ ở nhà, làm các công việc online, làm ở kho hay các phòng khuất đằng sau để sếp, đối tác và khách hàng không thấy.

Tiếp theo, các công ty và cơ quan sẽ cho nhân viên vay tiền để tập gym, làm lại răng và phẫu thuật thẩm mỹ. Đây không phải những thứ mà người ta thích thì làm nữa, chúng đã trở thành những yếu tố cạnh tranh, được ghi rõ trong hồ sơ, như trước kia các chứng chỉ chuyên môn, tiếng Anh và kỹ năng mềm.

Chúng ta muốn sống trong một xã hội như vậy, nơi những người như vận động viên Simone Biles hay Higgins, Tổng thống Ireland, chỉ có rất ít lựa chọn trường lớp và nơi làm việc? Và có việc thì cũng hàng tháng ngậm ngùi nhìn một số người xung quanh nhận phụ cấp vì họ cao hơn, dù vị trí làm việc giống nhau? Ở nơi làm việc đó, nếu “may mắn” là người nhận được cái phụ cấp ngoại hình kia, ta có thấy vui và tự hào không, hay nhìn đồng nghiệp của mình, ta thấy băn khoăn trong lòng?

Hay chúng ta muốn sống trong một xã hội mà người béo và gầy, cao và lùn, khuyết tật và lành lặn sống và làm việc bên ta, là bạn học, đồng nghiệp của ta, khiến cuộc sống của ta phong phú, bởi họ có thể là những con người rất thông minh, rất tài năng, rất sáng tạo, rất hài hước, rất tình cảm, rất tốt bụng, rất trắc ẩn? Bởi họ cũng có thể là những đại diện tuyệt vời cho trường, công ty, cơ quan, cộng đồng của ta?

Trong cuộc sống cá nhân, chúng ta có thể hoàn toàn tự do chọn bạn, chọn người yêu dựa trên các sở thích cá nhân về hình thức. Nhưng trong tuyển sinh, tuyển dụng, công việc, chúng ta cần sự công bằng. Công bằng nghĩa là không phân biệt đối xử dựa trên giới tính, vùng miền, sắc tộc, tôn giáo hay ngoại hình.

Thay vì lập luận là ta muốn tuyển nhân viên, giáo viên, sinh viên có ngoại hình bởi họ tự tin hơn, ta hãy cùng nhau xây dựng một cộng đồng mà trong đó người thấp, người béo, người khuyết tật thoải mái và tự tin với cơ thể của mình.

Giờ đây chúng ta không sống trong các bộ lạc nữa, không phải lo lắng kẻ thù hay thú dữ tấn công bất chợt vào ban đêm nữa, nên ta cần nhận diện và cảnh giác với xu hướng vô thức thiên vị ngoại hình của mình.

Cũng lý do này, đã từ nhiều thập kỷ nay, khi các dàn nhạc giao hưởng tuyển nhạc công, ban giám khảo nghe người ứng tuyển chơi đằng sau một cái màn để họ không nhìn được ngoại hình của người này, họ thậm chí còn không biết tên ứng viên để không biết giới tính của họ.

Bởi dù không muốn thì ngoại hình của ứng viên sẽ ngay lập tức ảnh hưởng tới đánh giá của các giám khảo, họ sẽ không chọn được nhạc công tốt nhất và có một quá trình tuyển chọn công bằng nhất.

Tôi đã được xem một video, trong đó ca sĩ opera giọng nữ trầm Nathalie Stutzmann trình diễn một bản thánh ca nổi tiếng của nhà soạn nhạc Đức thế kỷ 18, Johan Sebastian Bach, cùng nghệ sĩ violin chính Satomi Watanabe và dàn nhạc. Satomi Watanabe có một khuôn mặt bị biến dạng mà tôi không rõ vì sao.

Tới nay, video này đã có gần 2,5 triệu lượt xem, và không một ai phàn nàn là “thiếu gì người biết chơi đàn” mà người ta lại phải để cô biểu diễn. Trong số hơn một nghìn bình luận, có một câu khiến tôi nhớ mãi và tâm đắc: “Qua âm nhạc của Bach và khuôn mặt của Satomi Watanabe, tôi thấy sự hiện diện của Chúa trời”.

Tags:

相关文章



最新文章

友情链接