Soi kèo phạt góc Central Coast vs Wellington Phoenix, 15h45 ngày 24/2
相关文章
- 、
-
Soi kèo góc Liverpool vs Ipswich Town, 22h00 ngày 25/1 -
Apple tiết lộ thời điểm sẽ ra mắt Iphone màn hình gập đầu tiênHình ảnh được cho là iPhone 12 Flip
Mới đây ConceptsiPhone đã tạo ra một bản dựng iPhone 12 màn hình gập có tên gọi iPhone 12 Flip, được thiết kế dựa trên cảm hứng từ Galaxy Z Flip của Samsung.
Máy có kiểu thiết kế gập đôi màn hình theo trục ngang. Một màn hình phụ cỡ lớn được trang bị ở bên ngoài để hiển thị các thông báo đến cũng như các chức năng điều khiển.
iPhone 12 Flip sở hữu màn hình siêu tràn viền nhờ trang bị camera dạng “đục lỗ”. Chiếc iPhone màn hình gập này được trang bị cụm 3 camera sau với ống kính cỡ lớn, đi kèm cảm biến LiDAR giúp xóa phông chân thật hơn, lấy nét nhanh hơn trong điều kiện thiếu sáng.
Cảm biến trên máy còn hỗ trợ các tính năng thực tế ảo tăng cường (AR) trên thiết bị và cho phép tạo mô hình 3D của các đối tượng xung quanh thiết bị. iPhone màn hình gập tuyệt đẹp này mới chỉ dừng ở mức ý tưởng nhưng nó cũng cho thấy mong mỏi của người dùng về một diện mạo mới cho iPhone. Dự án iPhone màn hình gập được cho là nằm trong kế hoạch phát triển của Apple, nhưng hiện tại chỉ tập trung vào màn hình. Theo Bloomberg, có thể mất vài năm để ra đời sản phẩm thực tế, nhưng cũng có khả năng sản phẩm không bao giờ xuất hiện.
Theo PhoneArena, việc sử dụng màn hình OLED cho toàn bộ dòng iPhone có thể ảnh hưởng lợi nhuận của Apple. Đến cuối năm 2022, lượng iPhone với màn hình OLED trong danh mục sản phẩm của Táo khuyết sẽ nhiều hơn iPhone với màn hình LCD.
Thông thường, Apple sẽ ký hợp đồng với đối tác sản xuất, chốt phương án thiết kế của thiết bị từ ít nhất 2-3 năm trước khi ra mắt. Tuy nhiên, chuỗi cung ứng cho iPhone Flip vẫn chưa hoàn thiện để kịp ra mắt trong năm 2023, The Elec đưa tin.
Digitimes cũng cho biết Apple đang hợp tác với LG để sản xuất màn hình gập cho iPhone Flip, nhưng trước đó đã đặt mua màn hình mẫu của Samsung. Hiện tại, 2 công ty Hàn Quốc vẫn đang cung ứng màn hình OLED cho dòng iPhone 12. Nếu muốn ra mắt iPhone Flip vào năm 2023, LG và Samsung sẽ phải đầu tư cho dây chuyền sản xuất ngay trong năm 2022. Như vậy, kế hoạch để Apple có thể giới thiệu iPhone màn hình gập vào năm 2023 là điều khó diễn ra. Tuy nhiên, The Elec dự đoán sớm nhất đến năm 2024, Táo khuyết mới có thể ra mắt iPhone Flip.
(Theo vietq)
Apple đẩy nhanh tiến độ thử nghiệm iPhone màn hình gập
Theo một số nguồn tin, iPhone màn hình gập sẽ được ra mắt trong năm 2022 với giá ban đầu khoảng 35 triệu đồng.
"> -
Hai làn sóng dịch chuyển mạnh mẽ về phía đông Sức hút bất động sản phía đông Hà NộiTheo quy hoạch phân khu đô thị Sông Hồng cùng kế hoạch phân bổ dân số tính đến năm 2030 do TP. Hà Nội công bố, sẽ có ít nhất 215.000 người dân thuộc 4 quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng di rời khỏi nội thành. Làn sóng dịch chuyển mới này được dự báo sẽ khiến nhu cầu BĐS khu Đông dậy sóng trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, từ giữa năm 2020, hàng loạt các tập đoàn lớn như Nikken, Google… đã lên kế hoạch chuyển dây chuyền sản xuất về Việt Nam. Với sự hỗ trợ của Chính phủ Nhật Bản, 15 doanh nghiệp Nhật Bản đã chọn Việt Nam làm "bến đỗ" mới khi quyết định rời Trung Quốc. Gần đây Luxshare, Pegatron, những nhà sản xuất cung ứng linh kiện, sản phẩm hàng đầu cho các “ông lớn” công nghệ toàn cầu như Sony, Microsoft, cũng đã đến đầu tư tại Bắc Giang, Hải Phòng. Cuối năm 2020, đơn vị sản xuất điện tử, viễn thông công nghệ cao của Đài Loan Foxconn, phụ trách cung ứng, sản xuất linh kiện chính cho Apple và Vina Solar Technology - công ty sản xuất pin năng lượng mặt trời của Trung Quốc, cũng ngỏ ý mong muốn được đầu tư tại Hải Dương. Chính sự đầu tư mạnh mẽ này cũng sẽ kéo theo nhu cầu về nơi ở cao cấp cho các chuyên gia quốc tế tăng mạnh.
Nhưng thực tế, các thủ phủ công nghiệp gần Hà Nội như Bắc Ninh, Hải Dương… đều đang rơi vào tình trạng “cung không đủ cầu” những dự án căn hộ cao cấp cho chuyên gia. Cụ thể, theo báo cáo của CBRE, Hải Dương là nơi làm việc của hơn 30.000 chuyên gia nước ngoài nhưng ở thời điểm hiện tại, nơi đây mới chỉ có 1.500 căn hộ thuộc các dự án nhà ở xã hội với tiện ích và thiết kế hạn chế. Vì thế, gần 80% các chuyên gia làm việc tại Hải Dương chỉ có lựa chọn lưu trú tại Hà Nội và buộc phải di chuyển giữa Hải Dương - Hà Nội mỗi ngày.
Ông Takahashi Tsuyoshi (Nhật Bản), chuyên gia tại một công ty sản xuất linh kiện điện tử cho biết: “Sống và làm việc tại Việt Nam đã gần 5 năm nhưng mỗi ngày tôi vẫn phải đi lại giữa Hải Dương và Hà Nội. Căn hộ của tôi lại ở Cầu Giấy nên càng mất thời gian di chuyển. Tương lai mà có một khu cư dân cao cấp ở gần Hải Dương hơn, tôi sẽ chuyển nhà ngay”.
Vị trí chiến lược cùng hạ tầng giao thông hoàn thiện giúp khu Đông Hà Nội sẽ trở thành điểm đến của cộng đồng chuyên gia nước ngoài Trước làn sóng dịch chuyển này, phía đông Hà Nội hiện đang là một trong những lựa chọn được những người như ông Tsuyoshi nhắm tới. Sở hữu lợi thế vị trí đắc địa, tiếp giáp các tỉnh thành thủ phủ công nghiệp phía Bắc như Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng…cùng quỹ đất lớn để phát triển các dự án BĐS theo hướng đại đô thị, khu Đông Hà Nội được dự báo sẽ nổi lên là trung tâm mới của khu vực, đặc biệt là các dự án cao cấp cho cộng đồng chuyên gia.
Nhu cầu BĐS cao cấp khu Đông Hà Nội tiếp tục tăng mạnh
Nhu cầu đối với dòng sản phẩm cao cấp, hạng sang tại những dự án kế cận khu trung tâm có dấu hiệu tăng mạnh, chủ yếu xuất phát từ những gia đình trung lưu trẻ tuổi người Việt có tích lũy tài sản, bên cạnh xu hướng định cư tại Việt Nam của chuyên gia nước ngoài cũng như kiều bào về nước an cư trước tác động của dịch Covid-19.
Báo cáo từ các tổ chức nghiên cứu thị trường từ JLL, CBRE hay Savills Việt Nam đều cho thấy, trong 3 năm gần đây, mức tăng giá trung bình toàn thị trường căn hộ đạt khoảng 7%/năm. Đặc biệt ở các khu vực liền kề trung tâm thành phố, nhất là các dự án quy mô lớn, tốc độ tăng giá càng mạnh bởi có thêm nhiều điều kiện để tạo sự khác biệt, như chất lượng xây dựng và các dịch vụ, tiện ích nhằm đưa dự án đạt chuẩn dự án cao cấp.
Thị trường BĐS cao cấp khu Đông Hà Nội dự báo vẫn tiếp tục tăng mạnh Đặc biệt, xu hướng phát triển các dự án cao cấp đặc quyền trong lòng đại đô thị tiếp tục được dự báo tăng mạnh trong thời gian tới. Điển hình các dự án nằm trong đại đô thị lớn luôn dẫn dắt thị trường như Masteri Waterfront nằm trong quần thể đại đô thị Ocean Park quy mô hơn 400ha.
Dự án này đang chứng tỏ lợi thế về chất lượng khi được phát triển bởi nhà phát triển BĐS hàng hiệu hàng đầu Việt Nam - Masterise Homes, cùng thiết kế, hệ tiện ích đẳng cấp quốc tế và giải pháp Home for Home - Đổi nhà sống sang ưu việt kết hợp với Techcombank. Được biết, chủ đầu tư của dự án này đang tiếp tục thực hiện nhiều dự án tầm cỡ khác tại Hà Nội như Masteri West Heights hay siêu dự án hàng hiệu The Grand, Hanoi hợp tác cùng Marriott International.
Dự án căn hộ cao cấp Masteri Waterfront với vị trí vàng giữa trung tâm đại đô thị Ocean Park - ảnh phối cảnh dự án Không chỉ sôi động ở phân khúc BĐS cao cấp, bà Nguyễn Hoài An, Giám đốc CBRE Việt Nam, chi nhánh Hà Nội cho biết hoạt động xây dựng đang diễn ra tích cực trên nhiều loại hình BĐS và ở nhiều khu vực khác nhau tại Hà Nội, báo hiệu sự phục hồi mạnh mẽ của thị trường BĐS thành phố.
“Chúng tôi kỳ vọng không chỉ mảng BĐS nhà ở mà cả mảng BĐS thương mại cũng sẽ chào đón thêm nhiều dự án mới với sự tham gia phát triển của cả chủ đầu tư nước ngoài và chủ đầu tư trong nước tới từ khu vực phía Nam”, bà Hoài An cho biết.
Theo nhận định của một chuyên gia BĐS, không phải đến bây giờ các nhà đầu tư mới nhận thấy khu vực vùng cận nội đô có nhiều tiềm năng. Điều này thể hiện rõ qua việc thông tin về các dự án tại vùng cận nội đô Hà Nội luôn được tìm kiếm nhiều nhất trong thời gian qua. Một số khu năm ngoái giá chỉ khoảng 30-40 triệu/m2 nhưng đến đầu năm nay đã tăng trưởng đến 70%, thậm chí có những địa điểm lên đến 100%.
Doãn Phong
"> -
'Dùng điện thoại nắp gập không có gì đáng tự hào'Nhiều năm qua, Mia Lipsit tìm mọi cách để không phải mua smartphone. Cô dùng máy tính bảng, nghe podcast bằng chiếc iPod cũ, liên lạc qua điện thoại nắp gập.
Nhưng vào tháng 10/2020, cư dân 50 tuổi tại New York nhận ra những ngày sống mà không cần smartphone của mình sắp kết thúc. Nhà mạng Verizon thông báo sẽ dừng cung cấp dịch vụ 3G vào đầu năm 2021.
“Đó là dấu chấm hết cho một kỷ nguyên”, Lipsit nhận định. Sau thời gian dài chống lại sự thay đổi, giờ cô phải thỏa hiệp, chấp nhận mua iPhone 7 thay thế cho chiếc điện thoại 3G cũ.
Ảnh hưởng đến thế giới "cục gạch"
Kể từ khi 3G xuất hiện vào năm 2001, nhiều người nhanh chóng chuyển đổi sang mạng di động này. Đây là kết nối Internet đầu tiên giúp lướt web và phát video trên điện thoại di động. So với mạng 4G, nó chậm hơn 500 lần.
Sau hai thập kỷ tồn tại, tạo nền móng cho sự ra đời của 4G và 5G, mạng 3G đang trở nên lỗi thời. Tất cả nhà mạng lớn của Mỹ như Cricket, T-Mobile, AT&T và Verizon đều ra thông báo dừng cung cấp kết nối này. Dù các nhà mạng nhiều lần trì hoãn việc tắt sóng hẳn, 3G khó có thể được sử dụng trong tương lai gần.
"Tắt sóng 3G sẽ giải phóng băng tần và cải thiện dịch vụ 4G, 5G. Nó giống như dẹp làn đường vận tốc thấp để nhường chỗ cho làn nhanh hơn trên cao tốc”, kỹ sư truyền thông dữ liệu Seva Epsteyn giải thích.
Tuy nhiên, dấu chấm hết cho mạng 3G cũng ảnh hưởng đến những người vẫn đang dùng điện thoại cơ bản, vốn chỉ dùng được kết nối này. Theo thống kê của Global System for Mobile Communications, có 9% thuê bao tại Mỹ vẫn dùng 3G trong năm 2019.
Những người như Mia Lipsit (trái) và giáo sĩ Chính Thống giáo Đông phương Mordechai Lightstone không mấy mặn mà với các smartphone hiện đại. Ảnh: Medium.
Nhiều vùng nông thôn tại đây không dùng được mạng 4G hay 5G. Người dân địa phương phải phụ thuộc vào 3G, đặc biệt khi nhiều công ty viễn thông không còn cung cấp dịch vụ cho điện thoại bàn. Số khác vẫn dùng điện thoại 3G vì không đủ tiền mua thiết bị mới.
Theo Erin Smith, dù nơi cô sống có thể truy cập 4G, mua điện thoại mới cho cả gia đình là quá tốn kém. Tại Minnesota, mức độ phủ sóng của Internet kém nên điện thoại rất quan trọng. Nhiều người không có Internet tại nhà phải đi bộ đến các cửa hàng hoặc điểm phát Wi-Fi trong thành phố để truy cập mạng.
Dù tốc độ 3G chậm nhưng cũng đủ để kết nối web tại nhiều vùng nông thôn Mỹ. Chưa kể, 3G còn là lựa chọn phù hợp với những người muốn tránh xa mạng xã hội.
Với đa số người dùng, khác biệt giữa 3G và 4G không đáng kể, nhưng lại rất quan trọng với một số cộng đồng tôn giáo. Một số giáo hội không khuyến khích dùng Internet, chỉ sử dụng điện thoại “cục gạch” hoặc một số loại cao cấp hơn, nhưng vẫn rất hạn chế Internet. Không còn 3G đồng nghĩa việc họ không thể dùng điện thoại thế hệ cũ.
Không vì tôn giáo, nhiều người vẫn thích dùng điện thoại cơ bản vì tư tưởng sống. Ảnh: Jörg Böthling
Thậm chí, không vì tôn giáo, nhiều người vẫn thích dùng điện thoại cơ bản vì tư tưởng sống.
“Tôi kết nối nhiều hơn với mọi người nhờ nó”, nhiếp ảnh gia B.A. Van Sise tự hào về chiếc nắp gập của mình. Mỗi tháng anh chỉ trả 11 USD cho thiết bị mua từ năm 2010 này. Đồng ý kiến, đạo diễn Christopher Nolan cho rằng điện thoại nắp gập giúp ông trải nghiệm nhiều hơn và không bị phân tâm như smartphone.
Khi nhà mạng AT&T thông báo dừng cung cấp 3G, Van Sise chuyển sang dùng Sprint, song nhà mạng này cũng sớm chấm dứt dịch vụ 3G. Anh đang tìm mua điện thoại mới, dẫu biết rằng không dễ để lựa chọn. “Nếu tôi không tìm được một chiếc nắp gập tốt, chắc tôi sẽ quay lại dùng điện thoại bàn”, Van Sise nói.
Cái kết cho một thời kỳ
Tháng 12/2020, Hannah Livant, sống tại Brooklyn, nhận được thông báo ngừng hỗ trợ 3G từ nhà mạng của mình. Cô đành từ bỏ chiếc nắp gập cũ và tìm mua mẫu smartphone mới đắt tiền có hỗ trợ 4G. “Dù tôi đã chọn mẫu điện thoại nhìn lạc hậu nhất, nó vẫn kết nối Internet được thông qua màn hình nhỏ xíu”, Livant nói.
Đại diện AT&T cho biết hãng đã dùng nhiều cách thông báo việc chấm dứt dịch vụ với các khách hàng còn dùng 3G. Google Fi, dịch vụ viễn thông thuộc Google cũng cấp cho người dùng gói tài trợ 100 USD để chuyển đổi mạng.
Tuy nhiên, nhiều người dùng điện thoại cơ bản vẫn cho rằng thông báo dừng 3G của nhà mạng là lừa đảo, hoặc đơn thuần là quảng cáo.
Không phải tất cả điện thoại 3G đều đồng loạt bị dừng cung cấp mạng. Tom, ngư dân tại Oregon, Mỹ cho biết chiếc điện thoại 2G của ông khi khẩn cấp vẫn dùng được.
“Tôi không nghe nói gì về hoạt động của 2G trong nhiều năm rồi, nhưng có thể các nhà cung cấp không tắt hết các trạm phát mạng này nên tôi vẫn dùng được”, Dawson cho biết. Thực tế, có nhiều trạm phát sóng đặt ở những nơi hẻo lánh nên có khả năng 2G vẫn hoạt động. Việc tương tự cũng có thể xảy ra khi nhà mạng thông báo ngừng 3G.
Nhiều người vẫn sử dụng điện thoại nắp gập bởi hoài niệm về thời vàng son của dòng điện thoại này. Ảnh: Medium
Trên hết, nhiều người hoài niệm khoảng thời gian điện thoại nắp gập được sử dụng phổ biến.
Matthew Gasda đang dùng chiếc điện thoại 4G Alcatel Go Flip cho rằng "thật đáng sợ nếu phải kết nối mạng mới được xem là tồn tại trong xã hội này. Tôi không nghĩ sở hữu điện thoại nắp gập có gì đáng tự hào, tuy nhiên nó vẫn có sự khác biệt”, Gasda nói.
Thị trường công nghệ đã có nhiều mẫu điện thoại tối giản nhưng vẫn đủ chức năng cho những người như Gasda. Tuy nhiên, anh cho biết các thiết bị này vẫn còn nhiều hạn chế.
Mỗi dịp giáng sinh, mẹ Gasda lại muốn tặng con trai smartphone. Song Gasda vẫn tiếp tục trung thành với chiếc điện thoại của mình.
"Nhiều bạn bè tỏ ra ấn tượng với chiếc điện thoại nắp gập của tôi. Dù vậy, tôi vẫn thường thấy phiền vì nó hay bị lỗi", anh nói.
(Theo Zing)
Xuất khẩu điện thoại tăng mạnh trong đầu năm 2021
Điện thoại, linh kiện là mặt hàng xuất khẩu đạt trị giá đạt 5,8 tỷ USD trong tháng 1/2021, tăng 25,9% so với tháng trước đó và tăng tới 114,8% so với cùng kỳ năm trước.
">