Quán quân 'Sàn chiến giọng hát 2019’ Tịnh Y Thảo ra MV ca ngợi tình mẫu tửQuán quân cuộc thi ‘Sàn chiến giọng hát 2019’ Tịnh Y Thảo vừa ra mắt MV ‘Từ trên đỉnh núi’ với giọng hát trong trẻo, cao vút và câu chuyện tình cảm mẹ con xúc động. 顶: 786踩: 1
Các đại biểu tham dự buổi lễ kỉ niệm 60 năm Khoa Anh văn (ĐH Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội)
Ra đời vào năm 1958 với tên gọi ban đầu là Phân khoa Anh văn thuộc Khoa Ngoại ngữ của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, Khoa Anh văn của Trường Ngoại ngữ (ĐHQG Hà Nội) hiện là một trong những đơn vị có tuổi đời lớn nhất tại Việt Nam.
Kể từ khi mới thành lập, khoa chỉ gồm ba giáo viên và một nhóm sinh viên. Người đặt nền tảng cho công cuộc giảng dạy tiếng Anh ở miền Bắc Việt Nam bấy giờ là nhà giáo Đặng Chấn Liêu.
Đến giờ, khoa đã phát triển thành một trong những đơn vị đào tạo có uy tín về học thuật, học tập liên ngành và đổi mới trong nghiên cứu, giảng dạy tiếng Anh.
Các thế hệ thầy cô của khoa Anh văn
Nhìn lại chặng đường 60 năm đã đi qua, TS. Đỗ Tuấn Minh, hiệu trưởng nhà trường với tư cách là cựu sinh viên K22, khóa học 1988 - 1993 chia sẻ đầy tự hào:
"Hành trình 60 năm qua là một chuyến tàu thực đẹp. Nếu coi mỗi năm là một ga tàu thì đoàn tàu đã dừng lại ở 60 ga khác nhau. Có người đã xuống tàu và đặt chân đến năm châu bốn bể. Có người vẫn còn tiếp tục miệt mài làm việc cho những ga tiếp theo. Cho dù còn trên tàu hay xuống ga, những hành khách một lần may mắn trên chuyến tàu ấy luôn mong cho đoàn tàu sẽ chạy mãi".
Ông Đỗ Tuấn Minh
Tuy nhiên ông cũng gửi lời nhắn nhủ, nếu như trước đây, Khoa Anh văn gần như có vị trí độc tôn về đào tạo ngoại ngữ thì nay gần như trường đại học nào cũng đào tạo tiếng Anh, cả chuyên và không chuyên. Sự tự mãn, ngủ quên trong thành tích của quá khứ sẽ làm cho đoàn tàu chạy chậm lại và rất có thể nó sẽ dừng lại ở một ga vô định nào đó.
Do vậy, ông kỳ vọng, các thế hệ sinh viên Khoa Anh văn sẽ cùng chung tay, chung sức, chung lòng vì sự phát triển của khoa trong tương lai.
Hội nghị nhằm trao đổi, thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm về ghi nhận, xác nhận và công nhận kết quả học tập theo hình thức không chính quy và phi chính quy nhằm khuyến khích việc học tập suốt đời; các biện pháp cung cấp các chương trình học tập nhằm đáp ứng nhu cầu của người học theo hình thức phi truyền thống (đào tạo lại dành cho người lớn, nâng cao kỹ năng, cho những người bỏ học, phụ nữ và bà mẹ,…); hoạch định chính sách học tập suốt đời hướng đến một nền văn hóa học tập suốt đời nhằm đạt được tri thức giáo dục đại học cho mọi người.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ chia sẻ, khoa học kỹ thuật, kiến thức xã hội đang thay đổi từng ngày, do đó để tồn tại, phát triển mỗi người phải học tập liên tục để cập nhập kiến thức, vừa để đáp ứng yêu cầu công việc, vừa nâng cao chất lượng cuộc sống.
Bộ trưởng khẳng định, Đảng và nhà nước luôn quan tâm, ban hành nhiều chủ trương, chính sách để xây dựng xã hội học tập, tạo điều kiện cho mọi người dân được học tập thường xuyên, học tập suốt đời; coi học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng của ngành giáo dục.
Những năm qua, Hội khuyến học các cấp phát triển rất mạnh, hệ thống, thiết chế về giáo dục suốt đời tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người được tiếp cận với giáo dục đã phát triển rộng khắp, từ trung ương cho tới phường xã, làng xóm.
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT chia sẻ tại hội nghị.
Bộ trưởng cho biết, với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, internet như hiện nay, việc học tập thường xuyên, học tập suốt đời của người dân, xây dựng xã hội học tập rất thuận lợi. Chính phủ hiện đang xây dựng hệ tri thức Việt số hóa, dự kiến khai trương vào đầu năm 2019, qua đó, mọi người có trách nhiệm đóng góp, chia sẻ, mang lại lợi ích thiết thực.
Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, so với thế giới, công bằng trong giáo dục của Việt Nam đã đạt ở mức tương đối. Việt Nam đã hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục THCS, các đối tượng hòa nhập cũng rất được chú trọng. Vì thế, giáo dục suốt đời phát triển mạnh sẽ góp phần quan trọng để thực hiện công bằng giáo dục - một trong những mục tiêu nhiều nước đang theo đuổi.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Nhạ cũng cho rằng, đây là vấn đề không dễ, vì đối tượng, hình thức, nội dung, phương pháp, phương tiện thực hiện rất đa dạng. Những khó khăn, vướng mắc đang tiếp tục được nghiên cứu để khắc phục, hướng tới một xã hội học tập tốt hơn, mọi người được tham gia học tập thuận lợi hơn và trở thành một động lực cho mọi người chứ không phải bắt buộc.
Người đứng đầu ngành giáo dục cũng chia sẻ những vấn đề giáo dục Việt Nam rất cần được nghe tư vấn, học hỏi kinh nghiệm quốc tế. Trong đó có việc xây dựng hệ thống giáo dục mở, linh hoạt, liên thông - một nội dung quan trọng khi sửa Luật Giáo dục.
Hay một số việc khác như xây dựng chương trình cho các phương thức giáo dục từ xa và cung cấp dịch vụ để mọi người cùng có thể tham gia; thiết chế tổ chức các hình thức giáo dục suốt đời sao cho linh hoạt, hiệu quả, tránh hình thức; ghi nhận, xác nhận và công nhận kết quả học tập theo hình thức không chính quy và phi chính quy nhằm khuyến khích việc học tập suốt đời.
Theo Bộ GD-ĐT, hiện cả nước có 695 trung tâm giáo dục thường xuyên, bao gồm: 74 trung tâm cấp tỉnh, 621 trung tâm cấp huyện; 11.019 trung tâm học tập cộng đồng (đạt 98,7%); 2.854 trung tâm ngoại ngữ – tin học.
Hệ thống Hội khuyến học đã phủ kín các cấp từ cấp tỉnh đến cấp xã với trên 17 triệu hội viên là các cựu giáo viên, các nhà hoạt động chính trị, xã hội quan tâm thúc đẩy sự nghiệp học tập cho mọi lứa tuổi.
Chỉ tính riêng từ năm 2012 đến nay, toàn quốc đã có hơn 120 triệu lượt người tham gia học tập các chuyên đề tại các trung tâm học tập cộng đồng; gần 6 triệu lượt người học ngoại ngữ và hơn 1,2 triệu lượt người học bồi dưỡng tin học ứng dụng; hơn 2,4 triệu lượt người tham gia học nghề ngắn hạn; gần 300 nghìn người theo học lớp xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ.
Số lượt cán bộ, công chức được đào tạo bồi dưỡng đạt hơn 4,7 triệu lượt người; gần 3,3 triệu lao động nông thôn được hỗ trợ học nghề; hơn 140 nghìn người khuyết tật được học nghề và tạo việc làm; 100% xã đạt phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 1 trở lên; 99,04% xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS; 99,9% đơn vị cấp xã duy trì đạt chuẩn xóa mù chữ; tỷ lệ biết chữ ở độ tuổi 15-35 của cả nước đạt 98,87%; ở độ tuổi từ 15-60 là 97,57%.
Cả nước đã có hơn 8 triệu gia đình đạt danh hiệu “Gia đình học tập”, gần 40 nghìn dòng họ đạt danh hiệu “Dòng họ học tập”, hơn 62 nghìn “Cộng đồng học tập” cấp thôn bản, tổ dân số và 27,5 nghìn các tổ chức nằm trên địa bàn hành chính cấp xã, do cấp xã quản lý đạt danh hiệu “Đơn vị học tập”.
评论专区