









=> Xem thêm những hình ảnh làng sao mới nhất trên VietNamNet.

=> Xem thêm những hình ảnh làng sao mới nhất trên VietNamNet.
Đây không phải lần đầu trang Facebook này đăng một mẩu quảng cáo như vậy. Với lý do thanh lý trả mặt bằng, fanpage này đã bán sách lậu từ năm 2017 đến nay với sự tiếp tay từ Facebook
Facebook là sân chơi của fakebook
"Chỉ cần tìm kiếm sách trên một trang web hay có sở thích liên quan đến sách trong profile cá nhân, người dùng sẽ dễ dàng thấy được những mẫu quảng cáo này", Hùng Thanh, quản lý tại một công ty dịch vụ chạy quảng cáo Facebook ở TP.HCM cho biết.
Sách lậu được bán với giá chỉ bằng 25% giá bìa sách thật. |
Theo ông Thanh, sách là một trong những mặt hàng dễ được phê duyệt quảng cáo nhất trên Facebook, kể cả sách lậu. Các trang Facebook bán sách lậu thường được đặt tên rất tri thức như: mọt sách, tri thức, dạy làm giàu hoặc tên các nhà xuất bản... Đồng thời, để tăng tin cậy, các fanpage bán sách lậu sẽ dùng logo của nhà xuất bản làm ảnh đại diện.
Các tựa sách được lựa chọn để bán trên Facebook thường là những cái tên nổi bật như Đắc Nhân Tâm, Nhà Giả Kim hay các truyện từ Nguyễn Nhật Ánh.
Theo nhà phát hành sách First News, điểm dễ phát hiện sách lậu nhất là sale trên 35%. Điển hình là một số đầu sách như Đắc Nhân Tâm đang được First New bán với giá 76.000 đồng thì các trang bán sách lậu trên Facebook như Sách Giá ** chỉ bán với giá 19.000 đồng.
Thậm chí, một số đầu sách còn được fanpage trên bán với giá 5.000 đồng kèm khuyến mãi mua 5 tặng 1, mua 10 khuyến mãi phí vận chuyển.
Bên cạnh đó, các fanpage Facebook còn ưu tiên bán combo. Với 8 cuốn truyện của Nguyễn Nhật Ánh chỉ được bán với giá 288.000 đồng trong khi giá sách thật gần 500.000 đồng.
Đơn vị bị vi phạm bản quyền không biết tố cáo với ai
“Chưa bao giờ trên môi trường mạng xã hội, việc phát tán sách giả, sách lậu lại ngang nhiên như hiện nay”, Bà Nguyễn Lê Việt Hà, Phó phòng Kinh doanh, NXB Kim Đồng từng chia sẻ.
Theo chính sách của Facebook, quảng cáo trên nền tảng này không được chứa nội dung vi phạm bản quyền của bên thứ ba. Nếu phát hiện nội dung vi phạm bản quyền, người bị vi phạm phải trực tiếp báo cáo với Facebook.
![]() |
Một fanpage bán sách lậu mua quảng cáo để tiếp cận người dùng trên Facebook đều đặn mỗi ngày. |
Hiện các nhà xuất bản chỉ có hai cách để chống lại những fanpage bán sách lậu trên Facebook. Trong đó, Công ty truyện tranh Comicola chọn cách report (báo cáo) khi phát hiện các bên vi phạm bản quyền.
"Giải pháp này không thể hiệu quả bởi việc tạo ra fanpage và chạy quảng cáo trên Facebook rất đơn giản. Người bị vi phạm bản quyền không thể tự phát hiện đúng và đủ các trường hợp vi phạm được. Facebook là bên nhận tiền để quảng cáo những nội dung trên, họ phải chủ động trong bước xác minh", ông Thanh nói thêm.
Bằng chứng là việc hiện có hàng chục trang Facebook bán sách lậu vẫn tồn tại 4-5 năm và hiện vẫn trả tiền cho Facebook để quảng cáo sách lậu, tiếp cận hàng nghìn người dùng mỗi ngày.
Trong khi đó, Alpha Books và First News chọn cách đăng tải thông tin trang bán sách lậu lên mạng để cảnh báo người dùng. Ông Nguyễn Văn Phước, CEO của First News - kêu gọi những người làm sách chân chính cùng đoàn kết lại để lên tiếng tố cáo những nơi phát hành sách giả, sách lậu.
“Chúng tôi đã kiên trì thâm nhập, đặt sách nhiều lần ở các trang này suốt 6 tháng qua và nhận được toàn sách giả, sách kém chất lượng, sai sót từ những trang bán sách này. Một ngày chúng vận chuyển giao hàng sách giả ngày đêm, kể cả thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ với số lượng rất lớn, vì lợi nhuận rất nhiều”, ông Phước cho biết.
Tuy vậy, để tránh lọt vào danh sách cảnh báo của nhà xuất bản Nhã Nam, các fanpage chỉ cần đổi tên hoặc thậm chí là tạo một trang mới và tiếp tục mua quảng cáo.
(Theo Zing)
Với sự giúp sức của Facebook, hàng trăm nhóm kín chia sẻ nội dung phi pháp đang hoạt động mạnh mẽ tại Việt Nam.
">Báo cáo của Google cho thấy, nền kinh tế số tại khu vực ASEAN đã lần đầu tiên chạm ngưỡng 100 tỷ, tăng 72 tỷ USD so với năm ngoái. Kinh tế số tại Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan đang tăng trưởng ở mức từ 20 đến 30% mỗi năm. Trong khi đó, hai đại diện dẫn đầu trong khu vực là Indonesia và Việt Nam có tốc độ tăng trưởng vượt mức 40% một năm.
Thống kê cũng cho thấy, trong năm 2019, Việt Nam sở hữu 61 triệu người dùng Internet. Trung bình người Việt dành 3h12" mỗi ngày cho Internet trên smartphone, chủ yếu để sử dụng các ứng dụng mạng xã hội và truyền thông liên lạc (52%), ứng dụng xem video (20%) và game (11%) và các ứng dụng dùng cho công việc.
Theo đánh giá của Google, Việt Nam cùng Indonesia là hai thị trường bứt phá về kinh tế số so với các quốc gia còn lại trong khu vực. Báo cáo còn cho thấy quy mô nền kinh tế số tại Việt Nam có thể đạt 12 tỷ USD năm 2019 và thậm chí là 43 tỉ USD vào năm 2025.
Google cũng dự đoán kinh tế số Việt Nam sẽ tăng trưởng nóng nhất trong các lĩnh vực gồm thương mại điện tử, du lịch trực tuyến, truyền thông trực tuyến, và gọi xe công nghệ.
![]() |
Kinh tế số đang làm thay đổi cơ cấu xã hội và góp phần tạo ra nhiều việc làm mới tại Việt Nam. Ảnh: Trọng Đạt |
Đông Nam Á đang tự định hình thế giới công nghệ
Đánh giá của Google cho thấy, sự tăng trưởng vượt trội khắp khu vực Đông Nam Á đến từ dòng chảy cư dân trực tuyến mới trong khu vực. Theo thống kê của Google, số cư dân trực tuyến tại 6 quốc gia này đã tăng thêm khoảng 100 triệu người so với 4 năm trước.
Thị trường khách hàng tăng trưởng đã tạo động lực cho các doanh nghiệp trong khu vực. Đây là một yếu tố quan trọng trong việc giúp những startup “kỳ lân” như Gojek cho đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ tận dụng các công cụ kỹ thuật số để mở rộng quy mô một cách nhanh chóng.
Thương mại điện tử đang là ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất và tăng trưởng nhanh nhất khu vực Đông Nam Á. Hơn 150 triệu người dân tại khu vực này đang mua những thứ họ cần qua mạng.
![]() |
Thương mại điện tử và du lịch trực tuyến là 2 lĩnh vực được dự đoán sẽ phát triển nóng nhất tại nền kinh tế số Việt Nam. |
Giá trị của ngành thương mại điện tử Đông Nam Á hiện đạt 35 tỷ USD, tăng gấp 7 lần so với chỉ 5 tỷ USD hồi 4 năm trước. Google cũng nhận định rằng, quy mô mảng thương mại điện tử tại đây sẽ chạm mốc 150 tỷ USD vào năm 2025.
Không chỉ thương mại điện tử, thị trường ứng dụng gọi xe công nghệ tại Đông Nam Á cũng đang tăng trưởng mạnh mẽ. Hiện có tới 40 triệu người gọi xe, đặt thức ăn và sử dụng các dịch vụ khác theo nhu cầu, so với chỉ 8 triệu người vào năm 2015.
Theo Google và Temasek, do là khu vực có nhiều người dùng Internet gắn kết nhất thế giới, Đông Nam Á đang tự định hình các xu hướng công nghệ.
Khi nói đến các dịch vụ như “gọi xe công nghệ” hay giao món ăn, khu vực Đông Nam Á đang tăng trưởng nhanh hơn bất kỳ nơi nào trên thế giới. Nhịp tăng trưởng đó sẽ còn tiếp tục khi một thế hệ mới ngày càng lớn lên và nhiều người dân nông thôn tiếp cận được với Internet.
Theo dự báo của Google, đến năm 2025, nền kinh tế số khu vực ASEAN sẽ tăng gấp 3, chạm mức 300 tỷ USD. Với quy mô này, nền kinh tế số khu vực ASEAN sẽ rút ngắn được khoảng cách với những thị trường phát triển hơn về tỷ lệ đóng góp vào GDP.
Trọng Đạt
">TIN BÀI KHÁC:
Con bệnh nặng: Cha rao bán cặp lợn nái không ai mua">