Đây là giải thưởng nhằm khuyến khích giới khoa học trong cả nước nỗ lực nghiên cứu đạt được những kết quả khoa học xuất sắc và tham gia tổ chức triển khai ứng dụng các kết quả đó ở Việt Nam. Qua đó, đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng của đất nước.
Các công trình đăng ký xét tặng giải thưởng năm nay thuộc 9 lĩnh vực khoa học tự nhiên và công nghệ (Toán học, Cơ học, Khoa học thông tin và khoa học máy tính, Vật lý, Hóa học, Các Khoa học về sự sống, Các Khoa học về trái đất, Khoa học biển, Khoa học môi trường và năng lượng) mà tác giả là những nhà khoa học ở trong và ngoài nước.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trao giải thưởng Trần Đại Nghĩa năm 2019 cho các tác giả các công trình nghiên cứu khoa học xuất sắc. Ảnh: Thanh Hùng. |
Qua quá trình đánh giá, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã ra quyết định trao tặng giải thưởng Trần Đại Nghĩa năm 2019 cho 4 công trình xuất sắc về mặt khoa học (đã có nhiều công bố quốc tế, có bằng sở hữu trí tuệ...) và đã được ứng dụng rộng rãi.
Các công trình này có đặc điểm chung nổi bật là làm chủ các công nghệ tiên tiến: vật liệu mới, di truyền nông nghiệp, xử lý ô nhiễm môi trường,...
Mỗi nhóm tác giả và công trình đoạt giải nhận được số tiền thưởng 200 triệu đồng.
Các tác giả/nhóm tác giả nhận được giải thưởng Trần Đại Nghĩa năm 2019 với các công trình nghiên cứu xuất sắc. |
Chia sẻ tại lễ trao giải, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhìn nhận "Những kết quả đó góp phần quan trọng vào kết quả chung của đất nước đạt được".
Theo ông, để đất nước phát triển và tranh thủ những vận hội mới, không thể không tăng cường về tiềm lực khoa học công nghệ.
Tuy nhiên để đột phá, ông Đam cho rằng không chỉ nói đến khía cạnh khoa học mà trước hết phải nói đến khía cạnh kinh tế trong khoa học và cần giải quyết các gánh nặng về thủ tục.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chia sẻ tại buổi lễ. Ảnh: Thanh Hùng. |
"Không thể tiếp tục để tình trạng coi khoa học công nghệ là quốc sách, thậm chí là quốc sách hàng đầu, nhưng ngân sách đầu tư, tỷ trọng đầu tư lại giảm dần từ 1,8% xuống còn hơn 1,4% ngân sách Nhà nước. Cũng không thể nói khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu mà các nhà khoa học cứ phải trăn trở, vật lộn, thậm chí "sáng tác" số liệu để hợp thức hóa khoản chi của mình" - ông Đam nói.
Do đó, theo ông Đam, nếu không tạo nên được sự đột phá thật sự trong thời gian tới đây, chắc chắn đất nước không thể vượt lên được.
"Đất nước ngày hôm nay và ngày mai có phát triển được hay không thì phụ thuộc lực lượng chính là các nhà khoa học. Các nhà khoa học không phải chỉ ở viện hàn lâm mà còn từ các doanh nghiệp, không chỉ là người Việt Nam mà sẽ đến lúc chúng ta thu hút được lực lượng khoa học, tinh hoa đến từ các nước khác nữa" - ông Đam nhấn mạnh.
Các công trình và tác giả được nhận Giải thưởng Trần Đại Nghĩa năm 2019: Công trình 1: Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ sản xuất vaccine cúm gia cầm subtype A/H5N1 ở Việt Nam của nhóm tác giả GS.TS Lê Trần Bình, PGS.TS Đinh Duy Kháng, TS. Trần Xuân Hạnh. Công trình 2: Nghiên cứu tổ hợp vật liệu đặc chủng phục vụ chế tạo bộ hỗ trợ chiến đấu cho người lính và lõi đạn xuyên động năng 85mm của nhóm tác giả TS. guyễn Văn Thao, PGS.TS Đoàn Đình Phương, TS Lê Văn Thụ. Công trình 3: Nghiên cứu và phát triển công nghệ xử lý chất thải nguy hại công nghiệp và y tế của nhóm tác giả PGS.TS Trịnh Văn Tuyên, TS. Nguyễn Thế Đồng, Kỹ sư chính Mai Trọng Chính. Công trình 4: Nghiên cứu chọn tạo giống lúa phục vụ Đồng bằng sông Cửu Long của GS.TS Nguyễn Thị Lang. |
Thanh Hùng
- Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh đã phê duyệt đề xuất trao tặng Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2019 cho 3 nhà khoa học được Hội đồng giải thưởng đề nghị.
" alt=""/>Trao giải thưởng Trần Đại Nghĩa năm 2019 cho 4 công trình khoa họcTrong 2 giờ đồng hồ, các ý kiến trình bày tại buổi gặp gỡ đã nhấn mạnh tới vai trò của trí thức Việt Nam suốt chiều dài lịch sử.
Những câu nói của các bậc tiền nhân như Thân Nhân Trung, Lê Quý Đôn về sử dụng người tài, vai trò “nguyên khí quốc gia”, “phi trí bất hưng” của những người làm khoa học, công nghệ... được nhắc tới nhiều lần.
Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng kể lại những kỷ niệm về sự đóng góp của đội ngũ trí thức với công cuộc xây dựng, kiến thiết và phát triển đất nước cũng như sự quan tâm của Đảng và Nhà nước.
![]() |
Chương trình gặp gỡ diễn ra sáng 14/5 tại Hà Nội |
Trong bài phát biểu dài 8 phút, ông Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương đã điểm lại tên tuổi những trí thức thuở xưa luôn ý thức về trách nhiệm và bổn phận đối với đất nước với tinh thần “quốc gia hữu sự, sĩ phu hữu trách” trong lịch sử, và đặc biệt là việc quy tụ, sử dụng người tài của Chủ tịch Hồ Chí Minh để “giúp dân, giúp nước”.
Ông Thưởng khẳng định nhiều chủ trương của Đảng, Nhà nước về phát triển đội ngũ trí thức đã đi vào cuộc sống, phát huy hiệu quả. Đồng thời, ghi nhận vai trò đi đầu của đội ngũ trong những đổi mới sáng tạo, góp phần tăng năng suất lao động, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế... Tuy nhiên, những đóng góp của trí thức vẫn chưa đáp ứng, giải đáp kịp thời những vấn đề của thực tiễn đặt ra, chưa thật sự trở thành động lực cho sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước.
Ông Thưởng khẳng định: "Xây dựng đội ngũ trí thức vững mạnh là trực tiếp nâng tầm trí tuệ dân tộc, sức mạnh đất nước, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng và chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị. Đầu tư cho trí thức là đầu tư cho sự phát triển bền vững".
Ông Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung Ương
![]() |
Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ Chu Ngọc Anh khẳng định đã có nhiều cải tiến chính sách đối với các nhà khoa học. Ông khẳng định, với vai trò tham mưu cho Chính phủ, Bộ đã xây dựng nhiều chính sách nhằm tạo môi trường làm việc thuận lợi, hạ tầng khoa học công nghệ đã được đầu tư nâng cấp, viện nghiên cứu tiên tiến, chương trình nghiên cứu trọng điểm, hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo đã được hình thành... Đây là cơ sở để các nhà khoa học yên tâm cống hiến. |
GS.TS Nguyễn Quang Liêm, Viện trưởng Viện Khoa học vật liệu - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Việt Nam nói rằng với điều kiện như hiện tại, đóng góp của các trí thức, nhà khoa học Việt Nam là "vượt bậc" và giới khoa học có quyền tự hào về điều này. Ông cũng dẫn số liệu để nói rằng hiện nay đội ngũ giáo sư trong cả nước đang mỏng, chứ không phải "nhiều" như dư luận đề cập.
![]() |
GS Nguyễn Thị Lan, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam nói rằng khoa học công nghệ đã đóng góp 30% giá trị gia tăng của sản xuất nông nghiệp và các mô hình ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao trong trồng trọt, chăn nuôi, thủy hải sản; giúp tăng hiệu quả kinh tế từ 10 – 30%. Bà Lan đề xuất 4 vấn đề, trong đó cần chú trọng tới những nghiên cứu dài hạn, nghiên cứu dẫn đường, "khai sáng" |
![]() |
PGS Tạ Hải Tùng đến từ Trường ĐH Bách khoa Hà Nội nhấn mạnh việc đầu tư cho nghiên cứu khoa học ở các trường đại học là khâu then chốt để tạo ra những thủ lĩnh khoa học ngay từ giảng đường |
![]() | ||
Các ý kiến phát biểu nhấn mạnh tầm quan trọng của khoa học
|
Song Nguyên - Thuý Nga
" alt=""/>“Xây dựng đội ngũ trí thức vững mạnh là nâng tầm sức mạnh đất nước”