Cục Tin học hóa thí điểm chuyển đổi số các xã, bản khó khăn
作者:Bóng đá 来源:Thời sự 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-18 10:45:00 评论数:
Mang công nghệ về các xã,ụcTinhọchóathíđiểmchuyểnđổisốcácxãbảnkhókhătin nhanh bóng đá bản khó khăn
Vi Hương là một xã vùng cao nằm ở phía Bắc của tỉnh Bắc Kạn. Hiện nay, tỷ lệ hộ nghèo của xã khá cao, chiếm 24,91%. Xã có thu nhập bình quân trên đầu người thấp chỉ đạt 13,5 triệu/người/năm so với thu nhập bình quân trên đầu người của người Việt xấp xỉ 65 triệu/người/ năm (theo số liệu năm 2019).
Đặc biệt, dù có nhiều tiềm năng phát triển các loại nông sản, nhất là thảo dược chăm sóc sức khỏe song vì nhiều lý do mà Vi Hương vẫn sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, chưa chuyên nghiệp và hạn chế đầu ra cho sản phẩm.
Chương trình triển khai thí điểm chuyển đổi số cho một số xã, bản khó khăn nhằm thực hiện vai trò dẫn dắt của Bộ TT&TT trong chuyển đổi số, giúp các địa phương phát triển kinh tế xã hội (Ảnh người dân Vi Hương thu hái dược liệu) |
Với mong muốn góp phần tạo sự đổi thay cho địa phương còn khó khăn này, từ tháng 4/2020, Cục Tin học hóa, Bộ TT&TT đã phối hợp với Sở TT&TT tỉnh Bắc Kạn, UBND huyện Bạch Thông, UBND xã Vi Hương và CMC Telecom thí điểm chuyển đổi số nông nghiệp cho các sản phẩm đặc trưng.
Đến nay, các đơn vị đã hoàn thành việc khảo sát tình hình sản xuất nông nghiệp tại Vi Hương; cũng như phân tích, đánh giá, lên phương án và kế hoạch chuyển đổi số. Kết nối với sàn thương mại điện tử Postmart của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (VietnamPost) và các sản phẩm của Vi Hương hiện đã được người dùng trên mọi miền đất nước đặt mua trực tiếp qua sàn Postmart và nhận được nhiều phản hồi tích cực.
Vi Hương là một trong những xã, bản được Cục Tin học hóa tiến lựa chọn tham gia chương trình thí điểm chuyển đổi số để phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân tại địa phương.
Những xã có điều kiện kinh tế còn khó khăn khác cũng được chọn để được hỗ trợ triển khai chuyển đổi số gồm có: Hướng Phùng (huyện Hướng Hóa, Quảng Trị), Nhơn Lý (thành phố Quy Nhơn, Bình Định), Tràng Đà (thành phố Tuyên Quang), Nậm Ty (huyện Hoàng Su Phì, Hà Giang), Minh Lãng (huyện Vũ Thư, Thái Bình) và Hồ Thầu (huyện Tam Đường, Lai Châu). Chương trình thí điểm sẽ giúp các xã đưa sản phẩm, dịch vụ đặc trưng của mình đến với khách hàng bằng bằng hình thức công nghệ.
Chương trình thí điểm sẽ giúp các xã đưa sản phẩm, dịch vụ đặc trưng của mình đến với khách hàng bằng bằng hình thức công nghệ. |
Ý tưởng thí điểm chuyển đổi số tại một số xã khó khăn được Cục Tin học hóa đề xuất hướng tới mục tiêu kép là: thực hiện vai trò dẫn dắt của Bộ TT&TT trong chuyển đổi số, giúp một số địa phương phát triển kinh tế xã hội, lấy người dân là trung tâm, không ai bị bỏ lại phía sau; xây dựng điển hình về chuyển đổi số để tuyên truyền, nâng cao nhận thức, tạo cảm hứng. Đồng thời, tạo cơ sở thực tiễn cho Bộ TT&TT trong việc triển khai các nội dung của Chương trình chuyển đổi số quốc gia.
Dự kiến được triển khai với 100% nguồn lực xã hội hóa với kinh phí, trang thiết bị do các doanh nghiệp công nghệ đóng góp và nhân lực chủ yếu là đoàn viên thanh niên Bộ TT&TT cùng lực lượng tại địa bàn, chương trình sẽ hỗ trợ các xã được chọn xây dựng dự án chuyển đổi số. Trong đó, nêu rõ mục tiêu, nội dung, giải pháp và các bước thực hiện; đặc biệt phải xác định các công nghệ, nền tảng số được sử dụng trong chu trình chuyển đổi. Mỗi xã/bản thí điểm sẽ chọn lựa một số sản phẩm, dịch vụ chủ lực, đặc trưng của địa phương để thực hiện chuyển đổi số.
Các xã/bản được chọn triển khai thí điểm cũng được hỗ trợ trang thiết bị phục vụ chuyển đổi số dựa trên định hướng phát triển sản phẩm, dịch vụ lựa chọn. Người dân được tuyên truyền, nâng cao nhận thức, hướng dẫn kỹ năng trong việc ứng dụng công nghệ số để tạo ra sản phẩm, dịch vụ cùng kỹ năng giới thiệu, bán hàng.
Kết quả chương trình thí điểm triển khai chuyển đổi số cho một số xã/bản khó khăn dự kiến được Cục Tin học hóa tổng hợp, báo cáo lãnh đạo Bộ TT&TT trong quý IV năm nay.
Sứ mệnh lớn của Chương trình chuyển đổi số quốc gia
Khi trao đổi với các chuyên gia CNTT tại lễ khai giảng “Chương trình đào tạo 100 chuyên gia Chính phủ điện tử” mới đây, Cục trưởng Cục Tin học hóa Nguyễn Huy Dũng đã nhấn mạnh, sứ mệnh của chương trình chuyển đổi số quốc gia là làm sao mang CNTT “thấm” vào từng cây lúa, củ khoai của người dân.
Khẳng định vai trò quan trọng của các chuyên gia CNTT, người đứng đầu Cục Tin học hóa khuyến nghị, các chuyên gia CNTT đừng giới hạn trách nhiệm, công việc của mình trong việc ứng dụng CNTT, xây dựng Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử, mà cần nghĩ sứ mệnh của mình rộng hơn thế: mang CNTT vào mọi ngõ ngách của cuộc sống.
“Các chuyên gia CNTT thời gian tới cần đau đáu việc làm thế nào để ứng dụng CNTT giúp phát triển kinh tế xã hội của địa phương mình”, ông Dũng chia sẻ.
Trong “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” được phê duyệt ngày 3/6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã đạt ra mục tiêu đến năm 2025, kinh tế số Việt Nam chiếm 20% GDP và tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%.
Chương trình chuyển đổi số quốc gia cũng xác định Nông nghiệp là một trong tám lĩnh vực cần được ưu tiên chuyển đổi số trước, cùng với Y tế, Giáo dục, Tài chính - Ngân hàng, Giao thông vận tải và logistics, Năng lượng, Tài nguyên và Môi trường, Sản xuất công nghiệp. Bởi lẽ, đây là những lĩnh vực có tác động xã hội, liên quan hàng ngày tới người dân, thay đổi nhận thức nhanh nhất, mang lại hiệu quả, giúp tiết kiệm chi phí.
Vân Anh
Phát triển các nền tảng “Make in Vietnam” là giải pháp quan trọng đẩy nhanh chuyển đổi số
Nhấn mạnh Chương trình Chuyển đối số quốc gia được phê duyệt là dấu mốc quan trọng, đại diện Cục Tin học hóa cho biết, Chương trình đã xác định việc phát triển các nền tảng “Make in Vietnam” là giải pháp hàng đầu để đẩy nhanh chuyển đổi số.