Nhận định, soi kèo Willem II vs Ajax, 21h45 ngày 13/4: Thắng để tiến sát ngôi vương

Ngoại Hạng Anh 2025-04-18 08:47:34 334
ậnđịnhsoikèoWillemIIvsAjaxhngàyThắngđểtiếnsátngôivươty gia do la   Nguyễn Quang Hải - 13/04/2025 08:54  Hà Lan
本文地址:http://tw.tour-time.com/news/18f198921.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Iberia vs Gareji, 22h00 ngày 14/4: Bức tranh tương phản

image001.jpg
 Weoja là công cụ tìm kiếm made in Vietnam, đảm bảo tối đa thông tin cá nhân của người dùng

Nhu cầu về một công cụ tìm kiếm riêng tư, không theo dõi người dùng

Theo tổng hợp của LinkedIn và trang thông tin chuyên về an ninh mạng, bảo vệ quyền riêng tư và dữ liệu CPO magazine, một trong những rủi ro phổ biến nhất khi tìm kiếm trên mạng Internet, các công cụ tìm kiếm sẽ theo dõi và lập hồ sơ hoạt động trực tuyến của người dùng bằng cách sử dụng cookie hoặc các kỹ thuật khác. Những phương pháp này cho phép họ tạo hồ sơ chi tiết về sở thích, thói quen và hành vi của người dùng, từ đó họ có thể sử dụng để quảng cáo có mục tiêu, cá nhân hóa hoặc thậm chí thao túng. Ví dụ, các công cụ này có thể hiển thị quảng cáo dựa trên lịch sử tìm kiếm hoặc tác động bằng cách thay đổi thứ hạng, nội dung của kết quả.

Một rủi ro khác là dữ liệu công cụ tìm kiếm của người dùng có thể bị lộ cho các bên trái phép do vi phạm, rò rỉ hoặc hack dữ liệu. Điều này có thể xảy ra khi các công cụ tìm kiếm không bảo mật được cơ sở dữ liệu, máy chủ hoặc mạng của họ hoặc khi họ chia sẻ hoặc bán dữ liệu của người sử dụng cho bên thứ ba. Một ví dụ điển hình là năm 2006, truy vấn tìm kiếm của hơn 650.000 người dùng AOL đã bị lộ, trong đó có những thông tin nhạy cảm như tên, địa chỉ, tình trạng y tế và các vấn đề cá nhân. 

“Nguy cơ lộ lọt thông tin và lừa đảo trực tuyến cũng như mã độc tấn công ngày càng gia tăng, mối lo ngại rủi ro khi sử dụng Internet và tìm kiếm thông tin ngày càng rõ nét. Vì thế, một công cụ tìm kiếm riêng tư, “không theo dõi” người dùng, nhưng vẫn có thể mang lại kết quả chất lượng cao là điều mà người dùng Internet ngày càng quan tâm”, ông Lê Bắc Nam - Nhà sáng lập công cụ tìm kiếm Weoja nhận định.

Weoja là công cụ tìm kiếm của doanh nghiệp Việt được nghiên cứu và phát triển trong suốt 6 năm và chuẩn bị ra mắt, cam kết đảm bảo tất cả những yêu cầu “riêng tư, không theo dõi, không quảng cáo” của người dùng. Nói về lý do ra mắt Weoja, ông Lê Bắc Nam - người sáng lập dự án Weoja cho biết: “Mặc dù đã có những công cụ tìm kiếm lớn, nhưng không phải ai cũng hài lòng với cách mà các công cụ này thu thập và sử dụng dữ liệu cá nhân của họ, vì vậy Weoja đã ra đời”.

Weoja hướng tới nhóm người dùng mong muốn trải nghiệm tìm kiếm một cách tự do, an toàn và quan tâm đến quyền riêng tư, bảo mật thông tin cá nhân. “Các công cụ tìm kiếm thường thu thập dữ liệu người dùng để cung cấp quảng cáo và cá nhân hoá. Trong khi đó, Weoja không quảng cáo, chúng tôi nhấn mạnh vào việc không thu thập thông tin cá nhân của người dùng”, ông Nam nói.

Kết quả tìm kiếm chất lượng nhờ thuật toán riêng

Trả lời câu hỏi về việc Weoja không theo dõi người dùng thì liệu có thể đưa ra những kết quả tìm kiếm chất lượng mà người dùng thực sự quan tâm, ông Nam cho biết, tuy Weoja không theo dõi người dùng, nhưng công ty đã xây dựng thành công một thuật toán tìm kiếm riêng biệt, gọi là WeoAlgorithm (Thuật toán Weo). Thuật toán này cung cấp kết quả tìm kiếm một cách chất lượng dựa trên thông tin có sẵn trong cơ sở dữ liệu mà không cần theo dõi người dùng cá nhân. 

image003.jpg
 Weoja có khả năng cung cấp kết quả tìm kiếm một cách chất lượng nhờ một thuật toán riêng biệt, gọi là WeoAlgorithm

“Thay vì cố gắng tạo ra một sản phẩm tìm kiếm cho hàng chục triệu người dùng tại Việt Nam để cạnh tranh với các công cụ tìm kiếm hiện tại, chúng tôi muốn phát triển một công cụ do người dùng trải nghiệm tìm kiếm một cách chuyên sâu và sành sỏi, những người coi trọng kết quả tìm kiếm chất lượng cao, coi trọng quyền riêng tư, bỏ qua sự thiếu minh bạch trong sắp xếp thứ hạng kết quả và yêu thích trải nghiệm”, ông Nam nói.

Hơn hết, Weoja là công cụ tìm kiếm được thiết kế, lập trình, phát triển bộ lõi và sản xuất hoàn toàn bởi các kỹ sư Việt Nam. “Chúng tôi không đi theo mô hình kinh doanh của các công cụ tìm kiếm ở Việt Nam hiện hữu, không coi họ là đối thủ trong thị trường tìm kiếm thông tin. Quy mô, cách thức và phạm vi tiếp cận của chúng tôi hoàn toàn khác biệt”. 

Thuật toán tìm kiếm riêng WeoAlgorithm giúp Weoja cung cấp kết quả tìm kiếm chính xác và phù hợp với người dùng. Kết quả tìm kiếm cũng được thu thập từ các nguồn đa dạng, giúp người dùng có nhiều lựa chọn hơn.

“Mô hình kinh doanh của Weoja không giống với các công cụ tìm kiếm khác. Điều này có nghĩa là chúng tôi không có nhu cầu và không cần phải thu thập thông tin cá nhân của người dùng. Trên thực tế, dữ liệu duy nhất chúng tôi lưu trữ là địa chỉ email. Đó có thể là bất kỳ địa chỉ email nào, miễn là bạn có thể sử dụng nó để khôi phục tài khoản của mình, và nó không hề chứa bất kì thông tin cá nhân nào của bạn”, đại diện Weoja chia sẻ.

Doãn Phong

">

Công cụ tìm kiếm ‘made in Vietnam’ bảo vệ thông tin cá nhân người dùng

Tại phòng cách ly trường hợp tiếp xúc gần ca bệnh xác định, Bệnh viện Bắc Thăng Long, gia đình năm người của chị N. vừa kết thúc bữa ăn trưa không lâu. Ba đứa trẻ, đứa lớn nhất 12 tuổi, đứa út 5 tuổi tíu tít cười đùa qua lớp khẩu trang.

Người bác sĩ tiến vào chậm rãi, thông báo với chị N. về việc chị phải chuyển tới Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh cách ly riêng. Không gian bỗng im lặng đến lạ. Chị N. hiểu chuyện gì đang đến với mình. Người phụ nữ 42 tuổi luống cuống vơ vội một vài bộ quần áo, bước về phía chiếc xe cấp cứu đang đợi phía dưới.

Trước khi đi, chị ngoái lại nhìn con. Ba đứa trẻ mặt buồn thiu, rưng rưng nước mắt. Chị N. cố nén xúc động, dặn con: “Các con ở đây ngoan nhé, mẹ đi chữa bệnh rồi mẹ sẽ về”.

Người chồng gọi với: “Em cố giữ gìn sức khỏe. Có anh ở đây lo cho các con rồi”.

Đã hơn 2 tuần trôi qua, đến tận bây giờ, chị N. vẫn không giấu nổi những giọt nước mắt khi nhớ lại ngày hôm ấy, ngày chị nhận tin mình dương tính SARS-CoV-2.

{keywords}
Bệnh nhân 253 tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương chiều 25/4

Chị Bùi Thị N. 42 tuổi, ở thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Hà Nội là bệnh nhân 253 được ghi nhận mắc Covid-19 ở Việt Nam. Chị N. là chị dâu của bệnh nhân 243, lây nhiễm bệnh do có sự tiếp xúc gần với người này.

Ngày 6/4, sau thông tin về ca bệnh 243 được công bố, cả gia đình chị N. được đưa đến khu cách ly tập trung.

Chỉ 1 hôm sau đó, chị N. có kết quả dương tính, phải chuyển lên Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương điều trị. Dù đã phần nào chuẩn bị trước tâm lý, người phụ nữ 42 tuổi vẫn không tránh khỏi bàng hoàng khi biết tin.

Chị N. nhớ như in buổi chiều ngày 7/4 hôm ấy. Không gian trong xe cấp cứu lờ mờ ánh đèn. Bên cạnh chị N. là 2 bác sĩ mặc bộ đồ bảo hộ kín mít. Nhìn qua khung cửa kính của chiếc xe, thấy khu cách ly xa dần, chị N. rơi nước mắt.

Người phụ nữ 42 tuổi lo cho mình, nhưng nghĩ nhiều hơn đến những đứa con bé bỏng và người chồng ở lại. Sẽ thế nào nếu họ bị lây bệnh từ chị?

Mấy ngày gần đây, chị N. cũng đã gặp rất nhiều người ở thôn Hạ Lôi, trong đó có bố mẹ già mắc nhiều bệnh nền và người cháu dâu đang mang thai 6 tháng. Suy nghĩ có thể làm hại đến họ càng khiến chị N. thêm hoảng loạn, lo lắng.

“Đêm hôm ấy và nhiều đêm sau đó, tôi gần như thức trắng. Tới nỗi khi gọi điện video cho người thân, ai cũng hỏi sao mắt thâm quầng vậy. Tôi mất ăn, mất ngủ nhiều ngày liền vì sợ hãi”, chị N. nhớ lại.

Những ngày sau, các ca dương tính được ghi nhận ở Hạ Lôi tăng dần. Ở bệnh viện, chị N. luôn giữ chiếc điện thoại bên mình, cứ chốc chốc lại sốt ruột tìm kiếm thông tin về tình hình Hạ Lôi. Mỗi ca dương tính được ghi nhận là thêm 1 lần lòng người phụ nữ 42 tuổi nặng trĩu.

Phải tới khi tất cả hơn 30 trường hợp F1 lần lượt có kết quả âm tính và được kết thúc cách ly, chị N. mới có thể trút bỏ hết gánh nặng tâm lý, sinh hoạt trở lại bình thường.

Chị N. không có nhiều triệu chứng bệnh đặc biệt. Tuần cuối cùng của tháng 3, tức là trước khi biết tin mắc bệnh khoảng 10 ngày, chị có dấu hiệu đau rát họng nhẹ, cơ thể thoáng mệt, tìm mua thuốc cảm cúm để uống nhưng không thấy đỡ. 

Khi nhập viện điều trị, các triệu chứng này vẫn còn nhưng ở mức khá nhẹ. Chị N. nghiêm chỉnh chấp hành theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Các triệu chứng đỡ dần rồi khỏi hẳn sau một tuần.

{keywords}
Bệnh nhân 253 cùng bác sĩ và các bệnh nhân Covid-19 khác trong buổi lễ ra viện tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương chiều 25/5

Những ngày trong viện, vấn đề sức khỏe không quá đáng ngại, khó khăn lớn nhất với chị N. chỉ là tâm lý bất ổn khi nghĩ đến những người tiếp xúc gần với mình. Chị N. tâm sự, động lực lớn nhất giúp chị vượt qua giai đoạn khó khăn là sự động viên của mọi người, từ gia đình, đội ngũ y bác sĩ đến những người quen trong xóm.

Ở khu cách ly, người chồng và ba đứa trẻ vẫn gọi điện động viên chị N. hàng ngày. Nhận được sự cổ vũ của người thân và đặc biệt là nhìn thấy họ mạnh khỏe, người phụ nữ 42 tuổi như có thêm sức mạnh.

Đặc biệt, dù cả thôn Hạ Lôi đang bị cách ly, bà con làng xóm vẫn thường xuyên dành cho các bệnh nhân như chị N.  những lời an ủi, khích lệ. Đó là điều khiến chị thấy cảm động nhất.

Chị N. bảo, chị rất đau lòng khi thấy Hạ Lôi trở thành ổ dịch, người dân Hạ Lôi phải cách ly. Bà con nơi đây vốn sống bằng nghề trồng hoa, sau nhiều ngày cách ly, cả ruộng hoa đều phải phá bỏ. Có những gia đình ước tính thiệt hại lên tới cả tỷ đồng.

“Tôi buồn và thương mọi người rất nhiều. Chúng tôi thường nói với nhau rằng, năm sau ta sẽ làm lại từ đầu. Tôi hy vọng dịch sớm qua để bà con được trở lại cuộc sống như bình thường”, chị N. tâm sự.

Chị N. nhận kết quả âm tính nCoV liên tiếp vào các ngày giữa tháng 4, sau khoảng 1 tuần điều trị. Đến ngày 25/4, chị được công bố khỏi bệnh cùng 4 bệnh nhân khác tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương 2.

Chị N. đã ngóng chờ khoảnh khắc này từ rất lâu. Người phụ nữ 42 tuổi chia sẻ, những ngày trước đây, khi thấy các bệnh nhân cùng phòng lần lượt được gọi tên trong danh sách khỏi bệnh, chị vô cùng sốt ruột. Chị N. đếm từng giờ đến ngày chính thức khỏi bệnh để được báo tin vui cho gia đình.

“Mừng lắm! Tôi vô cùng biết ơn các y bác sĩ vì đã giúp chúng tôi chiến thắng căn bệnh này”, chị N. xúc động chia sẻ trong buổi lễ ra viện.

Niềm vui càng được nhân lên nhiều hơn khi gia đình của chị N. và rất nhiều người dân Hạ Lôi khác đã được trở về nhà sau thời gian cách ly tập trung. Hơn 1 tuần nay, thôn Hạ Lôi cũng không còn có sự xuất hiện của các ca Covid-19 mới.

Chị N sẽ tiếp tục có 14 ngày theo dõi sức khỏe sau khỏi bệnh tại khu cách ly trước khi trở về nhà. Dự định trước mắt của chị là chăm chỉ tập luyện, giữ tinh thần thật tốt để có thể hoàn toàn khỏe mạnh.

“Sau đó, tôi sẽ về khôi phục lại vườn hoa và cùng gia đình gây dựng mọi thứ lại từ đầu”, chị N. nói.

Nguyễn Liên

Bệnh nhân 266: 'Xin dư luận nhìn nhận khách quan và rộng lượng hơn'

Bệnh nhân 266: 'Xin dư luận nhìn nhận khách quan và rộng lượng hơn'

 - Sốc và lo sợ khi biết tin mình mắc Covid-19, nhưng chị H. bàng hoàng nhiều hơn bởi cùng lúc phải chịu đựng rất nhiều lời chửi bới, chỉ trích từ dư luận.  

">

Bệnh nhân 253: 'Tôi hoảng loạn, thức trắng nhiều đêm khi dương tính nCoV'

Nhận định, soi kèo Boavista vs CD Nacional, 21h30 ngày 12/4: Bất phân thắng bại

Năm 1991, cái tên Tống Toàn Thắng lần đầu xuất hiện cùng xiếc trăn và gắn liền với hình tượng Thạch Sanh từ đó. Năm 1993, truyền thông Thụy Sỹ phát sốt với người đàn ông Việt Nam để bốn con trăn quấn quanh người, cùng loạt biệt danh quốc tế như "crazy man", "snake man"… Năm 2019, Tống Toàn Thắng là một trong hai nghệ sĩ xiếc đầu tiên tại Việt Nam được trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân.

Đó là những gì khán giả thấy.

Ông vua xiếc Việt kể chuyện ăn ngủ cùng trăn khổng lồ - 1

NSND Tống Toàn Thắng là nghệ sĩ xiếc trăn đầu tiên ở Việt Nam. Anh gắn liền với hình tượng chàng Thạch Sanh trong tuổi thơ của thế hệ 8X, 9X.

"Tôi chỉ gục ngã khi ánh đèn sân khấu đã tắt"

Rumani, Đông Âu, ngày Chủ Nhật mùa đông năm 2003.

Trước buổi biểu diễn, anh Thắng dậy sớm, đi bộ ra quán Internet gần nơi ở để nhận tin tức từ Việt Nam, như thường lệ. Lúc đó khoảng 8h sáng, chỉ có một chiếc mail duy nhất, nhưng anh đã phải mở đi mở lại vì không tin nổi vào mắt mình, trước dòng chữ: "Bố mất rồi anh ơi". 

Gần 20 năm ngồi kể lại buổi biểu diễn cuối cùng tặng bố ở quảng trường Rumani, đôi mắt anh Thắng vẫn ngấn lệ. Anh nhớ khi đó mình đã định bỏ lại tất cả để bay về Việt Nam, anh đã khóc không thể dừng trước khi được bác sĩ cho uống thuốc an thần. Nhưng rồi vì bố, và vì khán giả, người nghệ sĩ đã gói ghém mọi thứ riêng tư để bước lên sân khấu, trong hình tượng chàng Thạch Sanh khỏe mạnh, đầy năng lượng.

"Hàng nghìn khán giả vỗ tay tán thưởng tôi nhưng không ai biết, ngay khi tấm màn gió khép lại, tôi đã bật khóc", nghệ sĩ Tống Toàn Thắng kể lại. 

Với anh Thắng, việc kiểm soát cảm xúc của bản thân là yếu tố quyết định sự chuyên nghiệp của người nghệ sĩ. Vì theo anh, khán giả luôn xứng đáng được thấy những gì đẹp nhất, tốt nhất trên sân khấu. 

Vào nghề từ năm 1978, NSND Tống Toàn Thắng sớm nhận ra chân lý này khi may mắn được tham gia nhiều buổi biểu diễn quốc tế vòng quanh nước Mỹ, Đông Âu, Châu Á… những năm anh chỉ mới 25-27 tuổi. Dù thành danh sớm, nhưng con đường làm nghề của anh không trải đầy hoa hồng. 

Ông vua xiếc Việt kể chuyện ăn ngủ cùng trăn khổng lồ - 2

Tống Toàn Thắng (áo trắng) trong lần lưu diễn ở Mỹ.

Năm 1986, đang ở đỉnh cao sự nghiệp thì đất nước bước vào giai đoạn đổi mới, xóa bỏ bao cấp. Những nghệ sĩ xiếc như anh bị cắt bỏ nhiều phần chế độ, nhiều người phải bỏ nghề đi xuất khẩu lao động để kiếm sống. Lúc đó, tiết mục mà anh Thắng tham gia có 4 thành viên thì 2 người bỏ ngang. Anh rơi vào trạng thái khủng hoảng, cả về kinh tế và tinh thần.

Một buổi sáng, anh Thắng vô tình xem được hình ảnh một cô gái bị trăn cuốn quanh người trên cuốn tạp chí của Nga. Anh khao khát được thực hiện một tiết mục tương tự, tại Việt Nam, nhưng người diễn chính là nam.

"Tôi bắt đầu tìm hiểu về trăn, lao vào tập luyện để chuẩn bị cho ngày thành lập rạp xiếc Trung Ương năm 1991. Như một cơ hội cuối cùng để làm nghề, và được xuất hiện trong rạp xiếc hiện đại nhất cả nước một lần trong đời", Nghệ sĩ Tống Toàn Thắng chia sẻ.

Tháng 12/1991, tiết mục "Thạch Sanh đánh chằn tinh, giải cứu công chúa" lần đầu ra mắt đã tạo ra cú nổ lớn. Khán giả ngỡ ngàng trước hình ảnh người đàn ông vạm vỡ quấn quanh người hai con trăn nặng hơn 90kg, có lúc dạo chơi, có khi kịch tính nghẹt thở. 

Hình ảnh "hoàng tử trăn" Tống Toàn Thắng từ đó xuất hiện trên hàng loạt các poster quảng cáo, trải khắp đường phố Hà Nội và nhiều tỉnh thành trên cả nước. "Thấy tôi hùng dũng trên sân khấu nhưng khán giả không biết, trước khi diễn xiếc trăn đến một con lươn tôi cũng sợ", anh Thắng bật cười. 

Hơn 30 năm diễn xiếc trăn, chàng "Thạch Sanh" đã trải qua trên dưới 20 bạn diễn trăn, có con ở với anh mười mấy năm. Anh từng bốn lần suýt chết vì bị trăn cuốn đến nghẹt thở, cánh tay nham nhở không nguyên vẹn. Những vết sẹo do trăn gây ra trong quá trình luyện tập đều được anh hóa trang, che kín trước khi lên sân khấu.

Với nghệ sĩ xiếc, sự khổ luyện cũng là một yếu tố chinh phục khán giả, nhưng không phải bằng những vết thương mà phải bằng kỹ thuật biểu diễn đỉnh cao trên sân khấu.

Ông vua xiếc Việt kể chuyện ăn ngủ cùng trăn khổng lồ - 3

Năm 2019, Tống Toàn Thắng là một trong 2 nghệ sĩ xiếc đầu tiên tại Việt Nam được trao tặng danh hiệu NSND.

Nghệ thuật phải vì khán giả, phục vụ cho khán giả

Những năm 70 - 80, nghệ sĩ đi diễn theo chủ trương "nghệ thuật vị nghệ thuật", tức là nghệ thuật đứng độc lập với đời sống xã hội, chính trị, khước từ sứ mệnh của người nghệ sĩ trong quá trình đấu tranh xã hội. Những vở xiếc được xây dựng theo một quy chuẩn, đôi khi là lặp đi lặp lại và bắt khán giả phải theo. 

Theo NSND Tống Toàn Thắng: "Tư tưởng này buộc phải thay đổi nếu muốn nghệ thuật xiếc phát triển. Nghệ thuật bây giờ phải vị nhân sinh, phải vì con người, phải đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu của khán giả".

Xiếc là loại hình nghệ thuật mang tính quốc tế lớn, có thể kết hợp với nhiều thể loại khác. Để một vở xiếc hoàn chỉnh cần có đầy đủ các yếu tố: tính hấp dẫn, hồi hộp, tính thẩm mỹ và không thể bỏ qua tính chất giải trí. Giải trí trong tác phẩm không phải là chiêu trò câu kéo, không phải là bán hàng chợ, càng không để lu mờ những kỹ thuật đỉnh cao của người nghệ sĩ xiếc. 

Trong thời đại 4.0, những đạo diễn sân khấu, những nghệ sĩ cần có sự tìm hiểu về xu hướng, tận dụng lợi thế về sân khẩu, từ âm thành, hình ảnh đến trang phục để xây dựng một kịch bản hoàn hảo.

"Đây là một bài toán khó với người làm xiếc bởi phải cân bằng giữa tính chuyên môn và giải trí. Nhưng cần phải mạnh dạn thay đổi để thích nghi với thị trường, làm sao để xiếc không chỉ phục vụ cho trẻ em mà tất cả đối tượng đều có thể thưởng thức", anh Thắng nói. 

Ông vua xiếc Việt kể chuyện ăn ngủ cùng trăn khổng lồ - 4

Có những vở diễn xiếc diễn viên phải tập 2 - 3 năm chỉ để diễn trên sân khấu trong 5 - 7 phút. Trong ảnh là vở "Hà Nội những giấc mơ" năm 2017, do NSND Tống Toàn Thắng đạo diễn. 

Năm 2018, nghệ sĩ Tống Toàn Thắng tiên phong trong việc khắc họa chân dung người chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam, bằng hình thức xiếc. Các vở diễn như "Sống mãi Điện Biên"; "Ký ức Trường Sơn"; "10 cô gái ngã ba Đồng Lộc", "Vòng tròn bất tử", "Huyền thoại mẹ", "Vết chân tròn trên cát"… khi ra mắt đã gây tiếng vang lớn.

Các chương trình xiếc có nhạc sống, kết hợp với các ca sĩ, dàn hợp xướng và các nghệ sĩ xiếc phối hợp nhịp nhàng trên sân khấu. Trước phần biểu diễn, chương trình có phần giao lưu với các nhân chứng lịch sử về những năm tháng hào hùng của dân tộc. Trung bình mỗi vở, nghệ sĩ Tống Toàn Thắng mất từ 3 tuần đến 3 tháng để hoàn thiện kịch bản.

Ông vua xiếc Việt kể chuyện ăn ngủ cùng trăn khổng lồ - 5

Trang phục của Thạch Sanh thường chỉ đóng khố, không mặc áo quần, để lộ da thịt để tăng sự tiếp xúc với trăn, như vậy nghệ sĩ dễ điều khiển "bạn diễn" hơn.

Trong các buổi biểu diễn, không chỉ có các cán bộ lão thành mà rất nhiều gia đình có con nhỏ, kể cả các bạn trẻ cũng tới xem. Thiếu tướng Huỳnh Đắc Lương, năm 2019 tròn 100 tuổi, một nhân chứng sống được mời tới vở "Sống mãi Điện Biên" đã nói với anh Thắng: "Tôi không ngờ có nhiều thế hệ đến xem như thế, cuối cùng đã có người mang chúng tôi ra ánh sáng". 

"Trách nhiệm của những người nghệ sĩ như tôi là phải mang họ ra ánh sáng, kể những câu chuyện cho mọi người biết về trang sử hào hùng của ông cha. Tôi muốn thế giới nhìn thấy, đây không phải người Việt Nam làm xiếc, mà loại hình xiếc này là thương hiệu riêng của Việt Nam", NSND Tống Toàn Thắng chia sẻ.

Giờ đây, khi đã lên làm "sếp" (Phó Giám đốc Liên đoàn Xiếc Việt Nam), anh Thắng vẫn nhận đi diễn những vai nhỏ, để điều phối sân khấu, hỗ trợ diễn viên của mình. Đặc biệt, anh vẫn liên tục nhập vai Thạch Sanh, biểu diễn xiếc trăn.

Anh Thắng chia sẻ, khán giả còn yêu cầu mình biểu diễn, còn muốn nhìn thấy mình đứng trên sân khấu tức là những nỗ lực của mình vẫn còn được ghi nhận.  

Ông vua xiếc Việt kể chuyện ăn ngủ cùng trăn khổng lồ - 6

Đời nghệ sĩ xiếc như con đom đóm, cháy hết mình rồi lụi tắt.

Nghệ sĩ Tống Toàn Thắng sinh năm 1967, tại Hà Nội. Hiện đang là Phó Giám đốc Liên đoàn Xiếc Việt Nam.

Năm 1978, Tống Toàn Thắng trúng tuyển Trường Xiếc Việt Nam. Năm 1983, anh ra trường về công tác tại Liên đoàn Xiếc Việt Nam. Anh là nghệ sĩ xiếc Việt Nam đầu tiên diễn xiếc với trăn, qua hình tượng "Thạch Sanh đánh chằn tinh", gắn liền với tuổi thơ thế hệ 8X, 9X.

Năm 1992, Tống Toàn Thắng giành giải thưởng "Khán giả yêu thích nhất" và "Tiết mục đặc biệt nhất" tại Liên hoan Xiếc quốc tế ở Vũ Hán (Trung Quốc). Tên tuổi của anh từ đây được thế giới biết đến nhiều hơn.

Năm 2019, anh là một trong hai nghệ sĩ xiếc đầu tiên tại Việt nam được Thủ tướng trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân.

Anh đã đi lưu diễn ở nhiều quốc gia trên thế giới như: Thái Lan, Trung Quốc, Thụy Điển, 16 quốc đảo của Thái Bình Dương, 97 thành phố; 41 tiểu bang ở Mỹ với gần 1.000 buổi diễn.

">

'Ông vua xiếc Việt' kể chuyện ăn ngủ cùng trăn khổng lồ

2uc4xahf.png
Dù đã có 9 triệu trạm gốc, Trung Quốc vẫn muốn mở rộng phạm vi phủ sóng di động hơn nữa. (Ảnh: Xinhua)

Trong thông báo phát đi ngày 27/12, Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin (MIIT) cho biết chính phủ muốn cải thiện phạm vi phủ sóng và hiệu quả trong 11 kịch bản, bao gồm các trung tâm dịch vụ công, danh lam thắng cảnh, bệnh viện, trường đại học, ga tàu điện ngầm và trạm giao thông vận tải.

“Hành động này sẽ tối ưu hóa độ phủ 4G và 5G thông qua tối ưu hóa xây dựng trạm gốc để đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số của các ngành công nghiệp quan trọng”, thông báo viết.

Theo LightReading, văn bản này chỉ là thông báo, không phải chỉ thị. Trung Quốc thường phát đi các thông báo liên ngành như vậy, chẳng hạn lời kêu gọi phát triển hạ tầng máy tính quốc gia năm ngoái.

Thông báo kêu gọi cải thiện theo hai giai đoạn. Đến cuối năm 2024, các bộ ban ngành hi vọng phủ sóng di động “sâu” tại 80.000 địa điểm chỉ định và phủ sóng liên tục trên 25.000km đường sắt, 350.000km đường cao tốc và 150 tuyến tàu điện ngầm đô thị.

Đến cuối năm 2025, con số này tăng lên 120.000 địa điểm, 30.000km đường sắt, 500.000km đường cao tốc, 200 tuyến tàu điện ngầm đô thị. Ít nhất 90% mạng phải có tốc độ tải xuống 220 Mbit/giây và tải lên 45 Mbit/giây.

Theo đánh giá mới nhất của Speedtest, Trung Quốc đứng thứ tư về băng rộng di động thế giới với tốc độ tải xuống trung bình 162 Mbit/giây và tải lên 29 Mbit/giây.

(Theo Light Reading)

">

Trung Quốc muốn phủ sóng di động rộng hơn nữa

Tin nguong anh 1

SáchHiến tế người trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

Tác giả Nguyễn Thị Thu Hoà cho biết:Cách đây khoảng 3 năm, mạng xã hội có rộ lên tranh cãi về việc nên bãi bỏ hay không lễ hội chém lợn tại Ném Thượng. Từ đó, tôi luôn tìm tòi về phong tục hiến sinh, có liên quan đến việc hiến tế máu động vật. Đầu năm 2024 trong dịp Tết âm lịch, tôi cảm thấy đã đủ độ chín trong nghiên cứu về hiến sinh ở Việt Nam nên đã quyết tâm viết sách Hiến tế người trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Việc nghiên cứu về hiến tế người ở Việt Nam chỉ có thể dựa theo các hiện vật khảo cố học, sử sách ghi chép lại và các tàn dư của hiến tế người trong tín ngưỡng dân gian. Dù việc hiến tế người dã man đến nay gần như không còn nhưng vẫn có những tàn dư cho đến hôm nay và nhiều năm sau. Đây có lẽ là cuốn sách được hoàn thành nhanh nhất, chỉ trong 3 tháng, vì có lẽ tôi quá yêu thích nghiên cứu này. Cũng mong muốn rằng, qua nghiên cứu này của tôi, người đọc có thể có cái nhìn khác về tục lệ hiến tế người, chém lợn Ném Thượng, đâm trâu ở Tây Nguyên”.

Tại sao người ta lại hiến tế người, động vật sống? Đó là bởi khi chưa có lửa, con người phải ăn tươi nuốt sống. Việc cúng tế thịt sống là theo truyền thống lưu giữ hàng nghìn, hàng vạn năm, nó là một cách để tưởng nhớ lại tiền nhân. Rất nhiều món được ăn sống phổ biến từ Âu sang Á, có một số món thịt bò, thịt ngựa được ăn sống ở châu Âu, người Nhật Bản hay ăn hải sản sống, một sô dân tộc đều có món tiết canh.

Trước khi có tôn giáo, con người phải có tín ngưỡng, đối với người tiền sử, tín ngưỡng của họ là sự tôn sùng thế giới tự nhiên, các vị thần gắn với thế giới tự nhiên: Trời, Đất, Sông, Núi, Cây, Rừng, Mưa, Gió, Sấm, Chớp... Khi xã hội con người phát triển hơn, xuất hiện nhà nước, mới xuất hiên tôn giáo, có tôn giáo đa thần và tôn giáo độc thần. Như vậy, việc cúng tế bằng động vật sống, máu sống, phù hợp với tín ngưỡng tôn sùng thế giới tự nhiên. Và trải qua hàng nghìn năm, truyền thống vẫn được lưu giữ đến ngày hôm nay.

Thực tế ở Việt Nam hiện nay, việc hiến sinh trâu, lợn có đầy đủ các hình thức trên, tùy phong tục từng địa phương, vùng miền.

Trong các hiến tế trước đây, người ta thường hiến tế Thủy Thần nhiều nhất. Khi khoa học kĩ thuật chưa phát triển, đường bộ đi lại hạn chế thì việc đi lại đường thủy là chủ yếu. Mà không phải khúc sông, vùng biển nào cũng yên ả. Vì thế người ta cần hiến tế người cho Thủy Thần, thường là thức ăn, thỉnh thoảng thì để làm vợ thủy thần.

"Địa điểm hành lễ là đảo hòn Đỏ, đảo hòn Một và đảo hòn Nhan... Thời điểm thờ cúng, hành lễ là vào lúc mãn mùa cá (khoảng trung tuần tháng ba âm lịch)... Mục đích thờ cúng, hiến tế là để các ác thần không quấy nhiễu, không gây đau ốm, chết chóc cho ngư dân và phù hộ cho ngư dân đánh được nhiều tôm cá [...] Lễ tế được cử hành vào lúc ban đêm ở ghềnh đá ngoài đảo, nơi mà hàng ngày thả lưới đăng ở đó", (trích từ Lê Văn Kỳ. 2015. Văn hóa biển miền Trung Việt Nam.NXB Khoa học xã hội. Hà Nội).

Người ta quan niệm sau khi chết, vẫn có hồn trú ngụ ở thân thể người chết, trong xương người chết. Vì thế trong dân gian vẫn lưu truyền những sự kiện như sọ người chết có thể được thờ cúng để xin số đánh đề hoặc làm một số viêc tâm linh.

Sọ của một cô gái trẻ còn trinh, đã chết gọi là Thiên Linh Cái. Khi luyện Thiên Linh Cái thành công, pháp sư có thể sai bảo hồn cô gái đi thu thập tin tức hoặc làm một số việc tâm linh, thường là những việc xấu. Chính vì thế ở Việt Nam, đã có vụ án Thiên Linh Cái. Đây là một vụ giết phụ nữ hàng loạt để lấy sọ luyện bùa, xảy ra tại xã Tân Bình, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp vào cuối năm 1990. Hung thủ là một thầy bùa tên là Phạm Văn Tuấn (1957-2002). Khi bị bắt và khi ra pháp trường, y vẫn tự tin là thực hiện được phép độn thổ do có bùa Thiên Linh Cái. Phép thuật kì diệu đó đã không cứu được tên Tuấn khỏi viêc bị tử hình.

Hiến tế người được thực hiện ở gần như hầu hết nơi trên thế giới, trong nhiều nền văn hóa khác nhau. Nhiều nền văn hóa cho thấy dấu vết của sự hiến tế người trong thời tiền sử trong thần thoại và các văn bản tôn giáo của họ nhưng gần như đã ngừng thực hành khi con người bắt đầu vào thời đại văn minh.

Luật pháp hiện nay coi hiến tế con người tương đương với tội giết người. Hầu hết tôn giáo lớn hiện nay đều lên án tập tục này.

Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Znews

Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: books@zingnews.vn. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.

Trân trọng

">

Thiên linh cái và quan niệm về hiến tế

友情链接