Cơ thủ Việt Nam bị cấm thi đấu và sự phức tạp của hệ thống thế giới

Thực tế ở các môn thể thao khác
Khác với môn bóng đá,ơthủViệtNambịcấmthiđấuvàsựphứctạpcủahệthốngthếgiớanh trai vượt chông gai nơi Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA) có ảnh hưởng gần như bao trùm, hầu như không có các tổ chức khác cùng cấp có ảnh hưởng tương đương.
Ở một số môn thể thao khác, việc có một vài tổ chức ngang quyền và đối lập nhau trong việc điều phối các giải đấu và điều phối các VĐV, là sự việc không hiếm.

Các golfer vừa dự giải Hà Nội Open 2024 bị WPA cấm thi đấu 6 tháng (Ảnh: HT).
Ví dụ như trong môn golf, có 3 hệ thống các giải đấu lớn, có ảnh hưởng gần như ngang nhau, gồm PGA Tour (do người Mỹ điều hành), DP World Tour (trước mang tên European Tour) và LIV Golf (được sáng lập và điều hành bởi các tỷ phú Saudi Arabia).
Trong số này, nếu như DP World Tour gần như giữ thái độ trung dung, thì 2 hệ thống PGA Tour và LIV Golf đối đầu nhau ra mặt. PGA Tour quy định, các golfer đã chuyển sang thi đấu trên hệ thống LIV Golf thì không được thi đấu ở các giải thuộc hệ thống PGA Tour, và ngược lại.
Điều này khiến cho nhiều golfer buộc phải đánh đổi, khi lựa chọn hệ thống để thi đấu. Ví dụ như cựu số một thế giới Brooks Koepka (Mỹ), hay người đang giữ kỷ lục là tay golf lớn tuổi nhất từng vô địch một giải major (tương đương với tính chất các giải Grand Slam trong môn quần vợt) Phil Mickelson (Mỹ), không thể tham dự PGA Tour, sau khi đã chuyển sang LIV Golf.

Trong môn golf, cựu số một thế giới Brooks Koepka do đã chuyển sang thi đấu trên hệ thống LIV Golf, nên bị cấm thi đấu ở hệ thống PGA Tour (Ảnh: Getty).
Tương tự như thế là trường hợp của golfer có cú phát bóng mạnh nhất thế giới hiện nay Bryson DeChambeau (Mỹ). Anh chuyển sang thi đấu trên hệ thống LIV Golf, không còn cơ hội đấu các giải trên PGA Tour. Đồng thời, PGA Tour cũng gây sức ép khiến các golfer đã chuyển sang LIV Golf, không còn được cộng điểm xếp hạng trên bảng xếp hạng toàn cầu.
Những nhà điều hành các hệ thống giải này không giải thích dài dòng, họ chỉ tuyên bố đã thi đấu trên hệ thống khác, xem như đương nhiên sẽ không được thi đấu song song trên hệ thống của họ. Hiểu đơn giản là các vận động viên (VĐV) không được phép đầu quân cho 2 nơi cùng lúc. Các golfer cứ thế mà lựa chọn hệ thống thích hợp với mình.
Giải pháp giải quyết xung đột
Quay trở lại với câu chuyện 87 cơ thủ Việt Nam vừa bị Liên đoàn billiards pool thế giới (WPA) cấm thi đấu 6 tháng (từ tháng 10/2024 - 4/2025), do dự giải Hà Nội Open (kết thúc cách đây vài ngày).
Giải đấu này nằm trong hệ thống của WNT (hệ thống các giải billiards pool chuyên nghiệp trên khắp thế giới), trong khi đây là hệ thống từng xung đột với WPA. Chính vì thế, WPA một khi không thể ngăn cản các cơ thủ xuất hiện ở các giải đấu của WNT, họ thực hiện luôn lệnh cấm dành cho các cơ thủ nói trên, ở các giải đấu do WPA điều hành.

Giải pháp tốt nhất cho các cơ thủ là WPA và WNT phải giải quyết tốt các xung đột đang có giữa 2 tổ chức này (Ảnh: HT).
Trong số các giải đấu do WPA và các tổ chức thành viên của họ điều hành, có các giải thuộc những đại hội thể thao quen thuộc với người Việt Nam, gồm SEA Games và Asiad. Thế nên, thiệt thòi dành cho các VĐV Việt Nam trong cuộc xung đột quyền lợi giữa hai hệ thống quản lý các giải đấu lớn này càng lớn.
Cũng liên quan đến vụ việc này, bên tổ chức giải gồm Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội, Liên đoàn billiards & snooker Hà Nội, không sai, bởi họ tổ chức giải đúng luật. Phía WPA cũng có lý với lệnh cấm của mình, bởi lệnh cấm chỉ diễn ra trong nội bộ các giải đấu do WPA điều hành.
Chỉ có các VĐV phải chịu thiệt vì buộc phải chọn hệ thống mà họ muốn thi đấu, đã chọn hệ thống này thì không được tham dự các giải thuộc hệ thống kia và ngược lại.
Giải pháp tốt nhất chỉ đến một khi các tổ chức lớn trong môn billiards gồm WPA và WNT tìm được tiếng nói chung, giải quyết các xung đột giữa hai tổ chức này. Khi đó, các VĐV mới được thi đấu nhiều giải hơn, không cần phải đau đầu để lựa chọn nữa!
相关文章
Nhận định, soi kèo Nữ Kazakhstan vs Nữ Armenia, 20h00 ngày 8/4: Tự tin vượt lên
Pha lê - 08/04/2025 09:20 Nhận định bóng đá g2025-04-10Xe tải cố vượt cầu gỗ, rơi tõm xuống sông
Nhiều phụ nữ người dân tộc thiểu số ở Đắk Nông tham gia lớp xóa mù chữ (Ảnh: Đặng Dương).
Theo chị Sua, việc cầm bút khó khăn hơn nhiều so với cầm cuốc làm rẫy hay thêu thùa, nhuộm vải. Tuy nhiên, vì hành trình tìm con chữ nên chị đã cố gắng hết mình.
Đều đặn 6 tháng liền, ban ngày chị Sua lên rẫy, chiều về lo cơm nước cho gia đình, khi trời nhá nhem tối, chị Sua mới đội đèn đến lớp học chữ.
Người mẹ 5 con này phấn khởi cho biết, sau nhiều tháng đến lớp, chị đã được ban tổ chức lớp học cấp Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình xóa mù chữ cấp độ 1.
"Ngày trước, tôi không biết chữ, không thể tự đi làm giấy khai sinh cho con, những lúc con ốm phải đi bệnh viện cũng rất khó khăn vì không biết đọc", chị Sua cho hay.
Dù điều kiện học tập khó khăn, thế nhưng các học viên đều nỗ lực trong quá trình đến lớp (Ảnh: Đặng Dương).
Các lớp học xóa mù chữ vẫn đang được xã Quảng Sơn duy trì. Toàn xã có 155 học viên theo học, chia làm 4 lớp, mở tại các thôn Đắk Snao 1 và Đắk Snao 2.
Đa phần học viên theo học lớp xóa mù chữ là phụ nữ người Mông, Hoa, Dao, Tày, Nùng, có độ tuổi 15- 57 tuổi… Trong số này, có người chưa một lần đi học hoặc đã từng được đi học nhưng sau nhiều năm chỉ làm nương rẫy đã quên mặt chữ.
Có trường hợp, học viên địu cả con nhỏ đến lớp học (Ảnh: Đặng Dương).
Cũng là một trong số hàng trăm phụ nữ xã Nam Xuân (huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông) tham gia lớp xóa mù chữ, chị Lương Thị Đan đã hoàn thành các khóa học trong chương trình.
Sau 3 năm theo học, không chỉ biết viết, biết đọc, chị Đan còn sử dụng thành thạo điện thoại di động để tra cứu những thông tin bổ ích, áp dụng vào việc sản xuất của gia đình.
Chị Đan cho biết: "Được sự động viên của người thân, tôi đi học xóa mù chữ khi đã hơn 40 tuổi. Đến nay, tôi đã đọc và viết thành thạo nên mỗi khi có công việc ở xã hoặc huyện, tôi đều tự đi làm mà không phải nhờ các con đưa đi như trước đây nữa".
Được biết, các lớp học xóa mù chữ được triển khai theo Dự án 5 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.
Quá trình thực hiện, các lớp xóa mù chữ đã góp phần nâng cao trình độ dân trí cho nhân dân vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, nhất là nâng cao nhận thức, thay đổi nếp nghĩ, cách làm cho phụ nữ, giúp các học viên thuận lợi trong việc nuôi dạy con cái, tích cực tham gia các hoạt động và phong trào phụ nữ tại địa phương.
Đến nay, toàn tỉnh Đắk Nông có 7/8 huyện, thành phố đạt chuẩn mức độ 2 và 1 huyện đạt chuẩn mức độ 1 về phổ cập xóa mù chữ. Toàn tỉnh còn 13.072 người mù chữ ở độ tuổi 15-60 tuổi, giảm 2021 người so với năm 2021, riêng đồng bào dân tộc thiểu số còn 7.021, giảm 198 người so với năm 2021.
Mới đây, tại buổi làm việc với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Nông, bà Hà Thị Hạnh, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Đắk Nông, biểu dương kết quả mà ngành giáo dục đạt được trong triển khai công tác xóa mù chữ.
Bà Hà Thị Hạnh đề nghị ngành giáo dục tiếp tục phối hợp với các đơn vị và địa phương, triển khai đa dạng, phong phú các hình thức tuyên truyền để nâng cao hơn nữa nhận thức đồng thời huy động được các nguồn lực trong xã hội để thực hiện công tác xóa mù chữ.
'/>Những người mẹ đội đèn, địu con đi học chữ
Sập cầu đang xây dựng ở Hà Giang
Nhận định, soi kèo Nữ Áo vs Nữ Hà Lan, 23h15 ngày 8/4: Đắng cấp vượt trội
Hoàng Ngọc - 08/04/2025 12:26 Nhận định bóng2025-04-10
最新评论