Dẫn số liệu khảo sát một số ngân hàng theo Bộ Xây dựng nhiều ngân hàng cũng hạ lãi suất cho vay mua nhà. Như tại VPBank từ 5,9%/năm trong 3 tháng đầu tiên, 7,9%/năm trong 6 tháng hoặc 8,9%/năm trong 12 tháng đầu tiên; BIDV từ 7,6%/năm trong 12 tháng đầu tiên hoặc 9,2%/năm trong 36 tháng đầu tiên; Vietcombank từ 6,79%/năm, cố định trong 6 hoặc 12 tháng đầu. Thậm chí, mức lãi suất cho vay mua nhà tại ngân hàng OCB còn xuống dưới 5%/năm (mức lãi vay mua nhà dự án 4,99%/năm được OCB áp dụng trong 3 tháng đầu với khách hàng có khoản vay từ 48 tháng trở lên; những trường hợp khác được vay lãi suất 7,99%/năm trong 6 tháng đầu).
“Nhìn chung, so với thời điểm cuối 2019, lãi suất cho vay mua nhà cố định năm đầu tiên đã thấp hơn và theo các chuyên gia ngân hàng thì thời điểm hiện nay đang có xu hướng giảm về vùng thấp nhất 10 năm trở lại đây” – báo cáo của Bộ Xây dựng nêu.
Cũng theo Bộ Xây dựng, ngoài việc nguồn cung vốn chủ yếu cho thị trường bất động sản là tín dụng ngân hàng, thị trường bất động sản trong năm 2020 vẫn có sự thu hút các nguồn vốn khác như vốn đầu tư cá nhân, kiều hối gửi về và vốn từ phát hành cổ phiếu, trái phiếu của các doanh nghiệp niêm yết và vốn FDI.
Đánh giá về triển vọng thị trường nhà ở trong năm 2021, Công ty Chứng khoán SSI cho rằng, lãi suất duy trì ổn định ở mức thấp sẽ tiếp tục hỗ trợ khả năng thanh toán của người mua nhà, với tỷ lệ sử dụng thế chấp tăng.
Cùng với đó xu hướng thị trường sẽ dần được cải thiện, với việc sửa đổi bổ sung các quy định pháp luật có liên quan đến ngành và đầu tư cơ sở hạ tầng tích cực.
Cũng theo SSI Research, xu hướng thị trường đang chuyển dịch khỏi các bất động sản liên quan đến ngành du lịch như condotel, biệt thự biển và các điểm nóng có giá quá cao. Đồng thời chuyển hướng quan tâm nhiều hơn đến câu chuyện thành lập các thành phố mới như TP Thủ Đức ở TP.HCM hay thành phố trực thuộc tỉnh cấp 2 và các dự án hạ tầng mới sắp được khởi công xây dựng trong thời gian tới.
Minh Nhật
Theo Bộ Xây dựng, gần như không có căn hộ dưới 25 triệu/m2 ở TP.HCM. Tại các đô thị lớn, có những căn hộ trước thuộc phân khúc bình dân nay đã có giá thuộc phân khúc trung cấp, vượt khả năng chi trả của người dân thu nhập thấp.
" alt=""/>Lãi suất cho vay mua nhà thấp nhất trong vòng 10 nămBào chữa cho bị cáo Đỗ Thị Nhàn (cựu Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát NHNN), luật sư cho rằng, việc VKS quy kết bị cáo Nhàn là trưởng đoàn thanh tra, biết rõ tình trạng ngân hàng SCB thuộc dạng kiểm soát đặc biệt nhưng không kiến nghị chuyển cơ quan điều tra là suy đoán không có lợi cho bị cáo.
Theo luật sư, không thể suy luận việc bị cáo Nhàn bàn với Võ Tấn Hoàng Văn (cựu Tổng giám đốc SCB) để đưa ra phương án đối phó việc phát hiện thanh tra.
“VKS đưa kết luận bà Nhàn biết rõ thực trạng ngân hàng nên gặp bà Lan thông qua Văn, từ đó bị cáo Nhàn nhận tiền để bưng bít sai phạm. Cáo buộc này mang hướng suy luận, không đủ căn cứ chứng minh” vị luật sư trình bày quan điểm.
Tự bào chữa bổ sung, bị cáo Đỗ Thị Nhàn nói kết luận VKS làm bị cáo rất hoang mang, lo lắng. Bị cáo mong HĐXX xem xét hoàn cảnh, điều kiện phạm tội, áp dụng biện pháp có lợi cho bị cáo.
Bà Nhàn bác bỏ lời khai của Võ Tấn Hoàng Văn rằng Văn chơi với con bị cáo. “Văn khai chơi với con bị cáo là sai. Bị cáo quen Văn từ 2009, lúc đó con bị cáo là sinh viên năm nhất thì làm sao là bạn, chơi với nhau?”, bị cáo Nhàn trình bày.
Trần tình về việc nhận quà của bị cáo Văn, bị cáo Nhàn cho rằng đó là 'bình thường trong cuộc sống', tặng qua tặng lại nên khi Văn mang thùng xốp đến và gọi nói tặng quà, bị cáo đi vắng nên mới cho mật khẩu vào nhà.
“Cảm ơn Văn thừa nhận việc bị cáo gặp chị Lan 2 lần là do Văn nhờ bị cáo. Nhưng lời khai của Văn tại cơ quan điều tra có nội dung liên quan bị cáo không đúng, đó là về bán tài khoản nợ của 71 khách hàng để không chuyển qua cơ quan điều tra. Bị cáo không quen biết chị Lan, chỉ do Văn nhờ gặp 2 lần, không quen thì không thể cởi mở trao đổi với chị Lan được”, bị cáo Nhàn trình bày.
Bị cáo Nhàn cho rằng, không có cơ sở xác định lời khai Văn tại cơ quan điều tra là trung thực, khách quan. Theo bà Nhàn, vai trò bị cáo là trưởng đoàn thanh tra đã hoàn thành, không bưng bít sai phạm, cũng đã đề xuất kiến nghị sau thanh tra.
Bào chữa cho bị cáo Dương Tấn Trước (Tổng giám đốc Công ty Tường Việt) luật sư cho biết, gia đình bị cáo đã và đang tích cực khắc phục hậu quả của vụ án. Giai đoạn điều tra và truy tố đã kê biên và phong tỏa khối lượng tiền USD rất lớn của bị cáo.
Theo luật sư, gia đình bị cáo đã khắc phục khoảng gần 2.300 tỷ đồng, còn dư khoảng 600 tỷ đồng sau khi cấn trừ thiệt hại. Với 4 bất động sản có giá trị cao trong vụ án đang bị kê biên, luật sư mong HĐXX xem xét đình chỉ kê biên với số bất động sản này vì đã khắc phục dư thiệt hại.
Bào chữa cho bị cáo Trương Huệ Vân (cháu gái bà Trương Mỹ Lan) luật sư cho rằng mức án mà VKS đề nghị cho bị cáo là quá nghiêm khắc. Theo luật sư, bị cáo không trao đổi bàn bạc với bị cáo Trương Mỹ Lan hay lãnh đạo SCB.
Luật sư cho rằng vai trò của bị cáo Trương Huệ Vân là thụ động trong hoạt động liên quan tới tín dụng. Sau đợt dịch Covid-19, bị cáo Vân mới tham gia hoạt động của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và không có bất kỳ hoạt động tín dụng nào mà chỉ tham gia xúc tiến đầu tư, tháo gỡ pháp lý, truyền thông cho dự án.
Vì vậy, theo luật sư, việc VKS quy kết bị cáo Vân 2 tình tiết là phạm tội có tổ chức, tinh vi xảo quyệt là quá nghiêm khắc.
Về phần khắc phục hậu quả, luật sư cho biết, ngoài nguyện vọng của bị cáo Trương Mỹ Lan chuyển 1.350 tỷ đồng cho bị cáo Vân để khắc phục hậu quả, bị cáo còn vận động chồng khắc phục thêm 2 tỷ đồng.
Tự bào chữa bổ sung, bị cáo Trương Huệ Vân thống nhất ý kiến luật sư và mong HĐXX giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo khi lượng hình.
“Bị cáo chưa bao giờ có suy nghĩ chiếm đoạt hay nhận bất kỳ tín hiệu nào từ cô của bị cáo là đang chiếm đoạt hay sẽ chiếm đoạt. Bị cáo chỉ nghĩ đây là khoản vay có tài sản đảm bảo, có vay có trả”, bị cáo Vân nói.
Theo hồ sơ vụ án, năm 2018, Danh Thanh Tiền, Nguyễn Trọng Vĩnh và Đoàn Hải Linh góp vốn để thành lập Công ty TNHH Lâm Hà Trúc với mục đích thành lập trung tâm đăng kiểm tại TP.HCM.
Giữa tháng 1/2019, Tiền mang hồ sơ đến Cục Đăng kiểm Việt Nam gặp ông Trần Kỳ Hình (lúc đó là Cục trưởng) đưa hối lộ 10 triệu đồng để xin cấp mã số đăng kiểm.
Ông Hình đã ký giấy cấp cho Tiền mã số trung tâm là 50-15D. Sau đó Tiền tiến hành lắp đặt hoàn thiện trang thiết bị phục vụ đăng kiểm.
Tiếp đó, Tiền gửi văn bản ra Cục Đăng kiểm đề nghị cử đoàn vào kiểm tra đánh giá lần đầu để Trung tâm Đăng kiểm 50-15D đi vào hoạt động. Tuy nhiên, sau thời gian dài nhưng Cục Đăng kiểm không cử đoàn kiểm tra vào. Do đó, Vĩnh đích thân tới Cục Đăng kiểm để gặp ông Hình.
Lúc này, ông Hình cho biết không đồng ý để Tiền làm tại Trung tâm 50-15D nhưng không nêu rõ lý do. Khi Vĩnh về thông báo, họp bàn thì Tiền chủ động bán lại toàn bộ cổ phần cho ông Trần Văn Thương với số tiền 365 triệu đồng.
Ông Thương được các cổ đông bầu làm Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Lâm Hà Trúc. Có một số người cũng tham gia góp vốn vào công ty này nhưng nhờ người khác đứng tên.
Tháng 5/2019, ông Thương và Vĩnh ra Cục Đăng kiểm gặp, đưa hối lộ 2.000 USD cho ông Trần Kỳ Hình để ông này cử đoàn kiểm tra vào đánh giá cho Trung tâm 50-15D sớm đi vào hoạt động.
Tháng 6/2019, ông Thương ký quyết định bổ nhiệm Nguyễn Trọng Vĩnh làm giám đốc, Đoàn Hải Linh làm phó giám đốc Trung tâm Đăng kiểm 50-15D.
Thời gian ngắn sau, ông Trần Anh Quân (khi đó là quyền phó Phòng kiểm định xe cơ giới) đã làm trưởng đoàn kiểm tra Trung tâm Đăng kiểm 50-15D. Ông Hình cũng duyệt, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới cho trung tâm này bắt đầu hoạt động từ ngày 22/6/2019 tại đường Hoàng Hữu Nam, phường Long Thạnh Mỹ, TP. Thủ Đức.
Cơ quan điều tra xác định, ông Thương không trực tiếp điều hành, mà giao toàn quyền quyết định Trung tâm Đăng kiểm 50-15D cho Nguyễn Trọng Vĩnh, Đoàn Hải Linh.
Hai người này giao cho Vũ Hữu Bình đứng ra móc nối với các đối tượng môi giới để nhận hối lộ của chủ các phương tiện đăng kiểm định kỳ và phương tiện nghiệm thu xe cải tạo để cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện xe cơ giới đường bộ.
Các đối tượng “cò” móc nối đăng kiểm viên để nhận hối lộ 400 – 700 ngàn đồng/xe nhằm bỏ qua các lỗi sai phạm.
Theo cơ quan điều tra, từ khi đi vào hoạt động đến tháng 11/2022 các "cò" đã đưa hối lộ khoảng 3,5 tỷ đồng cho Trung tâm Đăng kiểm 50-15D thông qua Vũ Hữu Bình, để cấp 17.940 lượt giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Bình cất tiền vào tủ riêng, báo cáo cho Vĩnh hằng ngày và 1 – 2 tuần sẽ tổng kết để ăn chia nhau.
Ngoài ra, Vĩnh, Linh còn chỉ đạo Bình thực hiện việc nhận tiền hối lộ từ chủ phương tiện, công ty thiết kế, thi công cải tạo với giá tiền là 1 triệu đồng/phương tiện cải tạo có thiết kế, 500 nghìn đồng/phương tiện xe cơ giới cải tạo miễn thiết kế, 1 triệu đồng/phương tiện xe máy chuyên dụng và các hồ sơ sau khi nghiệm thu thì phải đăng kiểm đạt.
Về số tiền nhận hối lộ từ việc nghiệm thu xe cải tạo, Bình giữ và thống kê, đến cuối tháng báo lại cho Vĩnh rồi chia nhau.
Chủ động đầu thú
Bị can Vĩnh khai, từ tháng 10/2010 khi Trung tâm 50-15D có lãi thì chia cho các cổ đông 10 triệu đồng/người/tháng. Các cổ đông không biết Vĩnh đưa ra chủ trương nhận tiền bỏ qua lỗi trong quá trình đăng kiểm và thu lợi bất chính.
Để trung tâm hoạt động không bị kiểm tra, hoặc khi có đoàn thanh tra sẽ được báo trước và bỏ qua những lỗi sai phạm, Vĩnh đã đưa hối lộ trực tiếp cho ông Trần Kỳ Hình 15 triệu đồng/tháng.
Đến năm 2020, mức chung chi hằng tháng tăng lên 20 triệu đồng/tháng. Tổng cộng Vĩnh đưa cho ông Hình 90 triệu đồng và 2.000 USD.
Cuối tháng 7/2021 khi ông Đặng Việt Hà lên chức Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam thay ông Trần Kỳ Hình, Vĩnh ra đưa hối lộ 100 triệu đồng chúc mừng lên chức và thỏa thuận với ông Hà về số tiền chung chi hằng tháng là 20 triệu đồng. Tổng cộng, Vĩnh đã đưa cho ông Hà 140 triệu đồng.
Theo cơ quan điều tra, bị can Nguyễn Trọng Vĩnh phải chịu trách nhiệm hình sự với số tiền 4,3 tỷ đồng, là tiền nhận hối lộ từ các xe đăng kiểm định kỳ và từ xe cải tạo.
Ngoài cáo buộc tội “Nhận hối lộ”, bị can Vĩnh còn bị đề nghị truy tố về tội "Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức; Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức” khi có hành vi làm giả và sử dụng 20 hồ sơ nghiệm thu xuất xưởng xe cải tạo khống của Công ty TNHH SX TM DV Quốc Phong.
Bị can Trần Văn Thương đã chủ động đầu thú khi xảy ra "đại án đăng kiểm". Bị can Thương khai, đã giao mọi hoạt động công ty cho Vĩnh, mỗi tháng được chia 10 triệu đồng, tổng cộng đã nhận 180 triệu đồng.
Bị can Thương không biết việc nhận hối lộ để bỏ qua sai phạm trong quá trình đăng kiểm phương tiện cũng như không biết việc đưa hối lộ hằng tháng cho Cục trưởng Cục Đăng kiểm.
Cơ quan điều tra cáo buộc bị can Thương chịu trách nhiệm hình sự với số tiền đưa hối lộ là 2.000 USD (tương đương 46 triệu đồng) cho ông Trần Kỳ Hình.
" alt=""/>Cựu phó Phòng CSGT TP.HCM đưa hối lộ 2.000 USD trong 'đại án đăng kiểm'