Ví dụ: bạn thường xuyên theo quán tính đặt điện thoại ngay trên bàn khi làm việc hay khi đói bụng, bạn chọn ngay một món sinh tố vì cho rằng nó ngon - bổ - rẻ. Nhưng đó lại không phải là những lựa chọn sáng suốt nhất bạn có thể đưa ra. Dưới đây là một vài "cạm bẫy" mà mọi người dễ mắc phải nhất trong cuộc sống, tại văn phòng và ở nhà, theo tổng hợp của Business Insider:
Cần khẳng định ngay: đó là một suy nghĩ sai lầm.
Một số người gọi chiến thuật này là "ăn con ếch" (eating the frog), dựa theo câu nói của đại văn hào Mark Twain: "Ăn một con ếch sống vào đầu buổi sáng và sẽ chẳng có gì tồi tệ xảy ra với bạn trong suốt cả ngày dài".
Nhưng các nhà nghiên cứu lại chỉ ra rằng, sức mạnh ý chí của con người giảm dần từ đầu đến cuối ngày, do đó bạn nên xem xét giải quyết các công việc đòi hỏi sự tập trung cao độ vào buổi sáng.
Nhiều người khác lại không đồng ý với quan điểm sức mạnh ý chí là một nguồn tài nguyên hữu hạn. Nhưng rõ ràng, việc bắt đầu giải quyết các công việc khó nhất trước tiên là hoàn toàn hợp lý bởi bạn chẳng thể nào biết được những chuyện gì sẽ bất ngờ xảy ra trong ngày.
Tâm lý thôi thúc bạn thường xuyên kiểm tra email giống như giọng hát của tiên cá vậy: cực kỳ khó kháng cự.
Thế nhưng các nhà nghiên cứu đã kết luận rằng việc chuyển đổi qua lại giữa các tác vụ - như vừa nghiên cứu vừa kiểm tra email mới - sẽ khiến thời gian thực hiện chúng lâu hơn 40% so với làm mỗi việc một lúc. Ngay cả khi bạn nghĩ rằng đa nhiệm giúp tăng năng suất, có lẽ bạn đã sai.
Một giải pháp đơn giản, theo nhà tâm lý học Ron Friedman, là hãy chuyển điện thoại sang chế độ im lặng để bạn không còn nghe thấy âm báo email mới nữa, hoặc hãy đóng tab email khi đang làm một thứ gì đó quan trọng. Bạn nên đặt ra những khoảng thời gian cụ thể để kiểm tra và trả lời mọi email trước khi bắt đầu chuyển sang việc khác.
Chuyển điện thoại sang chế độ rung vẫn chưa đủ. Thậm chí tắt hẳn điện thoại còn... chưa xi nhê.
Một nghiên cứu xuất bản trên tạp chí Association for Consumer Research cho rằng sự hiện diện của chiếc điện thoại di động bên cạnh có thể làm giảm hiệu suất các công việc trí óc, ngay cả khi bạn cho rằng chẳng có chuyện gì xảy ra. Giải pháp tốt nhất là bạn nên đặt điện thoại ở một căn phòng khác với căn phòng mình đang ngồi làm việc.
Công việc văn phòng thường đòi hỏi bạn ngồi một chỗ suốt cả ngày trời.
Nhưng bạn không cần phải dành hàng giờ liền để tập thế dục, mà theo các nghiên cứu đã từng được tiến hành thì bạn chỉ cần vận động vài phút mỗi lần, và nhiều lần mỗi ngày, là đã có thể cải thiện sức khoẻ của mình rồi.
Một nghiên cứu gần đây, xuất bản trên tạp chí American Heart Association và đăng trên tờ The New York Times, đã phát hiện ra rằng những người vận động khoảng 1 tiếng mỗi ngày có tỉ lệ tử vong chỉ bằng 1/2 so với những người không vận động. Và cho dù bạn có vận động thêm 5 phút hay lâu hơn đi nữa thì tỉ lệ này cũng chẳng hề thay đổi.
Nhìn vào màn hình liên tục cả ngày có thể gây ra hội chứng "mỏi mắt kỹ thuật số", dẫn đến nhiều triệu chứng khác như khô mắt, mờ mắt... Để giải quyết vấn đề này, bạn nên vận dụng nguyên tắc 20-20-20: mỗi 20 phút, hãy nhìn vào một thứ khác cách đó 20 feet (khoảng hơn 6m) trong ít nhất 20 giây.
Thay vào đó, hãy nghỉ vào giữa buổi sáng.
Một nghiên cứu vào năm 2015 đề xuất rằng bạn càng nghỉ trễ, lợi ích của việc nghỉ ngơi càng giảm đi. Các đợt nghỉ ngơi vào đầu ngày sẽ có khả năng cao giúp bạn hồi phục năng lượng, khả năng tập trung và động lực cao hơn.
Bên cạnh đó, nghiên cứu này còn chỉ ra rằng bạn không nhất thiết phải tham gia vào các hoạt động không liên quan đến công việc trong giờ nghỉ. Chỉ cần đảm bảo bạn làm thứ gì đó bạn thích, hay nói cách khác: thực hiện một phần thú vị nào đó trong công việc mà bạn cảm thấy hứng thú thậm chí còn hiệu quả hơn nhiều so với việc bật điện thoại lên và lướt Facebook.
Có thể bạn sẽ năng suất hơn khi vừa nghe nhạc vừa làm các công việc đòi hỏi tập trung. Nhưng sự thật lại ngược lại.
Năm 2015, nhà nghiên cứu thần kinh học và nhạc sỹ Daniel Levitin đã cho biết nhiều nghiên cứu đang được thực hiện cho thấy trong mọi trường hợp, hiệu suất làm việc trí tuệ (như đọc hay viết) giảm đáng kể khi bạn nghe nhạc.
Mội ngoại lệ là khi bạn làm các công việc lặp lại và đơn điệu, như khi làm trong dây chuyền lắp ráp hay lái xe trong thời gian dài. Lúc này, nghe nhạc có thể sẽ giúp bạn phấn khởi hơn.
Levitin còn cho rằng tốt nhất, bạn nên nghe nhạc từ 10 - 15 phút trước khi bắt đầu tập trung cho công việc, bởi âm nhạc sẽ giúp tâm trạng bạn tốt hơn và đầu óc được giải trí.
Đừng tin vào quảng cáo, mà thay vào đó, hãy nắm chắc mọi thông tin về món ăn bạn chọn. Có rất nhiều món ăn mà bạn nghĩ sẽ tốt cho bản thân mình, nhưng lại không phải, và có nhiều món ăn bạn nghĩ không tốt nhưng thực ra thì ngược lại.
Ví dụ: nước ép đóng chai và sinh tố mang đi có vẻ đầy chất dinh dưỡng, nhưng thực tế chúng lại đầy đường và có lượng calo cao. Trong khi đó, nhiều người nghĩ ăn trứng sẽ làm tăng nồng độ cholesterol, nhưng điều này không hoàn toàn đúng với phần lớn chúng ta.
Các nhà khoa học cho biết có hai cách dùng Facebook khác nhau: thụ động và chủ động.
Chủ động là khi bạn tương tác trực tiếp với những người khác. Ví dụ: đăng cập nhật trạng thái và bình luận các trạng thái của người khác.
Thụ động là khi bạn đọc thông tin bằng cách cuộn liên tục trên News Feed. Hầu hết mọi lúc, chúng ta sử dụng Facebook một cách thụ động.
Và nguy hiểm hơn nữa khi một nghiên cứu được xuất bản trên tạp chí Experimental Psychology: General cho thấy sử dụng Facebook một cách thụ động sẽ khiến chúng ta cảm thấy không vui. Lý do của việc này là chúng ta sẽ thấy ghen tị với cuộc sống đầy màu sắc mà mọi người khoe khoang công khai trên mạng.
Do đó, thay vì chỉ lướt mạng xã hội, bạn nên thử gởi tin nhắn đến một người bạn cũ, hay bình luận ảnh gia đình của một ai đó.
Khi vợ/chồng của bạn đưa ra một bình luận ác ý, bạn sẽ rất dễ đáp trả bằng một lời nói thù hằn và khiến người đó tổn thương. Thay vào đó, hãy cố kìm cảm xúc lại.
Nhà trị liệu hôn nhân và gia đình Hal Runkel, cách hiệu quả nhất để giải quyết xung đột là tỏ ra bị tổn thương thay vì xây nên một bức tường phòng ngự, và khuyến khích bạn đời làm điều tương tự.
Nhà trị liệu dành cho các cặp đôi Esther Perel thì cho biết cách giải quyết một cuộc xung đột là tán đồng những gì bạn đời của bạn đang nói và bày tỏ sự đồng cảm. Hãy nói với bạn đời rằng bạn hiểu vấn đề xuất phát từ đâu, dù cho bạn chẳng biết nó từ đâu mà ra cả!
Hẹn hò trực tuyến không phải là một điều cần nhanh gọn, khi mà nhiều người hối hả ghép cặp với càng nhiều người càng tốt trong những khoảng thời gian ngắn.
Nhà nhân sinh học Helen Fisher, giám đốc khoa học của Match.com, cho biết vấn đề lớn nhất với các ứng dụng hẹn hò là "quá tải nhận thức". Bà nói thêm rằng "bộ não chúng ta không được phát triển tốt để chọn giữa hàng trăm hay hàng ngàn đối tượng khác nhau", và khuyên mọi người nên dừng lại khi họ tìm được 9 người ăn khớp với mình và xem xét lựa chọn những người đó.
Các nhà khoa học đã phát hiện ra một hiện tượng phổ biến gọi là "trì hoãn giờ ngủ": "không thể đi ngủ vào giờ đã định, dù không có yếu tố bên ngoài nào ngăn một người không làm điều đó".
Ví dụ: bạn cứ ngồi xem hết tập này đến tập khác của một show truyền hình không mấy hấp dẫn.
Đây không chỉ là một hành động ngớ ngẩn, nó còn rất nguy hiểm nữa. Nhiều báo cáo cho biết, trong nhiều trường hợp, mất ngủ có thể nguy hiểm như hút thuốc vậy.
Do đó, hãy tắt TV và chuẩn bị chìm vào giấc ngủ. Bạn sẽ cảm ơn chính mình vì điều này vào ngày mai và trong nhiều năm về sau.
" alt=""/>12 quyết định sai lầm bạn không nhận ra mình đang làm mỗi ngàyThật vậy, Kaccho - Một nhân viên công sở bình thường tại Nhật Bản là nhân vật chính trong trong Show truyền hình lần này. Khi phóng viên theo anh về đến nhà, mọi người không khỏi bất ngờ vì các căn phòng trong nhà đều được bầy biện với đầy đủ các quà lưu niệm, tượng Figure về những nhân vật trong series game Dragon Quest(thường được biết đến tại Việt Nam dưới tên gọi Dấu Ấn Rồng Thiêng).
Trên thực tế, Kaccho vốn là một fan hâm mộ cứng của dòng game Dragon Quest, vốn được phát hành lần đầu tiên bởi Square Enix vào năm 1986. Hiện nay, mặc dù đã 43 tuổi nhưng Kaccho vẫn rất thích chơi Dragon Quest. Hiện tại, anh đang là một game thủ "cứng" trong Dragon Quest X- Tựa game online MMORPG được Square Enix vận hành tại Nhật Bản.
Điều đáng tiếc rằng trong câu chuyện của Kaccho, anh lại tỏ ra khá buồn rầu khi cho rằng, chính Dragon Quest X là nguyên nhân khiến vợ con rời bỏ mình.
Theo đó, Kaccho cho rằng do quá ham chơi Dragon Quest X, anh đã không chăm lo cho gia đình và đây là nguyên nhân dẫn đến việc anh và vợ mình ly hôn. Sau khi ly hôn, vợ và con gái của anh chuyển đi và đã không liên lạc lại trong một khoảng thời gian dài. Từ khi Kaccho ly hôn với vợ đến nay đã được 4 năm, anh nói rằng mình rất nhớ con gái (hiện đã 14 tuổi) và rất muốn được gặp lại vợ con mình.
"Trước khi biết đến Dragon Quest X, tôi thường chăm sóc con cái" - Kaccho trả lời phóng viên.
Thậm chí, khi sống cùng vợ con, Kaccho còn hướng dẫn con gái mình chơi Dragon Quest X. Ông nói rằng mình có thể ngồi hàng giờ chỉ để xem con gái mình chơi game, và cảm thấy tự hào về việc đó.
Chắc chắn rằng không ít game thủ Việt sau khi đọc bài viết này sẽ hi vọng mình có một ông bố "mê chơi game" như Kaccho. Thế nhưng nói đi cũng phải nói lại, việc quá ham mê chơi game lại khiến cho Kaccho bỏ quá nhiều thời gian vào việc chơi game, và đây có thể là một nguyên nhân khiến cho anh và vợ mình chia tay.
Dù vậy thì hiện nay, Kaccho vẫn thường xuyên chơi Dragon Quest Xvà coi đây như là một trong những niềm vui giải trí lớn nhất đối với mình. Dù rằng đổ lỗi cho Dragon Quest Xđã khiến cho cuộc hôn nhân của anh rơi vào bế tắc, thế nhưng đôi lúc chúng ta cũng không thể phủ nhận rằng việc vợ con người đàn ông này bỏ rơi anh chưa chắc đã là do game online, vì nếu chỉ như vậy thì tại sao họ lại cắt đứt hoàn toàn liên lạc với anh sau khi ly hôn, trong nhiều năm như vậy.
Hiện tại, Kaccho chỉ hi vọng rằng mình sẽ được gặp lại con gái mình trong thế giới ảo, biết đâu cô sẽ chơi Dragon Quest Xvà 2 bố con sẽ gặp lại nhau trong game online.
Theo GameK
" alt=""/>Đắng: Người đàn ông 43 tuổi bị vợ bỏ, ngồi đổ lỗi cho game onlineNếu bạn nghĩ ngay rằng đó là lửa hay nhiệt độ tỏa ra thì cũng là chuyện dễ hiểu, vì đó là suy nghĩ hoàn toàn đúng. Nhưng ở khía cạnh trải nghiệm thực sự của cả nạn nhân và lính cứu hỏa chuyên môn thì khói mới chính là kẻ thù nguy hiểm nhất.
Theo Hiệp hội Phòng cháy Quốc gia Mỹ, khói đốt gây nên nhiều thương vong về người trong những vụ cháy hơn là lửa, vì bất kỳ ai cũng có xu hướng bị ảnh hưởng và vô hiệu hóa bởi khói rất nhanh, khiến họ không thể đủ tỉnh táo để đến nơi an toàn. Tất nhiên, những chiến sỹ lính cứu hỏa cũng bị cản trở rất lớn trong công cuộc giải cứu vì không nhìn thấy gì cả.
Đó chính là lý do tại sao các cơ sở cứu hỏa hiện nay đã và đang sử dụng các camera chuyên dụng cho phép họ nhìn xuyên khói cháy, bằng cách tái tạo hình ảnh dựa trên bức xạ nhiệt thay vì ánh sáng tiếp nhận. Công nghệ này đã xuất hiện từ lâu, nhưng vẫn còn một nhược điểm cố hữu khó mà khắc phục...
Xuyên thấu
Cơ thể con người mất nhận thức khi lượng oxy tiếp nhận từ không khí giảm xuống dưới 9%, nhưng thực ra đã có dấu hiệu bị mất phương hướng và nhận thức dần từ khoảng 17%, ít hơn chút so với ngưỡng 21% là ổn định thông thường.
Trong một căn nhà bị cháy, khói lại càng khiến các nạn nhân khó được tìm thấy. Để có thể xác định vị trí của họ, đồng thời đánh giá và tránh các rủi ro khác dựa vào chỉ số nhiệt độ, đội ngũ giải cứu phải được trang bị với các camera tầm nhiệt, hiển thị các khu vực nhận biết theo màu sắc đặc trưng để phân biệt nơi nguy hiểm hay không,
Thế nhưng vấn đề nằm ở chỗ: "Hệ thống và công nghệ truyền thống quen thuộc cần phải cầm theo camera trực tiếp, tức là bạn có thể nhìn được bức xạ nhiệt nhưng lại không thể "rảnh tay" mà ứng biến và thao tác cứu hộ - điều rất cần thiết ở những nhiệm vụ như thế này," phát biểu bởi Graham Wilson, giám đốc Design Reality. Công ty có trụ sở tại Anh của ông được giao trọng trách phát triển một sản phẩm có thể khắc phục nhược điểm nói trên.
Thoải mái ứng biến
Ý tưởng của Scott là tích hợp camera cảm biến nhiệt vào chính chiếc mặt nạ chuyên dụng dùng trong khi thực hiện nhiệm vụ, vốn chỉ có chức năng chắn khói và bụi hiện nay. Với tên gọi Sight - sản phẩm mới này rất gọn nhẹ, chỉ nặng hơn 0,2 kg - đủ để giúp các chiến sỹ không bị vướng víu và khó chịu. Thế nhưng độc đáo là một màn hình camera tầm nhiệt được hiện lên ngay trước mắt, với tốc độ hiển thị 9 khung hình/giây. Một vài cài đặt khác có thể được dễ dàng thiết lập qua một ứng dụng smartphone.
Vì thiết bị này được đặt riêng biệt độc lập cho từng kính nên họ hy vọng mỗi thành viên cứu hỏa khi làm nhiệm vụ đều thể hiện được hết khả năng nghiệp vụ của mình chứ không phụ thuộc vào một người dẫn đường chính có camera cầm tay như trước.
Theo nhà sản xuất, đây là sản phẩm đầu tiên có chức năng tân tiến như vậy: "Dù sao thì đây cũng không phải là điều quá ngạc nhiên vì nhiều người đã nghĩ tới thiết kế này trước đây, chỉ là chưa được hiện thực hóa sớm thôi," Wilson chia sẻ. "Thách thức đó giờ đây đã gần như được hóa giải, sắp trở thành sự thật."
Bên cạnh đó, các nhà thiết kế sản phẩm cũng phải tính đến việc không làm ảnh hưởng đến chức năng chính của chiếc mặt nạ: hỗ trợ lọc khí độc, nhất là không vô tình khiến cho nó quá vướng víu và bị lệch so với vị trí ban đầu trong khi làm nhiệm vụ. "Thêm một công nghệ vào cấu trúc mặt nạ sẵn có mà không tác động ít nhiều cũng là điều khó, nhưng chúng tôi đang làm hết sức để cho ra một thành quả toàn diện nhất có thể," Wilson quả quyết.
Vậy phương pháp ở đây là gì? Tất nhiên là thiết kế không dây, truyền và nhận tín hiệu hình ảnh qua sóng kết nối, do đó không lo những yếu tố tiêu cực liên quan làm công việc của những chiến sỹ bị cản trở.
Cứu người
Ngay từ những khâu chuẩn bị ban đầu, Sight đã được thử nghiệm và đối chiếu trực tiếp với các chiến sỹ thực thụ. "Đây là bước tối quan trọng để đảm bảo cho Sight đem lại hiệu quả tốt nhất." So với những sản phẩm camera cầm tay theo trong khi trực chiến, với mức giá lên đến hàng ngàn USD, Sight quả thực có mức giá rẻ hơn rất nhiều: 1.500 USD đã bao trọn gói cả mặt nạ và camera tích hợp.
Nếu như còn tự thắc mắc về việc với mức giá như vậy, "Chiếc mặt nạ này liệu còn có thể làm gì hơn khác ngoài cứu người không?" thì hãy thử tự hỏi lại mình câu hỏi: "Điều gì còn quan trọng và đáng đòi hỏi hơn cả cứu người như vậy?" nhé.
Theo GenK
" alt=""/>Mặt nạ giúp lính cứu hỏa nhìn xuyên khói để cứu người, giá 1.500 USD