Roadrunner thường đi sau “Quái thú” The Beast, giữa hoặc gần cuối đoàn. Xe có đến 6 cửa, bốn khoang ở nội thất. Đây được xem là trạm chỉ huy lưu động làm nhiệm vụ kết nối các xe trong đoàn, đảm bảo liên lạc giữa Nhà Trắng và tổng thống Trump trong các chuyến công tác.
Mẫu xe được chế tạo đặc biệt dành riêng cho Cơ quan mật vụ Mỹ, có đến 6 cửa, 4 khoang chuyên biệt nhưng chỉ chở 3 người, kể cả tài xế. |
Theo The Drive, Roadrunner được xây dựng trên nền tảng mẫu bán tải hạng nặng Ford Super Duty và sử dụng hệ thống treo khí nén. Phía sau cabin là khoang chuyên dụng lắp đặt hệ thống thông tin, liên lạc có độ bảo mật rất cao (SCIF). Thành xe có đến bảy lớp bảo vệ để chống lại các cuộc tấn công bằng sóng điện từ. Các cấp dữ liệu của đoàn xe Tổng thống nhờ đó luôn được bảo mật, xử lý và truyền tải thông suốt trong mọi tình huống.
Roadrunner được phát triển từ bán tải hạng nặng Ford Super Duty. |
Tương tự The Beast, Roadrunner cũng sở hữu những trang bị thuộc diện “hàng thửa”. Để bảo vệ hệ thống máy tính bên trong, sàn xe được chế tạo đặc biệt để chống chịu các cuộc tấn công bằng súng trường hay chất nổ. Thân xe có khả năng chống đạn ở mức B6, cấp độ bảo vệ tương đương xe dành cho các nguyên thủ quốc gia.
The Armored Group, tập đoàn chuyên chế tạo các mẫu xe bọc thép chịu trách nhiệm thiết kế. Đội đặc nhiệm Mỹ SWAT cũng sử dụng xe do hãng này chế tạo, chiếc Chevrolet Suburban. |
Roadrunner được chế tạo để chống chịu các cuộc tấn công bởi súng, sóng điện từ. |
Roadrunner trang bị bộ lốp run-flat có thể tiếp tục chạy 80 km/h khi bị xì hơi. Hệ thống phanh cũng được nâng cấp. Dù là một mẫu xe to lớn, chiều dài lên đến gần 7 mét, nhưng chỉ có ba chỗ ngồi . Một biến thể tương tự với 10 chỗ ngồi cũng nằm trong danh sách chế tạo của The Armored Group.
Nguyễn Trí
Từ chỗ chỉ là phương tiện di chuyển của người đứng đầu nước Mỹ, xe cho tổng thống cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21 còn là pháo đài bất khả xâm phạm.
" alt=""/>Roadrunner, Ford, SWAT, The Beast, Ford Super Duty, xe bảo vệ tổng thốngCriteo, nền tảng quảng cáo cho nhiều trang thương mại điện tử lớn hiện nay, đưa số liệu cho thấy khoảng giữa tháng 3 năm nay sức mua online tại Việt Nam có giảm. Tuy vậy, biểu đồ lập tức tăng lên ở tháng tiếp theo và giữ đều cho đến nay.
Điều này cho thấy Covid-19 có ảnh hưởng đến thị trường bán lẻ online, đặc biệt vào giai đoạn cách ly xã hội, nhưng sức mua ngay sau đó phục hồi trở lại.
Trao đổi với ICTnews, đại diện một trang thương mại điện tử trong top 3 tại Việt Nam thừa nhận Covid-19 khiến tăng trưởng chậm hơn trước, tuy nhiên sức mua vẫn cao hơn năm ngoái.
Mới đây trong ngày 1/11, MoMo kết hợp với các nhà bán hàng tung ra loạt chương trình giảm giá. Ví điện tử này cho biết trong chưa đầy 16 tiếng, sự kiện có 1,2 triệu người dùng tham gia với hơn 2,6 triệu đơn hàng khuyến mại được mua. Chứng tỏ người dân sẵn sàng mua sắm online giai đoạn này, nhất là khi có nhiều thương hiệu giảm giá.
Trước đó, trong chiến dịch 10/10, Tiki tăng doanh số hơn 30% so với đỉnh lịch sử của chiến dịch 9/9 - vốn đạt doanh số cao nhất trong vòng 10 năm nay của sàn thương mại điện tử này. Doanh số đó thậm chí cao gấp 3,5 lần và số lượng sản phẩm bán ra tăng gấp 2,5 lần so với cùng kỳ.
Lý giải nguyên nhân bùng nổ mua sắm cuối năm, ông Ngô Hoàng Gia Khánh, Phó Tổng Giám đốc Phát triển Doanh nghiệp tại Tiki, cho rằng kinh tế hồi phục hậu Covid-19 đóng vai trò quan trọng.
Criteo dự báo đỉnh điểm mua sắm năm nay tại Việt Nam sẽ rơi vào hai ngày 11/11 và 12/12, bất chấp dịch bệnh diễn biến ra sao.
Những mặt hàng được mua nhiều nhất thường ngày và cả trong các sự kiện khuyến mại vẫn là điện tử, điện thoại, máy tính, thời trang, mỹ phẩm. Nếu dịch bệnh phức tạp, một số ngành hàng phụ như đồ ăn dự trữ, đồ dùng gia đình sẽ tăng trưởng thêm, ông Steven Nguyen, Giám đốc cấp cao khu vực Đông Nam Á tại Criteo trả lời ICTnews.
Giảm mạnh giá bán, tăng thời hạn bảo hành, tặng quà, sản phẩm độc quyền... là những chiêu thức để nhà bán hàng thu hút khách mua. Rất nhiều người khi có nhu cầu mua hàng cũng chờ vào những ngày siêu giảm giá cuối năm để móc hầu bao. Nỗ lực từ nhà bán hàng, sàn thương mại điện tử, kết hợp với nhu cầu mua sắm cuối năm dâng cao, sẽ tạo nên doanh số mua bán bùng nổ.
Theo số liệu của Criteo, Ngày độc thân (11/11) năm 2019 chứng kiến mức tăng 414% doanh số bán lẻ trực tuyến và tăng 273% lưu lượng (traffic) bán lẻ trực tuyến ở Đông Nam Á, so với ngày thường.
Tại Việt Nam, doanh số và lưu lượng bán lẻ trực tuyến tăng đáng kể, lần lượt là 117% và 55%, tỷ lệ chuyển đổi cũng tăng 42%. Mức tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước ghi nhận 11%. Thời trang/đồ cao cấp có doanh số bán hàng tăng vọt, ở mức 118%; tương tự như vậy, các nhà bán lẻ máy tính/công nghệ cao có doanh số bán hàng tăng 114%.
Trên toàn Đông Nam Á, Ngày độc thân vẫn là sự kiện mua sắm lớn nhất ở các quốc gia bao gồm Singapore, Malaysia và Việt Nam. Trong khi đó, tại Indonesia, ngày 12/12 là thời điểm mua sắm lớn nhất.
Trung Quốc, nơi khai sinh Ngày độc thân 11/11, chứng kiến sức mua bùng nổ chưa từng có vào năm ngoái. Chỉ trong vòng 7 tiếng đồng hồ, sức mua riêng tại quốc gia này vượt qua cả ngày Black Friday và CyberMonday trên toàn thế giới cộng lại. Tổng cộng, 38,3 tỷ USD đã được tung ra trong ngày 11/11 so với 7,4 tỷ USD của Black Friday và 9,4 tỷ USD của CyberMonday.
Từ lâu, Ngày độc thân 11/11 không còn chỉ ở Trung Quốc mà lan ra toàn thế giới. Hồng Kông, Đài Loan và Đông Nam Á ghi nhận doanh số khủng trong dịp này.
Ngay sau trào lưu 11/11, các sàn thương mại điện tử và nhãn hàng bắt đầu nghĩ đến một số ngày đôi khác nhằm kích thích mua sắm. Những ngày đôi được thử nghiệm có 7/7, 8/8, 9/9, 10/10.
Tại Việt Nam, ngày 7/7 và 8/8 có mức tăng doanh thu bán lẻ lần lượt là 64% và 61%. Doanh thu bán lẻ trong tháng 9 cũng tăng trưởng đáng kể trong ngày 9/9 ở mức 213%, theo ghi nhận của Criteo. Nhiều quốc gia khác trong khu vực diễn ra tình trạng tương tự.
Những ngày bùng nổ doanh số trên sàn thương mại điện tử là do chính sách ưu đãi đến từ nhiều bên, kích thích nhu cầu mua sắm của người mua. Hết khuyến mại, nhu cầu mua sắm trở lại bình thường, không giảm.
Trong bối cảnh quy mô mua sắm online tại Việt Nam và nhiều nước trong khu vực còn thấp, Criteo nhận định các chương trình kích cầu mua sắm - chẳng hạn vào những ngày đôi - giúp người dùng biết đến và quen với việc mua hàng qua mạng. Các hoạt động đó sẽ góp phần thúc đẩy thương mại điện tử phát triển.
Hải Đăng
Người Việt có thói quen mua hàng trên mạng xã hội nhiều hơn các trang thương mại điện tử. Tuy vậy, việc thanh toán khi mua bán, trao đổi hàng hóa trên mạng xã hội hiện vẫn còn rất sơ khai.
" alt=""/>Thương mại điện tử Việt Nam dự báo bùng nổ dịp cuối nămThS.BS Nguyễn Quang Thuận, Phó GĐ trung tâm Chống độc, BV cho biết, trong hơn 1 tuần trở lại đây, hầu như ngày nào cũng có bệnh nhân ngộ độc rượu vào cấp cứu. Trong đó không ít bệnh nhân quá nặng, không thể qua khỏi.
Trường hợp nặng mới nhất là bệnh nhân Trần Xuân Đ. (57 tuổi, Cầu Diễn, Từ Liêm, Hà Nội) bị ngộ độc methanol cấp.
Bệnh nhân Đ. ngộ độc rượu nặng, đang nằm điều trị tại BV Bạch Mai |
Theo lời người nhà, ngày 17/12, ông Đ. uống rượu mua từ một cửa hàng gần nơi trọ. Ngay ngày hôm sau, ông Đ. có biểu hiện kích thích, đau đầu, mắt mờ, được người thân đưa vào BV Y học cổ truyền Hà Nội, sau đó được chuyển tiếp đến BV Bạch Mai cấp cứu lúc 10h sáng cùng ngày.
BS Thuận cho hay, khi nhập viện, bệnh nhân đã hôn mê sâu, thang điểm Glasgow chỉ còn 3 điểm (mức thấp nhất), toan chuyển hóa nặng, giảm thị lực, tụt huyết áp, suy gan, suy thận, ngộ độc rất nặng.
Bệnh nhân lập tức được cấp cứu theo hướng ngộ độc rượu. BS tiến hành hồi sức, chống độc, đặt nội khí quản, lọc máu.
Kết quả xét nghiệm cho thấy nồng độ methanol trong máu lên tới 169 mg/dL, trong khi bình thường ở mức 20 mg/dL đã rất nặng, phải lọc máu. Hiện tình trạng vẫn đang rất nguy kịch.
Theo Ths.BS Nguyễn Trung Nguyên, Phụ trách Trung tâm Chống độc, BV Bạch Mai, rượu chứa methanol là rượu pha cồn công nghiệp. Khi vào cơ thể, methanol sẽ được chuyển hóa thành chất độc hơn, phát tác chậm, sau 1-2 ngày các biểu hiện bên ngoài mới rõ rệt. Ca ngộ độc methanol nặng nhất từ trước đến nay lên tới 687mg mathanol/dL.
Dù uống liên tục với liều không cao nhưng methanol vẫn tích lũy gây các tổn thương cho người bệnh.
Điều trị cho các bệnh nhân ngộ độc methnol rất tốn kém, tỉ lệ tử vong cao, những ca thoát chết cũng để lại di chứng nặng nề ở não, mắt rất nặng nề như phù, hoại tử nhân bèo, chảy máu não…
Có tới gần 53% người Việt ăn thiếu rau trong khi uống rượu bia nhiều thứ 2 Đông Nam Á và ăn mặn gấp đôi khuyến cáo.
" alt=""/>Quý ông 57 tuổi suy gan, thận vì rượu giả