Theo Bộ GD-ĐT, dự thảo thông tư này được xây dựng căn cứ vào Luật Giáo dục 2019 và khi ban hành sẽ thay thế thông tư số 01/2020/TT-BGDĐT ngày 30/1/2020 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT.
Theo đó, hội đồng lựa chọn SGK sẽ không còn được lập tại các cơ sở giáo dục mà sẽ do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là UBND cấp tỉnh) thành lập để tổ chức lựa chọn. Mỗi môn học của một cấp học thành lập 1 hội đồng.
Thành viên hội đồng bao gồm: lãnh đạo, chuyên viên của sở GD-ĐT, phòng GD-ĐT; cán bộ quản lý và giáo viên đang giảng dạy tại các cơ sở giáo dục phổ thông. Số lượng thành viên hội đồng là số lẻ, tối thiểu là 15 người, trong đó có ít nhất 2/3 tổng số thành viên là tổ trưởng tổ chuyên môn và giáo viên đang giảng dạy.
![]() |
Ảnh: Thanh Hùng |
Hội đồng có trách nhiệm lựa chọn SGK theo quy định và tiêu chí do UBND cấp tỉnh quy định.
Cùng đó, đề xuất danh mục SGK để sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông với UBND cấp tỉnh; Giải trình trước UBND cấp tỉnh về danh mục được lựa chọn,việc tiếp thu ý kiến góp ý về việc lựa chọn sách giáo khoa của các cơ sở giáo dục phổ thông.
Theo dự thảo thông tư, Chủ tịch hội đồng là giám đốc sở GD-ĐT. Trong trường hợp giám đốc sở không được tham gia hội đồng hoặc các trường hợp phải vắng mặt vì lý do bất khả kháng thì Chủ tịch hội đồng là phó giám đốc sở GD-ĐT.
Người đã tham gia biên soạn, thẩm định, chỉ đạo biên soạn, xuất bản, in sách giáo khoa thuộc danh mục sách giáo khoa đã được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt không được tham gia Hội đồng.
Căn cứ vào kết quả lựa chọn của các hội đồng và hồ sơ trình của Sở GD-ĐT, UBND cấp tỉnh xem xét, quyết định phê duyệt danh mục SGK để sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn.
Sau đó, UBND cấp tỉnh đăng tải danh mục SGK được phê duyệt để sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn,trên các phương tiện thông tin đại chúng; chỉ đạo Sở GD-ĐT thông báo danh mục sách được phê duyệt đến cơ sở giáo dục phổ thông trên toàn tỉnh; đồng thời báo cáo về Bộ GD-ĐT trước thời điểm bắt đầu năm học mới 6 tháng.
Bộ GD-ĐT lấy ý kiến góp ý cho dự thảo thông tư này đến hết ngày 17/6/2020.
Mọi ý kiến gửi về Vụ Giáo dục Trung học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, số 35 Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội; địa chỉ thư điện tử: vugdtrh@moet.gov.vn.
Hải Nguyên
- Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam vừa thông tin và lý giải về mức giá của 4 bộ SGK mới do đơn vị biên soạn được phê duyệt sử dụng trong chương trình phổ thông triển khai từ năm học 2020-2021.
" alt=""/>Bộ Giáo dục dự tính để các tỉnh chọn SGK mới5 ngành học có tỷ lệ việc làm cao nhất, gồm:
TT | Ngành | Tỷ lệ có việc sau 4-6 tháng | Tỷ lệ có việc trong ba năm |
1 | Dược | 98% | 96,5% |
2 | Phục hồi chức năng | 88,1% | 97,8% |
3 | Y khoa | 85,2% | 92,3% |
4 | Nha khoa | 85,2% | 95,7% |
5 | Kỹ thuật | 84,5% | 96,4% |
Thấp hơn một chút là ngành Máy tính và Công nghệ thông tin, Sư phạm, Thú y, Y tá, Luật, đều 80-90% sinh viên có việc làm toàn thời gian, kể cả khi mới ra trường.
Ở chiều ngược lại, những ngành có tỷ lệ việc làm thấp nhất gồm Nghệ thuật sáng tạo, Truyền thông, Công tác xã hội, Khoa học xã hội, Khoa học và Toán học. Trong 4-6 tháng sau tốt nghiệp, số sinh viên các ngành này xin được việc làm toàn thời gian chỉ 50-69%. Còn tính trong ba năm, tỷ lệ này tăng lên 82-89%.
Riêng nhóm ngành Du lịch, nhà hàng khách sạn, dịch vụ cá nhân, thể thao và giải trí chịu tác động mạnh của dịch Covid-19. Do đó, tỷ lệ sinh viên mới tốt nghiệp có việc làm vào năm 2020 chừng 50%. Sau khi kinh tế phục hồi, năm 2023, tỷ lệ này tăng trưởng 21-35%.
Khảo sát việc làm năm 2023 được thực hiện trực tuyến với 47.000 cựu sinh viên nội địa, từ 116 cơ sở giáo dục đại học. Những người này vốn đã tham gia khảo sát từ năm 2020, khi vừa tốt nghiệp.