
.jpg) |
Nội dung phao tin, bịa đặt sai sự thật đã bị phạt 12,5 triệu đồng. Ảnh NLĐ |
Tổng Công ty cổ phần Bia rượu nước giải khát Hà Nội (Habeco) gửi đơn tố giác đến Cục cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Tổng cục cảnh sát, Bộ Công an đề nghị điều tra thông tin sai sự thật trên mạng xã hội của Vĩnh.
Qua xác minh, ngày 30/8, Sở Thông tin và Truyền thông Nghệ An đã ra quyết định xử phạt hành chính Vĩnh 12,5 triệu đồng.
Sự việc này là lời cảnh báo đối với những người sử dụng mạng xã hội, không phải trên mạng xã hội thích nói gì thì nói. Để góp góc nhìn về pháp luật và cảnh báo đến cộng đồng về hiện tượng xúc phạm, vu khống tổ chức cá nhân trên mạng xã hội, PV Infonet có cuộc trao đổi với luật sư Trần Minh Hùng (Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình, Đoàn luật sư Tp HCM) để hiểu rõ hơn về vụ việc.
 |
Luật sư Trần Minh Hùng, Văn phòng Luật sư Gia Đình (Đoàn luật sư Tp HCM) |
Thưa luật sư, vụ việc lên Facebook bịa đặt thông tin làm ảnh hưởng đến uy tín của một hãng bia đã được xử lý. Nhìn từ góc độ luật pháp, luật sư có lưu ý gì với cộng đồng khi sử dụng mạng xã hội?
Hiện nay, nhiều người dân cứ nhầm tưởng lên mạng xã hội thích nói gì thì nói nên đã có nhiều phát biểu, bình luận xúc phạm, bôi nhọ uy tín, danh dự, vu khống đến nhiều tổ chức, cá nhân ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của họ. Pháp luật không những điều chỉnh các hành vi, giao dịch trong cuộc sống thực hàng ngày mà các giao dịch trên mạng xã hội pháp luật vẫn điều chỉnh. Do vậy, khi người dân thực hiện bất kỳ hành vi nào trên mạng xã hội cũng cần suy nghĩ và xem xét xem hành vi của mình có bị pháp luật cấm hay không, hành vi của mình có ảnh hưởng đến quyền lợi người khác không
Nhiều người cho rằng có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự. Quan điểm của luật sư thế nào?
Hành vi có động cơ vụ lợi, trong việc bịa đặt thông tin, lan truyền thông tin bịa đặt về mặt hành chính đã được điều chỉnh cụ thể tại Nghị Định 72/2013/NĐ- CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng, cụ thể tại điều 5 của Nghị định đã quy định nghiêm cấm đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân.
Ngoài ra, Theo khoản 3 Điều 64 Nghị định số 174/2013/NĐ- CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện, hành vi cung cấp nội dung thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân thì bị phạt tiền từ 20 đến 30 triệu đồng.
Tùy mức độ, tính chất hành vi, hậu quả mà cũng có thể bị xử lý về mặt hình sự về Tội vu khống.
Tuy nhiên, theo tôi những hành vi trên chỉ nên dừng mức xử phạt hành chính và cần tăng mức xử phạt để tạo tính răn đe cho người vi phạm. Riêng những người bị xúc phạm, bị vu khống, bị thiệt hại thì có thể được quyền yêu cầu bồi thường theo quy định của Bộ luật dân sự. Nhưng hiện nay việc bồi thường là thấp và người yêu cầu bồi thường phải chứng minh tổn thất nên rất khó khăn do vậy tôi nghĩ cần tăng mức bồi thường tổn thất lên so với quy định hiện tại. Chỉ nên xử lý về mặt hình sự khi gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội, đã bị xử phạt hành chính nhưng vẫn vi phạm...
Thực tiễn hoạt động nghề luật sư, ông có nhận thấy hiện tượng bịa đặt, bôi xấu nhau trên mạng xã hội diễn ra khá phố biến, không?
Tôi nhận thấy rất nhiều, vài năm trở lại đây tôi đã nhận bảo vệ cho nhiều thân chủ bị xúc phạm, bôi nhọ, nói xấu, vu khống trên facebook ở Tp HCM và các tỉnh lân cận.
Luật sư có lý giải gì về hiện tượng này?
Do mạng xã hội cũng mới vào Việt Nam cũng chưa phải lâu và do đủ mọi tầng lớp đều được sử dụng miễn phí và công nghệ phát triển như hiện nay nên từ thành thị đến nông thôn ở Việt nam hầu như ai cũng sử dụng mạng xã hội. Do nhận thức còn chưa cao, ý thức pháp luật còn thấp, chưa biết coi trọng quyền nhân thân, danh dự người khác, tư tưởng sống "lệ làng", hay do tính cách người Việt chúng ta hay nói là "nhiều chuyện" hay xen vào chuyện người khác còn ăn sâu trong tư tưởng nhiều người Việt nên chưa nhận thức hết được hành vi của mình trên mạng xã hội.
Do công nghệ phát triển quá nhanh, nhiều người Việt thích ứng không kịp nên đã không biết cách sử dụng mạng xã hội cho thích hợp, không hiểu hết chức năng và tác dụng của mạng xã hội có tính chất lan truyền, chia sẽ... đến nhiều người, cộng đồng...
Theo luật sư, cần làm gì để giảm bớt tình trạng bất tuân pháp luật trong hoạt động trên mạng xã hội?
Theo tôi trước tiên cần hoàn thiện các quy định pháp luật, cần quy định chi tiết, cụ thể về các hành vi vi phạm trên mạng xã hội. Thẩm quyền và chức năng của cơ quan nhà nước khi xử phạt các hành vi này.
Cần tăng mức chế tài, tăng số tiền xử phạt để tạo tính răn đe cho người vi phạm.
Quan trọng nhất chúng ta phải có nhiều buổi tuyên truyền pháp luật tại các trường học, khu phố, xóm, thôn, ủy ban...để tuyên truyền và phổ biến kiến thức pháp luật cũng như ý thức, nhận thức sử dụng mạng xã hội của người dân. Cần nâng cao nhân cách của học sinh, sinh viên trong nhà trường qua việc giáo dục, dạy dỗ các em từ lúc nhỏ hình thành một nhân cách biết tôn trọng người khác, tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín người khác để tạo cho các em một cách sống lành mạnh, chấp hành pháp luật và tôn trọng con người.
Xin cảm ơn luật sư!
" alt="Vụ 'phao tin Trung Quốc mua hãng bia trên Facebook': Bài học cảnh báo!"/>
Vụ 'phao tin Trung Quốc mua hãng bia trên Facebook': Bài học cảnh báo!
Vấn đề bảo mật trên iPhone đã làm nóng chính trường Mỹ một thời gian qua. Ảnh: Bryan Thomas.
Phần mềm đặc biệt do FBI yêu cầu, mà Apple gọi là “GovtOS”, về bản chất là một “cửa hậu” để lẻn vào các điện thoại được mã hóa, bởi các mã bảo mật do người dùng tạo ra và kiểm soát, khi Apple đã cố tình thiết kế iPhone theo cách mà chính họ cũng không có khả năng mở nó.
Ngay cả trước vụ án tại California, Watt Mossberg từ The Vergecho biết ông đã phản đối ý tưởng về bất kỳ “cửa sau” nào vì nó dễ dàng bị lợi dụng bởi tội phạm hoặc các tổ chức khác. Ông thể hiện sự ủng hộ của mình với Apple cho cùng lý do trên.
Khe hở từ iCloud
Tuy vậy, có một lỗ hổng trong hệ thống, trong chính sân nhà của Apple: Hệ thống iCloud, hay nói chính xác hơn là hệ thống iCloud Backup - công cụ tiện lợi cho phép iPhone và iPad tự động lưu trữ dữ liệu lên hệ thống mỗi ngày.
Khác với phần cứng của iPhone, Apple nắm giữ gần như mọi chìa khóa để tiếp cận các nội dung trong iCloud. Đã có nhiều trường hợp họ giao các thông tin từ lưu trữ iCloud đến FBI và các cơ quan chức năng khác khi được yêu cầu từ tòa án một cách hợp pháp.
 |
Apple không kiểm soát iPhone, nhưng iCloud lại là vấn đề khác. |
Thực tế, trong vụ án tại California, Apple đã cung cấp cho FBI các thông tin lưu trữ iCloud từ lần back-up mới nhất của chiếc điện thoại tang chứng cách đó 6 tháng. Apple cũng nói rằng thông tin trong đó đã chứa những gì FBI cần (trong một diễn biến khác, vì một động thái thay đổi mật khẩu từ các nhà chức trách địa phương, lần backup mới nhất đã không thể được thực hiện. FBI cho rằng họ phải có thẩm quyền để thực hiện việc này).
Tất cả các dịch vụ lưu trữ đám mây đều không thể bảo mật trước các phương thức như giả mạo web, trò khởi tạo mật khẩu, và nhiều cách tấn công khác. Một ví dụ là việc hàng loạt ảnh nóng của các nhân vật nổi tiếng bị lộ từ iCloud năm 2014, dù rằng Apple không thừa nhận bất kỳ khả năng “phá tường” iCloud nào trong vụ việc. Quá ít người đang sử dụng tính năng bảo mật hai lớp, cung cấp bởi Apple cũng như nhiều tên tuổi khác.
Hai loại dữ liệu, hai quan điểm bảo mật
Theo một lãnh đạo Apple biết rõ về tư tưởng của hãng đối với quyền riêng tư, Qủa táo cho rằng các vấn đề riêng tư và bảo mật trên điện thoại là hoàn toàn khác so với các vấn đề tương tự trên iCloud.
Apple cho rằng chính sách bảo mật trên điện thoại được dựa trên thực tế rằng đó là một vật thể, và có thể bị đánh mất hoặc bị trộm cắp, do vậy nhu cầu bảo vệ lượng thông tin lớn trên iPhone yêu cầu mọi phương thức mạnh nhất có thể.
 |
iPhone được trang bị mọi công cụ bảo mật tân tiến, thậm chí Apple không có chìa khóa cho chính những ổ khóa họ tạo ra. |
Ngược lại, với iCloud, trong khi bảo mật vẫn phải được đảm bảo, Apple nói rằng họ phải luôn chắc chắn khả năng hỗ trợ người dùng lấy lại được dữ liệu, bởi đó là mục đích bản chất của dịch vụ này. Sự khác biệt này cũng định hướng những phản ứng của Apple đối với các yêu cầu từ nhà chức trách. Trách nhiệm của Apple là cung cấp bất kỳ thông tin liên quan nào cho các cơ quan Chính phủ theo đúng yêu cầu hợp pháp. Tuy nhiên, nếu họ không có khả năng mở khóa các iPhone dùng mật khẩu, họ không có gì để cung cấp. Trong trường hợp của iCloud, vì nắm được chìa khóa, họ có thể đáp ứng.
Apple không lẻ loi
Chính sách này không khác biệt so với các công ty khác. Phát ngôn viên của Google, Aaron Stein nói trong một email với The Verge: “Chúng tôi có đáp ứng bất kỳ yêu cầu dữ liệu hợp pháp nào từ Gmail, Drive, Docs hay Calendar.” Trong một email khác, ông bổ sung: “Nếu chúng tôi nhận được các yêu cầu hợp pháp từ các nhà chức trách, chúng tôi hoàn toàn có thể bẻ khóa các dữ liệu này và cung cấp". Nói cách khác, Google luôn giữ một "chìa khóa". Thế nhưng, ông cũng nói thêm, tương tự Apple: “Cần phân biệt các dữ liệu này với một thiết bị được bảo mật. Dù cho có yêu cầu hợp pháp, chúng tôi cũng không thể tiếp cận các dữ liệu được lưu trên ổ cứng một thiết bị và cung cấp nó. Chỉ có chủ thiết bị mới có chìa khóa, Google thì không”.
 |
Đa số các dịch vụ đều hỗ trợ nhiều lớp bảo mật, nhưng nhiều người dùng vẫn không sử dụng chúng. |
" alt="Khe hở của iCloud"/>
Khe hở của iCloud