Tháng 8/2021, thời điểm dịch Covid-19 bùng phát mạnh tại nhiều tỉnh thành phía Nam, việc vận chuyển hàng hóa khó khăn, bế tắc trong khâu giao hàng... nhưng mô hình cộng tác viên vẫn chứng tỏ sức hút khi số cộng tác viên đạt mức 2.952, còn doanh thu tăng lên gần gấp đôi tháng trước đó với 61 tỷ đồng; tiếp cận với 3.000 khách hàng vốn dĩ trước đây chuỗi chưa phủ đến. Được biết, tháng 9/2021, doanh thu của nhóm cộng tác viên này đã lên con số là 88 tỷ đồng.
Đăng ký ngay để trở thành cộng tác viên đại lý của Thế Giới Di Động: https://www.thegioididong.com/daily |
Từ trước đến nay, trong lĩnh vực bán lẻ, chưa có tiền lệ các cửa hàng nhỏ là “cánh tay nối dài” cho các chuỗi bán lẻ lớn, nếu không muốn nói là “đối thủ” của nhau tại từng địa bàn. Những dữ liệu trên cho thấy hướng kinh doanh mới của Thế Giới Di Động đã tạo mối thân thiện với các đối tác địa phương theo tinh thần “chung sống hòa bình, nhiều bên cùng có lợi”. Với thiện chí này, Thế Giới Di Động kỳ vọng ngày càng tăng về số lượng cộng tác viên cũng như doanh thu.
Chia sẻ về mô hình mới, ông Hiểu Em nhấn mạnh: “Với số lượng hiện có là 3.073 cộng tác viên, từ nay đến cuối năm, Thế Giới Di Động sẽ cố gắng mời thêm 7.000 cộng tác viên, cho đủ con số 10.000”. Với 10.000 cộng tác viên tương đương với 7% thị phần, kênh bán hàng này sẽ từng bước xác lập vị thế quan trọng trong mô hình kinh doanh của Thế Giới Di Động từ năm 2022 trở về sau.
Cần nhớ, trong cơ cấu thị trường bán lẻ ngành hàng điện máy hiện nay, với 4.460 cửa hàng và siêu thị trên toàn quốc, Thế Giới Di Động đã chiếm 50% thị phần. Các chuỗi bán lẻ còn lại chiếm 30%. Phần còn lại là các cửa hàng nhỏ với số lượng khoảng 30.000 điểm.
Lãnh đạo chuỗi bán lẻ kỳ vọng doanh thu dao động trong khoảng 150 - 180 tỷ đồng/ tháng, tương ứng với doanh thu xấp xỉ 2.000 tỷ đồng mỗi năm. “Ngoài việc sẵn sàng cung ứng kịp thời, hàng hóa đa dạng, giá cả hấp dẫn..., Thế Giới Di Động đang nâng cấp công cụ bán hàng, đầu tư cho từng cộng tác viên để mối tương tác, nhận diện giữa Thế Giới Di Động với các cộng tác viên và khách hàng trở nên thuận tiện, đơn giản hơn”, ông Hiểu Em cho biết thêm.
Ông Đoàn Văn Hiểu Em - CEO Thế Giới Di Động trong buổi chia sẻ mô hình cộng tác viên. |
Sáng tạo mô hình “Cộng tác viên nội bộ”
Ở một bức tranh khác, trong thời gian giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 với những điều kiện nghiêm ngặt cùng bối cảnh nhiều cửa hàng phải đóng cửa và kinh doanh online, Thế Giới Di Động đã lập tức cho ra đời mô hình “cộng tác viên nội bộ” dựa trên nền tảng của mô hình cộng tác viên bên ngoài và thu về những kết quả bất ngờ. Mô hình này vừa góp phần quan trọng trong doanh thu những tháng giãn cách xã hội, vừa tạo thêm nguồn thu nhập đáng kể cho đội ngũ nhân viên.
Mô hình kinh doanh cộng tác viên nội bộ bắt đầu thực hiện từ tháng 6/2021. Theo ông Hiểu Em, ngoài những đơn hàng của khách đặt hàng trên trang web và ứng dụng của Thế Giới Di Động, những nhân viên làm việc tại nhà được phép sử dụng các công cụ bán hàng của hệ thống để tìm kiếm thêm khách hàng.
Tháng 6, mô hình kinh doanh này chỉ đem về 24 tỷ đồng nhưng đã nhanh chóng tăng gần 4 lần - với 94 tỷ đồng khi bước sang tháng 7. Chưa dừng lại ở đó, doanh thu tiếp tục tăng dần theo tháng và đến tháng 9, nhóm cộng tác viên nội bộ đã đem về con số lên đến 420 tỷ đồng, tăng gấp 17 lần chỉ sau 3 tháng.
Như vậy đến nay, 420 tỷ đồng của nhóm cộng tác viên nội bộ đã chiếm gần 30% doanh thu kinh doanh online toàn hệ thống Thế Giới Di Động. “Đây là kết quả bất ngờ mà chúng tôi không nghĩ tới khi bắt đầu chạy mô hình này”, ông Hiểu Em nói.
Vị Tổng giám đốc chia sẻ thêm, “Thế Giới Di Động sẽ tiếp tục khai thác mô hình cộng tác viên nội bộ để nhân viên bán hàng mọi lúc mọi nơi nhưng sẽ có vài thay đổi, điều chỉnh về quy trình và chính sách bán hàng hợp lý hơn khi các địa phương đã mở cửa theo điều kiện bán hàng bình thường mới”.
Phương Dung
" alt=""/>Mô hình cộng tác viên của Thế Giới Di Động: cứu cánh doanh thu với kỳ vọng 2000 tỷ/nămNhà văn, đạo diễn George A. Romero. Ảnh: Deadline.
Hiện có 15 bang yêu cầu kiểm tra an toàn hàng năm hoặc 2 năm một lần. Maryland và Alabama yêu cầu kiểm tra an toàn trước khi chuyển nhượng/sang tên xe. Nebraska và Kentucky đòi hỏi chủ xe kiểm tra an toàn khi mang phương tiện từ địa phương khác đến. Tổng cộng có 31 bang yêu cầu kiểm tra khí thải định kỳ.
Thời gian đăng kiểm xe phụ thuộc vào từng bang, cơ quan đăng kiểm và kỹ năng của kiểm định viên. Ví dụ, một số bang có quy trình nghiêm ngặt, đòi hỏi cả việc lái thử xe trên đường, khiến quá trình kiểm định có thể lâu hơn bình thường.
Quá trình kiểm định thường mất ít nhất một giờ tại cơ sở thuộc Cơ quan quản lý các phương tiện cơ giới (DMV). Song, nếu đó là cuộc kiểm tra theo yêu cầu của bang tại một trung tâm bảo hành được ủy quyền, bạn có thể phải đợi lâu hơn mới đến lượt mình.
Hàn Quốc
Luật pháp Hàn Quốc quy định, mọi xe cơ giới đã đăng ký sẽ phải đi kiểm định 2 năm một lần tại các trung tâm đăng kiểm do Cơ quan An toàn giao thông Hàn Quốc (KOTSA) chỉ định.
Theo Changwon Times, KOTSA sẽ gửi thông báo cho các chủ phương tiện về việc đưa xe đi đăng kiểm. Tùy thuộc vào loại phương tiện, trong vòng 30 - 60 ngày sau đó, nếu xe không được đưa đi kiểm định, chủ xe sẽ bị phạt tiền. Số tiền phạt sẽ tăng lên sau mỗi 3 ngày vượt hạn chót, tối đa lên tới 400.000 won.
Các trung tâm đăng kiểm hoạt động từ thứ 2 – sáng thứ 7 hàng tuần. Bạn chỉ cần mang theo giấy chứng nhận sở hữu xe và quá trình kiểm định thường diễn ra rất nhanh chóng, đôi khi chỉ mất 10 phút. Tuy nhiên, để thuận tiện, mọi người nên đặt lịch hẹn trước qua điện thoại hoặc trực tuyến.
Chi phí đăng kiểm dao động trong khoảng 25.000 – 50.000 won. Nếu vào ngày kiểm định, xe không đạt yêu cầu, người chủ phải đưa xe đi sửa chữa và quay trở lại cùng trung tâm đăng kiểm để hoàn thành kiểm định trong thời gian nhất định.
Nhật
Tương tự các nước, tại Nhật, ôtô muốn lưu thông trên đường phải có đăng kiểm còn hạn, nếu không chủ xe sẽ bị phạt theo quy định pháp luật. Thời hạn đăng kiểm đối với xe mới mua là lần đầu sau 3 năm và sau đó là 2 năm một lần.
Theo Viện Khoa học và Công nghệ Okinawa, việc kiểm định phải được thực hiện tại các gara được ủy quyền hoặc trung tâm đăng kiểm đặt tại các thành phố. Dịch vụ kiểm tra và bảo trì cũng có thể được tìm thấy ở hầu hết các đại lý xe hơi.
Nếu chủ phương tiện yêu cầu gara hoặc đại lý xe hơi tiến hành kiểm định ôtô thay cho họ, các cơ sở này sẽ đưa ra ước tính chi phí trước, bao gồm cả phí bảo dưỡng và phí đại lý ngoài các khoản phí bắt buộc theo luật (phí thủ tục giấy tờ, bảo hiểm xe bắt buộc, thuế trọng lượng xe và phí kiểm định). Tổng chi phí thường từ 100.000 – 200.000 yen.
Nếu chủ xe tự làm các thủ tục tại các trung tâm đăng kiểm, chi phí sẽ rẻ hơn. Song, điều này đòi hỏi họ phải thông thạo về xe và đảm bảo xe đáp ứng đủ các tiêu chuẩn kiểm định. Nếu không, họ sẽ phải quay lại nơi đăng kiểm nhiều lần cho đến khi xe được chứng nhận đủ điều kiện lưu thông.
Trang Ohayo khuyến nghị, các chủ xe nên tham khảo trước trên trang web chuyên về đăng kiểm của Nhật để lựa chọn nơi phù hợp trong danh sách các cơ sở có thể làm kiểm định. Sau đó, họ nên đăng ký trực tuyến và chờ đại diện cơ sở được chọn gọi điện xác nhận ngày cần đem xe đến kiểm định. Quá trình chờ có thể mất 2 – 3 ngày tùy từng nơi.