Thực tế cũng có rất rất nhiều game thủ muốn xem đồ họa cao cấp nhất của một tựa game sẽ đẹp tới mức nào. Bằng chứng là những đoạn clip với tựa đề đại loại như "Chơi thử GTA V trên máy tính khủng GTX Titan, RAM 16GB" không hề thiếu trên mạng internet. Thế nhưng những game thủ đang hoạt động kênh YouTube mang tên Low Spec Gamer, họ luôn luôn cố gắng hạ thấp cấu hình trong game đến mức tối đa có thể, đơn giản chỉ để kiểm tra xem trên những cỗ máy tính thuộc hàng lão thành sẽ hoạt động ra sao khi chơi những tựa game tân thời.
Và "nạn nhân" mới nhất của kênh YouTube Low Spec Gamer chính là Final Fantasy XV. Final Fantasy XV là phiên bản thứ 16 của của dòng game nổi tiếng Final Fantasy. Game được giới thiệu lần đầu vào năm 1987 dành cho hệ máy Nintendo Game Boy. Đây được coi là sản phẩm bản lề cho toàn bộ series, nó đã mở ra một chương mới cho dòng game Final Fantasy đồng thời cũng chấm dứt “cơn khát chờ đợi” trong hơn 6 năm của người hâm mộ (sản phẩm gần nhất của series này là FF 14 ra mắt vào năm 2010).
Trên PC, Final Fantasy XV sở hữu nền đồ họa cực kỳ ấn tượng, thế nhưng khi qua tay anh chàng game thủ dưới đây, sử dụng công cụ Benchmark Tool, ngay cả card đồ họa GT 1030 và chip đồ họa tích hợp Intel HD cũng chạy được game, nhưng hệ quả là, nhìn chú gà Chocobo trông chẳng khác gì... mô hình gấp giấy Origami cả:
Final Fantasy XV là tựa game nhập vai được Square Enix ra mắt vào cuối năm 2016 vừa qua. Trò chơi xoay quanh cuộc hành trình của Noctis, chàng hoàng tử của vương quốc Lucis. Sau khi vương quốc Lucis của anh bị phe Đế Chế đánh bại, Noctis buộc phải lưu lạc khắp nơi để rèn luyện, gia tăng sức mạnh của bản thân với cơ hội phục quốc.
Tuy nhiên, trong cuộc hành trình của mình, Noctis dần khám phá ra rằng anh không chỉ đánh bại phe Đế Chế, mà còn phải đối mặt với một kẻ thù nguy hiểm hơn, một kẻ thù có khả năng bất tử theo đúng nghĩa, và hắn cũng muốn tiêu diệt toàn bộ vương quốc Lucis cũng như các thành viên trong hoàng tộc.
Theo GameK
" alt=""/>Đang đẹp như mơ là thế, Final Fantasy XV bất ngờ xấu 'ma chê quỷ hờn' trên chiếc máy tính siêu cùiCác đại biểu thảo luận trong Hội thảo “Bảo vệ mạng và dữ liệu khỏi các cuộc tấn công DDoS nhằm vào các tổ chức, doanh nghiệp” sáng nay, 3/5.
Đây là thông tin được ông Trần Mạnh Thắng, đại diện Cục An toàn Thông tin (Bộ TT&TT) đưa ra tại Hội thảo “Bảo vệ mạng và dữ liệu khỏi các cuộc tấn công DDoS nhằm vào các tổ chức, doanh nghiệp” tổ chức sáng 3/5. Hội thảo do Cục An toàn Thông tin (ATTT), ICTnews phối hợp với Nexusguard Limited tổ chức.
Theo số liệu thống kê, năm 2018, Việt Nam có 5.932 cuộc tấn công lừa đảo phishing; 3.198 cuộc tấn công thay đổi giao diện Dface; 1.090 cuộc tấn công cài cắm mã độc vào trang web đặt tại Việt Nam; 2.166 trang thu thập thông tin cá nhân người dùng Việt Nam (đặt tại các nước trên thế giới) và 4.181.773 địa chỉ IP Việt Nam nằm trong các mạng botnet lớn của thế giới.
Số liệu này cho thấy, các cuộc tấn công phishing có dấu hiệu gia tăng. Một trong những nguyên nhân là do các cuộc tấn công đang chuyển hướng sang đối tượng tấn công là người dùng đầu cuối, vốn thiếu nhận thức và kỹ năng về ATTT.
Liên quan đến các cuộc tấn công DDos, ông Trần Mạnh Thắng cũng cho hay, Việt Nam đang trong quá trình phát triển cách mạng 4.0, các hệ thống thông tin đang đối mặt với nhiều nguy cơ tấn công mạng, cụ thể là các cuộc tấn công từ chối dịch vụ. Một trong những nguyên nhân của các cuộc tấn công từ chối dịch vụ là do tình trạng lây nhiễm mã độc. Các số liệu thống kê cũng cho thấy Việt Nam là một trong những quốc gia lây nhiễm mã độc cao trên thế giới.
Cụ thể, theo Báo cáo Nguy cơ Quý 4 năm 2018 của Nexusguard, những số liệu thống kê cho thấy một vị trí đáng quan ngại của Việt Nam trong bức tranh tấn công DDoS toàn cầu. Cụ thể, Việt Nam đứng vị trí thứ 6 trên toàn cầu về nguồn tấn công DDoS, sau Trung Quốc, Mỹ, Pháp, Nga và Brazil. Việt Nam và Brazil chiếm tỷ trọng bằng nhau trong quý 4/2018 với tỷ lệ 3.53%. Việt Nam đứng thứ vị trí thứ 2 trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương về nguồn tấn công DDoS với tỷ lệ 9.52% sau Trung Quốc, trên vị trí của Ấn Độ và Indonesia. Đứng sau Mỹ, Trung Quốc và Pháp, tỷ lệ nguồn tấn công từ số hiệu mạng Việt Nam xếp thứ 4, với tỷ lệ 2.29%.
" alt=""/>Cục An toàn Thông tin sẽ mở rộng chiến dịch bóc gỡ mã độc trên toàn quốcTheo báo cáo của ngân hàng Wespact, có khi Christine Jiaxin Lee chi đến hơn 210.000 USD trong một ngày, tương đương với khoảng 4,86 tỷ đồng.
Số tiền 3,3 triệu USD được Christine sử dụng từ tài khoản Wespact của mình trong khoảng thời gian 11 tháng, từ năm 2014 đến 2015. Ngân hàng chỉ nhận ra sự bất thường khi cô chuyển hơn 800.000 USD vào tài khoản PayPal của mình với hơn 14 giao dịch trong một ngày.
Cô bị buộc tội cố ý sử dụng các mánh khoé lừa đảo và vi phạm pháp luật để đạt được lợi ích tài chính.
Thế nhưng thẩm phán Lisa Stapleton khi đó đã đặt ra câu hỏi liệu cáo buộc về việc sử dụng tiền trái phép của cô sinh viên này có phải là hành vi phạm tội hay không nếu do ngân hàng vô tình trao cho cô cơ hội đó.
“Đó không phải tiền có được từ hành vi phạm pháp” - bà Stapleton nói.
Bà cũng lưu ý rằng nếu Christine dùng tiền không phải của mình, cô phải trả lại cho Westpac, nhưng điều đó không có nghĩa là cô phạm pháp.
Cuối cùng, các cáo buộc dành cho Christine đã được rút về. Cô chỉ bị buộc phải trả lại số tiền mà mình đã “dùng chùa” trong suốt nhiều năm bằng cách giao nộp các tài sản như túi xách, vòng đeo tay… xa xỉ của mình.
Cũng xảy ra ở Australia, vào năm 2017, nữ luật sư Clare Wainwright đã trở thành triệu phú chỉ sau một buổi sáng do được Ngân hàng Quốc gia Australia chuyển nhầm 25 triệu USD vào tài khoản.
Tuy nhiên, ngay sau đó, cô liên lạc lại với ngân hàng NAB về sự số bất ngờ này. Theo luật pháp nước này, nếu cô Wainwright chỉ tiêu quá 1 xu so với số tiền cô ấy thực sự có trong tài khoản NAB, cô có thể bị buộc tội trộm cắp.
Theo Dịch vụ Thanh tra Tài chính Australia, việc thanh toán nhầm vào tài khoản của bạn qua giao dịch trực tuyến có thể dấn đến những rủi ro pháp lý đáng kể.
"Nếu tiền được chuyển nhầm vào tài khoản của mình, bạn nên thông báo cho ngân hàng. Ngân hàng sau đó sẽ cố gắng trả lại tiền cho người gửi” - Cơ quan này khuyến nghị trên trang web chính thức của mình. ”Bạn không nên tiêu hoặc rút số tiền được chuyển nhầm vào tài khoản của mình này vì bạn không sở hữu nó một cách hợp pháp mà phải trả lại".
" alt=""/>Ngân hàng nhầm lẫn, nữ sinh lấy 3,3 triệu USD mua túi Dior, Hermes