您的当前位置:首页 > Nhận định > “Điểm mặt” 4 thủ đoạn tội phạm công nghệ cao thường dùng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản 正文

“Điểm mặt” 4 thủ đoạn tội phạm công nghệ cao thường dùng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản

时间:2025-01-15 22:03:01 来源:网络整理 编辑:Nhận định

核心提示

Trên Cổng thông tin điện tử Bộ Công an,Điểmmặtthủđoạntộiphạmcôngnghệcaothườngdùngđểlừađảochiếmđoạttàlich thi dau bong da homlich thi dau bong da hom、、

Công an TP.HCM chỉ cách phòng ngừa tội phạm sử dụng công nghệ cao lừa chiếm đoạt tài sản | Công an TP.HCM “điểm mặt” 4 thủ đoạn tội phạm công nghệ cao thường dùng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Trên Cổng thông tin điện tử Bộ Công an,Điểmmặtthủđoạntộiphạmcôngnghệcaothườngdùngđểlừađảochiếmđoạttàisảlich thi dau bong da hom Công an TP.HCM vừa cảnh báo về các phương thức, thủ đoạn phổ biến mà các đối tượng tội phạm công nghệ cao thường dùng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản người dân (Ảnh minh họa: Internet)

4 thủ đoạn phổ biến

Theo thông tin cảnh báo mới nhất trên Cổng thông tin điện tử Bộ Công an, thời gian gần đây, tình hình tội phạm sử dụng công nghệ cao hoặc điện thoại mạo danh cơ quan chức năng (Công an, Viện Kiểm sát…) để lừa đảo chiếm đoạt tiền của nhân dân trên địa bàn TP.HCM có diễn biến phức tạp.

Qua các vụ việc, Công an TP.HCM nhận thấy các đối tượng tội phạm công nghệ cao thường sử dụng một số thủ đoạn như: lừa khách hàng tự chuyển tiền, đánh cắp thông tin bảo mật từ khách hàng, sử dụng cuộc gọi điện thoại giả danh cơ quan nhà nước, sử dụng phần mềm công nghệ cao (Voice over IP)  giả số điện thoại cơ quan công an để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Cụ thể, để lừa khách hàng tự chuyển tiền, các đối tượng thường giả mạo cơ quan điều tra thông báo liên quan đến một vụ án bất kỳ và yêu cầu khách hàng chuyển tiền để phục vụ điều tra; thông báo thông tin giả về trúng thưởng từ ngân hàng hoặc các công ty lớn và yêu cầu cung cấp số OTP khách hàng; hoặc giả mạo người thân, bạn bè nhờ chuyển tiền hộ, mua thẻ điện thoại.

Về thủ đoạn đánh cắp thông tin bảo mật từ khách hàng, theo cảnh báo của Công an TP.HCM, những cách thường được các đối tượng tội phạm sử dụng là: Giả mạo cán bộ ngân hàng, yêu cầu cung cấp mật khẩu, mã PIN hoặc thông tin thẻ để xử lý sự cố liên quan đến các dịch vụ ngân hàng hoặc thẻ;

Gửi email, tin nhắn có chứa link truy cập vào webiste của dịch vụ chuyển tiền, nhận tiền từ nước ngoài, nhập thông tin đăng nhập tài khoản Internet Banking, hoặc thông tin thẻ để nhận tiền; thực chất đây là các website giả mạo để lừa khách hàng cài đặt các phần mềm/ứng dụng gián điệp để đánh cắp thông tin từ tin nhắn hoặc khi khách hàng đăng nhập website của ngân hàng; Sử dụng phương tiện điện tử, đánh cắp thông tin và mật khẩu chủ thẻ ngân hàng, kích hoạt máy trụ ATM, đánh cắp tiền đang được lưu giữ tại các trụ ATM.

Đối với phương thức sử dụng cuộc gọi điện thoại giả danh cơ quan nhà nước, đối tượng xấu giả danh cán bộ cơ quan Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án, nhân viên ngân hàng... gọi điện thoại yêu cầu cung cấp thông tin thẻ ngân hàng để nhận gửi bưu phẩm hoặc giấy triệu tập, chuyển tiền vào tài khoản chỉ định trước để phục vụ điều tra…; hay giả mạo người cho vay trực tuyến lừa khách hàng có nhu cầu vay vốn, yêu cầu cung cấp thông tin về thẻ hoặc tài khoản ngân hàng điện tử nhằm đánh cắp tiền trong tài khoản của người khác.

Một thủ đoạn phổ biến khác của các đối tượng tội phạm là sử dụng phần mềm công nghệ cao Voice over IP (cách gọi sử dụng ứng dụng truyền tải giọng nói qua mạng máy tính) thực hiện các cuộc gọi đến có số điện thoại hiển thị trên màn hình điện thoại người nhận các số giống với số trực ban công an…; sau đó tự xưng cán bộ công an đe dọa, tống tiền nhân dân. “Số điện thoại lừa đảo sẽ xuất hiện thêm các đầu số 1080, +084028 hoặc +028…  phía trước các đầu số máy giả mạo hiển thị khi gọi đến”, cảnh báo của Công an Tp.HCM nêu.

Phòng ngừa cách nào?