Thời gian vừa qua, theo đánh giá của Bộ TT&TT, nhiều bộ, ngành, địa phương đã nỗ lực triển khai các giải pháp đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến và các ứng dụng giúp giảm tải cho Trung tâm hành chính công ngay trong thời gian dịch bệnh.
Thông kê của Cục Tin học hóa, Bộ TT&TT cho hay, tính đến tháng 5/2020, tổng số dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 đang được các bộ, ngành, địa phương cung cấp cho người dân, doanh nghiệp là hơn 56.000 dịch vụ, trong đó số dịch vụ công trực tuyến mức 4 là gần 17.000. Tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức 3, 4 có phát sinh hồ sơ trực tuyến là 25,62%.
Nhiều dịch vụ công trực tuyến được cung cấp mức độ cao đã phát huy hiệu quả rõ rệt như dịch vụ về thuế, hải quan (Bộ Tài chính); các dịch vụ ngành bảo hiểm (Bảo hiểm xã hội Việt Nam); dịch vụ cấp thị thực điện tử, cấp hộ chiếu phổ thông (Bộ Công an); hay dịch vụ cấp chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Bộ Công Thương).
Đáng chú ý, thời gian qua, tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức 4 được các bộ, ngành, địa phương cung cấp cho người dân, doanh nghiệp đã liên tục tăng, từ mức 4,55% năm 2018 lên 10,76% năm 2019; đạt gần 14% vào tháng 5/2020, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm trước (khoảng 7%). Tuy nhiên, con số này vẫn còn khoảng cách lớn so với mục tiêu Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương cần đạt được trong năm 2020 là 30% dịch vụ công trực tuyến mức 4.
Đến nay, mới chỉ có 13 bộ, ngành, địa phương hoàn thành chỉ tiêu cung cấp 30% dịch vụ công trực tuyến mức 4 gồm có 6 bộ, ngành: KH&ĐT, Nội vụ, Tài chính, TT&TT, Giao thông vận tải, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và 7 tỉnh, thành phố: An Giang, Đà Nẵng, Lào Cai, Lạng Sơn, Thừa Thiên - Huế, Tiền Giang và Nam Định.
Thực hiện vai trò điều phối phát triển Chính phủ điện tử nói chung và thúc đẩy phát triển dịch vụ công trực tuyến nói riêng, từ đầu năm 2020 đến nay, Bộ TT&TT đã liên tục đôn đốc các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức 4.
Đơn cử như, ngày 19/3/2020, Bộ TT&TT đã có công văn 929 đề nghị các bộ, ngành, địa phương triển khai các biện pháp quyết liệt để cung cấp dịch vụ công trực tuyến. Tiếp đó, vào ngày 11/5/2020, Bộ TT&TT có văn bản 1718 thúc đẩy các bộ, ngành, địa phương triển khai kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị trực tuyến ngày 12/2 của Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử, trong đó cũng nhấn mạnh việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức 4.
Cụ thể, Bộ TT&TT đề nghị các bộ, ngành, địa phương tận dụng ngay các hệ thống thông tin sẵn có, chủ động bố trí, huy động nguồn lực tại chỗ để bảo đảm khả năng sẵn sàng tiếp nhận hồ sơ trực tuyến mức 3,4 của tất cả các thủ tục hành chính. Trên cơ sở đó, từng bước có lộ trình nâng cấp, phát triển hệ thống thông tin để xử lý hồ sơ hoàn toàn trên môi trường mạng.
Cùng với đó, các bộ, tỉnh cũng được đề nghị tập trung triển khai, ưu tiên nguồn lực để hoàn thành chỉ tiêu 30% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trong năm 2020. Thực hiện tích hợp, cung cấp dịch vụ công trực tuyến liên thông trên Cổng dịch vụ công quốc gia theo Quyết định 411 ngày 24/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Danh mục dịch vụ công tích hợp, cung cấp trên Cổng dịch vụ công Quốc gia năm 2020 bảo đảm đúng tiến độ, chất lượng.
Đồng thời, khẩn trương hoàn thiện Cổng dịch vụ công, hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh tuân thủ Thông tư 22 ngày 31/12/2019 của B Bộ TT&TT quy định về tiêu chí chức năng, tính năng kỹ thuật của Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh; Thông tư 18 ngày 25/12/2019 của Bộ TT&TT ban hành "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cấu trúc, định dạng dữ liệu gói tin phục vụ kết nối Cổng dịch vụ công quốc gia với Cổng dịch vụ công, Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh và các cơ sở dữ liệu quốc gia, chuyên ngành" (QCVN 120:2019/BTTTT). Thời gian cần hoàn thành là tháng 9/2020.
Nhằm cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 theo hướng lấy người dùng làm trung tâm, Bộ TT&TT còn đề nghị các bộ, ngành, địa phương thực hiện kết nối Cổng dịch vụ công, Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh với một số hệ thống thông tin như: Hệ thống thu thập, đánh giá việc sử dụng thông tin và dịch vụ công trực tuyến của Bộ TT&TT phục vụ việc đánh giá hiệu quả sử dụng dịch vụ công trực tuyến theo quy định tại Thông tư 22/2019/TT-BTTTT;
Hệ thống của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (VietnamPost) để phục vụ triển khai Quyết định 45 ngày 19/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích; Hệ thống hỗ trợ thanh toán dịch vụ công trực tuyến toàn quốc do Bộ TT&TT quản lý để hỗ trợ thanh toán, đối soát thanh toán trực tuyến nghĩa vụ tài chính trong giải quyết thủ tục hành chính; Hệ thống định danh và xác thực điện tử quốc gia do Bộ TT&TT quản lý nhằm định danh và xác thực người dân, doanh nghiệp trong giao dịch điện tử với các cơ quan nhà nước.
M.T.
Chính phủ tại Nghị quyết 17 ngày 7/3/2019 đã yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phải đạt mục tiêu cung cấp 30% dịch vụ công trực tuyến mức 4 trong năm 2020. Đến nay, đã có 5 bộ và 7 tỉnh, thành phố hoàn thành mục tiêu này.
" alt=""/>Tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức 4 đã tăng gấp đôi so cùng kỳ năm ngoáiDẫn đầu sẽ là Intel Core i9-12900K với 16 nhân 24 luồng cùng xung nhịp boost lên tới 5,2 GHz, sẵn sàng phục vụ mọi nhu cầu từ chơi game tới sáng tạo nội dung. Ngoài ra, vào Intel Architecture Day 2021 sắp diễn ra tới đây, Intel sẽ trình làng toàn bộ 60 CPU thuộc dòng Core thế hệ thứ 12, được sản xuất trên tiến trình Intel 7.
Sử dụng một kiến trúc hoàn toàn mới, kết hợp các nhân hiệu năng cao Performance-core (P-cores) và nhân hiệu quả Efficient-core (E-cores), Intel Core thế hệ thứ 12 hứa hẹn mang lại hiệu năng chơi game cực đỉnh song hành cùng khả năng đa nhiệm tuyệt vời. Một trong những thành tố quan trọng trên dòng vi xử lý mới này chính là Intel Thread Director với nhiệm vụ điều phối các tác vụ để giao cho các nhân CPU phù hợp nhằm tối ưu hóa hiệu năng.
Intel cũng đã làm việc chặt chẽ với Microsoft để đảm bảo kiến trúc hybrid này sẽ làm việc tốt nhất trên Windows 11. Panos Panay, phó chủ tịch điều hành kiêm giám đốc sản phẩm của Microsoft cho biết: "Chúng ta đang bắt đầu một kỷ nguyên mới cho PC nhờ sự ra đời của Windows 11". "Với Windows 11 và công nghệ Thread Director mới của Intel, người dùng sẽ thấy hiệu suất PC của họ đạt đến tầm cao mới trên dòng vi xử lý Intel Core thế hệ thứ 12 mới."
Nhờ kiến trúc hybrid và tiến trình bán dẫn Intel 7 hoàn toàn mới, Intel Core thế hệ thứ 12 nói chung và Core i9-12900K nói riêng đã giành lại ngôi vương cho Intel một cách thuyết phục khi trở thành:
- CPU chơi game tốt nhất thế giới:
- Bước nhảy vọt về hiệu suất sáng tạo nội dung:
- Trải nghiệm ép xung tốt nhất: Nhờ công cụ Intel Extreme Tuning Utility (XTU) 7.5 mới nhất, người dùng có thể dễ dàng ép xung, đẩy giới hạn hiệu năng trên CPU của mình chỉ với một cú click chuột mà vẫn đảm bảo tính ổn định cho toàn bộ hệ thống thông qua tính năng Intel Speed Optimizer. Đồng thời, việc ép xung RAM cũng trở nên dễ dàng hơn khi Intel đã làm việc với các nhà sản xuất để đưa ra Intel Extreme Memory Profile (XMP) 3.0 tương thích với chuẩn DDR5, giúp người dùng có thể lưu các thiết lập chỉnh tay của mình lên bộ nhớ trong của RAM để tái sử dụng một cách dễ dàng.
Intel Core thế hệ thứ 12 ra mắt cũng đồng thời chứng kiến bước nhảy vọt về các công nghệ phụ trợ khi là dòng CPU đầu tiên trên thị trường: tích hợp bộ nhớ DDR5 với băng thông lên đến 4800MT/s; trang bị chuẩn kết nối PCIe 5.0 với tối đa 16 làn; trang bị chuẩn kết nối Thunderbolt 4 đa dụng;...
Ra mắt cùng với dòng CPU Intel Core thế hệ thứ 12 là dòng chipset Intel 600 Series hỗ trợ tối đa 28 làn PCIe 4.0, 2 cổng USB 3.2 Gen 2 cùng DMI thế hệ 4. Dòng chipset này cũng lần đầu tiên được trang bị công nghệ Intel Volume Management Device (VMD) để quản lý SSD NVMe trực tiếp thay vì phải thông qua RAID hay các bộ điều khiển khác.
Intel Core thế hệ thứ 12 sẽ bắt đầu được bán ra trên toàn cầu từ 4/11 với mức giá từ 264 USD đến 589 USD tương ứng với phiên bản thấp nhất i5-12600K và cao cấp nhất i9-12900K.
Theo GenK
" alt=""/>Intel ra mắt Intel Core thế hệ thứ 12, quyết tâm giành lại ngôi vị số 1 trong lòng game thủCác chuyên gia tại Đại học Hoàng gia London, cho biết iKnife hay “con dao thông minh” có thể chẩn đoán ung thư tử cung với độ chính xác cao.
Nhóm tác giả chia sẻ: "iKnife chẩn đoán ung thư tử cung với độ chính xác 89%, giảm sự chậm trễ hiện tại. Phát hiện được trình bày trong nghiên cứu này có thể mở đường cho các cách chẩn đoán mới".
Theo thông tin từ Đại học Hoàng gia London, iKnife dựa trên phẫu thuật điện, công nghệ được phát minh vào những năm 1920 hiện vẫn được sử dụng phổ biến. Dao phẫu thuật điện sử dụng dòng điện để làm nóng mô nhanh chóng, cắt xuyên qua mô đồng thời giảm thiểu mất máu. Khi đó, mô sẽ bay hơi, tạo ra khói.
Người phát minh ra iKnife, Tiến sĩ Zoltan Takats, đã kết nối dao phẫu thuật điện với máy quang phổ, dụng cụ xác định hóa chất trong mẫu. Thiết bị này có thể cho biết sự khác biệt giữa mô ung thư và mô khỏe mạnh bằng cách phân tích khói tạo ra khi mô bị bốc hơi.
TheoGuardian, nghiên cứu mới liên quan đến 150 mẫu mô. Nhóm tác giả kết luận: “Cần có những nghiên cứu lớn hơn để xác nhận kỹ thuật này và cải thiện hiệu suất chẩn đoán”.
Athena Lamnisos, Giám đốc điều hành của tổ chức tài trợ cho nghiên cứu, nói: “Việc chờ đợi kết quả xét nghiệm rất căng thẳng, đặc biệt nếu xét nghiệm để tìm hiểu xem bạn có bị ung thư hay không”.
Ung thư tử cung có một triệu chứng nổi bật là chảy máu sau mãn kinh. Tuy nhiên, cũng có nhiều lý do khác dẫn đến chảy máu âm đạo bất thường. Vì vậy, xét nghiệm chẩn đoán loại trừ ung thư ngay lập tức và với độ chính xác cao có thể tạo ra sự khác biệt lớn.