Nhận định, soi kèo Alaves vs Real Madrid, 21h15 ngày 13/4: Phải thắng thôi Los Blancos

Ngoại Hạng Anh 2025-04-18 10:03:38 53
ậnđịnhsoikèoAlavesvsRealMadridhngàyPhảithắngthôlịch thi đấu bóng đá aff cup   Nguyễn Quang Hải - 13/04/2025 08:44  Tây Ban Nha
本文地址:http://tw.tour-time.com/news/29d396488.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Sparta Rotterdam vs Heerenveen, 23h45 ngày 12/4: Tiếp tục bay cao

Dùng Internet quá nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe tâm thần tuổi teen

Người nghiện Facebook ùn ùn nhập viện tâm thần

Tại cuộc toạ đàm "Xây dựng bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội vì một môi trường mạng lành mạnh tại Việt Nam"do Bộ TT&TT tổ chức hôm 18/5, có một con số được đưa ra rất đáng để suy nghĩ. Đó là theo báo cáo năm 2018 của We are Social, số người sử dụng mạng xã hội tại Việt Nam đạt khoảng 55 triệu người (chiếm tỉ lệ 57% dân số), trong đó lượng người sử dụng mạng xã hội qua điện thoại di động là 50 triệu người.

Thời lượng sử dụng Internet và mạng xã hội trong một ngày của người sử dụng Việt Nam đạt tương ứng khoảng 7 giờ và 2,5 giờ. Facebook và YouTube là những trang được sử dụng nhiều nhất, với tỷ lệ là 61% và 59%.

Lượng thời gian người Việt dành cho Internet như vậy có quá nhiều?

Tại Việt Nam, chưa có một nghiên cứu nào trả lời cho câu hỏi này. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu quốc tế cho rằng sử dụng Internet từ 6 tiếng trở lên mỗi ngày được gọi là "người dùng cực đoan", và có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ tâm thần.

Theo nghiên cứu của Viện chính sách giáo dục của Anh công bố hồi năm 2017, việc tập trung quá nhiều vào Internet, mạng xã hội và các phương tiện truyền thông mạng xã hội gây tác động không nhỏ tới sức khỏe tâm thần. Trong đó, nhóm đối tượng trẻ em và thanh thiếu niên dành hơn 3 giờ để truy cập Internet mỗi ngày được phát hiện mắc nhiều triệu chứng tâm thần. Nghiên cứu xác định, người dùng Internet cực đoan là những nhóm trẻ em, thanh thiếu niên thường sử dụng Internet trung bình từ 6 giờ trở lên vào ngày cuối tuần.

Chuyên gia Mark Griffiths từ Đại học Nottingham Trent (Anh) cho rằng những ai dành càng nhiều thời gian trên mạng xã hội thì càng có xu hướng giảm thời lượng tham gia vào các hoạt động ngoài đời thực.

Trong một báo cáo được công bố vào năm 2017, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng, mối tương quan giữa thời lượng sử dụng mạng xã hội và độ hạnh phúc của người dùng có dạng là một biểu đô hình chữ U ngược. Họ gọi đó là Giả thuyết Goldilocks: khi thời lượng sử dụng điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng càng tăng thì sẽ có những tác động tích cực về mặt hạnh phúc, nhưng đó chỉ là một xu hướng ngắn của biểu đồ. Và sau đó khi thời lượng sử dụng càng tăng, mức độ hạnh phúc sẽ giảm xuống.

Tuy nhiên, thời lượng sử dụng Internet vừa đủ sẽ "hoàn toàn không có hại mà đó có thể là những lợi thế chúng ta nên tận dụng trong thời đại thế giới kết nối hiện nay".Một tác giả từ trường Đại học Oxford nói với trang BBC Future rằng: "Nếu chúng ta không kết nối hoặc không có những giới hạn về thời lượng sử dụng trong gia đình thì chính gia đình đó hoặc chính những đứa trẻ đó sẽ trở thành dị biệt".

Ông còn nói thêm: "Nếu có một mức độ tốt, thì đó sẽ là phần tốt đẹp trong cuộc đời của đứa trẻ đó, nhưng cho tới khi con số đó dần kéo dài thành năm, sáu hoặc bảy tiếng một ngày thì đó chính là vấn đề".

">

Người Việt mỗi ngày dành 7 tiếng vào Internet, có đáng lo?

Có vẻ như đây là một bước đi hoàn toàn đúng của gã khổng lồ tìm kiếm cho tới khi nó khiến những người yêu thích rượu và những người yêu âm nhạc phải bực mình. Hóa ra, Google đã "quá tay" khi áp dụng bộ lọc, khiến người tiêu dùng không thể mua rượu Burgundy (một loại rượu vang Pháp) hay đĩa nhạc của nhóm Guns n' Rose.

Thuật toán tìm kiếm và công nghệ nhân dạng ngôn ngữ của Google lẽ ra phải thừa đủ tinh vi để có thể hiểu được sự khác biệt, nhưng công ty này đã đã thất bại trong việc áp dụng nó đúng cách. Đây cũng là một ví dụ điển hình cho thấy các công ty internet cần phải có trách nhiệm hơn nữa đối với những gì có trên nền tảng của họ.

Các tập đoàn công nghệ lớn hiện đang phải đối mặt với sức ép rất lớn từ công chúng yêu cầu họ bảo vệ người dùng của mình hơn nữa. Hồi đầu năm, một nhóm các nhà đầu tư của công ty Apple viết "tâm thư" thúc giục công ty này giải quyết vấn đề nghiện smartphone ở trẻ em và đưa ra những tính năng kiếm soát tốt hơn cho phụ huynh. Facebook thì vướng vào quá nhiều bê bối đến nỗi khó có thể kể hết, trong đó bao gồm nạn tin giả mạo tràn lan, thu thập quá nhiều dữ liệu của người dùng hay quá chậm trễ trong việc xóa bỏ các nội dung cực đoan. Sau bê bối Cambridge Analytica, người dùng mới cảm thấy "sốc" và chợt nhận ra rằng họ đã cho đi quá nhiều dữ liệu.

Tất cả các công ty truyền thông xã hội đều đang chịu sự giám sát để giới hạn thời gian mà trẻ em sử dụng màn hình và thực thi tốt hơn các giới hạn độ tuổi được quy định trong chính sách của họ.

Các công ty truyền thông xã hội đang phải theo dõi chính sách hạn chế thời gian sử dụng màn hình của trẻ em

Trong một lá thư gửi tới các công ty công nghệ vào tháng 4/2018, Bộ trưởng Bộ Y tế Anh Jeremy Hunt nói rằng, Silicon Valley là nơi quy tụ những cá nhân xuất chúng nhất và có ngân sách lớn nhất nước Mỹ, cho nên các tập đoàn ở đó lẽ ra phải có thừa khả năng giải quyết những vấn đề đó mà không gặp phải sự cố nào.

Một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến người dùng thường xuyên chỉ trích các công ty công nghệ chính là họ thường không quan tâm đến việc bảo vệ cho người sử dụng của họ, bởi vì việc đầu tư sẽ đòi hỏi chi phí và làm hao hụt lợi nhuận ròng của họ. Hoặc nhìn theo cách khác, việc áp đặt thẩm quyền của họ lên những nội dung được đăng tải lên trên nền tảng có thể đẩy những công ty này trở về vị trí của một tòa soạn báo tầm thường hay kênh tin truyền thống, và việc đó nhạo báng những tuyên bố của họ trước đó, rằng đó chỉ đơn thuần là những nền tảng mà thôi.

Danh tiếng của các công ty công nghệ lớn đã tệ đi khá nhiều trong những năm qua, và "những cậu bé thiên tài" tạo ra các dịch vụ kết nối toàn cầu đã cho thấy rằng họ chưa suy nghĩ đủ chín chắn để ngăn mình khỏi những hậu quả như bây giờ. Những sự thay đổi lần này chỉ có khả năng diễn ra nhanh hơn trong tương lai, thay vì là sẽ chậm lại.

Và theo bản năng, chúng ta lại quay về với những người đóng vai trò là bộ mặt chính của sự thay đổi này, nhằm sửa cho đúng những sai lầm của cuộc cách mạng Internet. Tin giả là vấn đề mà Facebook cần giải quyết; còn Snapchat thì cần phải thi hành những quy định của họ về giới hạn độ tuổi.

Rất dễ hiểu khi chúng ta tin rằng các công ty internet nên được giao nhiệm vụ sửa chữa nền tảng không hoàn hảo của mình. Các nhà sáng lập của chúng, những người đã kiếm được hàng tỷ đô từ việc chúng ta sử dụng dịch vụ của họ, đang trở thành mục tiêu hấp dẫn được đem ra khiển trách, phê bình.

Nhưng chúng ta cũng cần phải ý thức được sự nguy hiểm của việc tin vào những công ty lớn này sẽ chịu trách nhiệm với những gì xảy ra trên mạng.

Những công ty mạnh nhất trên Internet không hoàn toàn đáng tin cậy như chúng ta nghĩ.

Hãy nhìn tình hình tin giả tràn lan trên mạng xã hội mà xem. Facebook đã thừa nhận một cách muộn màng rằng những thông tin bịa đặt đã phát tán rất nhanh trong suốt cuộc bầu cử của tổng thống Trump hồi năm 2016, cho dù những ảnh hưởng của chúng vẫn còn đang gây tranh cãi. Nhưng những cố gắng của công ty này để giải quyết chúng chỉ làm vấn đề thêm tệ hơn. Công ty này nhận thấy rằng việc gắn thêm một cái mác cảnh báo tin giả bên cạnh những tin giả mạo này lại gây tác động ngược, càng làm củng cố niềm tin của những người đang có xu hướng tin vào câu chuyện đó. Nhưng nếu gỡ những bài đăng này , Facebook lại "mang tiếng" là kiểm duyệt, nhất là trong một xã hội đề cao chủ nghĩa "tự do ngôn luận".

Những tranh cãi gần đây về quyền riêng tư đang trở thành con dao hai lưỡi. Suốt hàng năm trời chúng ta đã sẵn lòng cung cấp dữ liệu đến tất cả các công ty mà không lường trước được hậu quả của nó. Chúng ta đánh dấu vào những ô đồng ý với điều khoản và điều kiện mà không xem xét lại bởi chúng ta mong muốn được truy cập vào dịch vụ miễn phí đằng sau những điều khoản đó. Và giờ chúng ta lại yêu cầu trừng phạt những công ty này vì đã sử dụng thông tin của chúng ta, hoặc đòi xóa bỏ những mô hình kinh doanh đó.

Chắn chắn mọi thứ sẽ tốt hơn nếu chúng ta ý thức hơn về cách mà dữ liệu của mình được sử dụng như thế nào ngay từ lúc đầu, và có một cơ quan lớn hơn kiểm soát nó, thay vì chỉ tin tưởng vào các công ty.

Nhưng cũng có những thứ mà chúng ta phải đánh đổi. Ví dụ, việc kiểm soát độ tuổi sẽ được thực thi nghiêm ngặt hơn bằng việc yêu cầu xác minh bằng thẻ căn cước, đồng nghĩa với việc chúng ta thậm chí sẽ đưa nhiều thông tin cá nhân hơn cho các công ty này. Giúp các công ty xử lý nghiêm vấn đề tin nhắn quấy rối cũng có nghĩa là chúng ta cho phép họ truy cập vào tin nhắn của chúng ta.

Một số lượng lớn các vấn đề liên quan đến công nghệ là vấn đề của con người, và tốc độ chóng mặt cùng quy mô to lớn của internet khiến những vấn đề đó càng trở nên nghiêm trọng hơn. Đùn đẩy trách nhiệm sang cho những công ty của Thung lũng Silicon thay vì giải quyết tận gốc vấn đề – ví dụ như sự thiếu trách nhiệm với dữ liệu của chính mình hay không chịu "động não" khi đọc tin giả - sẽ chỉ khiến cho quyền lực mà những công ty này có được ngày càng lớn.

"Những gã khổng lồ xứ Silicon Valley" đã thường xuyên làm chúng ta thất vọng khi đặt vấn đề về sự riêng tư và tính bảo mật trực tuyến mà họ đem lại. Thật khó để tin tưởng rằng họ sẽ không tái phạm những vấn đề đó trong tương lai. Chúng ta phải cân nhắc đến những phương án thay thế, và nhận ra rằng: Trách nhiệm cho quyền riêng tư hay bảo mật trực tuyến thực chất không nằm ở họ, mà là ở chúng ta.

Theo Telegraph

">

Đã đến lúc chúng ta giành lại quyền kiểm soát cuộc sống trực tuyến của mình

Siêu máy tính dự đoán Alaves vs Real Madrid, 21h15 ngày 13/4

Facebook điều động toàn quái kiệt để phát triển công nghệ Blockchain

Năm 1996, giá trị vốn hóa của Apple đạt 3 tỷ USD. Khi Jobs rời chức vụ giám đốc điều hành 15 năm sau vào năm 2011, giá trị vốn hóa của Apple đạt 347 tỷ USD. Mức tăng trưởng kinh ngạc lên tới 116 lần.

Tim Cook lam CEO Apple tot hon Steve Jobs? hinh anh 1
Apple là công ty có giá trị lớn nhất thế giới.

Trong khi đó vào năm 2011, Cook tiếp quản một công ty trị giá 347 tỷ USD. Dưới bàn tay của mình, Apple đã đạt giá trị 922 tỷ USD vào tháng trước, có thể sẽ đạt 1 nghìn tỷ USD trong năm nay. Mức độ gia tăng “chỉ” 2,7 lần.

Dưới thời Cook, Apple đã trở thành công ty có giá trị nhất thế giới và luôn bảo vệ thành công danh hiệu đó. Và nếu như buộc phải chọn, phần thắng sẽ nghiêng về phía Cook.

Kết quả: Tim Cook thắng.

Vòng 2: Các vụ bê bối

Ai điều hành Apple với ít bê bối nhất? Rất may là cả Steve Jobs lẫn Tim Cook đều không gặp phải những vấn đề nghiêm trọng như vụ kiện chống độc quyền của Microsoft hay vụ bê bối dữ liệu mới được tiết lộ gần đây của Facebook. Nhưng cả hai CEO của Apple đều phải đối mặt với những vấn đề của riêng họ.

Tim Cook lam CEO Apple tot hon Steve Jobs? hinh anh 2
Mỗi CEO đều có những vấn đề của riêng họ.

Đối với Jobs, đó là những sai lầm trong quá khứ như iPhone 4 bị mất sóng do ăng ten, điều kiện làm việc ở nhà máy Foxconn và vấn đề kiểm duyệt ứng dụng trên App Store.

Còn với Cook, những bê bối bao gồm việc ra mắt của Apple Maps, ngăn chặn FBI bẻ khóa iPhone, iPhone 6 Plus dễ bị cong, một số cáo buộc về việc tránh thuế và gần đây nhất là việc cố tình làm giảm hiệu năng iPhone.

Có vẻ như, những sự cố mà Cook gặp phải nhẹ nhàng hơn khá nhiều so với Jobs. Sự khăng khăng của Apple về quyền riêng tư đã giúp cho công ty tốt hơn trong mắt người dùng theo thời gian. Việc giảm hiệu suất của iPhone cũ suy cho cùng là một giải pháp thông minh nhằm bảo vệ pin, ngay cả khi Apple đã sai khi không thông báo minh bạch với người dùng.

Kết quả: Tim Cook thắng.

Vòng 3: Phúc lợi xã hội

Năm 2018, phúc lợi xã hội là một điều bắt buộc của các công ty và với giá trị của Apple hiện giờ, đây là một điều “phải làm”. Trước đây, Steve Jobs chưa bao giờ đổ một khoản tiền lớn vào việc từ thiện, các vấn đề môi trường hoặc nhân quyền.

Tim Cook lam CEO Apple tot hon Steve Jobs? hinh anh 3
Apple đã chi hàng tỷ USD cho các chương trình phúc lợi xã hội.

Ngược lại, Cook quan tâm nhiều về quyền riêng tư, quyền đồng tính và nhập cư. Ông cũng thúc đẩy Apple trở thành một công ty năng lượng sạch với việc cải thiện điều kiện làm việc trong chuỗi cung ứng.

Có thể thấy, Cook đã cùng Apple làm cho hành tinh này trở thành một nơi tốt đẹp hơn. Và điều đó thật đáng ngưỡng mộ.

Kết quả: Tim Cook thắng.

Vòng 4: Quảng cáo

Apple của Tim Cook thường xuyên tạo ra những quảng cáo tuyệt vời. Nhưng dưới thời Steve Jobs người dùng đã hoàn toàn bị làm cho mù quáng.

Quảng cáo Apple iTunes, iPod vào năm 2008Dưới thời Steve Job, Apple luôn tạo ra những quảng cáo mang tính biểu tượng

“Think Different” đã từng khiến mọi người say mê ngay cả khi Apple chưa có bất kỳ sản phẩm mới nào để bán. Chiến dịch “Get a Mac” vẫn được người hâm mộ nhắc đến nhiều, thậm chí một thập kỷ sau khi kết thúc. Và chiến dịch “Switch” đáng nhớ được chỉ đạo bởi Errol Morris.

Apple vẫn tạo ra được nhiều quảng cáo chất lượng. Tuy nhiên, rất ít quảng cáo dưới thời Cook đạt tính biểu tượng như trước.

Kết quả: Steve Jobs thắng.

Vòng 5: Thách thức khi trở thành CEO

Chỉ cần nhớ lại thời điểm mà Steve Jobs đưa Apple trở lại từ bờ vực phá sản thì có thể thấy ông đã phải đối mặt với nhiều thử thách như thế nào. Khi đó, công ty không hề còn tiền. Tất cả mô hình kinh doanh đều không có tác dụng. Sự xuất hiện của ông tại Apple đã thúc đẩy những người trung thành và đưa công ty trở lại với quỹ đạo của nó.

Tim Cook lam CEO Apple tot hon Steve Jobs? hinh anh 4
Steve Jobs đã đưa Apple trở về từ bờ vực phá sản.

Tim Cook lại tiếp quản Apple trong hoàn cảnh rất khác, nhưng ông phải đối mặt với nhiều nghi ngờ. Mặc dù đã điều hành Apple hai lần trước đó (trong thời gian Jobs vắng mặt chữa bệnh), nhiều người vẫn tự hỏi liệu ông có thực hiện được nhiệm vụ này hay không.

Rõ ràng, Jobs phải đối mặt với thử thách lớn hơn. Và ông đã thành công ngoạn mục khi đưa Apple trở lại từ bờ vực.

Kết quả: Steve Jobs thắng.

Vòng 6: Các sản phẩm mới

Apple liên tục phát triển những sản phẩm mới tuyệt đẹp dưới sự lãnh đạo của Tim Cook. iPhone X với màn hình hiển thị edge-to-edge OLED đã thay đổi hoàn toàn khái niệm về một chiếc iPhone sẽ trông như thế nào. Thậm chí nó còn loại bỏ nút Home truyền thống trên rất nhiều đời iPhone nhằm định hướng một tương lai mới.

Apple Watch là chiếc đồng hồ thông minh đầu tiên được phát minh dưới sự lãnh đạo của Cook và nó nhanh chóng trở thành chiếc đồng hồ phổ biến nhất thế giới.

Tim Cook lam CEO Apple tot hon Steve Jobs? hinh anh 5
Dưới thời Steve Jobs, Apple luôn được đánh giá là công ty sáng tạo bậc nhất thế giới.

Sau đó là AirPods, Apple Pencil (cho người dùng thấy Jobs đã sai về bút stylus), và HomePod. Ngoài ra, công ty cũng cung cấp kích thước màn hình lớn hơn trên những chiếc điện thoại dòng Plus. Và cả bộ phận dịch vụ của Apple với ứng dụng Apple Music và 40 triệu thuê bao trả tiền.

Nhưng so với Jobs? Hơn 15 năm qua, Jobs đã mang đến iMac G3 đầy màu sắc, iMac G4 lấy cảm hứng từ hoa hướng dương và thiết kế nhôm mà Apple đang tiếp tục sử dụng. Ngoài ra còn có MacBook Air siêu mỏng, iPod, iTunes Store, iPhone, App Store và cuối cùng là iPad.

Dưới thời Cook, Apple duy trì tốt việc kiểm soát chất lượng trên các sản phẩm của mình và phát hành một số thiết bị mới. Tuy nhiên Apple không bao giờ có thể tạo ra những sản phẩm hoàn hảo như dưới thời Jobs.

Kết quả: Steve Jobs thắng.

Vòng 7: Thất bại

Không ai là không có thất bại, tuy nhiên điều kỳ lạ về Apple là ngay cả những sản phẩm thất bại của họ cũng rất đẹp.

Tim Cook lam CEO Apple tot hon Steve Jobs? hinh anh 6
G4 Cube là một sản phẩm thất bại nhưng nó vẫn rất đẹp.

Jobs có Macintosh kỷ niệm lần thứ 20, chuột “hockey puck” của iMac G3, G4 Cube, iPod Hi-Fi, điện thoại ROKR với Motorola, MobileMe và mạng xã hội Ping.

Thời đại của Tim Cook bản đồ Apple Maps khủng khiếp, Siri đáng thất vọng, chiếc iPhone Smart Battery Case cồng kềnh, MacBook Pro với Touch Bar không được yêu thích và HomePod (có thể không thành công).

Kết quả: Hòa

Vòng 8: Đối thủ

Ai phải đối mặt với những đối thủ mạnh hơn? Khi Steve Jobs trở lại Apple năm 1996, Microsoft đã đứng đầu trong làng game. Đồng thời vào đầu những năm 2000, Google đã nổi lên. Hai công ty này đã cố định hướng việc xây dựng phần cứng của Apple bằng cách phát triển các hệ điều hành có thể được sử dụng trên bất kỳ máy nào của bên thứ ba.

Khi đó, Apple đã phát triển nền tảng riêng của mình chống lại hai gã khổng lồ ngành công nghệ lớn nhất thế giới lúc bấy giờ.

Tim Cook lam CEO Apple tot hon Steve Jobs? hinh anh 7
Apple luôn phải cạnh tranh với những gã khổng lồ về công nghệ hàng đầu thế giới.

Ngày nay, thách thức lớn nhất của Apple đến từ đối thủ Samsung. Tuy nhiên, số lượng của đối thủ mà Apple phải đối mặt không chỉ có thế. Ở ngoài kia, hàng tá các OEM Android liên tục đe dọa doanh số bán iPhone, đặc biệt là ở tất cả các thị trường mới nổi.

Tại Hoa Kỳ, các công ty như Amazon, Facebook, Google và Microsoft cũng đang tham gia vào cuộc chơi làm phần cứng khiến cho thị trường trở nên cạnh tranh hơn bao giờ hết. Và Apple phải chiến đấu khó khăn hơn để duy trì vị trí đứng đầu của mình.

Kết quả: Tim Cook thắng.

Vòng 9: Các bài phát biểu của Apple

Mỗi khi có sự kiện ra mắt một sản phẩm mới, Steve Jobs luôn xuất hiện với những bài phát biểu mang đậm tính cá nhân. Các bài phát biểu của ông chưa từng có ở bất kỳ nơi nào khác về công nghệ. Và nó khiến người xem giống như đang xem một buổi biểu diễn nghệ thuật thay vì một buổi thuyết trình.

Tim Cook lam CEO Apple tot hon Steve Jobs? hinh anh 8
Steve Jobs được ví như thầy phù thủy với những bài thuyết trình của mình.

Tim Cook cũng tham gia vào các sự kiện này. Các bài phát biểu của Apple vẫn rất hoành tráng với những màn trình diễn âm nhạc từ những tên tuổi lớn, những bài thuyết trình khéo léo, đám đông nhiệt tình và lời hứa “one more thing”. Nhưng họ không còn Steve.

Điều này có vẻ không công bằng khi đánh giá về CEO. Nhưng không thể phủ nhận rằng các bài phát biểu của Jobs đã đóng góp một phần quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu Apple.

Kết quả: Steve Jobs thắng.

Vòng 10: Sự ổn định tổng thể

Như Steve Jobs đã thừa nhận, chiến lược của các sản phẩm có lợi nhuận cao sẽ khả thi miễn là bạn có thể phân phối chúng. Và ông ấy đã làm được điều đó. Nhưng Apple cũng phải chịu một số rủi ro nhất định khi công ty chỉ có duy nhất một dòng sản phẩm chủ lực.

Ngày nay, Apple vẫn dựa vào iPhone là nguồn thu nhập chính, nhưng việc định giá công ty không chỉ dựa trên một sản phẩm. Apple đang phát triển các lĩnh vực mới như dịch vụ thay vì chỉ là “công ty iPhone”.

Tim Cook lam CEO Apple tot hon Steve Jobs? hinh anh 9
 

Dưới sự điều hành từ Cook, Apple đã có được một chuỗi cung ứng tuyệt vời, một mạng lưới khổng lồ các trung tâm phân phối của Apple Store và khả năng kiểm soát hầu hết mọi yếu tố.

Kết quả: Tim Cook thắng.

Kết quả: Steve Jobs vs Tim Cook

Nhìn chung, Tim Cook đã chiến thắng sát nút với năm điểm thắng và một hòa, so với bốn điểm của Steve Jobs và một hòa.

Tim Cook lam CEO Apple tot hon Steve Jobs? hinh anh 10
Ai mới thực sự là CEO tốt nhất của Apple?

Rất khó để nói, ai mới thực sự là CEO tốt nhất của Apple. Cook đã thay đổi hoạt động của Apple so với thời Steve Jobs. Trong khi đó, Jobs đã đưa ra các dòng sản phẩm Apple lên tầm cao hơn bao giờ hết.
Jobs là nhà lãnh đạo hoàn hảo cho Apple khi công ty đang phải vật lộn để tồn tại vào đầu những năm 1990 và trở thành một gã khổng lồ thế giới trong thế kỷ này. Tuy nhiên, Cook lại là một đại diện “bình yên” hơn. Apple của ông ổn định hơn, ít khó khăn hơn so với thời đại của Jobs.

">

Tim Cook làm CEO Apple tốt hơn Steve Jobs?

友情链接