Nhận định

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 26/10 mùa giải 2017/2018

字号+ 作者:NEWS 来源:Bóng đá 2025-02-01 21:22:05 我要评论(0)

 - VietNamNet cập nhật lịch thi đấu và kết quả bóng đá đêm qua,ịchthiđấubóngđáhômnaymùagiảkết quả bókết quả bóng đá châu âukết quả bóng đá châu âu、、

 - VietNamNet cập nhật lịch thi đấu và kết quả bóng đá đêm qua,ịchthiđấubóngđáhômnaymùagiảkết quả bóng đá châu âu rạng sáng nay nhanh và chính xác nhất.

Bảng xếp hạng Champions League mới nhất

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
Chiêu “hút máu' bằng lãi khủng của ứng dụng thanh toán đa cấp My AladdinzGiao diện với đồ họa "cổ lỗ sĩ" của ứng dụng My Aladdinz. Ảnh: Trọng Đạt

Chức năng của ứng dụng My Aladdinz là giúp thanh toán các hóa đơn điện, nước, học phí, bảo hiểm, chi phí sinh hoạt, trả góp ngân hàng, mua nhà, mua xe… với khả năng hoàn tiền lên đến 80% giá trị hóa đơn mua hàng. 

Người dùng thanh toán càng nhiều thông qua ứng dụng My Aladdinz sẽ được hoàn trả càng nhiều tiền hơn. Chính vì vậy, My Aladdinz đã thu hút được một lượng đông đảo thành viên tham gia sử dụng. 

Chiêu “hút máu' bằng lãi khủng của ứng dụng thanh toán đa cấp My Aladdinz
My Aladdinz được giới thiệu là một ứng dụng thanh toán với khả năng hoàn tiền cao cho người sử dụng. Ảnh: Trọng Đạt

Để là thành viên của My Aladdinz, người dùng phải đăng ký tài khoản, điền các thông tin cá nhân và thông tin về người giới thiệu, đồng thời nạp vào tài khoản của mình số tiền ít nhất 100 USD (khoảng 2,4 triệu đồng). Số tiền khi nạp vào tài khoản được quy đổi thành “gem” (đơn vị thanh toán trong ứng dụng). Mỗi “gem” có giá trị tương ứng với 1 USD.

Với hệ thống đại lý, họ sẽ phải bỏ tiền mua 300 “gem” với giá 300 USD (khoảng 7 triệu đồng). Đổi lại, chủ cửa hàng có quyền đăng ký nhiều dịch vụ như thu hộ điện nước, bán thẻ cào điện thoại, thanh toán hộ lãi vay tiêu dùng, học phí, viện phí…

Chiêu “hút máu' bằng lãi khủng của ứng dụng thanh toán đa cấp My Aladdinz
Để thu hút người dùng, My Aladdinz sử dụng hệ thống phân cấp 15 bậc với mức trả hoa hồng cao cho những người tạo dựng hệ thống.  

Theo tìm hiểu của VietNamNet, My Aladdinz chia mức thưởng hoa hồng theo tỷ lệ phần trăm với tối đa 15 cấp bậc. Nếu lôi kéo được nhiều người khác cùng sử dụng, đầu tư vào My Aladdin, người dùng sẽ được chiết khấu hoa hồng theo từng cấp tương tự mô hình đa cấp…

Mô hình này có tỷ lệ ăn chia hoa hồng rất cao. Bởi vậy, không ít hội nhóm đa cấp đã tích cực quảng cáo, “tô hồng” cho My Aladdinz và lôi kéo người dùng tham gia dù ứng dụng này chẳng hề tạo ra giá trị. 

Rủi ro mất tiền lớn khi đầu tư vào My Aladdinz

Ngoài hình thức thanh toán bằng “gem”, My Aladdinz còn dụ dỗ người tham gia đầu tư bằng cách cho ứng dụng này vay số “gem” họ có. Đổi lại, My Aladdinz sẽ trả lãi từ 0,1-0,2% mỗi ngày. Số tiền này được app chi trả liên tục cho tới khi người dùng nhận tổng số gem bằng 5 lần mức đã cho vay trước đó. 

Thực tế cho thấy, khi trải nghiệm thử My Aladdinz, ứng dụng này sở hữu các tính năng tương tự như một ví điện tử. Trong khi đó, các chức năng khác không thể sử dụng bởi không được đầu tư phát triển. Do vậy, My Aladdinz không tạo ra giá trị nào để có thể mang tới mức lãi suất khủng như những gì đã quảng cáo. 

Chiêu “hút máu' bằng lãi khủng của ứng dụng thanh toán đa cấp My Aladdinz
Những khóa học của Success Resources được rao bán với giá của nghìn USD trên ứng dụng My Aladdinz. Ảnh: Trọng Đạt

Tuy được giới thiệu là ứng dụng quốc tế, My Aladdinz không hề có tư cách pháp nhân hay văn phòng đại diện tại Việt Nam. Điều này mang tới những rủi ro rất lớn cho người dùng My Aladdinz, nhất là khi họ mang tiền thật của mình để đổi lấy tiền ảo trong khi khả năng thanh khoản của đồng “gem” do My Aladdinz cung cấp không thực sự rõ ràng. 

Chiêu “hút máu' bằng lãi khủng của ứng dụng thanh toán đa cấp My Aladdinz
Hệ thống gian hàng nghèo nàn, thường xuyên bị treo cho thấy sự thiếu đầu tư nghiêm túc vào sản phẩm của My Aladdinz. Vì vậy, mô hình kinh doanh của ứng dụng này khó có thể tìm được lợi nhuận để trả lãi suất cao cho những người đầu tư như những gì đã hứa hẹn. Ảnh: Trọng Đạt

Lo ngại này chính thức được khẳng định khi mới đây, Công an tỉnh Bình Phước cũng đã ra văn bản cảnh báo người dân khi nạp tiền vào ứng dụng My Aladdinz. 

Theo Công an tỉnh Bình Phước, về bản chất, ứng dụng My Aladdinz đang hoạt động theo mô hình đa cấp. My Aladdinz lấy tiền của người sau trả cho người trước, và khi không có người mua “gem", hệ thống sẽ sụp đổ do mất khả năng thanh khoản. Lúc này, những người sử dụng My Aladdinz để kiếm lãi sẽ khó có thể lấy lại số tiền mà họ đã đầu tư. 

Mặt khác, ứng dụng My Aladdinz chưa được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp phép. Do đó, việc người dân đăng ký tham gia ứng dụng có thể dẫn đến mất tiền hoặc bị đánh cắp dữ liệu cá nhân để sử dụng vào các mục đích bất hợp pháp. 

Trước những rủi ro rất lớn bởi hình thức huy động vốn đa cấp của My Aladdinz, người dân cần thực sự cảnh giác và cân nhắc kỹ lưỡng khi tham gia đầu tư vào ứng dụng này. 

Trọng Đạt

Mờ mắt với lãi khủng, nhà đầu tư Việt bị "hút máu" bởi tiền ảo đa cấp

Mờ mắt với lãi khủng, nhà đầu tư Việt bị "hút máu" bởi tiền ảo đa cấp

Dù nhận thấy rõ những rủi ro, nhiều nhà đầu tư vẫn bị mờ mắt bởi những lời hứa hẹn về lãi suất lớn. Đó cũng là lý do những mô hình “tiền ảo” đa cấp vẫn tồn tại dai dẳng tại Việt Nam.

" alt="Chiêu “hút máu' bằng lãi khủng của ứng dụng thanh toán đa cấp My Aladdinz" width="90" height="59"/>

Chiêu “hút máu' bằng lãi khủng của ứng dụng thanh toán đa cấp My Aladdinz

{keywords} 

Tính năng này trở nên khả thi là nhờ lợi thế sẵn có của Google: số lượng điện thoại Android khổng lồ đang hoạt động trên toàn thế giới, cùng với việc vận dụng thông minh các thuật toán dữ liệu lớn. Giống như khi cộng tác với Apple nhằm đưa ra tính theo theo dõi tiếp xúc, hay các tính năng Android khác như phát hiện va chạm xe hơi và dịch vụ vị trí khẩn cấp, tính năng phát hiện động đất cho thấy smartphone vẫn còn nhiều ứng dụng tiềm năng chưa được khai phá hết, chứ không chỉ dừng lại ở một thiết bị để lướt web là chính như hiện nay.

Google sẽ triển khai hệ thống phát hiện động đất theo nhiều giai đoạn nhỏ. Đầu tiên, họ sẽ hợp tác với United States Geological Survey và California Office of Emergency Services để gửi cảnh báo động đất của các cơ quan này đến người dùng Android ở bang California. Những cảnh báo kia được đưa ra bởi hệ thống ShakeAlert vốn đã hoạt động từ trước và sử dụng dữ liệu lấy từ các địa chấn kế truyền thống.

"Sẽ thật tuyệt nếu có các hệ thống địa chấn kế ở khắp nơi để phát hiện động đất" - Marc Stogaitis, kỹ sư phần mềm Android tại Google nói. "Nhưng điều đó không thực hiện được và cũng không phủ sóng được toàn cầu, bởi các địa chấn kế cực kỳ đắt đỏ. Chúng phải thường xuyên được bảo trì, bạn cần rất nhiều địa chấn kế trong một khu vực để thực sự có được một hệ thống cảnh báo sớm động đất hiệu quả".

Do đó, giai đoạn hai và ba của kế hoạch Google đề ra sẽ là sử dụng các điện thoại Android thay cho các địa chấn kế. Tuy nhiên, công ty đang thực hiện mọi việc một cách khá cẩn trọng. Trong giai đoạn hai, Google sẽ hiển thị các kết quả theo từng địa phương trong các kết quả tìm kiếm động đất trên Google dựa trên dữ liệu nó phát hiện từ các điện thoại Android. Ý tưởng ở đây là khi bạn cảm thấy có một trận động đất, bạn sẽ vào Google để xem liệu cảm giác của mình có đúng hay không.

Android sắp trở thành một mạng lưới phát hiện động đất lớn nhất toàn cầu - Ảnh 1.

Cuối cùng, một khi Google chắc chắn hơn vào tính chính xác của hệ thống, nó sẽ bắt đầu chủ động gửi đi các cảnh báo động đất đến mọi người sống trong các khu vực không có các hệ thống cảnh báo dựa trên địa chấn kế.

Stogaitis nói rằng thông tin thu thập trong chương trình này sẽ được "lược bỏ các yếu tố định danh" từ người dùng và Google chỉ cần thông tin vị trí "thô" mà thôi. Cả các cảnh báo động đất và hệ thống phát hiện đều là những tính năng mà người dùng có thể tham gia nếu muốn, chứ không bắt buộc. "Điều chúng tôi thực sự cần cho chương trình là những chiếc địa chấn kế tí hon (ám chỉ các điện thoại Android) đang hoạt động ngoài kia" - Stogaitis nói. "Chúng tôi không cần biết bất kỳ điều gì về người đang gửi dữ liệu, bởi điều đó chẳng quan trọng".

Một chiếc điện thoại Android có thể trở thành một "địa chấn kế tí hon" bởi nó có gia tốc kế - thứ dùng để phát hiện xem bạn có đang xoay điện thoại hay không. Hệ thống Android sử dụng dữ liệu từ cảm biến này để xem liệu điện thoại có đang rung lắc. Nó chỉ kích hoạt khi điện thoại được cắm vào nguồn điện và không được sử dụng, để đảm bảo duy trì thời lượng pin.

"Chúng tôi phát hiện ra rằng các điện thoại Android đủ nhạy để phát hiện các sóng động đất. Khi một làn sóng động đất chạy qua, chúng có thể phát hiện ra và thường thấy được cả hai loại sóng chính là sóng P và sóng S" - Stogaitis nói. "Mỗi điện thoại có khả năng phát hiện một thứ gì đó giống một trận động đất đang xảy ra, nhưng khi đó bạn cần một lượng lớn điện thoại để biết chắc đúng là có một trận động đất đang xảy ra".

Sóng P (sóng Primary) là sóng đầu tiên và nhanh nhất phát ra từ tâm chấn của một trận động đất. Sóng S (sóng Secondary) thì chậm hơn nhưng có thể lớn hơn nhiều. Hệ thống của Google có khả năng phát hiện cả hai. "Thông thường mọi người sẽ không cảm nhận được sóng P bởi nó nhỏ quá, trong khi sóng S có xu hướng gây ra nhiều thiệt hại hơn hẳn" - Stogaitis nói. "Sóng P có thể là thứ cho bạn biết nên chẩn bị cho một đợt sóng S".

Dữ liệu được xử lý theo phong cách cổ điển của Google: sử dụng các thuật toán trên dữ liệu tập hợp được từ hàng ngàn điện thoại để xác định xem liệu có phải một trận động đất đang xảy ra hay không. Trong khi các địa chấn kế truyền thống rất đắt đỏ và chính xác, thì các điện thoại Android lại rẻ và tất nhiên đi kèm sai số. Google có thể sử dụng các bộ lọc Bayesian và các thuật toán khác để biến những con số đó thành dữ liệu động đất đủ chính xác để gửi đi cảnh báo.

Google cho biết hệ thống của họ đủ khả năng định vị tâm chấn và xác định cường độ của một trận động đất. Nhưng dù cho vậy, các tính chất vật lý cơ bản của các đợt sóng vẫn đặt ra những giới hạn. Stogaitis nói tiếp: "Điều mấu chốt lớn nhất là các điện thoại ở gần trận động đất nhất có thể giúp người dùng ở xa trận động đất biết về nó. Một trong những giới hạn của hệ thống là chúng tôi không thể cảnh báo tất cả mọi người trước khi một trận động đất tiến đến chỗ họ. Những người dùng ở gần với tâm chấn nhất nhiều khả năng không nhận được cảnh báo đúng thời điểm bởi chúng tôi không thể dự báo trước các trận động đất được".

Android sắp trở thành một mạng lưới phát hiện động đất lớn nhất toàn cầu - Ảnh 2.

Yếu tố tốc độ còn đồng nghĩa hệ thống cảnh báo dựa trên Android của Google sẽ không có con người can thiệp vào, bởi những cảnh báo kia sẽ dao động từ "một vài giây" gần tâm chấn cho đến 30 hoặc 45 giây ở vùng rìa.

"Chúng tôi có nhiều nhà địa chấn học trong nhóm" - Stogaitis nói. Những người này bao gồm Richard Allen, "người đã dành hầu hết sự nghiệp vào các hệ thống cảnh báo sớm động đất và đã đóng góp rất nhiều vào thiết kế của hệ thống ShakeAlert, và cũng là người trước đây đã từng xây dựng nên một hệ thống phát hiện động đất dựa trên điện thoại".

Ứng dụng MyShake của Allen là một ví dụ về một hệ thống như của Google - nhưng điểm khác biệt là Google có thể tích hợp tính năng phát hiện động đất trực tiếp vào Android, và có thể làm điều đó ở quy mô Google (không như hệ thống của Google, MyShake chỉ hoạt động trên iPhone)

Ý định của Google là có thể đưa ra nhiều cấp độ cảnh báo khác nhau cho từng trận động đất khác nhau. Họ đã tham khảo ý kiến của các nhà địa chấn học không chỉ về thiết kế của hệ thống lõi, mà còn về cách các cảnh báo xuất hiện trên màn hình. Mục tiêu là "truyền tải thông tin càng nhanh càng tốt trong một khoảng thời gian ngắn để người dùng có thể hiểu rằng họ cần phản ứng rất nhanh trước một trận động đất mà không phải đọc một loạt nội dung dài dòng" - Stogaitis nói.

Android sắp trở thành một mạng lưới phát hiện động đất lớn nhất toàn cầu - Ảnh 3.

Về lâu dài, Google hi vọng sẽ tạo được một API dựa trên hệ thống phát hiện động đất của mình. Họ không có ý định sử dụng hệ thống này trên iPhone, nhưng nếu API xuất hiện, thì Apple có thể tự do sử dụng nó. Thú vị hơn nữa, các hệ thống khác sẽ có khả năng hưởng lợi từ một API phát hiện động đất như vậy.

"Ví dụ, ai đó có thể xây dựng nên một thứ dùng để tự động dừng thang máy ở tầng tiếp theo và mở cửa ra để mọi người thoát ra ngoài trước khi sóng chấn động ập đến. Và bạn có thể tắt các van ga tự động, bạn có thể dừng các thủ tục y tế, hoặc mở cửa tiếp cận các trạm cứu hoả trước đó. Đó là một vấn đề chung trong các trận động đất, khi mà lửa quá lớn và lính cứu hoả không thể ra ngoài được. Do đó, bạn có thể xây dựng nên một thứ làm điều đó. Máy bay có thể ngừng hạ cánh trong quá trình đó. Tàu có thể chậm lại. Có cả một hệ sinh thái có thể được kích hoạt bằng cách sử dụng hệ thống phát hiện dựa trên Android này và hệ thống hoạt động như một máy chủ để những thứ khác có thể cắm vào được".

Vốn đầu tư cho một hệ thống như vậy sẽ rất cao - và trách nhiệm bảo trì hệ thống cũng sẽ cao tương ứng. Do đó, API kia vẫn còn lâu mới xuất hiện. Kế hoạch của Google ngay lúc này là giảm thiểu các kết quả sai và tinh chỉnh hệ thống. Google còn phải cố gắng đảm bảo các thông báo của mình không gây nghẽn mạng di động. Gửi đi một ping đến mọi điện thoại Android cùng lúc có khả năng sẽ gây nghẽn đường truyền di động.

Google sẽ tung hệ thống này đến các điện thoại Android thông qua Google Mobile Services, do đó bạn không phải đợi một bản cập nhật hệ thống hoàn chỉnh mới có được. Như vậy, hệ thống phát hiện và cảnh báo sẽ hoạt động được trên đại đa số các điện thoại Android đang được sử dụng hiện nay (và dịch vụ này cũng sẽ không xuất hiện ở Trung Quốc, bởi các điện thoại Android tại đây không sử dụng các dịch vụ của Google)

Google sẽ bắt đầu cung cấp cảnh báo động đất ở California ngay hôm nay, sử dụng mạng lưới địa chấn kế hiện có. Dữ liệu động đất cũng sẽ bắt đầu xuất hiện trong các kết quả tìm kiếm Google. Với hệ thống cảnh báo dựa trên dữ liệu thu thập từ các điện thoại Android, chúng ta sẽ phải chờ thêm một thời gian nữa. Google cho biết nếu một khu vực đã có sẵn hệ thống cảnh báo và phát hiện động đất, hãng sẽ ưu tiên sử dụng chúng thay vì hệ thống dựa trên điện thoại.

"Về cơ bản, có hàng trăm triệu người trên toàn thế giới sống gần các khu vực đễ động đất" - Stogaitis nói. "Và đó là điều chúng tôi nghĩ mình có thể giúp được".

(Theo Trí Thức Trẻ, TheVerge)

Ứng dụng giúp cảnh báo sớm động đất trên smartphone

Ứng dụng giúp cảnh báo sớm động đất trên smartphone

Với một chiếc smartphone nhỏ bé, bạn có thể được cập nhật thông tin và cảnh báo nguy cơ xảy ra động đất mà không cần các thiết bị đo địa chấn chuyên nghiệp.

" alt="Android sắp trở thành một mạng lưới phát hiện động đất lớn nhất toàn cầu" width="90" height="59"/>

Android sắp trở thành một mạng lưới phát hiện động đất lớn nhất toàn cầu