Nghịch lý như Táo Quân

Thế giới 2025-04-05 01:51:54 27

Không quá bất ngờ khi Táo Quân tiếp tục là từ khóa được quan tâm nhất những ngày Tết Kỷ Hợi,ịchlýnhưTáoQuâlịch thi đấu bóng đá hôm nay và rạng sáng mai cả trên mạng xã hội lẫn đời thực. Bởi lẽ, từ lâu Táo Quân đã được nhiều người Việt coi là một “gia vị” của ngày Tết, tương tự như cành đào, cây quất.

Thế nhưng, cũng nhiều năm nay Táo Quân nhận phản ứng trái chiều. Không ít khán giả cho rằng Táo Quân nên dừng lại vì đã “hoàn thành sứ mệnh”. Táo Quân 2019 thậm chí gây tranh cãi ngay khi đang phát sóng. Người khen, kẻ chê và… vẫn chưa dừng lại.

{ keywords}
Táo Quân 2019 nhận nhiều ý kiến khen chê trái chiều.

“Hệ quả” ngược đời của chê bai

Lướt nhanh mạng xã hội hai ngày đầu năm Kỷ Hợi, không khó để bắt gặp những dòng trạng thái như “thất vọng”, “tẩy chay”, “sẽ không xem Táo Quân nữa”.

Thế nhưng, cũng rất khó để kiểm chứng trong những chủ nhân của “status” kể trên, ai mới thực sự dừng xem Táo Quân. Nói như một nhà biên kịch: “Nhiều người vừa xem vừa chửi, và năm sau vẫn lại đón xem như thường, và lại chửi”.

Nhận định ấy có phần hài hước nhưng không phải không có cơ sở, nhất là khi nhìn vào số liệu rating và giá quảng cáo của Táo Quân. Nghiên cứu các báo cáo về rating 3 năm liên tiếp (2016-2018), kết quả mà phóng viên nhận được là rating của Táo Quân tăng.

Cụ thể, năm 2016, Táo Quân có tỷ suất người xem là 7,11% tại Hà Nội và 0,99% tại TP.HCM, theo Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin Điện tử. Sang năm 2017, Táo Quân bị chê là gây thất vọng, nội dung nhạt nhẽo và lạm dụng nhiều quảng cáo, nhưng tỷ suất của chương trình này vẫn tăng mạnh, lên tới 12,69% tại Hà Nội và 1,81% tại TP.HCM.

Đến năm 2018, theo báo cáo phân tích của Hệ thống đo lường định lượng khán giả, rating Táo Quân 2018 đạt tới 15,14% trên kênh VTV1.

“Tại Hà Nội, Táo Quân VTV vẫn là món ăn tinh thần không thể thiếu, và tính trong tổng cộng 7 ngày nghỉ Tết (14 - 20/2) đây là chương trình có sức hấp dẫn nhất đối với khán giả truyền hình”, báo cáo nêu rõ.

Hiện tại chưa có số liệu về rating của Táo Quân 2019, tuy nhiên sức nóng của Táo Quân trên sóng VTV năm nay có thể được kiểm chứng bằng giá quảng cáo. Giá quảng cáo năm nay lên tới 530 triệu/block 30 giây trong thời gian phát sóng chương trình.

Ngoài quảng cáo thông thường, nhiều doanh nghiệp, nhãn hàng lại săn đón quảng cáo bằng nội dung chèn vào kịch bản, đơn cử là năm nay có tới 5 thương hiệu lớn được nhắc đến và đang bị dư luận phản ứng.

Nhiều chuyên gia khẳng định rằng rating có quan hệ mật thiết với giá quảng cáo giờ vàng truyền hình. Do vậy, Táo Quân sẽ không thể được săn đón quảng cáo nếu rating thấp hoặc không ai xem.

{ keywords}
Theo báo cáo phân tích của Hệ thống đo lường định lượng khán giả, rating Táo Quân 2018 đạt tới 15,14% trên kênh VTV1.

Nhìn số liệu có thể thấy dù năm nào cũng gây tranh cãi và bị tẩy chay, Táo Quân vẫn “hot” đúng nghĩa. Tất nhiên, lý do thương hiệu lâu năm, khung giờ vàng giao thừa đóng vai trò quan trọng.

Nhưng cũng không thể phủ nhận Táo Quân là chương trình hài kịch truyền hình đặc biệt được đầu tư chỉn chu, thậm chí được ví là “tiếng cười trào phúng sâu cay, đả kích cuối cùng còn sót lại của hài Việt”.

Táo Quân thậm chí còn là bệ phóng cho nhiều diễn viên trẻ có khả năng. Nhiều nghệ sĩ trẻ như Trung Ruồi, Minh Tít, Đỗ Duy Nam đã khẳng định với Zing.vn về việc “dù được mời đóng vai lớn hay nhỏ trong Táo Quân cũng đều hạnh phúc vì đó là cơ hội rất lớn”.

Thế nên, nếu Táo Quân năm sau vẫn được thực hiện, cũng rất khó có cơ sở để khẳng định chương trình sẽ ít người xem hơn dù năm nay gây tranh cãi nặng nề.

“Không có vùng cấm” hay có “vùng cấm”?

Dù rating không giảm, không thể phủ nhận Táo Quân đã không còn chiếm trọn tình cảm yêu mến như gần chục năm về trước. Nhiều năm nay, Táo Quân bị chính người trong nghề nhận xét là lặp lại, thiếu đổi mới, và đặc biệt là ngày càng e ngại trong việc xây dựng nội dung, tạo tiếng cười trào phúng.

Đơn cử như Táo Quân 2019, nhiều sự vụ nổi bật, gai góc trong năm đã không được đề cập, hoặc đề cập chung chung, vô thưởng vô phạt. Chuyện xe công, câu chuyện ngành y năm qua… đã không được nhắc tới, thực sự gây tiếc nuối cho nhiều người.

Chương trình có lời thoại “không có vùng cấm”, nhưng rõ ràng tự mình lại có vùng cấm. Rõ ràng, Táo Quân 2019 năm nay có ít sự vụ được chỉ mặt gọi tên dù năm qua xã hội Việt Nam “ngồn ngộn” vấn đề thời sự - xã hội.

{ keywords}
Nhiều sự vụ nổi bật, gai góc trong năm đã không được đề cập trong Táo Quân 2019.

Chính diễn viên Phương Oanh - tự nhận là một fan của Táo Quân - cũng nhận định những năm gần đây phía kịch bản cũng đã có những hạn chế. Nữ diễn viên cho rằng chương trình có thể cũng đã phải trải qua nhiều khâu kiểm duyệt, biên tập. Do vậy, giới hạn cũng là dễ hiểu. “Cái gì giới hạn cũng giảm đi sự bất ngờ”, Phương Oanh nhấn mạnh.

Đuối sức hay bị khoác áo quá rộng?

Trong số những ý kiến khen chê Táo Quân năm nay, ý kiến của nhà biên kịch Đỗ Trí Hùng trên trang cá nhân được nhiều người quan tâm. Bởi Đỗ Trí Hùng từng là một trong những biên kịch của Táo Quân.

Nhà biên kịch này nhận xét đạo diễn Đỗ Thanh Hải là người khôn ngoan khi sử dụng không chỉ một biên kịch mà một nhóm, bởi một nhóm sẽ có nhiều cá nhân, mỗi cá nhân có một thế mạnh. Nhưng nhà biên kịch cũng cho rằng Táo Quân đang cũ.

“Giờ tôi không còn được mời biên nữa. Nhưng cũng từ hai ba năm trước, trong cuộc bàn bạc với vài đạo diễn của chương trình, tôi có nói rằng nếu chương trình Táo Quân không có sự thay đổi thì sẽ nhàm, kiểu gì cũng nhàm, vì dù cho các biên kịch tài năng đến mấy, những diễn viên hài xuất sắc đến mấy, sự sáng tạo của đạo diễn bay bổng đến mấy, thì cái mô-típ không thay đổi, khiến sản phẩm sẽ nhàm”, biên kịch viết.

Nhà văn Sương Nguyệt Minh cũng có ý kiến tương tự, tức cách tư duy cũ, viết kịch bản theo phom cũ, đạo diễn và diễn viên tài cũng “nhạt trò”. “Phàm làm cái gì quá lâu cũng lặp lại, mòn cũ, Táo Quân đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử thì nên dừng lại và tìm vấn đề mới, hoặc ít ra cũng phải tạo ra cách thể hiện mới”, nhà văn bày tỏ.

Tất nhiên, việc đề nghị Táo Quân dừng lại cũng chỉ là từ một bộ phận khán giả. Nói như “Phó Thiên Lôi” Trung Ruồi, rõ ràng số đông vẫn yêu thích. Bằng chứng là bên cạnh những lời chê cũng có những lời khen cho nỗ lực và công sức của ê-kíp.

Nhưng thay đổi cũng đã là yêu cầu bức thiết. Một chương trình dù hay đến mấy cũng không thể hấp dẫn đến năm thứ 17 nếu không chịu thay đổi.

Nhiều ý kiến cho rằng quảng cáo năm nay trở nên lố bịch một phần vì nội dung kém hấp dẫn. Nếu format hay, nội dung hấp dẫn, đôi khi quảng cáo sẽ được bỏ qua.

{ keywords}
Đạo diễn từng tâm sự rằng “công chúng đang trao cho Táo Quân chiếc áo quá rộng”.

Đạo diễn Đỗ Thanh Hải tiếp tục im lặng. Tuy nhiên, anh cũng đã hơn một lần tâm sự thật lòng rằng “công chúng đang trao cho Táo Quân chiếc áo quá rộng”.

Có nghĩa, cũng rất khó để gửi gắm vào Táo Quân quá nhiều kỳ vọng mang ý nghĩa, thông điệp xã hội. Táo Quân dù sao cũng chỉ dừng ở tiếng cười trào phùng với ý nghĩa “tống cựu nghinh tân”, rất khó để chiều lòng tất cả và nói thay tiếng nói bức xúc của xã hội.

Thế nhưng, nói qua cũng phải nói lại, khi tính chất trào phúng, đả kích không còn lộng lẫy như nhiều năm về trước, Táo Quân đang bị cho là quá đặt nặng vấn đề kiếm tiền cho nhà đài với quảng cáo dày đặc. Không hấp dẫn hơn, nhưng quảng cáo lại nhiều hơn khó tránh bị phản ứng.

Suy cho cùng, Táo Quân đã và đang mang trong mình những nghịch lý. Thay đổi như thế nào đôi khi không phụ thuộc vào một vài cá nhân. Nhưng, cũng không ai mong những nghịch lý đó cứ tồn tại mãi trong vòng xoáy của tranh cãi, khen chê.

Theo Zing

Diễn viên Táo Quân: 'Không có quảng cáo, chúng tôi không sống nổi'

Diễn viên Táo Quân: 'Không có quảng cáo, chúng tôi không sống nổi'

''Không chỉ nói Táo Quân, nói trường hợp của tôi ở thị trường, đúng là nếu không có quảng cáo, chắc tôi không sống được, không thể theo được nghề" - ''Phó Thiên Lôi'' nói.

本文地址:http://tw.tour-time.com/news/322c399050.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Spartanii Selemet vs Ungheni, 20h00 ngày 3/4: Khó cho chủ nhà

Máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 của Mỹ F-35
">

Lộ nguyên nhân thảm họa nghìn tỉ đô của Mỹ

Nhận định, soi kèo Nữ Úc vs Nữ Hàn Quốc, 16h00 ngày 4/4: Không hề ngon ăn

W-chien luoc an toan thong tin doanh nghiep 4.jpg
Cục trưởng Cục An toàn thông tin Lê Văn Tuấn đề nghị mỗi cơ quan, tổ chức cần chủ động ứng phó rủi ro về an toàn thông tin bằng việc có kế hoạch toàn diện, đầu tư đúng mức và thực hành thường xuyên. Ảnh: Quang Anh

Khẳng định quan điểm chuyển đổi số phải đi kèm với an toàn, an ninh mạng, ông Lê Văn Tuấn, Cục trưởng Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) phân tích: “Trong đời thực có xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thì trên không gian mạng, chúng ta cũng phải xây dựng và bảo vệ Tổ quốc không khác đời thực. Thực hiện các quy định về an toàn thông tin là việc bắt buộc, không phải là sự lựa chọn”.

Cập nhật tình hình thực tiễn an toàn thông tin mạng tại Việt Nam, ông Lê Văn Tuấn cho hay, trong 9 tháng đầu năm nay, Cục An toàn thông tin đã phát hiện, cảnh báo và hướng dẫn xử lý 4.279 cuộc tấn công mạng gây ra sự cố vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam, đồng thời ghi nhận 243.337 mã độc từ đầu năm đến nay.

Tình trạng lộ lọt các tài khoản của các cơ quan, tổ chức vẫn ở mức báo động. Cụ thể, thời gian qua Cục An toàn thông tin đã gửi cảnh báo riêng cho 5 bộ, ngành, địa phương để xảy ra tình trạng lộ lọt thông tin nhiều.

Kết quả rà soát của Cục An toàn thông tin với các website cơ quan nhà nước cho thấy, có tới 625 website của các cơ quan, tổ chức thuộc 28 bộ, ngành và 53 tỉnh bị chèn các link quảng cáo cá độ và các nội dung vi phạm pháp luật.

Đáng chú ý, dù đã xảy ra tấn công mạng vào doanh nghiệp chứng khoán hồi đầu năm nay, song đến tháng 9, Cục An toàn thông tin kiểm tra 1 công ty chứng khoán khác vẫn thấy rằng đơn vị còn vi phạm nhiều quy định an toàn thông tin.

Dường như tâm lý ‘tin tặc chừa mình ra’ vẫn tồn tại đâu đó trong lãnh đạo doanh nghiệp, tổ chức.

W-chien luoc an toan thong tin doanh nghiep 3.jpg
Giám đốc Viettel Cyber Security nhấn mạnh, để tuân thủ các quy định an ninh, an toàn thông tin mạng, trong thời gian tới, các doanh nghiệp cần có nguồn lực rất lớn. Ảnh: Quang Anh

Ở góc độ của doanh nghiệp làm an toàn thông tin, Giám đốc Viettel Cyber Security Nguyễn Sơn Hải cho hay: Tại Việt Nam, các mối nguy cơ, rủi ro an toàn thông tin mạng không ngừng gia tăng.

Cụ thể, qua ghi nhận từ hệ thống Viettel Threat Intelligence, trong 1 năm, số vụ lừa đảo giả mạo thương hiệu tăng 15%; tài khoản bị đánh cắp tăng 21%; lỗ hổng bảo mật mới tăng 10%, số nạn nhân bước đầu bị tấn công ransomware gấp hơn 10 lần so với các sự cố được công khai; số bản ghi dữ liệu của cá nhân và doanh nghiệp tại Việt Nam bị rao bán cũng tăng 2,5 lần so với năm trước.

“Rõ ràng, tại Việt Nam, các mối nguy, các cuộc tấn công đang bùng nổ, gia tăng nhanh chóng”, ông Nguyễn Sơn Hải cho biết.

W-chien luoc an toan thong tin doanh nghiep 5.jpg
Bà Triệu Thị Thu Lan, thành viên điều hành, bộ phận tư vấn CNTT, KPMG Việt Nam trao đổi tại phiên thảo luận chuyên sâu của CIO CSO Summit 2024 diễn ra tại Hà Nội. Ảnh: Quang Anh

Trao đổi tại phiên thảo luận chuyên sâu, bà Triệu Thị Thu Lan, chuyên gia đến từ KPMG Việt Nam cũng đồng tình rằng, tấn công mạng vào các tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam gia tăng mạnh.

Các vụ tấn công mạng xảy ra thời gian qua là đã dấy lên ‘hồi chuông cảnh tỉnh’ các doanh nghiệp, tổ chức tại Việt Nam về việc phải dành mức độ ưu tiên cao hơn cho công tác bảo đảm an toàn, bảo mật thông tin.

“Cùng với việc đảm bảo tuân thủ quy định, tăng cường năng lực an toàn thông tin mạng, các doanh nghiệp, tổ chức cần quan tâm đến việc xây dựng và nuôi dưỡng văn hóa an toàn, bảo mật thông tin, phải làm sao để tất cả nhân sự trong tổ chức, từ lãnh đạo, cán bộ quản lý đến các nhân viên đều thấm nhuần văn hóa này, thể hiện qua các hoạt động hàng ngày”, bà Triệu Thị Thu Lan khuyến nghị.

W-chien luoc an toan thong tin doanh nghiep 1.jpg
Gồm 3 hoạt động chính là thảo luận chuyên sâu, giả lập tấn công ransomware và phương án ứng phó, Threat Check - đánh giá nguy cơ mất an toàn thông tin và rủi ro ransomware, CIO CSO Summit 2024 tại Hà Nội thu hút hơn 50 CIO, CSO tham gia. Ảnh: Quang Anh

Từ phân tích các thách thức về an toàn, an ninh mạng như mối nguy gia tăng và phức tạp, thiếu hụt nhân sự, nguồn lực hạn chế..., các chuyên gia dự CIO CSO Summit 2024 đều thống nhất rằng cần thiết phải chuyển đổi chiến lược từ phòng ngừa sang phản ứng và phục hồi sau tấn công mạng, với mục tiêu là hình thành cho đơn vị một chiến lược an toàn thông tin bền vững, cân bằng giữa hiệu quả và chi phí đầu tư.

Theo các chuyên gia, hướng tiếp cận tối ưu, an toàn và nhanh chóng là lựa chọn một đối tác chuyên trách làm an toàn thông tin, để doanh nghiệp, tổ chức có thể tập trung vào phát triển kinh doanh, đảm bảo hiệu quả kinh doanh liên tục và xuyên suốt bền vững.

Tấn công mạng xuất phát từ nội bộ là nỗi lo lớn của các doanh nghiệp ViệtTheo kết quả khảo sát an toàn thông tin năm 2024 được Chi hội VNISA phía Nam thực hiện, tấn công có chủ đích, tấn công vì mục tiêu tài chính, tấn công từ nội bộ là những nỗi lo lớn của các doanh nghiệp Việt.">

Tâm lý ‘Tin tặc chừa mình ra’ vẫn tồn tại trong lãnh đạo doanh nghiệp, tổ chức

友情链接