Sở TT&TT tỉnh Quảng Ninh cho hay, trong khoảng thời gian siêu bão Yagi đổ bộ, toàn bộ mạng lưới viễn thông của tỉnh Quảng Ninh gần như tê liệt, chỉ duy trì được một phần mạng lưới của nhà mạng VNPT VinaPhone, sau đó mới khắc phục dần.
Với sức gió giật cấp 17 của bão Yagi, những thiệt hại về mạng lưới viễn thông không phải điều bất thường. Tuy nhiên, từ thực tế đã xảy ra, Giám đốc Sở TT&TT tỉnh Quảng Ninh cho rằng, cần xem lại các tiêu chuẩn, quy chuẩn, kỹ thuật ở lĩnh vực viễn thông để đáp ứng được những tình huống thiên tai, thảm họa trong bối cảnh biến đổi khí hậu khiến thời tiết diễn biến ngày càng phức tạp.
Sở TT&TT Quảng Ninh cũng đề xuất cần xây dựng phương án đảm bảo thông tin liên lạc trong các tình huống đặc biệt, khẩn cấp.
“Khi bão đổ bộ, các hạ tầng, phương tiện phục vụ cho công tác truyền thông bị ảnh hưởng nặng nề. Trong những tình huống đó, cần có kế hoạch về phương án truyền thông như sử dụng thiết bị gì? Đâu là những thiết bị thay thế khi việc truyền dẫn phát sóng bị ảnh hưởng, các cụm loa phát thanh bị tê liệt?”, Giám đốc Sở TT&TT Quảng Ninh đặt vấn đề.
Tại Quảng Ninh và nhiều tỉnh thành chịu ảnh hưởng của bão lũ, đang xuất hiện tình trạng tin giả, tin thất thiệt, fanpage giả mạo để lừa đảo kêu gọi ủng hộ. Sở TT&TT Quảng Ninh mong muốn Bộ TT&TT vào cuộc cùng với các tỉnh để ngăn chặn tình trạng này.
Với Hải Phòng, một trong hai địa phương bão Yagi đổ bộ trực tiếp, hiện vẫn chưa ước tính được thiệt hại do mưa bão gây ra với hạ tầng mạng lưới viễn thông. Tuy vậy, số liệu ban đầu cho thấy, siêu bão đã làm gãy đổ 48 trạm phát sóng di động. Hai huyện đảo Cát Hải (nơi có đảo Cát Bà) và Bạch Long Vĩ là những nơi chịu ảnh hưởng nặng nhất.
Theo ông Phạm Văn Tuấn, Giám đốc Sở TT&TT Hải Phòng, trong bối cảnh siêu bão đổ bộ gây ảnh hưởng lớn đến hạ tầng viễn thông, việc liên lạc chỉ đạo, điều hành giữa huyện đảo Bạch Long Vĩ với thành phố Hải Phòng vẫn có thể thực hiện thông qua điện thoại vệ tinh.
Với đảo Cát Bà, tuyến cáp quang nối giữa đất liền và đảo bị trùng xuống biển, do đó phải cắt bỏ để phục vụ cho tàu vào. Ngày 9/9, Sở TT&TT Hải Phòng đã phối hợp với Viettel và VNPT khắc phục xong tuyến cáp quang nối ra đảo bằng cách sử dụng hệ thống cáp treo phục vụ du lịch.
Đến nay, việc liên lạc với 2 huyện đảo Cát Hải và Bạch Long Vĩ đã trở lại bình thường. Trên 90% mạng lưới của 3 nhà mạng viễn thông di động cũng đã thông suốt. Các doanh nghiệp viễn thông đang tiếp tục khắc phục những thiệt hại do mưa bão gây ra với hạ tầng mạng lưới viễn thông.
Rút kinh nghiệm từ việc ứng phó với siêu bão Yagi, Sở TT&TT Hải Phòng đề xuất phương án dùng điện thoại vệ tinh cho ban chỉ huy phòng chống lụt bão thành phố.
Sở TT&TT Hải Phòng cũng mong muốn các trung tâm huyện, xã sau này sẽ có trạm BTS kiên cố dùng chung giữa các nhà mạng để phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành trong tình huống khẩn cấp.
![]() |
Thạc sĩ Nguyễn Phước Bảo Khôi, Giảng viên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM |
Đề thi Ngữ văn vào lớp 10 của TP.HCM những năm gần đây được đánh giá cao. Từ góc độ chuyên môn, ông nhìn nhận thế nào?
Quả thật đề thi của Sở GD- ĐT TP.HCM trong khoảng 5 – 6 năm gần đây đã nhận được sự đánh giá rất tích cực, từ đề thi tuyển sinh vào lớp 10 đến đề thi chọn học sinh giỏi thành phố.
Gắn đề thi với thực tiễn là điều mà nhiều nơi, nhiều giáo viên đã làm được, nhưng hiệu quả cao thấp khác nhau. So sánh với những hiện tượng gượng ép, thậm chí phản cảm (đưa vào đề thi các nhân vật giang hồ mạng xã hội, những chuyện không có ý nghĩa giáo dục) hoặc gây tranh cãi về chuyên môn (đưa lời bài hát vào phần kiểm tra kĩ năng đọc hiểu) thì đề thi của TP.HCM đã thực hiện rất tốt yêu cầu trên.
Chắt lọc được những nội dung thực tế hợp lý, uyển chuyển gắn kết với thực tế đời sống, phù hợp với tâm thế tiếp nhận của học sinh, vấn đề đặt ra khơi gợi được suy nghĩ và cả cảm xúc cho các em – đó là những điều mà đề thi của Sở GD-ĐT TP.HCM đã làm được.
![]() |
Học sinh trước giờ thi môn Ngữ văn vào lớp 10 ở TP.HCM năm 2020. Ảnh: Thanh Tùng |
Do đề thi học sinh giỏi quốc gia vẫn chưa có sự thay đổi về cấu trúc nên đề thi chọn học sinh giỏi thành phố vẫn theo đó tiến hành.
Nhưng với đề thi vào lớp 10, thực sự Sở GD- ĐT TP.HCM đã có những đổi mới ấn tượng. Trong 3 năm gần đây, mỗi năm Sở GD- ĐT TP.HCM đều thay đổi cấu trúc đề thi. Số lượng văn bản ngữ liệu trong phần đọc hiểu thay đổi tùy theo mục đích của đề thi, vấn đề đặt ra trong phần nghị luận xã hội và nghị luận văn học gợi mở nhiều lựa chọn và luôn hướng đến yêu cầu liên hệ so sánh để khắc sâu thêm hiểu biết. Đặc biệt, trong năm 2020, ngữ liệu đọc hiểu kết hợp với vấn đề trong phần nghị luận xã hội, yêu cầu trong phần nghị luận văn học hình thành một trục chủ đề xuyên suốt, phù hợp với định hướng dạy học theo chủ đề đang được khuyến khích hiện nay.
Sự đổi mới này theo ông có tác động thế nào đến cách dạy, cách học?
Dù quan niệm “Học để thi/ Học gì thi nấy” được dư luận gán ghép tiêu cực như là triết lí giáo dục của Việt Nam, chúng ta vẫn không thể phủ nhận việc đổi mới kiểm tra đánh giá, nhất là những thay đổi trong đề thi các lớp cuối cấp, đã tác động sâu sắc đến cách dạy và học của giáo viên, học sinh.
Đối với giáo viên, việc thay đổi đề thi bắt buộc họ phải chú ý đến việc gắn nội dung bài học với thực tiễn đời sống. Ngoài cung cấp kiến thức của bài học phải có câu hỏi/ bài tập theo hướng vận dụng tăng cơ hội cho học sinh rèn kĩ năng giải quyết vấn đề. Hơn thế, giáo viên cần đẩy mạnh việc dạy học theo chủ đề, xây dựng hệ thống đề tham khảo mô phỏng chính xác cấu trúc đề thi tuyển sinh, tốt nghiệp THPT... để có thể ôn luyện cho học sinh.
Đối với học sinh, các em phải chú ý đến phương pháp học và kĩ thuật làm bài. Việc ghi nhớ máy móc kiến thức dần được thay thế bởi khả năng hiểu để từ đó thực hành, vận dụng kiến thức trong những tình huống cụ thể. Vấn đề kiểm tra đánh giá đang chuyển nhanh theo xu hướng sử dụng trắc nghiệm khách quan để cho kết quả nhanh, khá chính xác và dễ dàng triển khai trên diện rộng. Do vậy bên cạnh việc củng cố kĩ năng làm bài tự luận, ngay từ cấp THCS học sinh cần được thực tập và làm quen dần với hình thức kiểm tra đánh giá này để tránh bỡ ngỡ trước những thay đổi có thể xuất hiện trong quá trình kiểm tra đánh giá.
Sự đổi mới đề thi Ngữ văn đã diễn ra thậm chí trước khi có chương trình Ngữ văn theo định hướng Phát triển năng lực được công bố vào năm 2018. Theo ông, vì sao Sở GD-ĐT TP.HCM có thể 'đi trước, đón đầu' như vậy?
Thứ nhất, chúng ta thường hay khen địa phương triển khai sáng tạo mà quên mất vai trò định hướng đúng đắn của Bộ GD-ĐT. Không có cơ sở từ Công văn 5555/BGDĐT-GDTrH (về hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; tổ chức và quản lý các hoạt động chuyên môn của trường trung học/trung tâm giáo dục thường xuyên qua mạng ban hành ngày 8/10/2014), Sở GD-ĐT TP.HCM cũng khó có thể đi trước, đón đầu.
Sự ra đời của Công văn 3280/BGDĐT-GDTrH (ban hành kèm thông tư về việc hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học cấp THCS, THPT ngày 27/8/2020) càng khẳng định hướng đi mà TP.HCM đã thực hiện. Những công văn này không chỉ tạo “bước đệm” để chuẩn bị cho việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới mà còn tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong dạy học ở nước ta chứ không riêng TP.HCM.
Thứ hai, bên cạnh việc trân trọng tinh thần đổi mới mạnh mẽ, những ý tưởng táo bạo và sự quyết đoán trong triển khai, cần nhắc đến áp lực tuyển sinh rất căng thẳng, trình độ học sinh ngày một cao, năng động, sáng tạo hơn đã tạo một động lực mạnh mẽ buộc người ra đề nói riêng và Sở GD-ĐT TP.HCM phải không ngừng đổi mới.
![]() |
Năm 2020, đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn ở TP.HCM được đánh giá 'lạ nhất từ trước đến nay'. Ảnh: Thanh Tùng |
Theo ông, sự kết nối giữa giới nghiên cứu và thực tiễn giáo dục có ý nghĩa đối với việc đổi mới dạy, học Ngữ văn như thế nào?
Đây là mối quan hệ hai chiều tác động lẫn nhau, thúc đẩy sự phát triển, đổi mới giáo dục.
Tiếc thay, hiện nay đang tồn tại xu hướng phủ nhận vai trò của nhau giữa hai đối tượng này. Giáo viên phổ thông quan niệm nhà khoa học giáo dục thường xa rời thực tế, không đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn dạy và học.
Giới nghiên cứu lại chê trách giáo viên phổ thông bám vào kinh nghiệm chủ nghĩa, không chịu đổi mới để bắt nhịp với những chuyển biến mạnh mẽ của giáo dục quốc tế. Giải quyết được mâu thuẫn này, chúng tôi tin sẽ phát huy được thế mạnh của sự gắn kết giữa nghiên cứu và thực tiễn trong đổi mới giáo dục.
Phê phán sâu sắc cách ra đề Ngữ văn ‘an toàn’ Về cấu trúc đề thi:Nhiều tỉnh, thành phố chọn cách bám sát cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT để xây dựng đề thi tuyển sinh lớp 10. Đây là một con đường khá an toàn nhưng cách ra đề này nhiều khả năng xóa đi đặc trưng mang tính địa phương, chối bỏ cơ hội được tự chủ hoàn toàn trong công tác tuyển sinh lớp 10 mà Bộ GD-ĐT đã cho phép các tỉnh, thành. Về ngữ liệu đọc hiểu trong đề thi:Một số ít tỉnh, thành phố lựa chọn giải pháp an toàn khi vẫn sử dụng ngữ liệu đọc hiểu trong sách giáo khoa. Tôi phê phán sâu sắc cách làm này. Điều này khiến đề thi không đáp ứng được định hướng đánh giá năng lực đã và đang được khuyến khích hơn 5 năm nay. Tuy người ra đề thoát được áp lực dư luận, dễ dàng bảo vệ được bản thân nhưng đã giới hạn nội dung kiến thức, góp phần đẩy mạnh việc dạy tủ – học tủ và dạy thêm – học thêm. Đa số đã thực hiện đúng chủ trương của Bộ GD-ĐT khi lựa chọn ngữ liệu đọc hiểu ngoài sách giáo khoa. Ngữ liệu đọc hiểu trong đề thi của một số địa phương như TP.HCM, Khánh Hòa còn có khả năng kết hợp với câu nghị luận xã hội, nghị luận văn học để hình thành một trục chủ đề chặt chẽ, gửi gắm những thông điệp tích cực về nhân sinh. Vấn đề đặt ra là tư duy đổi mới, sự sáng tạo của người ra đề cần đi kèm với sự nhạy bén về chuyên môn, khả năng cảm thụ thẩm mĩ tốt cũng như hiểu biết sâu sắc về tâm lí lứa tuổi của học sinh để có thể tạo được cơ hội cho các em tiếp xúc với những tác phẩm hay, thực sự giá trị. Nguyễn Phước Bảo Khôi - Trường ĐH Sư phạm TP.HCM |
Lê Huyền (thực hiện)
Tính đến thời điểm hiện tại, gần 20 tỉnh thành trên cả nước đã hoàn thành xong việc tổ chức kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm 2021 và bắt đầu công bố điểm thi.
" alt=""/>Vì sao đề thi Ngữ văn vào lớp 10 của TP.HCM đột phá ấn tượng?![]() |
![]() |
Phó Chủ tịch UBND, Trưởng Ban tuyên giáo có mặt tại công viên Lưu Hữu Phước cổ vũ cho Bá Vinh vào hôm thi chung kết |
Trong đó, yêu cầu Sở GD-ĐT chuẩn bị nội dung trước thông tin “Ban giám đốc Sở không quan tâm đến thí sinh Cần Thơ thi "Đường lên đỉnh Olympia vòng thi chung kết”; cụ thể là thí sinh Nguyễn Bá Vinh, học sinh lớp 12C, Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng.
Hôm 15/9, vòng chung kết “Đường lên đỉnh Olympia 2019” chứng kiến phần tranh tài của 4 thí sinh gồm: Trần Thế Trung (THPT Chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An), Nguyễn Hải Đăng (THPT Chuyên Lê Quý Đôn, Khánh Hòa), Nguyễn Bá Vinh (THPT Chuyên Lý Tự Trọng, Cần Thơ) và Đoàn Nam Thắng (THPT Chuyên Nguyễn Du, Đăk Lăk).
Kết thúc cuộc thi, Thế Trung vô địch đứng đầu với số điểm 245; Hải Đăng về nhì với 210 điểm, tiếp theo là Nam Thắng đạt 200 điểm và Bá Vinh đạt 120 điểm.
![]() |
Nhiều người đội mưa cổ vũ cho Bá Vinh |
Điểm cầu Cần Thơ được truyền hình trực tiếp từ công viên Lưu Hữu Phước. Dù hôm đó tại Cần Thơ có mưa nhưng hơn 1.000 học sinh, giáo viên và lãnh đạo TP Cần Thơ, cùng Sở, ngành “đội mưa” cổ vũ cho Bá Vinh.
Theo phản ảnh của một số tờ báo, hôm đó Giám đốc Sở GD-ĐT TP Cần Thơ Trần Hồng Thắm không có mặt. Ngoài ra, khi Bá Vinh về đến sân bay Cần Thơ được một Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ ra đón và tặng hoa, còn bà Thắm không có mặt…
Ở diễn biến khác, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Lê Quang Mạnh vừa có quyết định tặng bằng khen cho em Nguyễn Bá Vinh vì có thành tích xuất sắc tại cuộc thi “Đường lên đỉnh Olympia 2019”.
Tiền thưởng theo quy định tại Điều 73, Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31-7-2017 của Chính phủ, từ nguồn khen thưởng của TP.
"Đường lên đỉnh Olympia" là cuộc thi gameshow của Đài Truyền hình Việt Nam, đã tổ chức được 20 năm, thu hút sự quan tâm rộng rãi của dư luận. Bình luận về hiện tượng thu hút công chúng này, anh Lê Quang, một kiến trúc sư đang làm việc tại Đức, hiện cũng là nghiên cứu sinh tại Học viện kĩ thuật Liên bang Thụy Sỹ và khoa nghiên cứu sau Đại học ở Đại học Harvard cho rằng: Cuộc thi ra đời 20 năm trước trong bối cảnh thiếu các chương trình khoa giáo hấp dẫn cho thanh thiếu niên, ‘’Đường lên đỉnh Olympia’’ đã nhanh chóng chiếm được cảm tình của đông đảo người xem. Tuy vậy, không nên vì quá yêu mến mà đặt kỳ vọng rằng người thắng cuộc trong cuộc thi này sẽ buộc phải trở thành những nhân vật kiệt xuất, đoạt giải Nobel, trở thành tỷ phú hay chính trị gia. Bởi lẽ những kỳ vọng đó là quá nặng nề cho một cuộc thi Đố vui.
- Kỳ vọng rằng người thắng cuộc sẽ buộc phải trở thành những nhân vật kiệt xuất là quá nặng nề cho một cuộc thi đố vui.
" alt=""/>Cần Thơ yêu cầu Sở Giáo dục cung cấp thông tin vụ 'không quan tâm đến thí sinh thi Olympia'