NEWSNEWS

Dự án 4 ngàn tỷ, vốn góp 100 tỷ

Bộ GTVT tiến hành kiểm tra rà soát dự án đầu tư xây dựng mở rộng quốc lộ 51 theo hình thức hợp đồng BOT trên địa phận hai tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu do Cty CP Phát triển đường cao tốc Biên Hòa- Vũng Tàu (Cty BVEC) làm chủ đầu tư. Tại đây đã phơi lộ nhiều khúc mắc.

{ keywords}

QL 51 nhiều đoạn hư hỏng sau khi vừa đưa vào sử dụng.

Dự án triển khai 7 năm vẫn chưa đủ vốn góp

Năm 2009,ựánngàntỷvốngóptỷmancity dự án BOT nâng cấp mở rộng QL51 dài 73,6km qua Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu do BVEC làm chủ đầu tư trên cơ sở được Chính phủ và Bộ GTVT giao cho tổ hợp các doanh nghiệp, ngân hàng gồm: Tổng công ty Đầu tư phát triển đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam (IDICO), Tổng Công ty Sông Đà và Ngân hàng TMCP Đầu tư phát triển Việt Nam (BIDV) lập thành công ty cổ phần.

Tuy nhiên, sau đó thì hai thành viên trong dự án BOT này là Tổng Công ty Sông Đà và BIDV đã rút khỏi dự án và thay vào đó là 2 cổ đông mới gồm: Tổng công ty CP đầu tư phát triển xây dựng (DIC) và Cty CP xây dựng và thương mại tổng hợp Thái Ninh (Cty Thái Ninh). Việc thay đổi nhà đầu tư này cho đến nay vẫn chưa được phép của Chính phủ, Bộ GTVT theo quy định của hợp đồng BOT này.

Không chỉ thay đổi cổ đông, việc góp vốn vào dự án cho đến nay sau 7 năm hoạt động vẫn chưa đủ. Theo đó, tổng vốn đầu tư của dự án khoảng 4.000 tỷ đồng thì các cổ đông phải góp vốn chủ sở hữu ít nhất là 400 tỷ đồng. Tuy nhiên, cho đến tháng 7/2015, thì IDICO (nắm giữ 49% vốn điều lệ) mới góp được 106,5 tỷ đồng/857,5 tỷ đồng phải góp; DIC (giữ 25% vốn điều lệ) nhưng chỉ góp được 23,7 tỷ đồng/437 tỷ đồng phải góp; Cty Thái Ninh (giữ 26% vốn điều lệ) nhưng cũng chỉ góp được 23,7 tỷ đồng/455 tỷ đồng phải góp. Việc chậm trễ góp vốn này hoàn toàn vi phạm luật doanh nghiệp.

Trong khi chưa góp vốn đủ trong 3 tháng theo luật định thì bất ngờ ngày 19/8/2015, Cty BVEC đã chuyển trả lại cho IDICO 50 tỷ đồng trong số tiền vốn góp của IDICO. Do đó, vốn góp của IDICO vào dự án BOT QL51 xuống còn 56,5 tỷ đồng. Ông Nguyễn Văn Đạt, Tổng Giám đốc IDICO khẳng định cty không hề xin rút vốn và không hiểu vì sao BVEC trả lại vốn góp, trong khi các cổ đông chưa góp đủ vốn, nợ các nhà thầu chưa trả hết.

Cũng theo ông Đạt, dự án BOT QL51 chính thức thu phí từ năm 2012, nhưng cho đến nay BVEC vẫn đang nợ 4 nhà thầu là các công ty con của IDICO số tiền khoảng 150 tỷ đồng. Cty Cường Thuận – IDICO một nhà thầu khác trong dự án BOT QL51 cũng cho rằng, BVEC đang nợ khoảng 300 tỷ đồng. Khi được hỏi vì sao trả lại 50 tỷ đồng vốn góp của IDICO, lãnh đạo của BVEC không trả lời nhưng thừa nhận BVEC đang nợ các nhà thầu.

Bất ngờ thoái vốn

Tháng 9/2014, DIC - đơn vị nắm 51% vốn nhà nước và là cổ đông nắm giữ 25% vốn điều lệ trong dự án BOT QL51 bất ngờ chuyển nhượng cổ phần và quyền góp vốn cho Cty Thái Ninh. Không chỉ vậy, DIC còn ưu ái bán trả chậm phần vốn của mình cho Cty Thái Ninh. Sau đó, DIC nêu vì lý do khách quan nên tạm dừng hợp đồng chuyển nhượng. Đầu tháng 3/2016, ông Nguyễn Thiện Tuấn, Chủ tịch HĐQT DIC có công văn gửi BVEC và Cty Thái Ninh thông báo tiếp tục thực hiện hợp đồng chuyển nhượng này.

Mới đây, nêu lý do dự án đầu tư mở rộng quốc lộ 51 do BVEC thực hiện từ đầu năm 2008 đến nay chưa phát huy hiệu quả, chưa có lợi nhuận chia cổ tức. Mặt khác, IDICO đang tập trung nguồn vốn đầu tư thực hiện các dự án trọng điểm khác, do đó nguồn vốn tham gia góp vốn điều lệ của IDICO tại BVEC gặp khó khăn, IDICO có báo cáo gửi Bộ Xây dựng chấp thuận cho IDICO không tiếp tục tham gia góp vốn tại BVEC và đề nghị được thoái 100% phần vốn của IDICO đã góp tại BVEC.

Ngày 19/2/2016, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Bùi Phạm Khánh ký văn bản 282/BXD-QLDN giao hội đồng thành viên IDICO xây dựng phương án thoái vốn tại BVEC. Tuy nhiên, trong công văn chỉ đạo này lại yêu cầu IDICO: “Ưu tiên chuyển nhượng cổ phần cho Công ty Cổ phần xây dựng và thương mại tổng hợp Thái Ninh là cổ đông hiện hữu”.

Trước công văn chỉ đạo này, ông Nguyễn Văn Đạt, Tổng Giám đốc IDICO cho rằng: “Phần vốn của IDICO phải được thực hiện đấu giá công khai theo đúng quy định. Đã đấu giá thì không thể có ưu tiên được. Tôi không hiểu ưu tiên là gì”. Ông Đạt cũng khẳng định không thể làm sai luật được.

Theo Tiền phong

  • Dự án “bom tấn” đổ bộ đất vàng quanh sân bay
  • Nhiều dự án “đất vàng” của Tập đoàn Nam Cường giờ ra sao?
  • Chuyện lạ SG: Dự án chưa thỏa thuận đền bù vẫn được bán
  • Điểm danh dự án BĐS nợ đầm đìa ngân sách
赞(562)
未经允许不得转载:>NEWS » Dự án 4 ngàn tỷ, vốn góp 100 tỷ