Vì làm trong ngành Giáo dục nên bác quen biết nhiều, có thể xin cho cô một công việc ổn định trong ngành, nếu không được trường công thì cũng được trường tư. Nhưng ngặt nỗi, cô sinh ra ở vùng quê có chất giọng đặc trưng và phát âm hơi nặng lại dùng nhiều từ địa phương nên dù bác cố lắng nghe nhiều khi cũng không thể hiểu hết được những gì cô định nói.
Biết được đặc điểm này, bác đã ôn tồn giải thích với cô rằng, nếu cô muốn theo đuổi nghề giáo viên thì cô không thể giữ mãi giọng địa phương được mà cần phải học hỏi, thay đổi cách nói cho phù hợp với hoàn cảnh, tính chất công việc. Dù không phân biệt đối xử thì điều quan trọng là khi truyền đạt kiến thức, học sinh bậc học phổ thông ở lớp đông sẽ rất khó có thể hiểu bài. Còn nếu không thì cô có thể chọn một nghề khác không đòi hỏi nhiều về ngôn ngữ, cách phát âm thì mọi chuyện sẽ nhanh chóng ổn định.
![]() |
Ảnh: B.N |
Bác đã phân tích cho cô rất nhiều nhưng cô lại cho rằng bác cố chấp, coi thường, miệt thị cô, chê cô là người nhà quê, không muốn xin việc cho cô, ngăn cản cô lấy con trai bác. Cô tuyên bố với bác là cô không cần sự giúp đỡ của bác hay bất kỳ ai mà cô sẽ tự đứng vững trên đôi chân của mình và nhất quyết theo bằng được ngành nghề cô đã chọn.
Mặc dù không phản đối chuyện cưới xin nhưng vì mới ra trường, còn trẻ tuổi nên gia đình bác chỉ muốn cả hai tiếp tục học lên thạc sĩ, đồng thời xin việc làm ổn định rồi lập gia đình cũng chưa muộn. Thế nhưng, cô nhất quyết không nghe, thậm chí tìm cách có bầu với con trai bác để ép gia đình bác tổ chức đám cưới. Dù thế, bác tôi vui vẻ đồng ý, đám cưới diễn ra ngay lập tức trong niềm vui rộn rã của cả hai bên gia đình.
Để giúp cô có việc làm, bác đã giới thiệu học sinh của bác cho cô làm gia sư. Thậm chí, còn vay tiền để mua cho vợ chồng cô một căn hộ ở gần trường, nơi bác dạy để cô thuận tiện trong việc kèm cặp, dạy thêm cho học sinh. Cẩn thận hơn, những ngày đầu, bác còn ngồi kèm và truyền kinh nghiệm cho cô vừa giảng giải thêm để học sinh dễ tiếp thu kiến thức.
Khi cô đã vững vàng về chuyên môn, kỹ năng sư phạm, bác chuyển giao số học sinh muốn học kèm lại cho cô. Dần dần, cô gây dựng được uy tín, số người đến gửi, nhờ cô dạy nhiều hơn. Thu nhập cũng vì thế mà tăng theo, bình quân hai chục triệu đồng/tháng, tháng chuẩn bị thi cấp 2, cấp 3, thu nhập của cô lên tới 30-40 triệu đồng/tháng.
Thu nhập cao là vậy nhưng cô cũng không phải lo nhiều tới chi tiêu bởi con của cô thì cô gửi hai bác tôi trông nom tối ngày. Buổi chiều đến đón con, hai vợ chồng cô tiện thể ăn tối luôn cùng hai bác. Tiền điện, nước, cô cũng “nhờ” bác tôi đóng hộ nhưng hầu như “quên” không trả. Quần áo thì cô cũng mang theo nhờ luôn bác giặt giũ, phơi, gấp và chỉ việc mang về. Chỉ trong vòng 4 năm sau cưới, hai vợ chồng cô đã có trong tay tiền tỷ.
Tưởng mọi chuyện như vậy là êm xuôi, bác tôi yên tâm, cần mẫn vun đắp cho vợ chồng cô. Chỉ một thời gian nữa, cô sẽ có đủ nhà, xe cộ và tích lũy nuôi con ăn học. Hoặc khi kinh tế ổn định, cô có thể tìm một công việc khác phù hợp hơn. Nhưng thật không ngờ, mới đây, cô lại đưa ra điều kiện, cô sẽ chuyển cả gia đình về một vùng quê xa xôi, nơi cô có thể xin dạy ở một trường bán công. Dù mức thu nhập chỉ là lương cơ bản nhưng cô bảo đó là ý muốn của cô, bởi ở đây, cô không được đi dạy theo hình thức chính thống. Cô muốn được đi làm như mọi người, sáng ra đến trường mang theo giáo án, tối về soạn giáo án, lĩnh lương đều đặn hàng tháng, không phải nghĩ.
Khi chồng cô tỏ ý không đồng tình với quyết định đột ngột đó thì cô nói thẳng trước mặt cả bố mẹ chồng: Cô sẽ mang con cô đi, nếu cô và chồng còn duyên thì ở tiếp với nhau, nếu không còn thì thôi, đường ai nấy đi.
Cô không hề đếm xỉa tới công việc của chồng. Mặc dù lúc này, công việc của chồng cô đang rất thuận lợi, chuẩn bị được cất nhắc lên chức trưởng khoa của một trường đại học danh tiếng của thủ đô. Giờ đây, nếu về tỉnh, không có mối quan hệ, sự quen biết, chồng cô còn chưa biết đi đâu, về đâu, bởi về tỉnh, không hẳn có chuyên môn tốt là được nhận vào làm việc. Hơn nữa, bác tôi chỉ có duy nhất mình chồng cô, tuổi xế chiều đang cận kề, rất cần được xum vầy cùng con cháu.
Tôi quen Ngọc trong một lần sinh nhật người bạn chung. Ngay từ lần đầu gặp gỡ, tôi đã bị choáng ngợp bởi vẻ đẹp thanh khiết và sự ngây thơ toát ra từ đường nét, cách trò chuyện của em.
" alt=""/>Tâm sự của mẹ chồng đau đầu với nàng dâu ích kỷDưới bài đăng này, dân mạng để lại hàng nghìn bình luận. Phần lớn ý kiến khen ngợi hành động của chàng trai trong câu chuyện trên.
"Hình ảnh dung dị mà đẹp đẽ đến lạ. Sự sẻ chia giữa người với người trong cuộc sống này xứng đáng được ca ngợi", Nguyễn Ánh bình luận.
Tài khoản Hà Anh viết: "Anh không quen người bán vé số nhưng tìm cách giúp ông cụ có một bữa no, ngon miệng. Đúng là một chàng trai tốt bụng".
![]() |
Chàng thanh niên mời cụ già bán vé số ăn hủ tiếu nhận được nhiều lời khen ngợi. |
Chia sẻ với Zing.vn, chị Nguyễn Thị Thu Hoài (30 tuổi, TP.HCM) - chủ nhân bức ảnh - cho biết khoảnh khắc này được ghi lại tại quán ăn ở quận 11, TP.HCM tối 24/6.
"Bức ảnh này tôi chụp tại một quán hủ tiếu. Lúc đó, một ông lão bán vé số người còn mặc áo mưa tới mời bạn nam mua vé số. Bạn ấy hỏi ông ăn cơm chưa, rồi gọi chủ quán làm thêm một tô hủ tiếu và mời ông cùng ngồi ăn", Thu Hoài nói.
Theo chủ nhân bức ảnh, chị không biết chàng trai tên gì, sống ở đâu. Chị chỉ tình cờ thấy hành động đẹp và chụp hình lại.
Chị Thu Hoài nói rằng ở Sài Gòn có nhiều người bán vé số, nhưng đây là lần đầu tiên thấy có người mời họ cùng ăn.
Thu Hoài cho rằng trị giá tô hủ tiếu không lớn nhưng có lẽ vì cuộc sống mưu sinh khó khăn, không phải người bán vé số nào cũng dám bỏ tiền ra ăn. Bởi vậy, hành động của chàng trai tuy nhỏ nhưng có ý nghĩa khá lớn về mặt tinh thần.
![]() ![]() |
Chàng trai được nhiều người tìm kiếm và gọi là "soái ca" tốt bụng. Ảnh: Thu Hoài. |
Để rước được dâu, đoàn nhà trai phải vượt qua 13 'cửa ải' của nhà gái trên đoạn đường 500m.
" alt=""/>Được mời mua vé số, chàng trai mời luôn cụ già bán ngồi ăn cùngCách đây 1 năm, thông qua trung tâm giúp việc, tôi được giới thiệu đến một gia đình trông hai đứa trẻ sinh đôi. Anh chị chủ nhà khá tốt bụng, sau hai tháng đã tăng lương, và phụ cấp thêm cho tôi khoản tiền nhỏ để mua sắm lặt vặt.
![]() |
Ảnh: M.S |
Được bao ăn ở, có lương gửi về quê, tôi sung sướng, cảm thấy cuộc đời quá tuyệt vời.
Cho đến một ngày, tôi nhận điện thoại của mẹ. Bà run rẩy thông báo, bố tôi bị lừa, nợ số tiền lớn lên tới 400 triệu đồng, giờ bị người ta đòi xiết nhà cửa. Tôi rối trí, tâm trạng lo âu nhiều ngày trời.
Thu xếp công việc, tôi xin phép chủ cho về nhà giải quyết. Chủ nợ kéo đến ùn ùn, dồn tất cả tiền tiết kiệm trong 3 năm qua, tôi mới trả được 100 triệu đồng. Số tiền còn lại, tôi đành khất 2 tháng.
Suốt những ngày sau đó, tôi mệt mỏi vì nợ nần. Nhìn tôi u sầu, bác hàng xóm nhà chủ (năm nay 70 tuổi) hay hỏi han, động viên.
Thấy bác tử tế, thi thoảng rảnh rỗi tôi tâm sự cùng bác cho khuây khỏa.
Bên đó có việc gì cần, anh chị chủ nhà cũng hay nói tôi qua giúp, có hôm còn nấu cả đồ ăn mang sang biếu. Anh chị chủ kể, bác sống một mình, vợ con sang Mỹ đã lâu. Trước đây, bác dẫn vài người phụ nữ lạ mặt về sống nhưng được vài tháng họ lại rời đi.
Kinh tế khá giả, sống an nhàn, tuy nhiên, người ngoài nhìn vào, thường thương hại bác hơn là ngưỡng mộ. Vì tuổi già, vò võ cô đơn không ai chăm sóc.
Thế rồi, bác nhắn tin, bày tỏ sự nhớ nhung với tôi. Đọc tin nhắn, tôi 'nổi hết da gà' vì lời lẽ quá nhạy cảm. Cuối tuần, anh chị chủ giao tôi mang ít đồ sang cho bác, người đàn ông lớn tuổi bất ngờ có hành động không bình thường.
Ông hứa, nếu tôi chiều chuộng một lần sẽ cho tôi 200 triệu. Tình thế diễn ra đột ngột, tôi vùng chạy khỏi đó. Mọi chuyện tôi giấu kín, không dám hé với ai. 12 giờ đêm, ông tiếp tục nhắn tin gạ gẫm.
Đúng thời điểm này là hạn tôi trả tiền, chủ nợ liên tiếp hối thúc. Trong lúc tâm trạng rối bời, lại bị bác hàng xóm 'tấn công' tới tấp, tôi buông xuông nhận lời. Hôm sau, theo sự sắp xếp của ông, 11 giờ đêm, mọi việc trong nhà xong xuôi, tôi lén nhảy rào sang nhà hàng xóm.
Tôi trao sự trong trắng của mình cho người đàn ông xa lạ, xong xuôi, tôi mệt nhoài, chìm sâu vào giấc ngủ. Đến tờ mờ sáng, tôi ra về. Ông ấy đã chuẩn bị một túi tiền để ở cửa.
Lần đánh đổi đó, tôi chôn vùi vào quên lãng, cắt liên lạc với ông. Gặp nhau ngoài đường cũng quay mặt đi như kẻ xa lạ.
Hơn 1 tháng sau, tôi thấy người khang khác, có dấu hiệu thèm ăn. Đến bệnh viện thăm khám, tôi bàng hoàng khi biết mình có thai. Gọi điện cho bác hàng xóm tìm cách tháo gỡ nhưng bác tỉnh bơ, không nhận.
Chị chủ nhà phát hiện tôi mang thai, quay ra bán tín bán nghi, cho rằng tôi ăn nằm với chồng chị. Tôi đã cố gắng giải thích, chị vẫn đuổi tôi khỏi nhà.
Lang thang giữa thành phố đông đúc, tôi bế tắc trước tình cảnh của mình. Tôi muốn giữ con nhưng không có kinh tế. Lúc này, tôi phải làm sao đây?
Xin hãy cho tôi lời khuyên!
Mời độc giả gửi câu chuyện của mình về địa chỉ email: Bandoisong@vietnamnet.vn. Chia sẻ của bạn sẽ được đăng trên mục Tâm sự nếu phù hợp. Trân trọng cảm ơn!" alt=""/>Tâm sự chết lặng của cô gái tình 1 đêm với hàng xóm 70 tuổi