"Tuổi 18, Tôi lớn lên trong một thời đại mà môi trường sống bị hủy hoại, khí hậu biến đổi, dịch bệnh hoành hành. Những vấn nạn ấy khiến mối quan hệ giữa các quốc gia, giữa người và người bị đứt gãy. Tôi lớn lên trong một thời đại mà cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang thay đổi mọi thứ, công nghệ hiện đại dần thay thế con người trong mọi lĩnh vực. Thực trạng ấy khiến con người mất niềm tin vào bản thân, nơm nớp nỗi lo "bị thay thế". Tôi lớn lên trong một thời đại mà các giá trị sống, các quy chuẩn đạo đức, các quan niệm xã hội thay đổi, va chạm nhau đến nảy lửa. Những thay đổi và xung đột ấy khiến con người hoang mang, mất phương hướng. Tuổi 18, một tuổi trẻ chông chênh và lo lắng... (Lời tâm sự của một bạn trẻ).
Đối với học sinh không chuyên, câu hỏi đặt ra là học sinh có đồng ý với suy nghĩ trên và viết bài văn để đối thoại với bạn trẻ ấy.
Trong thời đại nhiều thay đổi như hiện nay, tác phẩm văn chương có ý nghĩa nâng đỡ tâm hồn con người như thế nào? Từ những trải nghiệm trong quá trình đọc tác phẩm văn chương, học sinh hãy viết bài văn trả lời cho câu hỏi trên.
Đối với học sinh chuyên, vẫn là đoạn văn trên nhưng câu hỏi số 2 là, trong thời đại nhiều thay đổi như hiện nay, văn chương nên quan tâm nhiều nhất đến các sứ mệnh nào sau: làm cho người gần người hơn (Nam Cao), xây dựng niềm tin vào con người (Tố Hữu), chữa lành vết thương cho người (Nguyễn Ngọc Tư).
![]() |
Đề thi học sinh giỏi môn Văn lớp 12 của TP.HCM cho học sinh không chuyên |
Cô Nguyễn Thị Kiều Oanh, Tổ trưởng bộ môn Ngữ văn, Trường THPT Nguyễn Du, nhìn nhận đề thi đã không đi theo truyền thống là học sinh sẽ học tủ, học vẹt mà hướng tới văn hóa đọc. Đề thi cũng không đi sâu vào đặc trưng của văn học mà nhấn mạnh giá trị nhân đạo, nhân văn.
Ở câu hỏi số 1, theo cô Oanh, các em đã 18 tuổi, dù được chứng kiến khí hậu biến đổi, dịch bệnh hoành hành, nhưng sẽ có cái nhìn tích cực hơn. Các em thế hệ trẻ, năng động, sáng tạo và bứt phá, nhanh nhạy với thời cuộc nhưng không xa rời thực tế.
Câu hỏi số 2 đề thi không đi theo truyền thống về nghị luận văn học, sáo rỗng và khuôn mẫu. Đề thi định hướng các em biết đọc và biết chọn những tác phẩm có giá trị trong văn học để đọc.
Theo cô Oanh, ở cấp 2, học sinh TP.HCM đã có quá trình đọc sách và lớn lên cùng sách. Ở cấp 3 các trường THPT cũng chú trọng văn hóa đọc. Vì vậy, từ đề thi này giáo viên sẽ chọn được những học sinh có lập luận xuất sắc và biết chọn tác phẩm để viết.
“Về cảm thụ văn chương, đề thi không thiên nhiều nghệ thuật mà chủ yếu nâng đỡ tâm hồn là giá trị nhân đạo, nhân văn. Nếu đánh giá đề thi ở tính văn chương thì ở mức độ trung bình, nhưng đề thi đảm bảo tính thẩm mỹ và kiến thức phù hợp với thi chọn học sinh giỏi cấp thành phố”- cô Oanh nói.
![]() |
Đề thi học sinh giỏi môn Văn lớp 12 của TP.HCM cho học sinh chuyên |
Một giáo viên ở TP.HCM khi đọc đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn bộc bạch, cô cảm thấy bất ngờ, vui, và tự hào về đề thi.
Theo cô, đề thi có yếu tố mới, sáng tạo và gây hứng thú thực sự cho cả người học và người dạy.
Từ Phú Yên, đọc đề thi học sinh giỏi Văn lớp 12 của TP.HCM, thầy Hồ Tấn Nguyên Minh, Tổ trưởng bộ môn Ngữ văn, Trường THPT Chuyên Lương Văn Chánh thốt lên "một đề thi hay, giàu ý nghĩa".
Theo thầy Minh, chính cách ra đề sáng tạo đã mở ra cơ hội tốt để học sinh thể hiện sức nghĩ, sức viết, khả năng sáng tạo của mình.
"Cả hai câu hỏi trong đề thi học sinh giỏi trong đề thi không tách biệt mà nối kết với nhau trong một chủ đề chung là “Tuổi trẻ chông chênh và sứ mệnh của văn chương”.
Nội dung đặt ra trong cả 2 câu đều giàu ý nghĩa, đề cập đến một vấn đề nhức nhối là sự băng hoại các giá trị của con người và cuộc sống hôm nay cũng như sự chông chênh, mất phương hướng của tuổi trẻ. Từ đó đặt ra vấn đề sứ mệnh cao cả của văn chương trong việc nâng đỡ tâm hồn người. Câu 1 yêu cầu viết bài văn để đối thoại, đây là cách hỏi mở, tạo điều kiện để học sinh thể hiện được quan điểm riêng của mình"- thầy Minh nói.
Tuy nhiên, nếu nhặt "sạn" cho đề thi, góc nhìn riêng của thầy Minh là nội dung đặt ra trong câu 2 không mới, cách hỏi có phần giống cách hỏi trong đề thi HSG quốc gia năm học 2019 - 2020, nhưng lại có vẻ hơi rườm rà.
"Theo tôi, chỉ cần nêu: "Theo anh/ chị, trong thời đại nhiều thay đổi như hiện nay, tác phẩm văn chương có ý nghĩa nâng đỡ tâm hồn người như thế nào?” là đủ.
Minh Anh
Trong mùa tuyển sinh lớp 10 năm nay, có một đề thi nhận được khá nhiều sự tán thưởng. Đó là đề thi Ngữ văn vào lớp 10 chuyên Văn, Trường Phổ thông Năng khiếu (ĐH Quốc gia TP.HCM).
" alt=""/>Giáo viên hứng thú với đề thi học sinh giỏi bàn về 'tuổi 18 chông chênh' của TP.HCMBác sĩ chẩn đoán chú Chung bị gãy cổ xương đùi, thoái hóa khớp háng phải, phương pháp điều trị là phẫu thuật thay khớp háng phải toàn phần. Dù phòng Công tác xã hội đã sớm hỗ trợ mua bảo hiểm y tế, nhưng chi phí bệnh nhân phải trả ngoài bảo hiểm lên tới 60 triệu đồng. Số tiền quá lớn, nhà từ thiện lúc trước đứng ra giúp đỡ cũng chẳng thể lo nổi.
![]() |
Vừa hết giãn cách xã hội, chú Châu Văn Chung được đưa vào bệnh viện thăm khám, thế nhưng chi phí điều trị quá tốn kém. |
Sau thời gian dài kiệt quệ, đau đớn, trong ánh mắt của chú Chung cháy lên niềm hy vọng, khát khao được khỏe mạnh trở lại, đi làm kiếm sống. Nhớ lại những ký ức xưa cũ, chú không khỏi chạnh lòng.
Ngày nhỏ, gia đình chú sống ở quận 1, nhưng cha mẹ bị vỡ nợ, phải bán nhà để trả nợ. Mấy anh em tự bươn chải kiếm sống. Đến lúc cha mẹ, anh em lần lượt ra đi, còn mình chú đơn độc.
Chú Chung cũng từng có một gia đình của riêng mình, nhưng cái nghèo khiến cuộc sống gia đình “cơm không lành, canh không ngọt”. Hơn 20 năm trước, vợ chú dắt theo 2 con nhỏ rời đi.
Những ngày đó, chú vừa chạy xe ôm vừa đi tìm vợ con, mãi rồi cũng phải bỏ cuộc. “Tôi thầm mong vợ con có cuộc sống tốt hơn lúc trước, nên không đi tìm nữa”, chú kể.
Nghề chạy xe ôm khiến chú nay đây mai đó, thời gian chủ yếu ở ngoài đường nên cứ có chỗ nào rẻ là chú mướn để ở tạm. Nhưng xe ôm truyền thống chẳng thể cạnh tranh với xe ôm công nghệ, chú thưa khách dần. Mà cũng bởi chiếc xe của chú cũ kỹ, rách rưới quá, nhiều khi khách sợ, đồng ý giá cả rồi, nhưng thấy chiếc xe lại quay đầu bỏ đi.
Cách đây khoảng 3 năm, trong một lần mắc võng nằm tạm ngoài đường để nghỉ trưa, chiếc võng bất ngờ bị tuột dây, chú ngã đau điếng. Bởi chẳng có tiền, chú không dám vào bệnh viện, chỉ mua thuốc giảm đau ở tiệm thuốc rồi lại chạy xe. Đôi chân yếu ớt dần, không thể chống mỗi lần đèn đỏ nên chú hay bị ngã. Thế rồi chú Chung chẳng thể chạy xe ôm được nữa.
![]() |
Trật khớp háng phải và gãy cổ xương đùi khiến chú Chung không thể đi lại. Người đàn ông đơn độc rất mong nhận được sự chia sẻ của cộng đồng. |
Không có tiền đóng trọ, chủ nhà không cho ở, chú đành ra gầm cầu Bông (quận 1) tá túc suốt nhiều năm qua. “Ai cho gì thì tôi ăn nấy. Nếu họ cho tiền thì tôi để dành mua thuốc giảm đau. Số tiền nhỏ chẳng đủ để đi bệnh viện, đau quá thì mua thuốc giảm đau hoặc rên rỉ rồi cũng hết ngày”, người đàn ông khắc khổ nhớ lại.
Thời điểm dịch Covid-19 bùng phát, dù lo sợ bị nhiễm bệnh nhưng chú cũng chỉ có thể phó mặc cho số phận. “Nếu tôi được giúp để chữa khỏi, tôi sẽ cố gắng chạy xe ôm tự kiếm sống, cố gắng để làm một người tốt, để cho kiếp sau bớt khổ, chứ kiếp này của tôi khổ quá”, chú Chung nghẹn ngào.
Khánh Hòa
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: