Nhận định, soi kèo Atalanta vs Bologna, 17h30 ngày 13/4: Đối thủ kị giơ
本文地址:http://tw.tour-time.com/news/41b693167.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Nhận định, soi kèo Inter Milan vs Cagliari, 23h00 ngày 12/4: Chủ nhà thắng nhẹ
Thu phục giang hồ
Bên trong căn phòng bài trí nhiều viên đá cảnh, phong thủy đặc sắc, sư thầy Thích Nhuận Tâm, trụ trì Chùa Lá (quận Gò Vấp, TP.HCM) đang nói chuyện qua điện thoại. Thầy hỏi thăm, răn dạy người đệ tử vốn là dân xã hội vừa từ bỏ giang hồ phải sống thiện tâm, chan hòa với mọi người.
Ở ngôi chùa nhỏ của mình, thầy Nhuận Tâm nổi tiếng là nhà sư tổ chức nhiều lớp học ngoại ngữ miễn phí 6 thứ tiếng cho sinh viên, người hiếu học có hoàn cảnh khó khăn. Thầy cũng được biết đến là người có biệt tài cảm hóa, thu phục nhiều tay giang hồ, dân xã hội.
Thầy bắt đầu công việc ấy từ hơn 30 năm trước. Năm đó, thầy mua lại mảnh đất bên bờ kênh Tham Lương (quận Gò Vấp) dựng mái lá làm nơi hành đạo. Thời điểm ấy, khu vực này tập trung nhiều tệ nạn xã hội.
Dựng Chùa Lá không bao lâu, thầy Nhuận Tâm đã bị những thành phần bất hảo đến phiền nhiễu, tìm cách đuổi đi. Trước vô số lần khiêu khích, hăm dọa từ các đối tượng xấu, thầy vẫn an nhiên, tự tại.
Sư thầy đối đãi với những tay anh chị này một cách chân tình, nghĩa khí. Bởi, sư thầy quyết định dùng tấm lòng của mình để cảm hóa, thu phục những phận đời lầm lạc.
Thầy Nhuận Tâm chia sẻ: “Tôi quan niệm rằng độ một người lương thiện thì dễ. Độ 100 người lương thiện cũng chỉ đem lại lợi ích nhỏ bé cho xã hội.
Nhưng nếu độ được một người bất hảo không chỉ đem lại lợi cho người đó mà còn giúp ích được cho xã hội nhiều hơn. Thế nên, tôi luôn cố gắng tiếp xúc, cảm hóa anh em xã hội để giúp họ từ bỏ quá khứ lầm lạc, trở về nẻo thiện”.
Thầy Nhuận Tâm còn nhớ trường hợp của tay anh chị từng quy tụ hơn 100 đàn em dưới trướng, cát cứ tại nơi mình hành đạo. Năm ấy, người này là trùm xã hội đen khiến ai nghe tên cũng khiếp đảm.
Trong một cơ duyên không hẹn trước, "ông trùm" gặp gỡ thầy Nhuận Tâm. Sau cuộc trò chuyện, người này nhận thấy vị sư thấu hiểu, cảm thông nỗi đau, nguyên nhân biến mình thành dân xã hội.
Xúc động trước những lời chia sẻ, khuyên răn của vị trụ trì, tay giang hồ một thời ngang dọc ôm lấy ông mà khóc. Cuối cùng, "ông trùm" nguyện quy y, rũ bỏ quá khứ nhiều tội lỗi của mình.
Để chứng minh sự kiên quyết của bản thân, làm gương cho đàn em, "ông trùm" phát nguyện đi bộ từ TP.HCM về quê mình ở Nghệ An. Kết thúc hành trình, ông trở lại Chùa Lá, quy y, nhận pháp danh Đức Hậu.
Thầy Nhuận Tâm chia sẻ: “Tôi luôn cho rằng, những tay giang hồ cũng có nỗi khổ, niềm đau riêng. Một khi thấu hiểu, chia sẻ được nỗi đau của họ, họ sẽ mở lòng và từ bỏ những điều sai trái.
Thầy Đức Hậu là một ví dụ. Từ chỗ là một trùm xã hội đen khiến ai cũng sợ nay trở thành người bưng cơm, rót nước, giặt giũ quần áo, trông coi chùa chăm chỉ”.
Trở về nẻo thiện
Suốt hơn 30 năm nay, số đệ tử vốn là tay anh chị, dân xã hội của thầy Nhuận Tâm ngày một nhiều thêm. Trong số này, không ít người từng là những tay giang hồ cộm cán, vào tù ra tội. Thậm chí có người mới 50 tuổi nhưng đã có 30 năm sống trong tù.
Sau khi được thầy Nhuận Tâm cảm hóa, những người này đều gác kiếm để trở thành công dân lương thiện. Thanh Bi, Tèo Cá, Văn Chung, Tí Chim… là những ví dụ điển hình.
Thanh Bi vốn là tay anh chị, giang hồ có tiếng. Sau khi tiếp xúc, anh được thầy Nhuận Tâm chuyển hóa. Gác kiếm, Thanh Bi trở thành nhà thơ, nghệ nhân điêu khắc gỗ, đá. Anh thường xuyên cùng thầy Nhuận Tâm kết nối, chuyển hoá những anh em xã hội khác mà anh quen biết.
Tèo Cá cũng là một tay anh chị khét tiếng tại TP.Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk. Sau khi nhận ân tình của thầy Nhuận Tâm, Tèo Cá chí thú làm ăn, làm lại cuộc đời, nuôi 2 con vào đại học.
Thầy Nhuận Tâm chia sẻ: “Suốt hơn 30 năm qua, tôi có cơ duyên tiếp xúc, chuyển hóa nhiều người lầm lỡ. Bởi, tôi nghĩ rằng nếu chúng ta xa lánh, kỳ thị thì ai sẽ là người hướng dẫn, giúp đỡ họ trở lại con đường lương thiện.
Do vậy, từ trước đến nay, mỗi khi có duyên gặp gỡ, tôi đều cố gắng sống nghĩa tình, chan hòa với những người có quá khứ chưa tốt. Nếu được, tôi luôn dang tay đón nhận, giúp đỡ họ khi sa cơ, thất thế rồi từ từ khuyên giải hướng họ từ bỏ quá khứ không tốt của mình”.
Bằng cách này, từ Nam ra Bắc, thầy Nhuận Tâm có hàng trăm đệ tử vốn là dân xã hội đã hướng thiện, muốn làm lại cuộc đời. Một trong số này là trường hợp của người có biệt danh Tí Chim.
Cách đây 2 năm, Tí Chim bị kẻ thù truy sát. Thầy Nhuận Tâm phát hiện, cưu mang, bảo vệ anh trong lúc khốn cùng. Cảm động trước ân tình của sư trụ trì, sau thời gian ở chùa, Tí Chim nhận ra lỗi lầm. Anh rơi nước mắt, xin được quy y, từ bỏ quá khứ lầm lạc.
Ngày đến Chùa Lá quy y, Tí Chim nói: “Cuộc sống giang hồ khiến tôi gây ra nhiều lỗi lầm. Suốt thời gian ấy, tôi cũng khiến gia đình phải chịu đựng biết bao đau khổ.
Từ khi gặp thầy, tôi được thầy dìu dắt để biết điều đúng, cái sai. Nếu như không gặp được thầy, có lẽ cuộc đời tôi không có được những tháng ngày bình yên như bây giờ.
Tôi mong anh em giang hồ, những ai còn thích ăn chơi sớm nhận ra cái sai của mình, đừng gây khổ đau cho gia đình, xã hội”.
Cũng như Tí Chim, Nguyễn Văn Chung (SN 1990) vốn là tay anh chị có tiếng ở Nghệ An. Sau khi được thầy Nhuận Tâm chuyển hóa, Chung cũng nguyện từ bỏ hết những điều sai trái. Chung nói mình đã phải trả giá cho quá khứ nhiều lỗi lầm.
Khi gặp thầy Nhuận Tâm, được sư thầy cảm hóa, anh mới nhận ra và quyết tâm từ bỏ con đường giang hồ. Sau đó, Chung và vợ từ Nghệ An vào Chùa Lá để quy y, trở thành phật tử của chùa như một cách làm lại cuộc đời.
Có duyên chuyển hóa nhiều người lầm lạc nhưng thầy Nhuận Tâm vẫn canh cánh nỗi lo những người này “tái nhiễm”, trở lại con đường cũ. Thế nên, thầy có ý định mở xưởng điêu khắc gỗ, đá nghệ thuật làm nơi ở cho các đệ tử vốn là dân xã hội đến làm việc.
Tại đây, các đệ tử sẽ học nghề, nghe kinh, tập thiền. Thầy hy vọng, bằng cách này, các đệ tử “đặc biệt” của mình sẽ đặt hết tâm sức vào việc sáng tạo nghệ thuật và quên đi quá khứ, không bị đối tượng xấu lôi kéo, tác động.
Thầy tâm sự: “Đó là đại nguyện của tôi. Thật may, sau khi tôi nhập thất xong, có người phát tâm cúng đất để tôi làm trang trại. Tôi có thể làm trại điêu khắc gỗ, đá ở đó.
Sau khi hoàn tất thủ tục giấy tờ, tôi sẽ xuống tóc, trở lại hình thức của một tu sỹ. Bởi, trong thời gian nhập thất suốt 2 năm, không được tiếp xúc với ai, râu tóc của tôi đã dài ra như người bình thường”.
Hiện nay, ngoài trụ trì Chùa Lá, thầy Thích Nhuận Tâm còn là Phó Chủ tịch Hội Đá cảnh - Đá phong thuỷ Việt Nam, Chủ tịch Hội Đá cảnh - Đá phong thuỷ TP.HCM. Sư thầy cũng là Ủy viên Ban Văn hoá Phật giáo Trung ương. Thầy từng tham gia triển lãm Đại Lễ Vesak tại Tam Chúc; triển lãm Đại hội Phật giáo lần thứ IX ( 2022-2027) tại Cung Văn hóa Việt - Xô Hà Nội, tổ chức sự kiện mang tầm vóc quốc gia như: Đá hát trùng khơi tại biển Tam Thanh… |
Nhà sư hơn 30 năm cảm hóa, đưa hàng trăm giang hồ trở về nẻo thiện
Bộ phim Hồng lâu mộng chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Tào Tuyết Cần ra mắt khán giả Trung Quốc năm 1987. Phim xoay quanh mối tình bi thương của Giả Bảo Ngọc (Âu Dương Phấn Cường đóng) và Lâm Đại Ngọc (Trần Hiểu Húc), mô tả cuộc sống của tầng lớp quý tộc phong kiến, những quy chuẩn xã hội và sự phân hóa giàu nghèo ở thời nhà Minh. 34 năm qua, đây vẫn tác phẩm kinh điển hàng đầu của Hoa ngữ.
![]() |
Phim quy tụ dàn diễn viên đông đảo bậc nhất lúc bấy giờ, trong đó có 213 nhân vật nữ từ cao sang quyền quý đến tầng lớp hạ lưu. Theo QQ, sau hơn ba thập kỷ phát sóng, 11 diễn viên đã ra đi để lại nỗi thương nhớ cho đồng nghiệp và nhiều khán giả. |
![]() |
Dương Tuấn Dũng - người đóng vai Giả Dung trong 'Hồng lâu mộng' vừa qua đời hôm 1/11 ở tuổi 57 sau một cơn đau tim. Trong gần 40 năm hoạt động nghệ thuật, nam diễn viên cũng góp mặt nhiều tác phẩm như: Bản lĩnh Kỷ Hiểu Lam, Võ Tắc Thiên, Thủy hử,... |
![]() |
Mã Gia Kỳ- người đóng Giả Chính cũng vừa mất hồi tháng 9 sau thời gian chống chọi bệnh tật, thọ 82 tuổi. Bên cạnh vai trò diễn viên, ông còn là phó đạo diễn của đoàn phim. |
![]() |
Trần Hiểu Húc - đóng nữ chính Lâm Đại Ngọc qua đời vào tháng 5/2007 vì ung thư vú khi chỉ mới 41 tuổi. Những năm cuối đời, cô quy y cửa Phật và sống kín tiếng trong một ngôi chùa. |
![]() |
Diễn viên Lý Đình- đóng Giả mẫu qua đời sau một cơn tai biến, hưởng thọ 73 tuổi. Là gương mặt gạo cội, bà còn được đạo diễn mời đảm nhận công việc chỉ đạo nghệ thuật trong suốt quá trình quay phim. |
![]() |
Mã Quảng Nhovai Giả Thụy qua đời vì chứng nghiện rượu lâu năm, hưởng dương 32 tuổi. |
![]() |
Trịnh Càn Longđóng vai Lâm Như Hải - bố của Lâm Đại Ngọc. Ông qua đời tuổi 65, sau 3 năm chống chọi với bệnh tật. |
![]() |
Kim Nhã Cầmđóng Vú Triệu qua đời tuổi 91. Bà là diễn viên thực lực, ghi dấu ấn qua các phim 'Tôi yêu gia đình', 'Chị gái ngựa'... và từng thắng giải Kim kê. |
![]() |
Trần Tổ Vinhvai Phong thị mất năm 2009 sau một cơn đột quỵ, thọ 69 tuổi. Nữ diễn viên có sự nghiệp và cuộc sống gia đình viên mãn. Ngoài đóng phim, bà tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện. |
![]() |
Giả Xávai Lý Hiệt mất năm 2016, thọ 92 tuổi. Nam diễn viên là gương mặt kỳ cựu của mảng kinh kịch Trung Quốc. Khi tác phẩm 'Tân hồng lâu mộng' được làm lại năm 2010, nam diễn viên cũng nhận lời đóng một vai nhỏ. |
![]() |
Lý Nguyệtvai Tiểu Bản Nhi là diễn viên nhí nhỏ nhất trong đoàn phim. Anh qua đời đột ngột sau một vụ tai nạn giao thông ở tuổi 29. |
![]() |
Mã Tăng Thọđóng vai quan Nghê Nhị mất vì tuổi già, thọ 77 tuổi. Ngoài 'Hồng lâu mộng', nam diễn viên từng đóng 'Tây du ký' với vai Thủy Đức tinh quân. |
Clip tưởng nhớ 11 diễn viên đóng 'Hồng lâu mộng' qua đời
Thúy Ngọc
– 33 năm kể từ tập đầu tiên được phát sóng, thông tin về dàn diễn viên “Hồng lâu mộng” với ngả rẽ cuộc sống và sự nghiệp riêng gây tò mò cho nhiều khán giả.
">11 diễn viên “Hồng lâu mộng’ qua đời khiến khán giả nuối tiếc
LTS: Những ngày cuối cùng của năm 2023 sắp qua đi, một năm mới sắp đến. Với nhiều người, đây là lúc hưởng thụ những trái ngọt gặt hái được trong năm, nhưng không ít người khác vẫn đang phải từng ngày, từng giờ vật lộn với cuộc sống khó khăn, mong có được một cái Tết sum vầy, ấm áp bên người thân.
Với diễn đàn Chuyện cuối nămVietNamNet mong muốn trở thành cầu nối chia sẻ những câu chuyện, tâm sự của tất cả mọi người về khó khăn, vất vả cũng như thành công đạt được trong năm qua và cả những ước vọng cho năm tới. Bài viết chia sẻ của độc giả, xin gửi về hòm thư: bandoisong@vietnamnet.vn.
Ba tôi bị bệnh và mất hồi đầu năm nay. Mấy tháng trước đó, ba còn khỏe mạnh lắm, đi chơi khắp làng trên xóm dưới, thi thoảng còn rủ chồng tôi làm bữa nhậu lai rai. Thế mà, một hôm trời mưa to, ba đi đón cháu về rồi đổ bệnh. Nằm nhà được hơn chục ngày, sức khỏe ba yếu dần rồi sang thế giới bên kia tìm mẹ. Thế là tôi mồ côi cả ba lẫn mẹ.
Sau ngày ba mất, tôi được chú bác kể cho nghe nhiều chuyện thú vị về ông, toàn là chuyện thường ngày thôi nhưng tôi vì bận bịu con cái nên chưa có dịp nào ngồi yên nghe ông kể trọn vẹn. Nào là chuyện ba nhặt được ví tiền, đi tìm tận nơi để trả cho người ta. Nào là chuyện đi đường bị đụng trúng nhưng ông không bắt lỗi người ta, còn nói đỡ giùm…
Nghe những “sự tích” nho nhỏ về ba mà tôi thấy ba mình sao vĩ đại, bao dung quá. Vậy mà trước giờ thi thoảng tôi vẫn càm ràm ba làm mấy chuyện không đâu.
Các chú bác cũng kể cho tôi nghe về những năm tháng quá khứ anh hùng của ba, từ chuyện ba tôi tham gia cách mạng, rồi bị địch bắt nhưng kiên trung, không hé răng nửa lời về đồng đội, đến chuyện ba tôi ra Bắc gặp và yêu mẹ tôi, chờ suốt mấy ngày mấy đêm ngoài đầu xóm để được ông bà ngoại thương mà thuận tình cho ba mẹ tôi đến với nhau.
Hồi xưa, khi còn nhỏ, thi thoảng tôi cũng được nghe những mẩu chuyện về tình yêu của ba mẹ. Khi đó, tôi thường nổi quạu vì tưởng chú bác trêu chọc. Sao giờ nghe lại thấy bồi hồi, xúc động tới trào nước mắt. Con tôi ngồi bên khều tay mẹ, “chuyện về ông ngoại vui mà, sao mẹ lại khóc?”.
Tôi nhiều lần dự định sắp xếp công việc đưa ba quay lại miền Bắc, về thăm quê mẹ tôi. Giờ cũng không còn mấy người họ hàng bên ngoại sinh sống ở đó, nhưng ba tôi luôn có tâm nguyện được thấy lại những gì đã từng là kỷ niệm yêu thương với mẹ. Nhưng dòng đời cứ cuốn đi, mỗi lần thất hẹn tôi lại tìm lý do giải thích và ba cũng không hề trách cứ.
Quê mẹ ở xa thì đành vậy, nhưng quê ba ngay gần thành phố mà cũng họa hoằn lắm, tôi mới đưa ba về thăm được. Giờ nghĩ lại, tôi nhớ lần về quê ba gần nhất cũng phải cách ngày ba mất tới 8-9 tháng. Tôi thấy mình vô tâm quá, không lo lắng được chút gì cho ba. Vậy mà lúc trước đưa ba lên đây ở chung, tôi đã hứa với ba thật nhiều.
Gần chục năm nay, kể từ khi mẹ tôi rồi ba mẹ chồng tôi lần lượt ra đi, ba lên ở với vợ chồng tôi, trở thành người lớn tuổi nhất trong nhà. Mọi việc trong nhà, dù lớn hay nhỏ, chồng tôi cũng kêu để ba quyết định cuối cùng vì ba “lớn nhất”. Ngay cả bữa ăn cũng vậy, ai cũng phải đúng giờ tự động xuống nhà ăn cơm, riêng ba thì được các con lên mời.
Lần nào tới lượt, tôi cũng ra đứng ôm chân cầu thang gọi với lên “ba ơi, ăn cơm”, nghe tiếng ba “ơi” rồi nhưng tôi vẫn kêu “ba ơi, ăn cơm” thêm vài lượt nữa, cho tới khi thấy bóng ba đổ dài xuống cầu thang mới thôi. Ba xuống nhà mắng nhẹ “nghe rồi mà kêu hoài”, rồi lại cười xòa.
Tết sắp đến rồi, nhưng năm nay nhà tôi thiếu bóng hình ba, không còn đầy đủ cả nhà ngồi quây quần ăn bữa cơm cuối năm nữa. Tôi cũng không còn phải ra ôm chân cầu thang gọi với lên nhà trên nữa và cũng không nghe được tiếng ba từ trên vọng xuống, không được thấy dáng ba lòng còng xuống bậc cầu thang.
Con nhớ ba quá, ba ơi!
Độc giả Ánh Dương
Bữa cơm cuối năm, con thèm được gọi 'ba ơi, ăn cơm'
Nhận định, soi kèo FC Botosani vs Otelul Galati, 21h30 ngày 14/4: 3 điểm nhọc nhằn
"Mỗi lần vào thăm, tôi luôn nói thì thầm vào tai anh: "Anh Dũng cố gắng vượt qua bệnh tật. Sân khấu cần anh, khán giả chờ đợi anh, tập thể nhà hát đợi anh về diễn Thành phố buổi bình minh".
Nói xong, tay và chân anh có chuyển động nhẹ, đầu anh hơi nghiêng về phía bên phải như nghe được lời tôi nói. Có nghĩa rằng, anh hoàn toàn biết việc mình bị cưa chân và trải qua những đau đớn về thể xác", ông Thu cho hay.
Chủ tịch Công đoàn Nhà hát Trần Hữu Trang chia sẻ, Tiến Dũng có hoàn cảnh khó khăn. Tập thể nhân sự Nhà hát đã quyên góp tổng cộng 32,5 triệu đồng, trao tận tay Ngọc Hiếu - con gái nghệ sĩ đang một mình chăm cha.
Dù vậy, theo ông Thu, số tiền này "không thấm vào đâu" so với viện phí lên đến 14 triệu đồng/ngày. Ông Thu đã nhờ Chủ tịch Hội Sân khấu TP.HCM Trần Ngọc Giàu và đạo diễn Thanh Hiệp vận động quyên góp, giúp đỡ cho cha con nghệ sĩ Tiến Dũng.
Nghệ sĩ Tiến Dũng theo nghề hát từ năm 16 tuổi, bắt đầu với công việc hậu đài sân khấu tại Đoàn Cải lương Sài Gòn 2.
18 tuổi, ông chính thức có vai đầu tiên trong vở Thoại Khanh – Châu Tuấncủa đoàn Trúc Giang của Nam Sơn. Soạn giả cũng là người thầy đầu tiên truyền dạy kiến thức, kinh nghiệm cho ông.
Sau này, Tiến Dũng về đoàn Trùng Dương – Vũng Tàu, xây dựng tên tuổi qua các vở Tình hận thâm cung, Bụi mờ gió ngựa, Sầu quan ải... Ông cũng từng cộng tác với đoàn cải lương An Giang – Khánh Hồng, đoàn Hồng Nhung...
Nghệ sĩ diễn đa dạng vai như kép độc, kép lẳng, kép mùi… Ngoài soạn giả Nam Sơn, ông còn được đạo diễn Nguyễn Mỹ - em của cố danh hài Quốc Hòa dốc tâm huyết chỉ dẫn.
Năm 1990, nghệ sĩ Tiến Dũng về Đoàn Văn công Thành phố – tiền thân của Nhà hát Trần Hữu Trang ngày nay. Tại đây, ông ghi dấu ấn với các vở Không là cát bụi, Cây sầu riêng trổ bông...
Vở diễn gần nhất gây tiếng vang của ông là Thành phố buổi bình minhvới vai Huy Hoàng. Tác phẩm tôn vinh cuộc đời, sự nghiệp và những cống hiến to lớn của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt.
Trong nhà hát, nghệ sĩ Tiến Dũng được nhận định là người tận tụy với nghề, luôn hết lòng với từng vai diễn được giao. Ông cũng là người truyền đạt kinh nghiệm cho nhiều diễn viên trẻ.
Nghệ sĩ Tiến Dũng nguy kịch, phải cắt chân do tiểu đường biến chứng
Lễ khai mạc “Festival Ninh Bình 2022 - Tràng An kết nối di sản” mở màn bằng chương trình nghệ thuật đặc sắc có chủ đề "Hoa Lư vang mãi ngàn năm" với 4 phần trình diễn: Tinh hoa di sản Ninh Bình, Di sản văn hóa Bắc Bộ, Di sản văn hóa Trung Bộ và Tây Nguyên, Di sản văn hóa Nam Bộ.
Hòa vào sắc màu rực rỡ của di sản văn hóa hội tụ tại Festival còn có màn trình diễn của đoàn nghệ thuật từ tỉnh Udomxay - Lào, phần trình diễn trang phục dân tộc Việt Nam của 71 người đẹp tham gia vòng chung kết cuộc thi Hoa hậu Du lịch thế giới 2022 diễn ra tại Việt Nam, đem đến bức tranh nghệ thuật lộng lẫy và mãn nhãn cho công chúng và du khách trong, ngoài nước.
Tại lễ khai mạc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định, tỉnh Ninh Bình được thiên nhiên và con người dành tặng nhiều di sản văn hóa giá trị, trong đó tiêu biểu là Quần thể danh thắng Tràng An - hình mẫu nổi bật về tương tác giữa con người và môi trường, được UNESCO chính thức ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới, di sản hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam và Đông Nam Á.
Phó Thủ tướng vui mừng đón nhận sáng kiến của tỉnh Ninh Bình trong việc tổ chức Festival lần thứ nhất với tên gọi “Tràng An kết nối di sản”, nhằm từng bước xây dựng một thương hiệu văn hóa đặc sắc, sáng tạo trên nền tảng các giá trị văn hóa căn cốt của dân tộc; tạo cơ hội kết nối di sản văn hóa tới các địa phương trong cả nước và các nước láng giềng anh em.
Phó Thủ tướng kỳ vọng: “Thông qua các hoạt động trong khuôn khổ Festival, Ninh Bình tiếp tục dành ưu tiên cho xây dựng văn hóa, con người, tăng cường công tác bảo tồn và phát huy giá trị các văn hóa, tôn vinh những giá trị văn hóa Việt Nam nói chung và của vùng đất cố đô Ninh Bình nói riêng; đặc biệt, chú trọng các giải pháp để huy động nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp tham gia công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, xây dựng và phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn”.
Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Ninh Bình Tống Quang Thìn, Trưởng Ban tổ chức Festival khẳng định tỉnh mong muốn đưa sự kiện trở thành hoạt động văn hóa du lịch quy mô lớn, có tính chất thường niên, hướng tới xây dựng một sản phẩm văn hóa, một thương hiệu mới cho văn hóa Ninh Bình.
"Festival Ninh Bình 2022 - Tràng An kết nối di sản” diễn ra trong 3 ngày 17, 18 và 19/11, với sự tham dự của 14 tỉnh, thành phố: TP.HCM, Hà Nội, Hải Phòng, Hà Nam, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên - Huế, Gia Lai, Đắk Lắk, Bạc Liêu, Cà Mau và Ninh Bình.
Các tỉnh, thành phố cùng phối hợp tổ chức nhiều hoạt động hấp dẫn, nhằm tôn vinh, quảng bá tinh hoa di sản văn hóa, thúc đẩy du lịch di sản phát triển. Có thể kể đến lễ hội đường phố “Hành trình theo miền di sản” với 26 đoàn nghệ thuật từ các tỉnh, thành phố, đoàn hoa hậu du lịch thế giới… tham gia diễu hành; chương trình đại nhạc hội; các hoạt động diễn xướng: Múa rồng, múa lân, biểu diễn cồng chiêng, biểu diễn hoạt cảnh “Cờ lau tập trận”, hát xẩm, nghệ thuật trống nhảy, hát múa Ải Lao, khèn Lào…
">Tinh hoa Bắc Bộ được tôn vinh tại Festival Ninh Bình
Tuổi nhỏ, thèm ăn đủ thứ nhưng bé Ly phải kiêng ăn, ngay cả uống nước cũng không được. Nếu uống nước thì bé sẽ bị tràn dịch màng phổi, tràn dịch tim…
Ngoài suy thận, bé còn bị suy tim. Mỗi lần chạy thận, Ly đều mệt mỏi, huyết áp tăng cao.
“Lúc chạy thận, con đau nhiều lắm mà con ráng chịu. Không uống được nước thì con nhai nước đá. Nhai nước đá nhiều quá con cũng bị mệt nữa”, bé Ly ngây ngô tâm sự.
Bánh Trung thu mà Ly được tặng cũng khá đặc biệt. Bánh rất ít ngọt và hạn chế muối. Dẫu vậy, bé vẫn ăn bánh một cách thích thú.
Chỉ ước được vui chơi cùng bè bạn
Anh Nguyễn Thanh Vân (51 tuổi, Ninh Thuận) cũng có con đang chạy thận ở Bệnh viện Nhi Đồng 2. Anh thuê phòng trọ gần bệnh viện. Đến lịch chạy thận, anh lại đưa con vào viện.
Con trai của anh Vân là bé Nguyễn Đức Nhân (9 tuổi) phát hiện bị bệnh suy thận mãn tính giai đoạn cuối vào năm 2019.
Để chăm sóc con, trong những năm qua, anh Vân và vợ phải thay phiên nghỉ việc, mỗi người theo con nửa tháng.
Từ ngày Nhân đổ bệnh, kinh tế gia đình gặp nhiều khó khăn. Cũng may, Nhân được hưởng bảo hiểm 100% nên gia đình chỉ tập trung lo tiền trọ, tiền ăn…
Anh Vân quay sang nhìn Nhân đang chơi điện thoại mà tay còn cầm chiếc bánh trung thu vừa được tặng. Anh ngập ngừng chia sẻ: “Bệnh tình của bé thì chỉ cố gắng kéo dài tuổi thọ thôi chứ không còn khả quan”.
Nói xong, anh vội vàng quay mặt đi, rồi nghẹn ngào nói: “Tôi không dám tâm sự mấy chuyện này với ai hết. Tôi sợ con nghe được thì buồn…”.
Lúc này, không gian tại khu vực chạy thận im ắng lạ thường, chỉ còn nghe được những tiếng thở dài.
Trong nỗ lực cứu con, vợ của anh Vân đã sẵn sàng hiến thận cho con. Thế nhưng, qua nhiều lần xét nghiệm, bác sĩ nhận định phương pháp ghép thận đối với bé Nhân không khả thi.
Đang ngồi tựa vào tường chờ con chạy thận, chị H’ri Nie (người dân tộc Ê đê, quê Đắk Lắk) vội đứng dậy. Chị nghe người ta đọc tên con mình đến nhận bánh trung thu.
Con của chị H’ri Nie cũng phát hiện ra bệnh suy thận giai đoạn cuối vào năm 2019. Hiện tại, mỗi tuần bé phải chạy thận 2 lần.
Trước đó, hai mẹ con còn thường xuyên về thăm nhà. Nhưng những năm gần đây, kinh tế gia đình chật vật, cả hai thuê trọ ở hẳn TP.HCM.
Chị tâm sự: “Ở đây buồn lắm chứ, nhất là vào dịp Trung thu, tết Nguyên đán chỉ có hai mẹ con nhìn nhau. Hiện tại, chồng tôi chỉ làm thuê nên không có tiền, còn phải vay mượn đủ chỗ. Mỗi lần đi về quê rồi vô lại TP.HCM tốn hơn 1 triệu đồng tiền xe”.
Có thâm niên ở bệnh viện lâu nhất phải kể đến trường hợp con gái của chị Trần Thị Hoài Oanh (43 tuổi, quê Đồng Nai). Con của chị Oanh bị suy thận bẩm sinh. Từ lúc còn rất nhỏ, bé đã phải nằm viện thường xuyên trong khoảng thời gian từ 5-6 tháng.
Đến năm được 6 tuổi, con chị Oanh mới đủ sức để chạy thận. Năm nay, bé được 13 tuổi nhưng cơ thể chỉ như mới 5 tuổi.
Ở mãi trong bệnh viện, chị Oanh nhớ mặt từng đứa trẻ chạy thận, nắm rõ gia cảnh từng bệnh nhi. Thấy chị Oanh có thâm niên và làm việc cũng bài bản, các bác sĩ tin tưởng nhờ chị kết nối, hướng dẫn cá nhân, tổ chức thiện nguyện hỗ trợ các bệnh nhi.
Chị Oanh xem đây như một trọng trách, một cách để xoa dịu những thiếu thốn về mặt tinh thần cũng như vật chất của các bệnh nhi.
Người phụ nữ này và người thân của các bệnh nhi luôn đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau. Tất cả cũng chỉ mong nhìn thấy nụ cười trên môi của những bệnh nhi suy thận.
Những đứa trẻ không được vui tết Trung thu bên gia đình
Nhiều nhà văn trẻ không phân biệt được trâu và bò
友情链接