Nhận định, soi kèo Cerezo Osaka vs Urawa Red Diamonds, 17h00 ngày 28/3: Theo dòng lịch sử


相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Kolkheti Poti vs Gagra, 18h00 ngày 28/3: Đối thủ yêu thích -
Sinh viên xuất sắc ngành Khoa học máy tính của Đại học Bách khoa Hà NộiTrần Hồng Nhật là sinh viên năm 2 Chương trình tài năng Khoa học máy tính của ĐH Bách khoa Hà Nội. (Ảnh: HUST) Vào trường, trong khi nhiều bạn phải chật vật để qua môn, Nhật tự đúc rút cho mình những “bí kíp” để giữ được thành tích nằm trong top đầu của lớp.
Trải qua 4 kỳ học với 2 kỳ đạt học bổng loại A, Nhật luôn ưu tiên việc phải chuẩn bị đầy đủ tài liệu cho các môn học.
“Việc chuẩn bị tài liệu không nhất thiết phải làm ngay trước khi môn học bắt đầu mà có thể sau 1 -2 buổi, khi thầy cô giới thiệu xong các tài liệu phục vụ cho môn học. Em nghĩ rằng dù có giỏi đến mấy cũng không thể nào tiếp thu được toàn bộ kiến thức và không tránh khỏi những buổi ngồi trên lớp “như vịt nghe sấm”. Đó là điều rất bình thường và cần phải có đầy đủ tài liệu để tự nghiên cứu sau buổi học”, Nhật nói.
Một bí kíp khác Nhật luôn duy trì áp dụng là phải đi học đầy đủ để biết thầy cô nhấn mạnh vào những vấn đề nào. Dựa trên tài liệu có được, Nhật sẽ đào sâu tìm tòi và tự mở rộng kiến thức.
Cuối cùng, phải có những người bạn đồng hành, vì “một người dù giỏi đến đâu cũng không tránh khỏi những sai sót trong quá trình học. Với khối lượng kiến thức khổng lồ, những người bạn có thể hỗ trợ và lấp đầy những lỗ hổng hoặc vướng mắc trong quá trình ôn tập, làm bài”.
Nhật thẳng thắn cho rằng: “Để được điểm cao ở Bách khoa mới khó, còn để qua môn không khó. Em chưa từng thấy ai có học mà bị trượt môn cả, trừ khi vi phạm quy chế thi”.
Đam mê khác biệt: Thích thi cử
Không chỉ riêng Bách khoa, theo Hồng Nhật, khi học ở bất cứ ngôi trường nào, môn phía trước luôn là nền tảng cho các môn học phía sau.
Do đó, nếu bị mất đà ở một số môn hoặc một học kỳ nào đó, khả năng không theo kịp những chặng sau là chuyện hoàn toàn có thể xảy ra. Do đó, có không ít trường hợp sinh viên nợ môn đến tận năm thứ 6.
“Cho nên, điều quan trọng mình phải cố gắng tập trung ngay từ năm nhất, xây dựng nền tảng vững chắc ngay từ đầu, như vậy từng bước đi lên sẽ chắc chắn hơn. Nếu “thả lỏng” 1-2 năm đầu, nghĩ rằng đến năm thứ 3 học vẫn chưa muộn, sẽ rất khó gỡ lại vào những năm cuối”, Nhật nói.
Nhật là sinh viên xuất sắc với GPA 3.95/4.0. (Ảnh: HUST) Luôn thích chinh phục, thử thách bản thân, Nhật còn tự tạo áp lực cho mình bằng việc… thử đăng ký học thật nhiều tín chỉ. Học kỳ vừa qua, Nhật vẫn đạt học bổng khuyến khích của trường dù đăng ký đến 20 tín chỉ, trong khi chỉ cần 15 tín/kỳ sẽ ra trường đúng hạn.
Nhật cho biết bản thân thích cảm giác thi cử, nhất là khi bước vào phòng thi. Sự căng thẳng, áp lực mang lại “hưng phấn” khi làm bài. “Thông qua việc thi cử, em cũng có dịp để kiểm tra xem mình đã hiểu hết kiến thức chưa, mình đang đứng ở đâu và cần phải khắc phục điều gì”.
Điều nam sinh tiếc nuối nhất là không thể tham dự đội tuyển Olympic Vật lý của trường vì theo quy định, sinh viên có giải quốc gia sẽ không được dự thi sân chơi này. Vì thế, Nhật tiếp tục tìm cho mình sân chơi nghiên cứu khoa học, bắt đầu bằng việc xin làm trợ lý nghiên cứu tại các lab.
“Em dự định sẽ học thêm về tài chính - ngân hàng, sau đó sẽ thử sức với lĩnh vực mới như làm IT trong ngân hàng hoặc làm về trí tuệ nhân tạo trong tài chính ngân hàng”, Nhật nói về kế hoạch tương lai.
Từ sinh viên 'bét lớp', chàng trai Đà Nẵng thành nhà nghiên cứu ĐH Oxford
Từng là sinh viên có số điểm thấp nhất lớp, Lê Xuân Khoa đã quyết tâm chinh phục học bổng du học và bảo vệ xuất sắc bằng tiến sĩ chuyên ngành Năng lượng và Công trình xây dựng tại ĐH Ulster (Anh).
"> -
Hiền Hồ đẹp sang trọng, cá tính với trang phục đơn sắcVới mái tóc ngắn, đôi mắt to tròn và gương mặt dễ thương, Hiền Hồ được ví như nàng búp bê của showbiz Việt. Trong chiếc đầm đen dài cổ trắng, nữ ca sĩ đẹp sang trọng khi phối cùng dây chuyền và khuyên tai hàng hiệu.
Hiền Hồ đẹp cá tính trong chiếc đầm len mongtoghi độn vai dày. Với hàng cúc cài độc đáo, nữ ca sĩ khéo léo phối cùng chiếc vòng cổ dài và bộ nhẫn cùng tone. Giọng ca “Gặp nhưng không ở lại” khá yêu thích mẫu áo quây có phần vai nhún này. Cả chiếc áo trắng thanh lịch và chiếc áo đen cá tính đều phù hợp với hình ảnh thời trang của nữ ca sĩ. Cùng chọn những thiết kế màu trắng, Hiền Hồ đẹp yêu kiều trong set váy áo vai lệch, xếp ly và phụ kiện màu gold... … hay đẹp cổ điển khi diện váy trắng dáng dài chiết eo và mái tóc uốn xoăn cùng lối trang điểm sắc sảo... … và đẹp trong sáng với tóc cuốn cúp và váy trắng vải dạ, boots da đồng màu. Sự kết hợp giữa 2 gam màu đen và bạc ánh kim trong outfit của Hiền Hồ tạo nên vẻ hiện đại, “hầm hố” . Cùng với chiếc váy đen cộc tay, cô kết hợp cùng khuyên tai, túi xách, giày cao gót màu bạc và cặp kính trắng - đen làm điểm nhấn. Là một trong những nữ ca sĩ trẻ chăm diện hàng hiệu, Hiền Hồ nhiều lần chọn trang phục của nhà mốt Dior. Trong số đó phải kể đến set đồ 2 màu đen - trắng với áo sơ mi cộc tay Zodiac và chân váy dài được mix cùng hoa tai, vòng tay cùng thương hiệu. Chiếc corset da cách điệu là điểm đáng chú ý khiến tổng thể ấn tượng hơn. Hiền Hồ phối hài hoà các màu thuộc gam xanh của Dior, khi kết hợp chiếc váy suông màu xanh sáng cổ ren và mũ beret denim. Set đồ được hoàn thiện với bộ trang sức màu gold và túi xách họa tiết cannage đặc trưng của nhà mốt. Nữ ca sĩ khá ưu tiên chọn những trang phục màu xanh tươi tắn. Chiếc váy dáng chữ A, tay bồng với 2 kiểu xếp ly khác nhau ghi điểm trong mắt người xem nhờ vẻ thanh lịch và kín đáo. Chuộng những thiết kế tay bồng nữ tính, Hiền Hồ chọn chiếc áo xanh trễ vai có phần bo gấu tay và gấu áo lạ mắt. Nữ ca sĩ khoe khéo đôi chân thon trong bộ đồ ngắn màu xanh tôn dáng, với điểm nhấn gợi cảm là chi tiết cut-out nhẹ nhàng ngay chân ngực. Nàng “búp bê tóc ngắn” của Vbiz thời thượng với set đồ denim cách điệu. Chi tiết cổ áo và tay áo màu trắng được xếp ly nhiều lớp đã xoá tan vẻ “bụi bặm” vốn có của trang phục denim. Hiền Hồ hoàn chỉnh outfit của mình bằng túi xách da màu trắng nổi bật. Chiếc túi này cũng từng được cô diện với sơ mi họa tiết và quần âu trắng đậm chất công sở. Cùng mái tóc ngắn “thương hiệu”, Hiền Hồ thỏa sức theo đuổi nhiều phong cách thời trang khác nhau. Nữ ca sĩ cũng thường chọn váy áo có hoạ tiết xinh xắn nhưng kẻ caro, cổ áo cánh tiên phù hợp với vẻ ngoài đáng yêu của mình . Thời trang đi biển của Hiền Hồ ấn tượng với những chiếc maxi nhiều màu có kiểu dáng khá tương đồng. Nữ ca sĩ chọn phối cùng mũ cói, sandals cói thoải mái hay điệu đà hơn với giày vải đan dây lọ lem và túi vải book tote. Nữ ca sĩ sinh năm 1997 nữ tính, nhẹ nhàng trong thiết kế gồm áo 2 dây voan và quần xếp ly lạ mắt. Những chiếc túi cói cũng là phụ kiện cược cô yêu thích bởi sự tiện lợi và tối giản. Một thiết kế 2 dây khác được Hiền Hồ chọn khi quay một clip bên đàn piano, với phần áo xếp ly xẻ tà và quần suông ống rộng. Thu hút sự chú ý với hình ảnh thời trang ấn tượng không kém cạnh fashionista, Giọng ca “Em ngày xưa khác rồi” cũng chọn những thiết kế táo bạo như chiếc váy len thừng cắt xẻ khoe eo thon… … hay biến hóa với những thiết thế xẻ sâu hút mắt. Hiền Hồ được biết đến là ca sĩ đạt giải Á quân chương trình Giọng hát Việt năm 2017, khi mới 20 tuổi. Cô theo đuổi dòng nhạc Ballad với những bài hát có ca từ sâu sắc được đông đảo khán giả mến mộ như: Rồi người thương cũng hoá người dưng, Em ngày xưa khác rồi, Gặp nhưng không ở lại,… Không chỉ định hình phong cách rõ nét trong âm nhạc, Hiền Hồ còn biết cách xây dựng hình ảnh riêng với gout thời trang vừa sang trọng, cá tính lại vừa quyến rũ trong làng giải trí. Linh Chi
Lương Thuỳ Linh mặc áo yếm, Minh Tú tôn dáng mảnh mai
Lương Thuỳ Linh khoe eo thon với áo yếm, Minh Tú diện quần cạp cao tôn dáng vóc mảnh mai.
"> -
'Lều tình yêu’ gây tranh cãi của phụ huynh Trung Quốc trong ngày nhập học
Những "chiếc lều tình yêu" được nhà trường sắp xếp dành cho phụ huynh tân sinh viênNhiều trường đại học trên khắp nước này đang dựng lều cho cha mẹ học sinh ở qua đêm khi họ đưa con đi nhập học. Trong khi các trường đang tranh cãi về việc liệu hành động này có đang đánh giá thấp khả năng tự lập của những người trẻ hay không, thì những “túp lều tình yêu” đang dần trở thành một hiện trạng ngày càng phổ biến.
Do chính sách một con của Trung Quốc từ năm 1979 nên hầu hết các gia đình đều chỉ có một con, và lẽ dĩ nhiên là các bậc phụ huynh cảm thấy cực kỳ khó khăn khi phải xa rời đứa con duy nhất của mình. Tình hình càng trở nên khó khăn hơn khi nhiều sinh viên là người đầu tiên trong gia đình được học đại học. Vì thế, phụ huynh không chỉ đưa con đến trường, giúp chúng sắp xếp đồ đạc trong phòng ký túc, mà họ còn ngủ lại qua một vài đêm.
“Chúng tôi lo lắm” – chị Eve Zhang, 48 tuổi, một bà mẹ đưa con gái duy nhất là Zhang Yan tới trường cho hay. “Vì thế, bố con bé và tôi đã nghỉ 10 ngày để đưa con lên Thượng Hải”. Gia đình chị quê ở Thiên Tân – cách Thượng Hải 11 giờ đi ô tô. Chị cho biết, con gái chị chưa từng sống trong ký túc xá suốt 20 năm qua. Chị và chồng đã dành 2 ngày để giúp Yan chuyển đồ, sau đó đi tham quan khắp Thượng Hải trong những ngày còn lại.
“Khi nào chúng tôi thấy con bé ổn định, chúng tôi mới thấy nhẹ nhõm”- chị Zhang nói.
Những chiếc “lều tình yêu” này lần đầu tiên được nhìn thấy ở ĐH Thiên Tân cách đây 4 năm. Các trường khác như ĐH Bách khoa Tây Bắc và ĐH Sán Đầu, Quảng Đông bắt đầu làm theo.
550 chiếc lều đã được ĐH Thiên Tân chuẩn bị cho phụ huynh các tân sinh viên
ĐH Sán Đầu đã dựng 28 chiếc lều trong 3 ngày nhập học từ 27/8 tới 29/8 năm nay. Phụ huynh có thể ở đây miễn phí.
“Những chiếc lều đôi dành cho các cặp vợ chồng” – bà Lanner Lan ở bộ phận giải quyết các vấn đề sinh viên cho biết. Một số phụ huynh thậm chí còn ở chung lều với người lạ nếu số lượng lều có hạn. Lều thường được đặt ở phòng tập thể dục và có đầy đủ các trang thiết bị ở đây.
“Lều được trang bị khá thoải mái với đệm và điều hòa, mặc dù không có gối” – anh Huang Yiming – một ông bố chung lều với một phụ huynh khác ở ĐH Sán Đầu cho hay. “Nhưng vì con, ngủ một đêm ở đây cũng ổn”. Con trai duy nhất của anh là Huang Zonghai đã trúng tuyển vào ngành cơ khí của trường này.
“Chúng tôi không thể tìm được một khách sạn tiện lợi, giá cả phải chăng ở gần trường vì đã kín khách. Có hàng chục phụ huynh khác cũng ở trong trường hợp tương tự” – anh Huang giải thích. Mọi thứ trở nên tồi tệ hơn khi chuyến xe dài 7 tiếng từ Quảng Châu đến Sán Đầu khiến anh buồn nôn. Anh đã xin nghỉ 2 ngày không lương ở nhà máy hóa chất nơi anh làm việc để đưa con trai đi nhập học.
“Từ hôm đó, ngày nào tôi cũng gọi cho thằng bé để hỏi thăm tình hình” – anh Huang nói. “Con trai tôi nói rằng có thể nó sẽ về nhà trong kỳ nghỉ Quốc Khánh vào tháng 10”.
"Lều tình yêu" ở ĐH Sán Đầu
Anh Tang cũng là một trong số những phụ huynh rất vui khi con gái đỗ trường y thuộc ĐH Sán Đầu vào năm ngoái. Anh đưa con gái lên chuyến tàu dài 10 giờ từ tỉnh Quảng Tây tới trường sau khi biết trường có cấp lều ở miễn phí cho tân sinh viên. “Đó là một sự hỗ trợ để tôi không phải tìm chỗ ở vì tôi là nông dân”.
Ban đầu, ĐH Sán Đầu để phụ huynh ở trong các phòng học có bàn ghế và điều hòa, nhưng không có giường. Sau đó, họ nâng cấp thành lều và thảm “để thoải mái hơn” – bà Lan cho hay.
Phụ huynh ngủ trên chiếu trong phòng tập thể dục ở ĐH Sư phạm Hoa Trung Những trường khác thì cho phụ huynh ngủ trong phòng tập thể dục và hội trường. Nhiều sinh viên nói rằng họ ghi nhận những nỗ lực của cha mẹ. Yvonne Wong, 22 tuổi, con một, nói rằng mẹ cô bé từng đưa cô tới ĐH Hoa Nam (Quảng Châu) cách đây 4 năm. Bây giờ, khi chuẩn bị bước vào chương trình Thạc sĩ ở Hồng Kông, cô ước rằng cha mẹ có thể ở bên cô một lần nữa.
“Có quá nhiều đồ phải mang theo và tôi cần sự giúp đỡ” – Wong nói. Cô cũng nói thêm rằng, đưa con đi nhập học cũng là cơ hội để bố mẹ biết trường đại học là như thế nào. “Rất đáng để tự hào”.
Thậm chí, nhiều tân sinh viên còn được hộ tống bởi cô dì chú bác, ông bà, anh em họ. Năm ngoái, một sinh viên ở ĐH An Huy còn được hộ tống bởi 14 người thân và nhà trường đã chụp bức ảnh cả gia đình họ đưa lên mạng xã hội.
Một sinh viên ở ĐH An Huy được hộ tống bởi 14 người thân
Liu Guoqiang – sinh viên chuyên ngành kỹ thuật phần mềm là người giúp các tân sinh viên đăng ký môn học trong 3 năm nay ở ĐH Sư phạm Bắc Kinh chi nhánh Chu Hải. Cậu cho biết, các sinh viên thường được đưa đi bởi 2 đến 5 người thân trong gia đình. Với những sinh viên tới từ các tỉnh xa thì thậm chí còn nhiều hơn. “Có lần cả ông bà, bố mẹ hai bên nội ngoại của sinh viên đều đi theo và tất cả họ giúp dọn dẹp phòng ký túc xá”.
Sau khi tạm biệt con, những ông bố bà mẹ này phải đối diện với nỗi cô đơn và họ thường xuyên liên lạc với con.
“Tôi cảm thấy tim mình trống rỗng khi con trai đi xa” – bà Hu, 50 tuổi, mẹ của Chen Tingtao, một sinh viên của ĐH Ngoại giao Quảng Đông chia sẻ. Bố mẹ, bác, dì và một đứa cháu 1 tuổi của Chen đã chen chúc trên chiếc xe hơi 5 chỗ cùng cậu tới trường. Bà Hu đã tới ký túc xá của Chen 3 lần để dọn phòng, giúp dỡ đồ và làm quen với bạn cùng phòng của Chen. “Bạn cùng phòng con trai tôi tới từ Thâm Quyến” – bà nói.
Bà thường xuyên nhắn tin cho Chen trong suốt 4 ngày qua để hỏi xem cậu ăn ở trường có ngon miệng không. Nhưng bà nói, “chúng tôi phải đợi ít nhất một học kỳ” mới được gặp thằng bé.
- Nguyễn Thảo(Theo Reuters)