BSCKII Nguyễn Thu Hường - Trưởng Đơn nguyên Phòng, chống dịch Covid-19, Bệnh viện Thanh Nhàn cho biết, nhiều người dân đang có tâm lý chủ quan khi cho rằng đã mắc biến thể Omicron sẽ ít có khả năng tái nhiễm.BS Nguyễn Thu Hường chia sẻ, có lần đi tháng máy, chị nghe một người làm nghề xe ôm kể về trường hợp một người phụ nữ (ở Hà Nội) cố tình lây nhiễm Covid-19 với tâm lý biến chủng Omicron sẽ khó có khả năng tái nhiễm.
Ngoài ra, hiện tại, cũng có trường hợp trong gia đình có nhiều F0, người còn lại là F1 cố tình “thả” để nhiễm với tâm lý “trước sau cũng mắc Covid-19, nếu mắc chủng mới Omicron rồi sẽ không mắc lại”. Nhưng theo bác sĩ Hường: “Đây là quan điểm hết sức sai lầm”.
|
BSCKII Nguyễn Thu Hường - Trưởng Đơn nguyên Phòng, chống dịch Covid-19, Bệnh viện Thanh Nhàn |
“Bệnh viện Thanh Nhàn tiếp nhận khoảng hơn 10 trường hợp tái nhiễm. Bệnh nhân có thể tái nhiễm trong vòng 1 tháng, cá biệt có trường hợp chỉ 15 ngày sau, bệnh nhân đã tái nhiễm”, bác sĩ Hường nói.
Trưởng Đơn nguyên Phòng, chống dịch Covid-19, Bệnh viện Thanh Nhàn cho biết thêm, tái nhiễm có 2 trường hợp, có thể bệnh nhân trước đó nhiễm chủng Delta sau đó được tiêm vắc xin sinh ra tâm lý chủ quan. Nhưng người này lại tiếp tục tái nhiễm với chủng mới - Omicron.
Trường hợp thứ 2, người dân đã nhiễm chủng Omicron nhưng vẫn tái nhiễm Omicron nhưng với nhánh khác. Omicron gồm 3 nhánh BA.1, BA.2, BA.3, chủng gốc BA.1 đã lan rộng trên toàn thế giới từ tháng 11/2021. Tới nay, chủng BA.2 đã dần thay thế, trở thành biến thể chiếm ưu thế ở nhiều nước. Người từng nhiễm chủng ban đầu của Omicron, BA.1, sau đó có thể nhiễm tiếp chủng BA.2.
“Cho nên tỷ lệ tái nhiễm ở thời điểm này, tôi thấy với Omicron rất là cao”, bác sĩ Hường khuyến cáo. Theo bác sĩ, tất cả các đối tượng, từ trẻ đến già, nếu có tiếp xúc nguồn lây đều có thể tái nhiễm. Nhưng đối tượng có nguy cơ tái nhiễm cao là người già bị suy giảm miễn dịch, người có bệnh lý nền và trẻ chưa được tiêm vắc xin. Cá biệt tái nhiễm có thể gặp người trẻ vì vậy người dân không thể chủ quan. Biến chủng liên tục thay hình đổi dạng, thay tính chất miễn dịch, cơ thể không nhận diện được sẽ nhiễm lại.
|
Xe cấp cứu chuyên chở F0 tại Bệnh viện Thanh Nhàn. |
“Xu hướng nhiễm lần 2 thường nặng hơn. Bên cạnh đó, dù Omicron biểu hiện thường không nặng như chủng Delta nhưng thời gian tái nhiễm càng ngắn sẽ làm bệnh nhân mệt mỏi, kéo theo đó thời gian hậu Covid-19 dài hơn, ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể”, bác sĩ Hường phân tích.
Bác sĩ Nguyễn Thu Hường cho rằng, F0 khỏi bệnh sẽ có kháng thể để chống lại sự xâm nhập virus SARS-CoV-2, tuy nhiên, nếu kháng thể không đủ mạnh, người khỏi bệnh lại chủ quan không tuân thủ 5K, khi tiếp xúc một F0 khác mang biến chủng mới sẽ có nguy cơ tái nhiễm.
Do vậy, người đã tiêm vắc xin hay đã bị nhiễm vẫn phải thực hiện tốt 5K sau khi khỏi bệnh, tự theo dõi sức khỏe bản thân để đảm bảo mình không bị nhiễm và không phải trung gian lây nhiễm cho người khác. Khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng ho, sốt, mệt mỏi… cần thực hiện test nhanh để kiểm tra về khả năng tái nhiễm.
Ngọc Trang
Nguy cơ tái nhiễm Omicron xảy ra sau bao lâu?
Omicron xuất hiện vào tháng 11/2021. Tới nay, đã ghi nhận một số ca tái nhiễm biến thể này.
" alt="Bệnh nhân mắc Omicron tái nhiễm chỉ sau 15 ngày, bác sĩ khuyến cáo khẩn"/>
Bệnh nhân mắc Omicron tái nhiễm chỉ sau 15 ngày, bác sĩ khuyến cáo khẩn
Cuộc khủng hoảng của Huawei bắt đầu từ ngày 1/12/2018 khi bà Mạnh Vãn Chu - Giám đốc tài chính tập đoàn, đồng thời là con gái người sáng lập Huawei bị bắt giữ khi đang quá cảnh tại Canada.
Vancouver, thành phố lớn nhất tỉnh British Columbia, Canada, có vai trò đặc biệt đối với Mạnh Vãn Chu cũng như nhiều người thuộc giới "siêu giàu" Trung Quốc, bởi đây là nơi họ có thể mua nhà, cho con đi du học và thỉnh thoảng ghé thăm để nghỉ ngơi, thư giãn, theo Bloomberg.
|
Bà Mạnh Vãn Chu - Giám đốc tài chính và là con gái người sáng lập Huawei. |
Lý do được phía chính phủ Canada đưa ra là bà Mạnh và Huawei bị nghi ngờ vi phạm lệnh cấm vận của Mỹ khi lén lút giao dịch với chính phủ Iran. Do vậy, một thẩm phán Canada gấp rút ký lệnh bắt đối với bà Mạnh vào ngày 30/11, sau khi nhà chức trách nước này biết rằng bà sẽ quá cảnh ở Vancouver khi bay từ Hong Kong tới Mexico một ngày sau đó.
Những cáo buộc cho biết, bà Mạnh Vãn Chu đã lợi dụng hệ thống ngân hàng toàn cầu để lách lệnh cấm vận của Mỹ đối với Iran. Cụ thể hơn, bà Mạnh bị nghi ngờ đã sử dụng ngân hàng HSBC của Anh nhằm thực hiện các giao dịch tài chính trái phép thông qua Skycom - một công ty con của Huawei.
Nhiều chứng cứ cho thấy nhân viên công ty Skycom vẫn sử dụng địa chỉ email có tên miền của Huawei, thẻ nhân viên và tiêu đề văn bản của họ cũng có logo Huawei. Mỹ cũng đang điều tra việc Huawei đã bán các thiết bị công nghệ do Mỹ sản xuất cho chính phủ Teheran và nhiều quốc gia đang trong vòng cấm vận của Mỹ.
|
Bà Mạnh Vãn Châu bị tình nghi đã lợi dụng ngân hàng HSBC của Anh để thực hiện các giao dịch với chính phủ Iran bất chấp lệnh cấm của Mỹ. |
Nếu một giao dịch như vậy diễn ra mà không có sự thông báo cho HSBC, vị Giám đốc tài chính đồng thời là con của người sáng lập Huawei có thể bị kết tội lừa đảo ngân hàng.Với tội danh này, bà “công chúa Huawei” sẽ bị dẫn độ sang Mỹ và có thể phải ngồi tù tới 30 năm nếu bị kết án.
Ngày 12/12/2018, tòa án Canada đã cho bà Mạnh Vãn Chu, Phó Chủ tịch Công ty Huawei của Trung Quốc, được tại ngoại. Đổi lại, bà Mạnh phải nộp khoản tiền bão lãnh 10 triệu đôla Canada (khoảng 7,5 triệu đôla Mỹ).
Bị liệt vào danh sách đen của chính phủ Hoa Kỳ
Vụ việc của bà Mạnh Vãn Chu chỉ là khởi đầu cho chuỗi ngày giông tố đối với Huawei. Ngày 16/5/2019, Chính quyền tổng thống Donald Trump chính thức bổ sung Huawei cùng 68 chi nhánh tại hơn 20 quốc gia của tập đoàn này vào danh sách đen thương mại "Entity List" của Mỹ.
Danh sách đen “Entity List” của Bộ thương mại Mỹ bao gồm các cá nhân, công ty và tổ chức bị nghi ngờ có khả năng gây hại tới an ninh quốc gia hoặc các chính sách đối ngoại của Mỹ.
|
Việc Huawei bị đưa vào danh sách đen về thương mại chỉ là một động thái của Mỹ nhằm hạn chế tầm ảnh hưởng và sự trỗi dậy của các công ty Trung Quốc. |
Những công ty bị liệt trong danh sách đen nếu muốn mua công nghệ và linh kiện của Mỹ phải có sự chấp thuận của chính quyền Mỹ. Điều này chỉ có thể được gỡ bỏ nếu Huawei có đơn xin phép và chính phủ Mỹ xem xét những kiến nghị này theo chính sách “suy đoán vô tội”.
Ngay sau khi bị đưa vào danh sách đen, cổ phiếu của các công ty sản xuất chip của Mỹ đã mất giá hàng loạt do những nghi ngại những ảnh hưởng từ lệnh cấm này.
Không chỉ dừng lại ở đó, chính phủ Mỹ cũng ra sức thuyết phục các đồng minh của mình như Anh, Australia,... đưa Huawei vào danh sách đen về những mối nguy hại an ninh nhằm cô lập công ty Trung Quốc.
Google và “phát súng” châm ngòi cuộc chiến tranh thương mại
Hưởng ứng lời kêu gọi của chính phủ Hoa Kỳ, ngày 20/5, Google đã đình chỉ việc hợp tác kinh doanh với Huawei, bao gồm việc chuyển giao các sản phẩm phần cứng và phần mềm, chỉ ngoại trừ duy nhất các sản phẩm được bảo vệ bởi giấy phép nguồn mở.
Theo tuyên bố từ Google, Huawei sẽ ngay lập tức mất quyền truy cập vào các bản cập nhật của hệ điều hành Android. Trong khi đó, những chiếc điện thoại tiếp theo do Huawei sản xuất ngoài thị trường Trung Quốc sẽ mất quyền truy cập vào các ứng dụng và dịch vụ phổ biến của Google như Gmail hay chợ ứng dụng Google Play. Tuy vậy, Google sẽ ngừng cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho các dịch vụ Android và sản phẩm Google đối với Huawei.
|
Sau bà Mạnh Vãn Chu, những chiếc điện thoại Huawei trở thành đối tượng bị nhắm tới tiếp theo của chính phủ Mỹ. Với việc Huawei bị liệt vào danh sách đen, các công ty công nghệ Mỹ sẽ không thể tiếp tục làm ăn với tập đoàn này. |
Trước động thái gay gắt từ phía Google, Huawei đã trấn an với các khách hàng sử dụng 2 dòng sản phẩm Huawei và Honor rằng họ sẽ tiếp tục nhận được các bản cập nhật bảo mật, cùng với đó là các dịch vụ hậu mãi. Lời hứa hẹn này cũng được dành cho những thiết bị của hãng đang trong quá trình vận chuyển hay còn đang tồn kho tại các hệ thống cửa hàng.
Bên cạnh đó, hãng này cam kết sẽ xây dựng một hệ sinh thái các sản phẩm phần mềm an toàn và bền vững, nhằm cung cấp các trải nghiệm tốt nhất cho người tiêu dùng.
Trong một động thái nhằm giảm bớt căng thẳng, Bộ Thương mại Mỹ mới đây đã ký giấy phép tạm thời cho phép Huawei có thể tiếp tục cập nhật phần mềm cho những chiếc điện thoại của mình cho đến ngày 19/8.
Điện thoại Huawei sẽ ra sao nếu không còn Chip, WiFi, thẻ nhớ?
Sau khi Google nổ “phát súng” đầu tiên, hàng loạt các nhà sản xuất chip hàng đầu nước Mỹ như Broadcom, Intel và Qualcomm đều đưa ra tuyên bố tuyệt giao với Huawei.
Điều này dường như không ảnh hưởng lắm tới Huawei khi công ty Trung Quốc đã có thể tự sản xuất con chip Kirin của mình cho các sản phẩm di động. Tuy nhiên ngay sau đó, ARM (một công ty Anh), đối tác sản xuất chip của Huawei đã lên tiếng hủy bỏ thỏa thuận làm ăn với tập đoàn này.
|
Việc Google vànhiều công ty công nghệ Mỹ chấm dứt mối quan hệ hợp tác làm ăn với Huawei đã dẫn tới một cuộc chiến thương mại giữa các nhà sản xuất 2 nước. Người dùng Trung Quốc thậm chí còn hô hào tẩy chay Apple như một cách để phản đối lệnh cấm của chính phủ Hoa Kỳ. |
Sang ngày 24/5, Hiệp hội thẻ nhớ SD (SD Association) đã gạch tên Huawei ra khỏi danh sách thành viên của mình. Điều này đồng nghĩa với việc trong tương lai, smartphone Huawei sẽ không thể sử dụng các định dạng thẻ nhớ của SD Association, phổ biến nhất là microSD.
Sau khi bị Hiệp hội thẻ nhớ SD gạch tên, Huawei tiếp tục bị Liên minh phát triển công nghệ Wi-Fi (Wi-Fi Alliance) tạm thời giới hạn quyền tham gia. Huawei vẫn có thể sử dụng công nghệ của tổ chức này xây dựng, nhưng sẽ không còn tiếng nói trong việc phát triển các tiêu chuẩn kết nối Wi-Fi mới trong tương lai.
Đây chỉ là những cái tên nổi bật trong số các công ty đã đưa ra lời tuyên bố tuyệt giao với Huawei. Trước những động thái đó, giá điện thoại Huawei trên thị trường tự do đã có sự sụt giảm nghiêm trọng khi người dùng dần mất niềm tin và lo sợ chiếc điện thoại của mình sẽ “chìm xuồng” cùng với số phận của Huawei. Có thể thấy, sợi dây thòng lọng đã thắt vào “cổ” công ty Trung Quốc chặt hơn bao giờ hết.
Trọng Đạt
" alt="Huawei và cơn ác mộng tới từ nước Mỹ"/>
Huawei và cơn ác mộng tới từ nước Mỹ
Rao bán giá thấp kèm khuyến mãi vẫn ếCó lẽ chưa có năm nào thị trường căn hộ ở TP.HCM lại khó khăn như trong năm 2019. Từ việc chính quyền thắt chặt nguồn cung mới, nhiều cặp vợ chồng trẻ càng khó mua được nhà với giá vừa túi tiền. Đây là tình trạng chung đang bao trùm toàn thị trường bất động sản TP.HCM. Tuy nhiên, một điều đáng nói là khách hàng phần đa lại chỉ muốn mua những căn hộ đang hình thành chứ không mặn mà với chung cư đã xây sẵn.
Trên thực tế, mặc dù nhiều chủ căn hộ chấp nhận bán giá chênh chỉ vài chục triệu, kèm thêm khuyến mãi nội thất, tặng phí bảo trì… thậm chí bán bằng giá gốc nhưng vẫn không ai ngó ngàng.
Chị Nguyễn Thị Xuân, sống tại một chung cư ở quận 8 cho biết vào năm 2012, vợ chồng chị mua căn hộ 65m2 với giá 1,8 tỷ. Đến nay vợ chồng chị tích đủ tiền nên muốn bán lại căn chung cư này để mua nhà phố. Ban đầu, chị Xuân rao bán giá 2,2 tỷ (tức chênh 400 triệu sau 7 năm) nhưng rao bán nhiều tháng trời vẫn không có ai hỏi mua. Cực chẳng đã, chị Xuân phải giảm giá xuống 2 tỷ, tặng thêm nội thất và phí quản lý, tặng nhiều vật dụng khác như máy lạnh, tủ lạnh… nhưng đến nay đã 5 tháng trôi qua vẫn không bán được. Chị Xuân cho biết nhiều lần khách đến xem nhưng rồi “một đi không trở lại”.
|
Thị trường khan hiếm nguồn cung nhưng nhiều người muốn bán căn hộ đang ở vẫn ế hàng. Ảnh: Minh họa |
Sau khi tìm hiểu, chị Xuân nhận ra hầu hết khách hàng đều chê mặt tiền của chung cư xuống cấp, bãi đỗ xe lởm chởm không được tu sửa. Nhiều hạng mục chung như sân thượng, đường ống nước đều đã xuống cấp sau nhiều năm đưa vào sử dụng. Thậm chí, một vài nơi sinh hoạt chung thì đầy rác không ai xử lý. Trong khi đó, đây đều là những phần thuộc diện tích sở hữu chung nên không có cư dân nào muốn bỏ tiền túi ra để làm, còn ban quản lý và chủ đầu tư chỉ nhiệt tình thời gian đầu rồi lơ là dần.
Tương tự với trường hợp của chị Xuân là vợ chồng anh Trần Văn S., sống tại một chung cư trên đường Âu Cơ, quận Tân Phú. Anh Sơn mua căn hộ tại đây năm 2016 với giá 3,5 tỷ. Tuy nhiên, do những lùm xùm về việc chủ đầu tư tại đây lấn chiếm diện tích chung nên căn hộ rất khó bán ra. Từ tháng 7/2019, anh S. đã rao bán căn hộ với giá chênh lệch chỉ 50 triệu nhưng không khả quan.
Nhiều tháng qua, vợ chồng anh S. đã đăng tin sang nhượng khắp các trang mạng xã hội, các website quảng cáo mua bán căn hộ nhưng không có kết quả. Phần đa khách đến đều hỏi thuê chứ không muốn bỏ ra số tiền lớn để mua lại căn hộ bởi những lùm xùm về diện tích chung và riêng ở chung cư này.
Không chỉ 2 trường hợp trên mà rất nhiều chung cư khác cũng rơi vào cảnh tương tự. Ghi nhận trên các trang mạng xã hội, website mua bán nhà đất… nhiều cặp vợ chồng lặp lại một bài đăng rao bán căn hộ nhiều tháng liền vẫn không tìm được chủ mới.
Người người tìm mua nhà, chung cư hiện hữu vẫn ế hàng
Theo phân tích của các chuyên gia thì trên thực tế, giá nhà và căn hộ vẫn tăng đều theo từng năm nhưng không phải cứ người dân muốn bán ra là có thể bán ngay được.
Nghịch lý trên đến từ nhiều nguyên nhân. Trong đó một trong những nguyên nhân phổ biến nhất là do tình trạng chung cư xuống cấp sau nhiều năm bàn giao. Các hạng mục cũ kỹ, nhiều chung cư nhìn bên ngoài có vẻ khang trang, đẹp mắt nhưng khi bước vào trong thì thang máy lung lay, cửa gỗ nứt toác, các hạng mục đều bong tróc khiến người mua ngán ngẩm.
Bên cạnh đó, những nguyên nhân khác như tài chính hạn hẹp khiến khách hàng cũng băn khoăn khi lựa chọn phân khúc này. Trong khi đó, với những chung cư hình thành trong tương lai thì có thể đóng theo tiến độ để giảm bớt tài chính nên người mua thường ưu ái hơn.
Thêm một nguyên do khác đó là tình trạng tranh chấp ở các chung cư xảy ra thường xuyên trên địa bàn TP.HCM như tranh chấp phí bảo trì, phí đậu xe, chủ đầu tư lấn chiếm diện tích công, chậm cấp sổ hồng hoặc không đảm bảo về an toàn PCCC. Những rắc rối kéo đến liên tục khiến cho cư dân khổ sở khi muốn bán căn hộ để chuyển đến nơi ở mới.
Về phía khách hàng, chị Trần Thị Lan (quê Tiền Giang) cho biết 2 vợ chồng đã có sẵn trong tay tài chính 1,5 tỷ nhưng cũng tìm nhà nhiều tháng nay không có kết quả. Chị Lan muốn tìm mua một căn hộ ở quận 12. Qua tìm hiểu, chị Lan nhận thấy khu vực trên rất nhiều người muốn bán căn hộ. Nhắm 1 chung cư gần cầu Tham Lương có giá nhỉnh hơn 1 tỷ, sau nhiều lần cùng chồng đến tìm hiểu thì chị Lan ngao ngán vì phải chờ thang máy hơn 15 phút cho mỗi lần di chuyển. Chưa kể khi vào bên trong thang máy liên tục rung lắc, khi thì dừng lại đột ngột khiến chị Lan bất an.
“Tìm mãi không có chỗ để mua nên tôi quyết định chờ thêm, xem có dự án nào sắp ra giá ổn ổn thì mua. Chứ thấy tình trạng chung cư chỗ nào cũng lùm xùm. Chỗ tốt thì giá cao quá, chỗ ít tiền thì cọc cạch như nhà trọ. Thôi thì tôi lại gom thêm tiền rồi tính sau”, chị Lan phân vân.
Khánh Hòa
Băng rôn giăng kín phản đối chủ đầu tư bán nửa tỷ một chỗ đỗ ô tô
Bức xúc vì bị chủ đầu tư khóa thẻ ra vào bãi đỗ ô tô, cư dân chung cư EverRich Infinity đã đậu xe tràn vào khuôn viên và căng băng rôn để phản đối.
" alt="Chung cư mua thì dễ… bán ra mới khó"/>
Chung cư mua thì dễ… bán ra mới khó