Những "gã khổng lồ về công nghệ" bao gồm Google, Amazon và Facebook có thể sẽ phải đối mặt với mức thuế cao ở thị trường Châu Âu.
Ủy ban Châu Âu - chịu trách nhiệm điều hành của Liên Minh Châu Âu (EU) đã công bố kế hoạch đánh thuế vào các cơ sở kinh doanh của các công ty, hơn là nơi đặt trụ sở chính. Những đề xuất thay đổi cũng bao gồm việc các doanh nghiệp số sẽ phải trả mức thuế cao hơn thông thường.
Theo số liệu của Ủy ban châu Âu, trung bình các công ty kỹ thuật số phải trả 9,5% thuế thu nhập, trong khi các doanh nghiệp truyền thống trả đến 23,2%.
Pierre Moscovici - Ủy viên EU chuyên phụ trách mảng thuế đã nói rằng: "Cuộc cách mạng công nghệ số không những đảo lộn nền kinh tế của chúng ta mà còn làm thay đổi mạnh mẽ cách các doanh nghiệp tạo ra giá trị hiện nay". Chính vì thế Pierre cho rằng phải đối xử công bằng hơn trong việc đóng thuế giữa các doanh nghiệp truyền thống và doanh nghiệp số, đồng thời thay đổi các quy định đã lỗi thời như hiện nay.
Các đề xuất bao gồm một "giải pháp chung của EU" cho phép các quốc gia trong khu vực EU đánh thuế lợi nhuận đến các doanh nghiệp hoạt động ngay trong khu vực của mình, ngay cả khi những công ty này không có trụ sở tại đây.
" alt=""/>EU sẽ tăng mức thuế kỹ thuật số để 'trừng phạt' Google, Amazon và Facebook?Hữu Duyên - Bạt Tuấn
Việt Nam là một trong số 10 quốc gia bị thu thập dữ liệu Facebook nhiều nhất sau sau Mỹ, Philippines, Indonesia, Anh, Mexico, Canada, Ấn Độ, Brazil.
" alt=""/>Công nghệ thứ 7: Startup 'điên rồ' bán 4 tỷ USD, VN trong Top10 bị thu thập dữ liệu FacebookTheo báo cáo mới nhất từ Appfigures, năm 2017 vừa qua App Store đã mất đi 5% trong tổng số ứng dụng của mình, giảm từ 2,3 triệu ứng dụng iOS được xuất bản vào đầu năm còn 2,1 triệu vào cuối năm ngoái.
Trong khi đó, kho Google Play lại tăng trưởng 30% trong năm 2017 tương đương với 3,6 triệu ứng dụng hiện có. Appfigures cho rằng những thay đổi của App Store liên quan đến nhiều yếu tố, bao gồm việc áp dụng vào các nguyên tắc đánh giá của Apple một cách chặt chẽ hơn. Cùng với những thay đổi về mặt kỹ thuật, đòi hỏi các nhà phát triển ứng dụng phải cập nhật app của mình lên cấu trúc 64-bit.
Apple đã hứa hẹn vào năm 2016 rằng họ sẽ dọn dẹp App Store iOS bằng cách xóa các ứng dụng lỗi thời, bị bỏ rơi, kể cả những ứng dụng không còn đáp ứng các nguyên tắc hiện tại hoặc không hoạt động đúng như dự định. Việc dọn dẹp có thể đã kéo dài đến năm 2017, vì các công ty trí tuệ trong cửa hàng ứng dụng chỉ bắt đầu thấy những ảnh hưởng vào cuối năm 2016. Đặc biệt là vào tháng 10/2016 đã có một đợt gỡ bỏ rõ rệt các ứng dụng.
Sau đó vào năm 2017, Apple lần theo các bản sao và ứng dụng spam trên App Store cùng với các ứng dụng không hợp lệ khác như: app không tương thích với cấu trúc 64-bit, không được tải xuống trong nhiều năm. Lần cải tổ này đã gỡ bỏ hàng trăm nghìn ứng dụng trong khoảng thời gian 12 tháng. Và trước khi quay lại chính sách quan tâm đến tầm ảnh hưởng của mình đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ trên App Store, trước đây Apple cũng chỉ thiết lập những ứng dụng dựa vào mẫu.
" alt=""/>Các ứng dụng trên App Store đang dần 'thất thủ' so với Google Play