Trong mùa hè, bạn nên tăng cường ăn hoa quả, rau xanh (Ảnh minh họa: Istock).
Chế độ ăn ngày hè
Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia (Bộ Y tế), vào mùa hè, nắng nóng làm cơ thể bị mất nước gây mệt mỏi, chán ăn, ăn không ngon…, đặc biệt là trẻ em và người cao tuổi. Vì vậy, việc lựa chọn thực phẩm, chế biến món ăn để đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu các chất dinh dưỡng và nước cho cơ thể rất quan trọng.
Nếu chế độ ăn không đảm bảo nhu cầu của cơ thể diễn ra trong khoảng thời gian dài sẽ dẫn đến suy nhược cơ thể, suy dinh dưỡng. Một chế độ ăn hợp lý, cân đối, đa dạng có 15-20 loại thực phẩm từ 4 nhóm hàng ngày giúp cơ thể phát triển, khỏe mạnh và phòng tránh các bệnh không lây nhiễm.
Lưu ý, trong thời tiết nắng nóng, nhiệt độ cao cần đảm bảo cung cấp lượng protein vừa đủ theo nhu cầu, tăng cường sử dụng thực phẩm có nguồn gốc thực vật. Hạn chế ăn đồ nướng, chiên, rán, kho, thức ăn có nhiều cholesterol, thực phẩm chế biến sẵn…
Chúng ta không nên ăn quá nhiều protein tránh gia tăng gánh nặng cho thận. Protein chiếm 50% thành phần dinh dưỡng trong thịt, cá, trứng, sữa và đậu.
Bên cạnh đó, cần cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất bị mất đi do toát mồ hôi và mất nước, vì vậy tăng cường rau xanh và hoa quả là hết sức cần thiết. Hoa quả giàu vitamin C như cà chua, dưa hấu, mơ, mận và đào. Vitamin B có trong ngũ cốc, đậu, gan động vật, thịt và trứng.
Chúng ta có thể sử dụng các loại nước sinh tố hoa quả không đường như dưa hấu, lê, đào, dâu tây, cà chua, rau má… Hạn chế sử dụng các loại gia vị như gừng, ớt, hạt tiêu. Thực phẩm nhuận tràng như bầu, bí, rau thơm, gừng, ngó sen, lúa mạch, khoai lang cũng nên được bổ sung nếu có thể.
Đồng thời, không nên ăn nhiều đồ ăn lạnh như đồ uống lạnh, kem, bia lạnh hoa quả lạnh. Ví dụ, không nên ăn dưa hấu ngay sau khi được lấy ra từ tủ lạnh, bạn nên để ra ngoài khoảng 5-10 phút.
Người cao tuổi cần có một chế độ ăn mềm, dễ tiêu hóa, đủ dinh dưỡng và uống đủ nước. Trẻ cần được ăn các thức ăn giàu dinh dưỡng, chế biến thức ăn lỏng, mềm sao cho dễ tiêu hóa.
Có nên uống nhiều hơn ăn?
Nước là một trong những thành phần cơ bản và cần thiết của cơ thể. Người trưởng thành bình thường nặng 50kg, có tới 29-32kg nước. Chỉ cần mất 5-10% nước đã coi như mất nước trầm trọng.
Dù vậy, không có nghĩa là nên uống nhiều hơn ăn hay uống quan trọng hơn ăn, mà ăn và uống là hai vấn đề luôn gắn kết với nhau rất quan trọng với sức khỏe con người. Nhất là trong mùa hè nắng nóng, chúng ta không nên quá coi trọng việc uống mà quên việc ăn.
Ăn bao nhiêu, uống như thế nào hoàn toàn phụ thuộc vào cân nặng, tuổi và mức độ hoạt động thể lực của mỗi người. Lưu ý, cần uống đủ nước theo nhu cầu hàng ngày, đặc biệt đối với người cao tuổi và trẻ em, không nên để thiếu nước đến khi thấy khát mới uống.
Đồng thời, cần chú trọng bữa ăn hàng ngày với đủ chất dinh dưỡng, nên có 4-5 món ăn (cơm, chất đạm, rau xanh, canh và món hoa quả) để cung cấp đủ các chất dinh dưỡng và nhu cầu nước cho cơ thể.
Ngoài ra, vào mùa hè chúng ta không nên ăn quá no, đặc biệt vào bữa tối.
Loét miệng tái phát là một trong những triệu chứng của bệnh Behcet (Ảnh: BV).
Cách nhập viện 5 tháng, bệnh nhân thấy các sang thương tương tự nhiều hơn ở vùng chân, lan sang vùng tay, mông, lưng, cũng như sưng đau nhiều và giảm thị lực mắt trái. Đi khám tại một bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch.
Bệnh nhân không có tiền sử gia đình mắc các bệnh lý tự miễn. Triệu chứng đầu tiên bệnh nhân gặp phải là loét miệng nhiều lần. Các vết loét có đường kính 5-10mm, gây đau đớn, khó khăn trong ăn uống và nói chuyện, có thể tự lành nhưng tái phát nhiều lần trong năm.
Bên cạnh đó, bệnh nhân xuất hiện những tổn thương da, như các sẩn đỏ kèm mụn mủ xuất hiện từng đợt và tái phát ở vùng cẳng chân hay, mông, lưng... Ngoài ra, còn có hàng loạt triệu chứng ở thần kinh (đau nửa đầu kèm chóng mặt), mắt, đường tiêu hóa, khớp.
Bệnh nhân đã trải qua nhiều lần thăm khám ngoại trú tại các cơ sở y tế khác nhau, nhưng bệnh chưa cải thiện. Sau khi được nhập Bệnh viện Da liễu TPHCM, bác sĩ chuyên khoa đã tiến hành các xét nghiệm và đánh giá lâm sàng.
Bệnh Behcet gây ra các triệu chứng ở thần kinh (Ảnh minh họa: BV).
Dựa trên tiêu chuẩn quốc tế về bệnh (có tổn thương mắt, loét áp-tơ miệng, tổn thương da, xét nghiệm bệnh lý pathergy dương tính), người đàn ông được chẩn đoán đã mắc hội chứng Behcet. Thời gian mắc bệnh là 8 năm.
Sau khi có chẩn đoán xác định, bệnh nhân được điều trị bằng corticosteroid, thuốc ức chế miễn dịch và chăm sóc hỗ trợ, hướng dẫn khám đa chuyên khoa (Mắt, Khớp, Thần kinh, Tiêu hóa).
Hiện tại, bệnh nhân đã xuất viện và khám ngoại trú thường xuyên tại một bệnh viện tuyến cuối, với tình trạng cải thiện rõ rệt, sạch sang thương da, mắt nhìn rõ, khớp giảm đau nhiều.
Bác sĩ Loan chia sẻ, hội chứng Behcet là một bệnh viêm mạch hệ thống có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan, bao gồm mắt, da, khớp, đường tiêu hóa và hệ thần kinh trung ương.
Bệnh Behcet hiếm gặp, tỷ lệ mắc bệnh thay đổi theo vị trí địa lý, phổ biến hơn ở các quốc gia như Thổ Nhĩ Kỳ (80-270 ca/100.000 người), Iran…. và tỷ lệ thấp ở các quốc gia châu Âu, Hoa kỳ (0,12-7,5 ca/100.000 người).
Yếu tố di truyền có thể đóng vai trò trong việc gây bệnh Behcet (Ảnh minh họa: BV).
Nguyên nhân chính xác của bệnh Behcet vẫn chưa được biết rõ, nhưng một số yếu tố có thể đóng vai trò trong việc gây bệnh, như di truyền (gen HLA-B51), môi trường, rối loạn miễn dịch... Bệnh thường gặp hơn ở người trưởng thành (20-40 tuổi), thường nặng hơn ở nam giới.
Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, Behcet có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ở hàng loạt cơ quan như mắt (gây mất thị lực), thần kinh (nhức đầu, đột quỵ), tim mạch (các cục máu đông, bệnh lý của động mạch phổi...), tiêu hóa (đau bụng, chảy máu và thủng), da...
Do đó, bác sĩ khuyến cáo, người dân khi thấy các dấu hiệu ngoài da như loét miệng và loét sinh dục tái phát (ít nhất 3 lần trong 12 tháng), tổn thương mụn mủ, mắt nhìn mờ - đỏ, đau khớp, viêm mạch máu, viêm đường tiêu hóa, tổn thương hệ thần kinh… cần đến bệnh viện chuyên khoa Da liễu ngay để được phát hiện sớm, tránh các biến chứng.
最新评论