Chia sẻ với VietNamNet, thầy Đằng cho biết: "Sau khi nghe tin, tôi trằn trọc không ngủ được nên 3 giờ sáng dậy viết những dòng này đăng trên Facebook trường để động viên học sinh, đồng nghiệp. Hiện trường đã phun khử khuẩn ngay sau khi biết tin. Các học sinh phải đi cách ly là học sinh lớp 10 nên không ảnh hưởng quá nhiều như học sinh cuối cấp".
Trường THPT Lê Quý Đôn, Nam Định. Ảnh: webiste nhà trường |
Thầy Triệu Văn Đạo, Phó Bí thư Đoàn trường xúc động: “Bức thư của thầy Đằng gửi tới học trò và đồng nghiệp rất kịp thời trong thời điểm trường đang có nhiều xáo trộn. Bức thư đã lan tỏa đến cảm xúc của tất cả mọi người trong toàn trường. Nhờ vậy, học sinh, giáo viên chúng tôi cũng cảm thấy vững tin hơn để chiến đấu trong giai đoạn Covid-19 đầy khó khăn này”.
Chia sẻ thêm, anh Đạo cho biết, thầy Đằng vốn là người luôn gần gũi, tình cảm nên được học sinh quý mến.
Được biết, thầy Hiệu trưởng Nguyễn Văn Đằng sinh năm 1983. Trường THPT Lê Quý Đôn là 1 trong những điểm sáng giáo dục Nam Định. Năm 2020, trường xếp thứ 3 về số lượng học sinh thi đỗ đại học của tỉnh.
Sau đây là nội dung bức thư:
Các con học sinh trường Lê yêu quý!
Có thể tuổi thầy còn khá trẻ khi gọi học sinh mình là con, nhưng chỉ khi coi học sinh là con mình thì mới nói được tâm trạng thầy lúc này. Thật sự thầy đang rất lo lắng. Lo cho các con học sinh của thầy thật nhiều.
4h30 sáng hôm qua khi nghe điện thoại của đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện Trực Ninh thông báo về việc có ca nghi nhiễm Covid-19 tại xóm Trại, Tổ dân phố Tây Kênh Thị Trấn Cổ Lễ là phụ huynh của một học sinh trong trường nước mắt thầy đã chảy. Điều lo lắng nhất cũng đã đến rồi. Covid-19 không còn bên Ấn độ, Nepal nữa mà nó đã về đến quê hương, đã vào trong trường Lê yêu dấu của chúng ta mất rồi. Nó đến trong một thời điểm chúng ta cũng đã có được một khoảng thời gian tôi luyện, chuẩn bị tập sự cho tinh thần đón nhận từ lâu chỉ là không biết nó đến vào lúc nào mà thôi.
Có thể năm học 2020-2021 sắp khép lại một cách đột ngột và im lặng khi không có lễ tổng kết năm học, những thầy cô và các em học sinh giỏi, học sinh tiên tiến không được tuyên dương trước toàn trường, không có lễ tri ân thầy cô, cha mẹ như các năm trước? Thầy biết các con đang rất lo lắng cho sức khoẻ của bản thân, gia đình, thầy cô và bạn bè nhất là những người đang và sẽ phải cách ly xã hội để thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo chỉ đạo của cơ quan cấp trên. Ngay tại thời điểm này sự bình tĩnh sẽ giúp ích cho chúng ta rất nhiều. Thầy tin vào ý chí và nghị lực của các con.
Hãy chăm sóc bản thân mình thật tốt, thực hiện đúng khẩu hiệu 5K, cách ly nghiêm ngặt ở nhà, hãy giúp người thân bên cạnh mình dù là việc nhỏ nhất. Chỉ cần mỗi học sinh của trường Lê làm được một việc tốt có ý nghĩa thì trường chúng ta đã có được hàng nghìn việc tốt rồi.
Các con học sinh lớp 12 yêu quý.
Khó khăn trước mắt không làm thầy trò ta chùn bước. Hãy phát huy sức mạnh nội lực của học trò trường Lê, hãy biết tự học, biết ứng dung CNTT để đưa kiến thức của nhân loại thành kiến thức của mình. Thầy tin các con sẽ làm được. Sóng gió sẽ làm cho các con vững tay chèo hơn. Thầy tin và yêu các con, thương lắm thời gian này các con đã rất mệt mỏi vì học tập, suy nghĩ để lựa chọn nguyện vọng định hướng cho tương lai. Mỗi nét bút các con viết vào hồ sơ tuyển sinh là các con đang vẽ lên tương lai sau này của chính mình. Các con hãy nhớ các con sẽ có đủ thầy cô, cha mẹ và các em học sinh trong trường luôn ở bên và đồng hành cùng các con. Ý chí, nghị lực là bệ phóng đưa con người đến với thành công. Các con phải nghĩ rằng khó khăn cho ta kinh nghiệm; nghịch cảnh cho ta môi trường để rèn luyện bản lĩnh. Và qua khó khăn đó ý chí nghị lực được hình thành, tôi luyện và trở thành bộ giáp vững chắc để ta hiên ngang giữa cuộc đời.
Người có ý chí là người luôn dám đương đầu với mọi thử thách, luôn bền gan vững chí trước mọi sóng lớn, gió to. Họ sống mạnh mẽ, cứng cỏi, kiên cường; thất bại không nản, thành công không tự mãn. Nguyễn Ngọc Ký thiếu đi đôi tay nhưng không ngừng nỗ lực để trở thành một người thầy đáng kính, Nick Vujicic sinh ra với tứ chi khiếm khuyết nhưng chưa một lần chịu thua số phận, Bill Gates phá sản trong lần đầu tiên nhưng sau đó lại trở thành tỷ phú bậc nhất của nhân loại… Họ chính là những tấm gương sáng, đem đến cho ta bài học quý báu về giá trị của ý chí, nghị lực và sự quyết tâm. Người có ý chí nghị lực luôn được mọi người yêu quý và trân trọng và họ luôn trở thành niềm tin, điểm tựa, thậm chí là thần tượng để mọi người noi theo.
Các con hãy an tâm Thầy cùng các thầy cô và các bậc phụ huynh sẽ tìm mọi giải pháp để luôn đồng hành cùng các con đến giây phút quan trọng nhất. Các con sẽ làm được những điều mà các anh chị khoá trước đã làm được. Kết quả thi Tốt nghiệp THPT năm 2021 trường ta xếp thứ bao nhiêu? Bao nhiêu học sinh khối 12 đỗ nguyện vọng 1 vào đúng trường mình mong muốn? Câu hỏi này cần ý chí và nghị lực của các em để trả lời.
Các bậc phụ huynh kính mến.
Cha mẹ là bến bờ hạnh phúc, là nơi các con tìm về, là nơi “che nắng, che mưa” cho các con khi gặp sóng gió, là động lực tiếp sức khi các con gặp khó khăn. Tôi rất đồng cảm với nỗi lo lắng của các bậc phụ huynh cũng như tập thể Sư phạm nhà trường chúng tôi thời điểm này. Chúng ta hãy bình tĩnh, hãy là những điểm tựa vũng chắc về tinh thần cho các con để chúng ta cùng nhau giúp các con vượt qua giai đoạn sóng gió này bởi các con là niềm hy vọng, là tương lai của chúng ta. Tôi tin tưởng các bậc phụ huynh của tôi.
Các đồng nghiệp yêu quý!
Tôi thật sự rất tự hào về thầy cô, trân trọng, quý mến và luôn ghi nhận công sức của thầy cô đã góp sức xây dựng lên thương hiệu nhà trường. Mỗi chúng ta có một hoàn cảnh. Mỗi ngày số giờ thầy cô lên lớp ở bên học sinh và bên đồng nghiệp có khi nhiều hơn bên gia đình nhỏ bé của mình nên bạn bè, đồng nghiệp và các học sinh đã thấm đẫm tình yêu thương. Trước khó khăn này chúng ta hãy cùng nhau gánh vác, đón bắt, xử lý và hãy làm tròn sứ mệnh của người thầy ở trường và chăm lo đầy đủ, tốt nhất cho gia đình nhỏ thân yêu của thầy cô. Chúng ta hãy cùng học CNTT để giúp các em ngừng đến trường nhưng không ngừng học.
Rồi sẽ ổn thôi, yêu thương sẽ lại về, tôi mong lắm được nhìn thấy những nụ cười rạng rỡ của thầy cô, nụ cười hồn nhiên của các con khi đến trường, nụ cười tri ân của các bậc phụ huynh về thành quả học tập của các con trong năm học đặc biệt. Điều đó chắc chắn sẽ đến.
Và chúng ta hãy cùng nhau chung tay đẩy lùi covid. Hãy vịn vai nhau để đi nếu mệt nhé!
Yêu tất cả mọi người!
Thân Ái - Nguyễn Văn Đằng - Hiệu trưởng
13 giáo viên và 48 học sinh của Trường THPT Lê Quý Đôn (huyện Trực Ninh, Nam Định) đã phải cách ly tập trung sau khi một nữ sinh lớp 10A2 dương tính lần 1 với Covid-19.
" alt=""/>Tâm thư Hiệu trưởng THPT Lê Quý Đôn khi 61 thầy trò đi cách ly tập trung vì CovidVốn dĩ, em sinh ra đã chịu quá nhiều bất hạnh khi mồ côi cha ngày còn nhỏ. Bản thân mẹ của Phương mắc chứng viêm phổi nặng nhiều năm. Một mình người phụ nữ khốn khổ ấy sống đơn thân nuôi con gái, những mong có thể giúp con vơi đi phần nào nỗi đau mất cha.
Tưởng rằng em sẽ trở thành chỗ dựa cho mẹ khi về già thì tai ương bắt đầu ập xuống. Tháng 11/2013, vào một buổi tối, Phương cảm thấy khó chịu, đau nhức mệt mỏi, mặt mũi sưng vù. Mẹ đưa em đến bệnh viện Nhi tỉnh Thanh Hoá kiểm tra và phát hiện con gái mắc bệnh lupus ban đỏ.
Phương được chuyển tuyến đến các bệnh viện tuyến trung ương, qua quá trình làm các xét nghiệm, các bác sĩ xác định căn bệnh lupus ban đỏ gây cho em chứng viêm thận chỉ định điều trị gấp.
Trải qua 6 tháng trời nằm viện, thấy bệnh tình có thuyên giảm, sức khoẻ Phương ổn định nên các bác sĩ cho em điều trị ngoại trú. Hàng tháng, em cùng mẹ đều đặn ra Hà Nội lấy thuốc uống để bệnh không phát tác thêm. Mỗi lần như vậy, gia đình em phải chi trả số tiền ngoài danh mục bảo hiểm gần 4 triệu đồng/tháng.
Trong khi đó, mẹ con em quanh năm chỉ sống bằng công việc làm ruộng. Mẹ lại mắc bệnh hiểm nghèo, thu nhập gia đình em Phương rất bấp bênh vì làm mãi cũng chẳng đủ ăn.
Dẫu vậy, tai ương vẫn chưa chịu buông tha hai số phận vốn dĩ đã quá bất hạnh ấy. Cuối năm 2019, khi mới bước vào tuổi 16, căn bệnh lupus ban đỏ tiến triển nặng khiến sức khoẻ Phương suy kiệt trầm trọng. Do nhà quá nghèo, em không thể nhập viện điều trị ngay được.
Phải đến năm 2020, khi căn bệnh bắt đầu phát tác mạnh hơn một cách mất kiểm soát, Phương mới vào bệnh viện Bạch Mai nằm điều trị thêm 6 tháng. Những tưởng căn bệnh sẽ tạm bớt hành hạ em, đến ngày 26/1/2022 vừa qua, bệnh tình lại trở nặng với diễn biến xấu hơn gấp bội.
Thời điểm đến A9 Bạch Mai cấp cứu, trên đường đi, Phương ngất lịm đi tưởng chừng không qua khỏi. Bằng những nỗ lực không ngừng, các bác sĩ đã cứu sống em. Tuy nhiên, thời điểm hiện tại, em vẫn phải thở oxi để duy trì sự sống.
Hoàn cảnh của em Phương lúc này đang rất cần được cộng đồng giúp đỡ |
Theo người cậu ruột của Phương chia sẻ: “Bệnh tình của Phương hiện đang vào giai đoạn quá nặng, gần như đang phải duy trì sự sống qua bình oxy. Kể ra cuộc đời cháu cũng rất khổ vì sớm mồ côi cha từ khi còn nhỏ. Lúc biết nhận thức một chút thì chỉ được nhìn cha qua di ảnh rồi lại mắc bệnh hiểm nghèo.
Mẹ của Phương dù mắc bệnh nan y vẫn cố gắng gượng bớt từng đồng tiền thuốc để chữa bệnh cho cháu. Nhưng giờ chị tôi đã sức tàn lực kiệt rồi vì kinh tế gia đình chẳng còn đảm bảo. Chị tôi vẫn muốn cố đến hơi sức cuối cùng để cứu con”.
9 năm trời điều trị bệnh lupus ban đỏ quái ác, gia đình Phương đã vay số tiền hơn 300 triệu đồng từ những người họ hàng thân quen, cốt sao giữ được tính mạng cho em. Nhưng thực chết, số tiền đó cũng chỉ như “muối bỏ bể”.
Cho đến nay, tính mạng Phương ngày đêm bị đe doạ khi bệnh tình diễn biến mỗi lúc một nặng hơn. Lúc này đây, em rất cần sự giúp đỡ từ các nhà hảo tâm để có thể giữ được tính mạng.
Theo xác nhận của lãnh đạo UBND xã Thạch Cẩm, hoàn cảnh gia đình em Bùi Thị Phương thuộc diện khó khăn ở địa phương. Em mô côi cha từ nhỏ, không may mắn em lại mắc căn bệnh hiểm nghèo suốt nhiều năm qua. Bởi vậy gia đình em Phương đang rất cần được cộng đồng giúp đỡ, chia sẻ phần nào.
Phạm Bắc
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:Chuyến bay đặc biệt này sẽ khởi hành tại sân bay Haneda ở Tokyo, nên 14 sumo từ sân bay Itami tại Osaka đã phải bay thêm một chuyến tới đây.
Người phát ngôn của JAL chia sẻ với tờ báo địa phương Minami-Nippon Shimbun: “Đây là trường hợp bất thường khi chúng tôi phải tổ chức các chuyến bay đặc biệt vì các hạn chế tải trọng của máy bay”.
Theo truyền thông Nhật Bản, các chuyến bay bổ sung cũng được bố trí để đưa các đô vật trở về sau khi giải đấu kết thúc vào ngày 15/10.
Đây không phải lần đầu tiên việc di chuyển của các sumo được báo chí quan tâm.
Trước đó vào năm 2014, 29 đô vật đến từ Hakkaku Stable (trại huấn luyện sumo) tại Tokyo ngồi vừa đủ trong một chiếc máy bay cỡ nhỏ đã trở nên nổi tiếng và được lan truyền rộng rãi.
Đoàn đô vật này sau đó cũng gây thích thú khi ngồi "vừa vặn" bên trong một chiếc xe buýt trên đường di chuyển đến trại tập luyện.
"Chúng tôi rất hiếm khi tổ chức các chuyến bay đặc biệt do hạn chế về tải trọng trên máy bay", phát ngôn viên của JAL cho hay.
Theo The Guardian
" alt=""/>Nhóm đô vật sumo khiến hãng hàng không 'toát mồ hôi' vì sợ máy bay hết xăng