Điển hình Việt Nam được xem là tiên phong khi ứng dụng Blockchain vào lĩnh vực rèn luyện sức khoẻ với dự án Calo Metaverse, đây là một dự án tập luyện thể thao kết hợp thực tế ảo.
Calo Metaverse áp dụng những công nghệ tiên tiến nhất hiện nay. Sử dụng nền tảng Blockchain để lưu trữ dữ liệu, áp dụng công nghệ thực tế ảo VR/AR cũng như game hóa tất cả các hoạt động thể thao hàng ngày như bơi, đạp, chạy, thể thao tại chỗ, leo núi... thành những trò chơi. Khi tham gia vào ứng dụng này, người dùng sẽ được trải nghiệm vào một thế giới ảo luyện tập thể thao và có thể kết nối với nhiều người khác cùng sở thích trên khắp thế giới.
Chạy bộ là môn thể thao đầu tiên được áp dụng trên ứng dụng này và mới đây đội ngũ phát triển cũng ra mắt thêm Calo Indoor, giúp người dùng vận động ngay chính trong nhà thông qua các gameplay được thiết kế theo công nghệ AR.
Một lĩnh vực nữa được ứng dụng Blockchain sôi nổi trong thời gian qua chính là bất động sản. MoonKa là dự án khởi đầu trong việc đưa công nghệ này vào giao dịch kinh doanh bất động sản tại Việt Nam. Theo đó, các dự án bất động sản sẽ được chia nhỏ dưới dạng tài sản mã hoá (NFT), sau đó sẽ được đưa lên sàn giao dịch để mọi người có thể sở hữu chúng. Sau MoonKa còn xuất hiện 2 dự án cũng trong cùng lĩnh vực là Metain và Realbox.
Trong đó, đáng chú ý, Realbox là một nền tảng, mà người dùng khi tham gia vào có thể mua bất động sản tại các nước trên thế giới như Úc, Mỹ, Thái Lan và Việt Nam… với mức giá bắt đầu từ 1 USD.
Điểm nổi bật khi ứng dụng Blockchain vào lĩnh vực này, theo ông Alex Phạm CEO Realbox, mọi dữ liệu liên quan đến các tài sản bất động sản đều được thể hiện trên các hợp đồng thông minh (smart contract) và chuỗi khối (Blockchain), nên đều được minh bạch, giúp người tham gia và thậm chí là các cơ quan chức năng dễ dàng quản lý các loại tài sản này.
Ở lĩnh vực Du lịch, Blockchain được startup Triip, một startup chuyên cung cấp các dịch vụ như đặt tour du lịch, đặt phòng trên toàn thế giới với phương thức thanh toán đa dạng, ứng dụng từ rất sớm (2018), với mục tiêu chuyển dữ liệu người dùng ra khỏi tay các tập đoàn công nghệ lớn và đưa quyền sở hữu về cho khách hàng. Với việc ứng dụng Blockchain, người dùng có thể nhận được Triipmiles (đơn vị thanh toán trong ứng dụng Triip), khi chia sẻ các thông tin chi tiết về kế hoạch du lịch sắp tới, chẳng hạn như điểm đến, đặt phòng khách sạn và sở thích.
Đáng chú ý Triip và tổng cục du lịch Catalan (Tây Ban Nha) đã hợp tác để triển khai một metaverse nhằm phát triển hình thức du lịch trong thế giới ảo. Theo đó, khách du lịch khi tới một điểm tham quan, sẽ tham gia làm các nhiệm vụ để được sở hữu các bộ sưu tập NFT, do Tổng cục Du lịch hay chính quyền thành phố đó ban hành. Sau đó có thể giao dịch các NFT này trên thị trường và có thể sử dụng nó để đổi ra các chuyến đi, dịch vụ du lịch miễn phí. Dự kiến tính năng du lịch trong metaverse này sẽ được ra mắt vào tháng 12/2022.
Một startup khác khá táo bạo khi ứng dụng Blockchain vào kinh doanh, đó chính là HanaGold hay còn gọi là “Tiệm kim hoàn 4.0”, một startup kinh doanh trang sức vàng, từng xuất hiện tại Shark Tank mùa 5 vừa qua.
Startup này đã dùng công nghệ để số hoá vàng vật chất. Theo đó, các trang sức vàng sẽ được ứng dụng công nghệ Blockchain, trở thành các tài sản mã hoá (NFT), đồng thời người mua cũng có thể dễ dàng sở hữu chúng thông qua việc phân tán thành các định lượng nhỏ. Nói một cách khác, với việc ứng dụng công nghệ Blockchain, người dùng có thể mua vàng với bất kỳ số tiền nào, chẳng hạn như bỏ ra 100.000 đồng để mua 0.02 chỉ vàng. Và với việc số hoá vàng bằng công nghệ này sẽ tạo ra một tài sản mã hoá duy nhất, minh bạch và an toàn, xác thực được nguồn gốc vàng cũng như đảm bảo chất lượng vàng cho người mua.
Ngoài ra, Blockchain còn được nhiều doanh nghiệp ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác tại Việt Nam trong thời gian qua như giáo dục, y tế, chăm sóc khách hàng…
Lê Mỹ
" alt=""/>Nhiều lĩnh vực ứng dụng Blockchain ở Việt NamTrong lần gặp gỡ, Đàm Vĩnh Hưng gửi tặng anh Hồng 20 triệu đồng, 1 USB có 30 bài beat những ca khúc nổi tiếng của anh. Đặc biệt, lời hứa của Mr. Đàm “anh hứa sẽ tìm đủ tiền cho em chữa mắt” khiến anh Hồng xúc động.
Đàm Vĩnh Hưng cho biết ca mổ diễn ra chiều 8/11, kéo dài khoảng hơn 2 tiếng với chi phí lên đến hơn 300 triệu đồng đều do anh chi trả.
“Tôi thấy được khao khát sống mãnh liệt của bạn Bá Hồng. Em ấy tuy bị khiếm thị nhưng vẫn hằng ngày mưu sinh, bán vé số, hát rong để kiếm tiền chân chính. Một người gặp nhiều khó khăn như thế mà vẫn nỗ lực vươn lên, sống tích cực thì mình phải làm điều gì đó để giúp em ấy có cuộc sống tốt hơn. Chính điều đó nên tôi quyết định giúp Bá Hồng mổ mắt”, Mr Đàm chia sẻ.
![]() | ![]() |
Số tiền cho ca phẫu thuật dự kiến rơi vào khoảng 200 triệu nên giọng ca Xin lỗi tình yêuđã cùng với anh, chị em thân thiết quyên góp đủ con số này. Tuy nhiên, chi phí ca mổ đã phát sinh lên 320 triệu nên Mr Đàm quyết định bỏ tiền túi thêm 120 triệu.
Giọng ca Xin lỗi tình yêucho biết căn bệnh mắt của anh Bá Hồng đã được nhiều bệnh viện chẩn đoán tỷ lệ thành công không quá cao. Do đó, nam ca sĩ muốn tìm hiểu thông tin cẩn thận, kỹ lưỡng, mời được bác sĩ uy tín ở nước ngoài mới quyết định thực hiện ca mổ.
"Bá Hồng đã thực hiện xong ca phẫu thuật, em ấy đã nhìn thấy rõ hơn so với thời gian trước và đang theo dõi, chăm sóc hậu phẫu và thực hiện đúng quy trình để có thể thấy rõ nhất có thể. Hiện tại cũng đã được 5,6 phần rồi, hy vọng thời gian tới em sẽ nhìn thấy 100%”, Đàm Vĩnh Hưng nói thêm.
Sau ca phẫu thuật, anh Bá Hồng đã gọi điện bằng video để được nhìn thấy Đàm Vĩnh Hưng. Anh đồng thời mong muốn được song ca với Mr Đàm một ca khúc thay cho lời cảm ơn nam ca sĩ cùng các mạnh thường quân đã giúp đỡ mình.
" alt=""/>Điều không nhờ Đàm Vĩnh Hưng dành tặng fan khiếm thị hát cực giống mình