您现在的位置是:Giải trí >>正文
Nhận định, soi kèo Sejong Sportstoto Nữ vs Gyeongju KHNP Nữ, 17h00 ngày 27/3: Bất phân thắng bại
Giải trí13465人已围观
简介 Hồng Quân - 26/03/2025 21:07 Hàn Quốc ...
Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo Kukesi vs Apolonia Fier, 20h00 ngày 27/3: Tin vào khách
Giải tríHoàng Ngọc - 27/03/2025 11:10 Nhận định bóng ...
【Giải trí】
阅读更多Thói quen ăn rau sống gây nhiễm sán lá gan ghi nhận nhiều ca nguy kịch ở TP.HCM
Giải tríHình ảnh áp xe gan do sán lá gan lớn trên siêu âm. Ảnh: BVCC. Sau khi tư vấn cho người bệnh và thân nhân các lợi ích và nguy cơ trong quá trình điều trị, các bác sĩ quyết định cho thai phụ sử dụng thuốc Triclabendazole. Đồng thời, theo dõi sát diễn biến lâm sàng, tình trạng thai.
Sau 1 tuần nằm viện, bệnh nhân hết sốt, hết đau bụng và được xuất viện. Khai thác thông tin, bác sĩ ghi nhận một thai phụ sống ở tỉnh Khánh Hòa, một người sống ở TP Thủ Đức (TP.HCM) và thường ăn rau sống từ quê Bình Định gửi vào. Hai bệnh nhân có liên quan đến những khu vực có nhiều ca nhiễm sán lá gan lớn của cả nước.
Tiến sĩ, bác sĩ Lê Mạnh Hùng, Phó giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM cho hay, trong 3 tháng đầu năm, nơi này tiếp nhận và điều trị hơn 140 ca bệnh áp xe gan do sán lá gan, tăng hơn 4 lần so với cùng kỳ năm ngoái (32 ca).
Trong đó, không ít ca có diễn tiến nặng, nhập viện trễ, nguy cơ áp xe lớn dọa vỡ khiến việc điều trị khó khăn, phức tạp.
Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM tiếp nhận 140 ca áp xe gan do sán lá gan trong 3 tháng. Ảnh: GL. Bệnh do ăn sống, uống nước chưa sôi
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) luôn xem Việt Nam là một vùng dịch tễ của sán lá gan lớn. Hiện nay, các ca bệnh được ghi nhận ở 47/63 tỉnh thành, nhiều nhất là vùng duyên hải miền Trung như Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định…
Biểu hiện nhiễm sán lá gan lớn phản ánh hành trình của sán trong cơ thể người.
Giai đoạn sán đi qua gan, kéo dài từ 2-4 tháng: Người bệnh thường đau bụng vùng hạ sườn phải lan về phía sau hoặc vùng thượng vị, có thể đau âm ỉ, đôi khi dữ dội. Sốt nhẹ, thoáng qua hoặc có thể sốt kéo dài, sốt cao. Mệt mỏi, biếng ăn, sụt cân. Cảm giác đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn. Nổi mề đay, sẩn da.
Một số trường hợp, ấu trùng sán di chuyển lạc chỗ và gây tổn thương thành ruột, màng phổi, cơ thăn,… Xét nghiệm máu có thể phát hiện tăng bạch cầu ái toan. Siêu âm bụng có thể thấy các tổn thương ở gan.
Giai đoạn sán trưởng thành ở ống mật, kéo dài nhiều năm: Người bệnh thường sốt, ăn không ngon. Một số người bị biến chứng tắc nghẽn đường mật có triệu chứng vàng da, sốt, đau bụng từng cơn. Siêu âm bụng phát hiện một khối mềm sáng gây tắc nghẽn đường mật ngoài gan.
Do đó, các chuyên gia khuyến cáo khi có các dấu hiệu nghi ngờ, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám, thực hiện các xét nghiệm máu, siêu âm bụng. Những người có thói quen ăn rau sống không rửa kỹ; sinh sống hoặc lui tới các tỉnh thành của vùng duyên hải miền Trung có nguy cơ mắc bệnh.
Việc điều trị được cá thể hóa tùy vào tình trạng. Trường hợp đặc biệt như thai phụ; ổ áp xe lớn dọa vỡ,… bệnh nhân cần can thiệp phẫu thuật.
Bệnh sán lá gan lớnSán lá gan lớn gây bệnh cho người có 2 loại là Fasciola hepatica và Fasciola gigantica. Sán lá gan lớn ký sinh, sinh sản và trưởng thành ở động vật ăn cỏ như trâu, bò, cừu, được thải qua phân ra môi trường bên ngoài.
Người mắc bệnh do ăn sống các loại rau mọc dưới nước (như rau nhút, rau ngổ, rau cần, cải xoong,…) hoặc uống nước chưa nấu chín có nhiễm ấu trùng sán.
Hiện nay, không có vắc xin phòng ngừa bệnh do sán lá gan lớn. Các thuốc dự phòng giun sán trên thị trường không có tác dụng với loại sán này. Vì thế, người dân cần thực hiện không uống nước lã và không ăn rau sống mọc dưới nước
">...
【Giải trí】
阅读更多Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Hun Manet giao lưu với sinh viên
Giải tríHai Thủ tướng xúc động khi nhận được sự đón tiếp ấm áp, tươi vui từ sinh viên Trường Đại học Ngoại thương. Nói về quan hệ Việt Nam-Campuchia, Thủ tướng nêu: "Cùng uống chung dòng nước sông Mekong, Việt Nam và Campuchia là hai nước láng giềng gần gũi và có mối quan hệ truyền thống, gắn bó từ lâu đời. Hai dân tộc đã đoàn kết, chia sẻ và hỗ trợ lẫn nhau trong những lúc khó khăn và hoạn nạn, cùng nhau vượt qua nhiều thăng trầm của lịch sử”.
Thủ tướng điểm lại lịch sử 2 nước và khẳng định chân lý "phải đoàn kết, thống nhất”.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhắc lại lời chia sẻ với Thủ tướng Campuchia Hun Manet trong cuộc trao đổi ngày 11/12 rằng: "Chúng ta có không yêu quý nhau, không đoàn kết thì cũng chẳng chuyển đi đâu được. Cho nên cuối cùng là phải đoàn kết, phải thương yêu, quý trọng nhau và cùng nhau phát triển, cùng nhau cùng thắng. Đấy là quy luật khách quan".
Người đứng đầu Chính phủ nhắn nhủ với thế hệ trẻ với truyền thống "uống nước nhớ nguồn" cần mãi khắc ghi và biết ơn sâu sắc công lao to lớn của thế hệ lãnh đạo, nhân dân 2 nước, đặc biệt là sự hy sinh anh dũng của các anh hùng liệt sĩ Việt Nam và Campuchia.
Trên nền tảng đặc biệt và vững chắc, quan hệ Việt Nam và Campuchia liên tục phát triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực. Trong giáo dục, Thủ tướng cho biết, khoảng 3.000 sinh viên Campuchia đang theo học tại Việt Nam "là những nhịp cầu nối, chất keo" quan hệ 2 nước.
Thủ tướng cảm ơn Chính phủ và nhân dân Campuchia luôn tin tưởng chọn Việt Nam là một trong những điểm đến, đối tác hàng đầu trong công tác đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Campuchia.
Thủ tướng đề nghị sinh viên Việt Nam và Campuchia nỗ lực học tập, hỗ trợ nhau trong cuộc sống, cùng vun đắp những tình bạn tốt đẹp. Thủ tướng Campuchia tự hào về hợp tác 2 nước
Phát biểu tại cuộc gặp, Thủ tướng Hun Manetvui mừng khi phát biểu trước sinh viên, giảng viên Việt Nam về chính sách phát triển kinh tế của Chính phủ Hoàng gia Campuchia và sự hợp tác Campuchia-Việt Nam.
Ông cho biết, đây là lần đầu tiên ông phát biểu trước sinh viên tại nước ngoài và "là một bước ngoặt mới trong công việc bởi khi còn là sinh viên tôi được lắng nghe nhưng hôm nay tôi phát biểu".
Thủ tướng Hun Manet nhất trí với chia sẻ của Thủ tướng Phạm Minh Chính trước đó về quan hệ 2 nước. Về địa lý, Campuchia và Việt Nam có quan hệ rất gần gũi, 2 nước không thể tách xa ra nhau, đó là tính lịch sử.
Nhìn lại lịch sử, 2 nước có sự đan xen và ủng hộ lẫn nhau, Campuchia giúp Việt Nam trong quá trình đấu tranh giành độc lập, trong khi đó Việt Nam cũng giúp đỡ Campuchia thoát khỏi chế độ diệt chủng, khắc phục và xây dựng lại đất nước.
Thủ tướng Hun Manet: Việt Nam là điểm nối và cửa ra quan trọng. Thủ tướng Hun Manet cho rằng nói về lịch sử để thấy được cơ sở quan hệ 2 nước hiện nay cũng như trong tương lai. "Những gì 2 nước chúng ta củng cố ngày hôm nay, đến 20 năm sau, 30 năm sau và tương lai vẫn tiếp tục là lịch sử của 2 dân tộc", ông chia sẻ.
Ông Hun Manet nhấn mạnh, quan hệ Campuchia-Việt Nam đặc biệt quan hệ Campuchia-Việt Nam-Lào luôn mang ý nghĩa lịch sử, đây là yếu tố và cơ sở vững chắc cho sự đoàn kết "bởi nếu 3 nước tách rời thì chúng ta sẽ rất yếu, nhưng khi đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau tất cả công việc sẽ phục vụ vì lợi ích của nhân dân 3 nước.
Thủ tướng Hun Manet chia sẻ, Chính phủ Hoàng gia Campuchia nhiệm kỳ 7 mới thành lập chỉ hơn 100 ngày, với nhiều Bộ trưởng còn trẻ kế thừa từ các nhiệm kỳ trước sẽ tiếp tục vun đắp và phát huy hơn nữa mối quan hệ 2 nước đã có sẵn.
Ông cho biết, tại Campuchia cũng có một số sinh viên Việt Nam theo học, việc kết nối giáo dục của 2 nước có ý nghĩa quan trọng. Nhấn mạnh vai trò giáo dục, ông cho rằng "nếu không có sức khỏe, không có kiến thức, không có năng lực thì đất nước sẽ không thể phát triển được". Hai nước đều chú trọng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, lấy con người là trung tâm.
Thủ tướng Campuchia tự hào về quan hệ tốt đẹp, gần gũi giữa lãnh đạo và nhân dân 2 nước. Trong bài phát biểu, Thủ tướng Hun Manet đã giới thiệu về chính sách phát triển kinh tế của Campuchia và tiềm năng quan hệ hợp tác kinh tế Campuchia-Việt Nam.
Hai Thủ tướng tại Trường Đại học Ngoại thương. Việt Nam là đối tác thương mại rất quan trọng của Campuchia, số liệu kim ngạch thương mại là minh chứng về sự hợp tác này. Theo Thủ tướng Campuchia, trong đại dịch Covid 19 thương mại 2 nước vẫn tiếp tục tăng, tăng trưởng hàng năm trung bình là 25% (2017-2022).
Về đầu tư, Việt Nam đã đầu tư trong nhiều lĩnh vực, góp phần quan trọng trong việc tạo việc làm và sự phát triển chung của Campuchia. Đến năm 2023, tổng số vốn dự án đầu tư của Việt Nam Campuchia đã lên đến 22,6 tỷ USD.
Ông Hun Manet cũng vui mừng về giao lưu nhân dân 2 nước, đặc biệt trong du lịch, khách du lịch Việt Nam vào Campuchia đứng thứ 2.
"Việt Nam đang có nhiều lựa chọn để phát triển trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều chuyển đổi. Campuchia luôn coi Việt Nam là điểm nối, cửa ra hết sức quan trọng cho việc phát triển thương mại quốc tế và cũng như kết nối ngày càng mạnh mẽ trong chuỗi giá trị toàn cầu", Thủ tướng Campuchia nhận định.
">...
【Giải trí】
阅读更多
热门文章
- Nhận định, soi kèo Santos de Guapiles vs Deportivo Saprissa, 9h00 ngày 28/3: Chủ nhà có điểm
- Phụ huynh phản ánh Bộ tổ chức game online cho học sinh
- Sửa chữ viết tạo bão dư luận, đánh trẻ em gây phẫn nộ lớn
- Tò mò khối tài sản khổng lồ sau kết hôn của Shark Bình
- Nhận định, soi kèo Zaqatala vs Qaradag Lokbatan, 18h00 ngày 27/3: Khó tin cửa dưới
- 3.000 học sinh Thanh Xuân phải thi lại môn Toán, tại học hay tại dạy?
最新文章
-
Nhận định, soi kèo Burnley vs Bristol City, 22h00 ngày 29/3: Cửa trên ‘ghi điểm’
-
Theo báo cáo của Viện nghiên cứu quản lý phát triển bền vững (MSD) và Tổ chức cứu trợ trẻ em (SC), tại Việt Nam hơn 66% trẻ em có thiết bị kết nối Internet như máy tính, smartphone, iPad…; gần 97% trẻ sử dụng mạng Internet cho nhiều mục đích khác nhau như học hành, giải trí, tìm kiếm thông tin, chơi game và trẻ tiếp cận Internet qua điện thoại, máy tính của cá nhân, của người thân, ở trường và ngoài quán Internet.
Nghiên cứu MSD và SC cũng chỉ ra rằng, trẻ sử dụng Internet chủ yếu để học hành, nghiên cứu (83,1%); xem phim, ca nhạc (71,5%); xem các chương trình giải trí, đọc tin tức (70,9%); giao lưu, kết nối bạn bè (71,2%) và chơi game (58,7%).
Có thể thấy, tại Việt Nam số lượng trẻ tuổi thanh thiếu niên sử dụng mạng Internet khá cao, trẻ sử dụng trong cả mục đích dành cho học hành nghiên cứu cũng như truy cập thông tin. Tuy nhiên, không gian mạng đang đưa đến những rủi ro trực tuyến cho trẻ em theo 3 nhóm chính gồm rủi ro nội dung, rủi ro tương tác và rủi ro ứng xử.
Khi nhiều trường cho học sinh học trực tuyến, các phụ huynh đều lo ngại con em mình bị tiếp cận với những nội dung xấu, không lành mạnh trên mạng. (Ảnh minh họa) Lưu ý về tác động tiêu cực của môi trường mạng trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhiều nhà trường phải tổ chức cho học sinh học trực tuyến, ông Nguyễn Minh Đức, nhà sáng lập, Tổng giám đốc CyRadar nhấn mạnh: “Covid-19 vừa tạo đà cũng vừa đặt ra thách thức cho ngành giáo dục và các bậc phụ huynh trong việc hướng dẫn, quản lý con cái khi học tập trực tuyến tại nhà. Đây không phải vấn đề của một quốc gia mà cả thế giới đều phải tìm cách khắc phục”.
Vị chuyên gia cho biết thêm, nhu cầu bảo vệ trẻ em trên không gian mạng đã có từ lâu trên quy mô toàn cầu, cùng với dịch bệnh và sự phát triển của công nghệ. Chắc chắn các giải pháp công nghệ hỗ trợ bảo vệ trẻ em sẽ là hành trang không thể thiếu khi cha mẹ cho phép trẻ tự do hoạt động trong thế giới ảo.
Bởi lẽ, theo báo cáo từ DQ Institute, trong năm 2020, Việt Nam nằm trong số các quốc gia có Chỉ số an toàn trực tuyến dành cho trẻ em ở mức thấp của thế giới. Khảo sát của Nielsen với nhóm đối tượng trẻ em tại 4 quốc gia ASEAN bao gồm Việt Nam cho thấy thanh thiếu niên lên mạng cho việc học và giải trí thường đối mặt với những mối nguy như nội dung bạo lực, bắt nạt trên mạng, tin giả hay nguy cơ từ người lạ.
Khảo sát an toàn trực tuyến các bậc phụ huynh tại Việt Nam và 15 nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Nam Mỹ thực hiện bởi Qaltrics và Google từ tháng 12/2020 đến tháng 1/2021 cho thấy 71% phụ huynh có con nhỏ học trực tuyến trong thời điểm đại dịch đều lo ngại về sự an toàn trên mạng nhưng hơn 1/3 số phụ huynh được phỏng vấn chưa bao giờ nói chuyện với trẻ về vấn đề này.
Sản phẩm Make in Vietnam bảo vệ trẻ em vẫn còn “cửa” phát triển
Theo các chuyên gia, tại Việt Nam, công cụ công nghệ để bảo vệ trẻ em chưa thực sự phổ biến, song trên thị trường thế giới những sản phẩm này không quá xa lạ với nhiều bậc phụ huynh. Các giải pháp được nhiều cha mẹ tìm kiếm, chọn sử dụng có thể kể đến như Google Family Link, Microsoft Family Safety, Kaspersky SafeKid...
CyRadar và CyberPurify là 2 đơn vị đã và đang phát triển các giải pháp “Make in Vietnam” hỗ trợ bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng. Trong đó, CyberPurify Kids là tiện ích bổ sung miễn phí giúp phát hiện và chặn lọc 15 loại nội dung độc hại với trẻ em trên trình duyệt Google Chrome/Safari/Firefox/Microsoft Edge; còn SafeMobile của CyRadar đang trong giai đoạn thử nghiệm, là ứng dụng di động giúp quản lý và giám sát thiết bị, hành động của con cái trên không gian mạng.
Ứng dụng SafeMobile ra đời với mong muốn bảo vệ cả trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên. Thừa nhận việc nhiều người dùng vẫn chọn dùng giải pháp của các "ông lớn" công nghệ dù doanh nghiệp Việt Nam đã có những sản phẩm hỗ trợ bảo vệ trẻ em, bà Nguyễn Phương Thanh Trúc, đồng sáng lập, Giám đốc điều hành CyberPurify cho hay: “Google và Microsoft là những tập đoàn công nghệ nổi tiếng và lâu đời trên thế giới, vì vậy khi so sánh các ứng dụng đến từ Việt Nam, sản phẩm của họ mang uy tín và tầm vóc nhất định trong việc ra quyết định chọn lựa ứng dụng bảo vệ trẻ em của cha mẹ”.
Song đại diện CyberPurify cho rằng, nếu vì thế mà đánh giá người Việt Nam “sính ngoại” là khá phiến diện. Bởi lẽ, một phần do phụ huynh chưa biết nhiều đến các ứng dụng hỗ trợ bảo vệ trẻ em trên mạng của Việt Nam. Ngược lại, các ứng dụng của doanh nghiệp Việt chưa có nhiều cơ hội để quảng bá đến phụ huynh bởi câu chuyện xây dựng thương hiệu không phải thực hiện trong ngày một ngày hai. Vì thế, rất cần sự ủng hộ của Chính phủ, cơ quan chức năng.
Bàn về vấn đề này, đại diện CyRadar phân tích: Tính năng có sẵn trên Android của Google hay trên iOS của Apple cũng như trên Windows của Microsoft rõ ràng là dễ tiếp cận được người sử dụng hơn so với hãng phần mềm thứ 3.
Dẫu vậy, chúng cũng tạo ra một sự lệ thuộc của người sử dụng đối với các hãng lớn. Một số kịch bản thực tế vẫn cho thấy cơ hội của các hãng phần mềm thứ 3, bao gồm các phần mềm “Make in Vietnam”. Chẳng hạn như: khi con cái dùng Android, bố dùng iPhone thì bố sẽ quản lý con thế nào? Hoặc khi con dùng laptop chạy Windows, mẹ dùng điện thoại Android thì có quản lý được không?...
“Các ứng dụng Make in Vietnam do sinh sau đẻ muộn và có thể do thiếu cách tiếp cận phù hợp nên chưa thu hút được sự quan tâm của người dùng trong nước. Tuy nhiên, các sản phẩm nếu tính năng tốt, dễ sử dụng đối với người Việt Nam, giá cả phù hợp thì chắc chắn theo thời gian, vẫn sẽ có nhiều người chọn sử dụng”, đại diện CyRadar tin tưởng.
Vân Anh
Lần đầu Việt Nam có chương trình cấp quốc gia riêng về bảo vệ trẻ em trên mạng
Với việc phê duyệt Chương trình bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng đến năm 2025, lần đầu tiên Việt Nam có một chương trình cấp quốc gia riêng về bảo vệ trẻ em trên mạng.
" alt="Doanh nghiệp Việt vẫn còn cửa phát triển sản phẩm bảo vệ trẻ em trên mạng">Doanh nghiệp Việt vẫn còn cửa phát triển sản phẩm bảo vệ trẻ em trên mạng
-
- Trao đổi với VietNamNet, PGS Đỗ Ngọc Thống, Tổng chủ biên chương trình môn Ngữ văn mới cho biết: "Tác phẩm lớn bao giờ cũng vừa có những giá trị ổn định, bất biến, ai đọc cũng phải hiểu như thế; vừa hàm chứa trong nó những “khoảng trống” về nghĩa, luôn mời gọi các đối tượng người đọc khác nhau lấp đầy".
Trước ý kiến nên đưa tác phẩm Chí Phèo ra khỏi sách giáo khoa Ngữ văn, ông có suy nghĩ gì?
PGS Đỗ Ngọc Thống: Tối hôm qua, GS. Nguyễn Minh Thuyết (Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông tổng thể - PV)có phàn nàn với tôi rằng:“Không hiểu sao bây giờ lắm kẻ muốn đốt đền quá”.Tôi nói:“Đốt đền cũng có năm bảy loại, có loại cố tình đốt đền để nổi tiếng, có loại chỉ là do vụng về, ngớ ngẩn mà làm cháy đền”. Bài viết của Nguyễn Sóng Hiền nêu ý kiến Nên đưa tác phẩm Chí Phèo ra khỏi sách giáo khoa Ngữ văn lớp 11 đã làm dậy lên dư luận xã hội vài hôm nay. Nghiễm nhiên cái tên Nguyễn Sóng Hiền trở nên“nổi tiếng”. Nhưng tôi cho đó là kẻ đốt đền loại thứ 2 thôi. Với tôi bài viết ấy không đáng bàn, vì hiểu về tác phẩm Chí Phèo như thế chứng tỏ trình độ tiếp nhận tác phẩm văn học của người viết rất thấp.
PGS Đỗ Ngọc Thống. Ảnh: Lê Anh Dũng Bên cạnh nhiều ý kiến phản bác, cũng có nhiều người chia sẻ quan điểm của tác giả, trong đó nhiều người nhớ lại "thời đi học đã từng học tác phẩm này" nhưng không đọng lại gì, không thấy hay như giá trị vốn có của nó. Nam Cao viết Chí Phèo với tư tưởng về sự phản kháng và cái đẹp cứu rỗi con người, nhưng hình tượng Chí Phèo, trái lại, tồn tại trong hình dung của số đông lại chỉ có ở mặt bên kia: Một thằng khùng nát rượu, ăn vạ. Có phải việc dạy tác phẩm này trong nhà trường chưa đúng cách đã tạo ra cách nhìn nhận phổ biến như vậy?
PGS Đỗ Ngọc Thống: Đúng là việc tiếp nhận một tác phẩm, nhất là tác phẩm lớn thì bao giờ cũng phức tạp, có nhiều ý kiến khác nhau theo trình độ, đối tượng người đọc, theo các bối cảnh và thời đại khác nhau; thậm chí kết quả tiếp nhận có thể ngược nhau.
Tuy nhiên như tôi nói ở trên, cách nào cũng được, nhưng khi nêu lên, nói ra phải có lý, có sức thuyết phục.
Trong nhà trường càng phải như thế, còn trong xã hội thì khó mà cấm các ý kiến khác nhau ấy được.
Trở lại truyện Chí Phèo,việc học xong rồi không đọng lại được gì thì chỉ có thể hoặc là do người dạy kém, hoặc là do người học đến lớp chỉ để…ngủ gật, thế thôi.
Tư tưởng của Nam Cao như bạn nói không sai. Nhưng hiểu “cái đẹp cứu rỗi” không chỉ bó hẹp trong ý nghĩa đối lập với cái xấu mà cần hiểu cái đẹp như một phạm trù thẩm mỹ theo nghĩa rộng. Ở đó, cái đẹp được biểu hiện trên nhiều bình diện và thể hiện một cách sâu sắc các giá trị nhân bản, khẳng định giá trị con người...
Theo đó, viết về cái xấu, về “thằng nát rượu, ăn vạ” không có nghĩa là biểu dương, cố súy cho cái xấu và việc “nát rượu, ăn vạ”.
Những thầy, cô giáo dạy văn giỏi trong nhà trường từ trước tới nay đều hiểu như vậy.
Vì thế, nếu có hiện tượng dạy tác phẩm không đúng cách đã tạo ra cái nhìn phiến diện ấy thì cũng không phải quan điểm dạy học văn chính thống trong nhà trường.
Đã từng có ý kiến cho rằng việc đưa tác phẩm Chí Phèo không đầy đủ vào sách giáo khoa (lược đoạn trích về cảnh ân ái của Chí Phèo - Thị Nở) khiến việc dạy tác phẩm này trong nhà trường thiếu toàn vẹn. Theo ông, nên giảng dạy tác phẩm này như thế nào là hiệu quả?
PGS Đỗ Ngọc Thống: Việc đưa tác phẩmChí Phèovào dạy trong nhà trường có nên đưa đầy đủ, toàn vẹn hay có thể cắt bỏ một vài đoạn nhạy cảm như SGK vừa qua, tùy thuộc vào quan điểm của mỗi người.
Nếu nhìn từ việc tiếp nhận nói chung thì nên đưa toàn vẹn tác phẩm; nhưng nếu xuất phát từ đặc điểm của đối tượng người học (HS trung học) và tính sư phạm thì việc cắt bỏ những chi tiết nhạy cảm không phù hợp với giáo dục nhà trường lại là cần thiết.
Vấn đề là chi tiết bị cắt bỏ ấy có làm ảnh hưởng lớn tới tư tưởng và ý nghĩa của tác phẩm không mới là quan trọng.
Việc học toàn vẹn văn bản là rất khó với tất cả mọi tác phẩm. Chẳng hạn, với những truyện vừa (khoảng 30-40 trang) truyện dài hàng trăm trang và nhất là với tiểu thuyết thì việc phải học qua trích đoạn là không thể khác.
Sắp tới, chủ trương có nhiều bộ SGK thì việc học và đưa tác phẩm vào sách như thế nào tùy thuộc vào quan điểm của tác giả từng bộ sách, tinh thần chung là theo hướng mở, không quy định cứng nhắc.
Tác phẩm "Chí Phèo" sắp tới sẽ đưa vào chương trình Ngữ văn mới ra sao, thưa ông?
PGS Đỗ Ngọc Thống:Trong dự thảo Chương trình Ngữ văn mới đã hoàn thành, chuẩn bị đưa lên mạng xin ý kiến rộng rãi, việc quy định Ngữ liệu, văn bản được xác định theo một cách làm mới.
Cụ thể là, chương trình chỉ yêu cầu 6 tác phẩm quan trọng, bắt buộc; tất cả các tác phẩm còn lại chỉ nêu trong một danh mục gợi ý giúp các tác giả SGK và giáo viên hình dung ra đề tài, kiểu loại văn bản và mức độ khó theo từng lớp và nhóm lớp; không bắt buộc. Trong danh mục gợi ý ấy có tác phẩm Chí Phèocủa Nam Cao. Còn việc đưa tác phẩm ấy như thế nào vào SGK thì tùy vào tác giả của mỗi bộ sách như đã nói ở trên.
Tất nhiên đây chỉ mới là chương trình dự thảo, sẽ lấy kiến công luận và phải thông qua Hội đồng thẩm định quốc gia nữa.
Liệu có phải xu hướng "nghị luận xã hội" đang phát triển trong dạy - học văn thời gian qua khiến môn văn đang rời xa mục tiêu đích thực của nó và dẫn tới những cách hiểu như tác giả Sóng Hiền về tác phẩm văn học như "Chí Phèo"?
PGS Đỗ Ngọc Thống:Không phải. Nghị luận xã hội trong chương trình hiện hành được dạy cả ở đọc hiểu và tạo lập văn bản. Đó là một yêu cầu cần thiết, nhằm hình thành và phát triển tư duy logic, cách lập luận, cách thuyết phục người đọc/người nghe; cách nói năng, trình bày có lỹ lẽ, có minh chứng rõ ràng, mạch lạc… Còn dạy khiến học sinh hiểu tác phẩm văn chương theo hướng xã hội học dung tục (kiểu Sóng Hiền) lại là một chuyện khác; một cái sai khác của dạy đọc hiểu tác phẩm văn chương.
Có giới hạn nào cho việc bày tỏ quan điểm cá nhân trong việc dạy học môn văn ở nhà trường?
PGS Đỗ Ngọc Thống:Tôi nghĩ là không nên giới hạn trừ việc cách hiểu đó thiếu cơ sở, thiếu sức thuyết phục và vi phạm những quy tắc đạo đức, thẩm mỹ tối thiểu.
Tôn trọng những suy nghĩ và quan điểm cá nhân, nhưng vẫn phải chia sẻ các giá trị phổ quát chung. Làm thế nào năng lực cảm thụ văn học của học sinh, chẳng hạn như cảm thụ tác phẩm Chí Phèo, đảm bảo được điều này?
PGS Đỗ Ngọc Thống:Đây đúng là một yêu cầu trong dạy học Ngữ văn ở nhà trường. Như trên tôi cũng đã nêu. Việc cần khuyến khích và tôn trọng các cách hiểu, quan điểm cá nhân và chấp nhận, hiểu các giá trị phổ quát của tác phẩm trong tiếp nhận, giải mã văn bản không mẫu thuẫn với nhau.
Vì tác phẩm, nhất là các tác phẩm lớn bao giờ cũng vừa có những giá trị ổn định, bất biến, ai đọc cũng phải hiểu như thế; vừa hàm chứa trong nó những “khoảng trống” về nghĩa, luôn mời gọi các đối tượng người đọc khác nhau lấp đầy “khoảng trống”ấy theo cách hiểu của mỗi người.
Việc dạy đọc hiểu tác phẩm Chí Phèo trong nhà trường cũng cần tôn trọng điều này.
Một mặt giáo viên cần tổ chức hướng dẫn cho HS để các em hiểu và nắm được các giá trị phổ quát, mặt khác cần tạo kiệu kiện, khuyến khích HS phát hiện, đề xuất các cách hiểu mới, khác lạ…
Sau đó, cho các em trao đổi, thảo luận để xem xét, đánh giá các cách hiểu khác biệt ấy. Lựa chọn cách hiểu phù hợp nhất. Tiêu chí đánh giá và lựa chọn ở đây là sự hợp lý và tính thuyết phục.
Xin cảm ơn ông!
Thanh Hùng (Thực hiện)
Giáo viên dạy văn phản bác đề xuất đưa "Chí Phèo" ra khỏi sách Ngữ văn
Phải chăng chính Sóng Hiền đã rơi vào cái “phiến diện và mang tính áp đặt” mà chính anh đã phê phán các nhà phê bình văn học trước đó, hay anh đang tự mâu thuẫn với chính mình?".
" alt="'Chí Phèo' sẽ xuất hiện trong chương trình Ngữ văn mới ra sao?">'Chí Phèo' sẽ xuất hiện trong chương trình Ngữ văn mới ra sao?
-
- Bài toán được một phụ huynh đăng tải trên một diễn đàn dành cho các bà mẹ với câu hỏi: “Cô sai hay trò sai?” đang khiến các mẹ tranh cãi nảy lửa. Đề bài như sau:
Tính nhanh:
66 – 6 + 7 + 23 -18 + 2
Bài toán được một phụ huynh đăng tải với nhiều băn khoăn Đáp án học sinh này đưa ra là 74 nếu cứ cộng trừ lần lượt từ trái qua phải. Tuy nhiên, theo phần sửa được cho là của giáo viên khi cộng trừ ghép các cụm số vào với nhau để có kết quả tròn (phù hợp với yêu cầu tính nhanh của bài toán) thì kết quả sẽ ra 70.
Sau chưa đầy 1 tiếng đăng tải, bài toán đã nhận được gần 500 bình luận tranh cãi.
Một số phụ huynh cho rằng, cách cộng trừ theo cụm để có kết quả tròn như phương án bút đỏ sẽ đảm bảo yêu cầu “tính nhanh” của bài toán, nhưng lẽ ra kết quả này cũng phải trùng với kết quả theo cách tính bình thường.
Không ít phụ huynh cho rằng cách tính theo bút đỏ là tính đúng. Tranh cãi về phép toán cộng trừ vẫn chưa dứt và nếu có người sai thì đã sai ở đâu.
Độc giả có thể tranh luận ở phần bình luận bên dưới.
- Nguyễn Thảo
..." alt="Phép toán 'cô sai hay trò sai' khiến các mẹ tranh cãi kịch liệt"> Phép toán 'cô sai hay trò sai' khiến các mẹ tranh cãi kịch liệt
Nhận định, soi kèo Lokomotiv Sofia vs Spartak Varna, 21h15 ngày 28/3: Tin vào khách
Xuất hiện trên thảm đỏ của Tuần lễ thời trang quốc tế Việt Nam – Vietnam International Fashion Week, Hoa hậu Tô Diệp Hà chiếm spotlight bởi bộ váy hở bạo, khoe trọn đường cong trên thảm đỏ. Người đẹp chọn thiết kế đính kết bằng tay từ lông đà điểu tạo cảm giác bồng bềnh, nữ tính của NTK Ivan Trần. Phom dáng sử dụng cổ yếm và phom suông nhằm tôn chiều cao và sự quyến rũ của người phụ nữ. Tô Diệp Hà nhận được nhiều lời khen vì nhan sắc ngày càng thăng hạng, cũng như phong cách thời trang mà cô lựa chọn tại một sự kiện quy tụ nhiều mỹ nhân của làng giải trí. Chia sẻ về lần tái xuất này, Tô Diệp Hà cho biết vì dịch bệnh kéo dài nên đã rất lâu rồi cô mới xuất hiện tại một sự kiện. Chính vì thế, cô muốn tạo ấn tượng cho lần xuất hiện bằng việc kết hợp chiếc váy gợi cảm cùng bộ trang sức ngọc trai để tạo phong cách riêng cho mình. Cô từng chia sẻ, mình không quá thích sự gợi cảm nhưng vẫn luôn cố gắng để biến hoá đa dạng màu sắc của bản thân cho phù hợp từng dịp, từng sự kiện cũng như để hình ảnh của mình không nhàm chán trong mắt công chúng. Việc lựa chọn phong cách gợi cảm trên thảm đỏ lần này khác với hình ảnh kín đáo trong đời thường. Tô Diệp Hà chia sẻ trong cuộc sống thường nhật, cô thích trang phục đơn giản vì nó đem lại sự thoải mái và phù hợp với các hoạt động.
Ngân An
Tô Diệp Hà nổi bật bên Hương Giang
Tái xuất trở lại showbiz sau thời gian vắng bóng, Hoa hậu Tô Diệp Hà diện vest hồng nổi bật kết hợp trang sức đồng điệu.
" alt="Hoa hậu Tô Diệp Hà hở bạo, khoe hình thể gợi cảm trên thảm đỏ">Hoa hậu Tô Diệp Hà hở bạo, khoe hình thể gợi cảm trên thảm đỏ