![]() |
Đây là một trong những tác phẩm độc đáo tại Phố Sách Hà Nội trong khuôn khổ Davines Art Series lần thứ 7 do hoạ sĩ Lê Thiết Cương làm giám tuyển. |
![]() |
Một khách thăm quan nhí khám phá tác phẩm sắp đặt "Hoá nhựa" của Phạm Trần Quân. 3 hình nhân trong dáng vẻ ủ rũ vì ô nhiễm nhựa. Tác phẩm được phối ghép bằng túi nylon, ống hút, chai nhựa... như một thông điệp mạnh cảnh báo con người hãy hạn chế và dừng sử dụng vô tội vạ chất thải nhựa. |
![]() |
Sau 1 năm gián đoạn, Davines Art Series trở lại với quy mô lớn tại một trong những địa điểm thu hút khách thăm quan nhất Hà Nội. Năm nay chủ đề được lựa chon là "Be The Change": Hãy tạo sự thay đổi bạn muốn thấy trên thế giới này! |
![]() |
Tác phẩm "Những cú hút" của Đỗ Hiệp cũng gây ấn tượng mạnh về thị giác. Chú Tễu được tạo nên từ 10.000 ống hút nhựa nhiều màu sắc đã được sử dụng tại một hệ thống quán cafe lớn tại Hà Nội. |
![]() |
Bức tường cây xanh với vô vàn những chậu cây nhỏ xinh được trồng trong những chiếc hộp đựng các sản phẩm về tóc đã bỏ đi tập hợp từ các salon tóc trên toàn quốc. Thay vì bỏ đi chúng lại có thêm một cuộc đời hữu ích mang theo thông điệp màu xanh để bảo vệ môi trường. |
![]() |
Tác phẩm sắp đặt “Cây đời” của Flinh và Đặng Thùy Anh tại triển lãm. Mỗi chậu cây đều mang theo những thông điệp mà người ta muốn nhắn gửi. 2 triệu cây xanh cũng đồng nghĩa với 2 triệu thông điệp về môi trường như thế được truyền đi đến những người đến triển lãm sẽ kéo dài từ 9-17/11 tại Phố Sách, Đường 19 tháng 12, Hà Nội. |
![]() |
Sự kiện bao gồm 3 phim tài liệu ngắn và 4 tác phẩm nghệ thuật sắp đặt truyền tải thông điệp về môi trường và rác thải nhựa khiến bất cứ ai cũng phải giật mình. Đây có lẽ là sự kiện nghệ thuật quy mô nhất trong nhiều năm trở lại đây mang thông điệp bảo vệ môi trường mạnh như vậy. |
Mỹ Anh
Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc phối hợp với Quỹ Giao lưu Văn hóa Quốc tế Hàn Quốc (KOFICE) tổ chức triển lãm “Seoul – 4 thập kỷ hóa siêu đô thị” kéo dài trong cả tháng 10.
" alt=""/>Triển lãm có một không hai ở Hà Nội khiến ai xem cũng giật mìnhNhững căn nhà được người dân làng chài sung sướng gọi là “biệt thự” nằm trong khu định cư cho đồng bào sinh sống trên sông Đồng Sau Cách, thôn Lam Đạt, xã Thiệu Vũ có quy mô hơn 1ha với tổng mức đầu tư gần 6,3 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách huyện.
Khu định cư "trong mơ" này được Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa quyết định triển khai vào tháng 3/2022, trong dự án xây dựng nhà ở cho đồng bào nghèo sinh sống trên sông. Ban Thường vụ Huyện ủy Thiệu Hóa đã rà soát, xác định 28 hộ đủ điều kiện để cấp đất ở và hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà ở tại xã Thiệu Vũ. Tổng diện tích đất giao cho các hộ là 3.791m2, mỗi hộ được giao từ 100,8m2 đến 153,2m2 tùy theo nhân khẩu.
Đến ngày 14/8, dự án được hoàn thành và bàn giao cho các hộ dân. Hạ tầng kỹ thuật khu tái định cư được đầu tư đồng bộ từ hệ thống đường giao thông, cấp thoát nước, điện chiếu sáng, cây xanh và các hạng mục phụ trợ khác, đáp ứng tiêu chí nông thôn mới nâng cao và tiêu chí hạ tầng quy hoạch đô thị.
Việc xây dựng nhà ở được các hộ tiến hành đồng loạt, hiện 28/28 hộ đã xây dựng xong nhà ở và các công trình phụ trợ, rời thuyền chuyển về sinh sống tại khu tái định cư.
Để tạo sinh kế bền vững cho đồng bào sinh sống trên sông ổn định cuộc sống sau khi lên bờ, huyện Thiệu Hóa đã xây dựng phương án hỗ trợ chuyển đổi nghề, giải quyết việc làm cho người dân... Huyện rà soát, phân loại các đối tượng lao động trong độ tuổi có nhu cầu học nghề, chuyển đổi nghề giới thiệu làm việc tại công ty may VN Capital, xã Thiệu Vũ, công ty May Vạn Hà, công ty May Thiệu Đô và các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn.
Những lao động cao tuổi được nhận việc của cơ sở sản xuất nghề tiểu thủ công nghiệp (mây giang xiên, làm mi mắt giả) về làm tại nhà…
Ông Nguyễn Văn Kim, 71 tuổi, vui mừng lần đầu tiên được ở trong căn nhà mới trên bờ. Ông bảo, gia đình ông đã bao nhiêu thế hệ sinh sống lênh đênh trên sông nước. Vợ chồng ông sinh được 7 người con, sống chui rúc trong chiếc thuyền nhỏ trên sông, miếng ăn hàng ngày còn chưa đủ nên chưa bao giờ ông nghĩ mình lại được sinh sống trên bờ.
Trước đây, người dân sống sông phải chịu cảnh không điện, không nước sạch. Nay về nhà mới có điện, có nước sạch… họ không còn phải sống trong cảnh tạm bợ, ăn uống mất vệ sinh, ốm đau bệnh tật.
Có nhà mới, người dân được sắm đồ đạc cho gia đình. Được lên bờ, thoát khỏi cuộc đời sông nước là bước ngoặt của người dân làng chài. Từ hôm nay, họ không còn phải đêm lo ngày sợ vào mùa bão. Từ nay, con cháu sẽ được cắp sách tới trường học hành đầy đủ.
Để người dân có kinh phí xây nhà, Ban Thường vụ Huyện ủy Thiệu Hóa đã chỉ đạo Ban Thường trực ủy ban MTTQ huyện phối hợp với UBND huyện vận động các tổ chức, doanh nghiệp, nhà hảo tâm tài trợ 4,32 tỷ đồng.
Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng cho biết, đây chủ trương đúng đắn của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc đưa đồng bào sinh sống trên sông lên bờ ổn định cuộc sống. Ông hoan nghênh huyện Thiệu Hóa đã chủ động, linh hoạt và có những cách làm sáng tạo để đưa người dân lên bờ ổn định cuộc sống.
Trong đó, công ty TNHH Xi măng Long Sơn thông qua Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa đã hỗ trợ 1,4 tỷ đồng; Huyện Thiệu Hóa hỗ trợ 1,4 tỷ đồng thông qua vận động các doanh nghiệp, nhà hảo tâm và nhân dân trong và ngoài huyện; Tổ chức Caritas Thanh Hóa hỗ trợ trên 1,52 tỷ đồng…
" alt=""/>Bước ngoặt như mơ với những người một đời lênh đênh sông nước ở Thanh Hóa