- “Tôi thuộc những người đánh giá rất cao vai trò của ngôn ngữ và văn hóa đối với sự trường tồn của dân tộc mà đề nghị như thế. Tôi tin rằng: Tiếng Việt còn thì văn hóa ta còn, văn hóa ta còn thì nước ta còn” – PGS. TS Đoàn Lê Giang.Khi phát biểu trong Hội thảo ở Viện Hán Nôm (27/8/2016) tôi có nói: 6 năm trước tôi đã từng có tham luận đề nghị dạy chữ Hán trong nhà trường để giữ gìn tiếng Việt và văn hóa Việt Nam, tuy nhiên nếu nói trong tình hình bây giờ thì rất khó.
Sau khi VietNamNetđăng tải bài viết có trích ý kiến của tôi, sợ mọi người không hiểu hết ý nên tôi phải đưa nguyên văn bài tham luận của tôi trình bày trong Hội thảo "Phát triển và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong thời kỳ hội nhập quốc tế" (2010), bài viết có tên "Khôi phục việc dạy chữ Hán trong nhà trường - một phương pháp quan trọng để giữ gìn tiếng Việt và văn hoá Việt Nam".
 |
|
Sau đó 2 bài viết ấy lan truyền rất mạnh trên các mạng xã hội với nhiều ý kiến trái chiều, gay gắt. Nay, tôi xin nói rõ suy nghĩ của tôi ở đây với mong muốn những người ngoài chuyên môn cũng hiểu được:
Chữ Hán là gì?
Chữ Hán là chữ được sinh ra từ nền văn hóa Trung Hoa cổ đại, vào nước ta từ đời Hán (đầu CN), được các thế hệ cha ông ta Việt hóa nó, đọc bằng âm Hán Việt (tương tự như Hàn Quốc có âm Hán Hàn, Nhật Bản có âm Hán Hòa (Onyomi).
Chữ Hán đã tạo nên 60-70% vốn từ vựng tiếng Việt. Ví dụ: Hà Nội hoàn thành chỉnh trang đền Ngọc Sơn và cầu Thê Húc, thì có lẽ 100% là từ gốc Hán các thời khác nhau.
Có người nói với tôi nên dùng chữ Nho cho khỏi lầm. Dùng cũng được, nhưng nó không chuẩn, vì chữ ấy không chỉ dùng trong các văn bản Nho, mà cả Phật, Đạo hay những loại văn hóa khác.
Có người nói nên dùng chữ Hán Nôm. Tôi thì không dùng vì trên đời không có chữ đó, mà chỉ có chữ Hán và chữ Nôm.
Vậy chữ Hán là nói tắt của chữ Hán cổ đọc theo âm Việt. Cách nói này rất phổ biến, và được giới nghiên cứu mặc nhiên thừa nhận.
Vậy chữ Hán không phải là tiếng Hán, càng không phải Trung văn.
Tại sao chúng ta phải học chữ Hán?
Vì 2 lý do chính:
Thứ nhất, chúng ta muốn hiểu sâu được tiếng Việt thì chúng ta cần biết gốc gác nó ra sao, tra cứu nó thế nào.
Ví dụ: từ Minh Tâm, nghĩa là sáng lòng, vì chữ Minh là sáng. Nhưng học trò thắc mắc thế U Minh thì là gì, sáng tối à? Không, “Minh” trong trường hợp này lại là “Tối”. U Minh là mờ mịt. Học trò lại hỏi: Thế Đồng Minh là cùng sáng à? Không, Đồng Minh là cùng phe, vì nó xuất phát từ nghĩa: cùng hội thề. Vì chữ Minh là Thề.
Vậy làm thế nào để cô giáo trả lời học sinh những câu hỏi ấy, làm thế nào cho học sinh không hỏi cô mà cũng biết được.
Có hai cách:
1. Học âm Hán Việt, tự tra từ điển tiếng Việt. Đa số những người giỏi tiếng Việt hiện nay đều hình thành bằng con đường ấy. Nhưng thực ra họ cũng không thật tự tin vì từ ngữ thì vô bờ, sai đúng lẫn lộn, người ta không thể tự tin hoàn toàn được.
2. Học chữ Hán để có ấn tượng là chữ Hán rất nhiều từ đồng âm, nhiều nghĩa khác nhau. Sau đó biết cách tra từ điển. Từ điển chữ Hán có nhiều loại, rất phức tạp, phải học để có một chút vốn liếng mới tra được. Bằng cách này người ta có thể tự tra cứu, tự học tiếng Việt suốt đời.
Lý do thứ 2, học chữ Hán để cho chúng ta hiểu được văn hóa Việt Nam, chúng ta cảm thấy gắn bó với ông cha. Vì từ trước khi bỏ chữ Hán hoàn toàn vào đầu Thế kỷ XX, toàn bộ di sản văn hóa Việt Nam được viết bằng chữ Hán và chữ Nôm (một thứ chữ được hình thành từ chữ Hán). Chúng ta học chữ Hán để chúng ta hiểu sâu tiếng Việt, từ đó có thể hiểu được vốn văn hóa Việt Nam.
Văn hóa cổ dù có được dịch ra tiếng Việt, như các công trình của Lê Quý Đôn chẳng hạn, nếu không có vốn chữ Hán nhất định, đọc vẫn rất khó hiểu.
Đọc Truyện Kiều, nếu có biết chữ Hán, chữ Nôm thì mới hiểu thấu đáo cái hay của nó. Chúng ta nếu có biết chút ít chữ Hán thì đến các di tích văn hóa (đình chùa miếu mạo), nhìn một tập thơ Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, chúng ta không thấy xa lạ, không thấy mình là "những đứa con thất cước của giống nòi" (chữ của Hoài Thanh).
Sâu xa hơn, chúng ta là người VN, trong văn hóa chúng ta có một phần văn hóa Đông Á. Chúng ta coi trọng gia đình, sống cần kiệm, đề cao đức liêm chính, hiếu kính, hiếu học...Tất cả những điều ấy có xấu không, có nên bỏ không, và có bỏ được không? Tôi không nói phương Tây không có điều ấy, đạo đức phương Tây được hình thành từ Thiên chúa giáo và văn hóa truyền thống của họ, còn đạo đức chúng ta thì từ văn hóa bản địa và văn hóa Đông Á (Nho, Đạo thuộc về văn hóa Hán, Phật thì gốc Ấn Độ).
Những điều ấy được các bậc hiền triết phương Đông nói rất hay và từ rất sớm, các sách vỡ lòng chữ Hán ngày xưa vừa dạy chữ, vừa dạy người thông qua các sách đó rất thú vị và dễ nhớ. Vậy chúng ta có nên học một chút tinh hoa từ đó qua sách chữ Hán nhập môn không?
Nếu chúng ta chỉ lo đuổi theo phương Tây và bằng lòng với ngôn ngữ chat, tin nhắn, với loại văn bản lổn nhổn tiếng Anh lẫn tiếng Việt thì rõ ràng đó là nguy cơ cho sự trong sáng của tiếng Việt và mai một văn hóa truyền thống.
Học chữ Hán có dễ không?
Dễ mà khó. Nếu học để trở thành học giả uyên thâm dịch được sách vở cổ thì rất khó, nhưng học để biết một số chữ, để biết tra từ điển Hán Việt, từ đó có thể tự học tiếng Việt suốt đời thì rất dễ. Vì người học chỉ học có 2 kỹ năng: đọc, viết, mà không phải học kỹ năng nghe, nói. Đồng thời học chữ Hán như xem tranh, như học ghép hình rất dễ nhớ và thú vị.
Tôi muốn tổ chức một nhóm biên soạn một cuốn "Vui học chữ Hán" để dạy cho học sinh cấp 2 (như kiểu nhóm Phan Thị làm ở đằng sau bộ truyện tranh (kiểu manga) "Thần đồng đất Việt", mỗi tập vài chữ). Trong thực tế học sinh chuyên văn Phổ thông năng khiếu hàng năm đều có học mấy chục tiết chữ Hán, các em học rất thú vị và tiến bộ rõ rệt khi sử dụng từ Hán Việt và học văn học cổ điển VN.
Ai là người dạy chữ Hán?
Có đấy, các khoa ngữ văn ở HN, TP.HCM, Huế đều có sinh viên Hán Nôm, học viên cao học Hán Nôm, và các sinh viên Văn học cũng được học hơn 100 tiết chữ Hán cơ sở và nâng cao.
Dạy chữ Hán trong nhà trường như thế nào?
Có nhiều cấp độ khác nhau. Học sinh THCS học 1 tiết/ tuần trong môn Ngữ văn theo kiểu "Vui học chữ Hán" - chữ Hán bằng hình ảnh. Dạy thế này rất dễ, thầy cô có một chút vốn Hán Nôm đều dạy được. Nếu trường không có thầy cô biết Hán Nôm thì bài ấy là tự chọn, thích thì tự học, không thì thôi. Lên THPT thì HS chuyên ban KHXH có thể tự chọn học sách chữ Hán cơ sở trong môn Ngữ văn, sách này có thể tự học vì nhìn chung môn chữ Hán đều có thể dễ dàng tự học. Nếu học sinh có hứng thú thì có thể học tiếp lên chuyên ngành ở ĐH. Có thể hình dung môn chữ Hán như môn tiếng Latin ở các trường tinh hoa ở Mỹ và châu Âu.
Ghi chú thêm: học chữ Hán không ảnh hưởng gì đến tiếng Anh là ngoại ngữ bắt buộc hay các ngoại ngữ khác: Pháp, Nhật, Trung. Mỗi môn này theo tôi phải học từ 8-12 tiết/ tuần.
Đại khái tôi đề nghị và hình dung việc học chữ Hán trong trường phổ thông như thế. Nhưng ít ai đọc hết tham luận của tôi. Hơn nữa tham luận của tôi được trình bày trong hội thảo chuyên ngành, nhiều kiến thức được coi là đương nhiên, nhiều tiền giả định bị lược bỏ, nhiều kết luận đã lược bỏ lập luận... nên người đọc phải có kiến thức cơ sở một chút mới hiểu đúng. Trên mạng đa số người ta chỉ đọc cái tít báo rồi nhảy dựng lên. Đa số không phân biệt được chữ Hán với tiếng Hán, tiếng Trung. Không phân biệt được từ Hán Việt, ngành Hán Nôm, hay "từ" với "chữ" Hán…
Thế nhưng ai cũng có ý kiến: đọc rồi cũng nói, không đọc cũng nói, biết cũng nói, không biết cũng nói, biết dở dở ương ương cũng nói. Tất nhiên có rất nhiều người hiểu biết, phân tích, trình bày một cách có lý lẽ, người thì nhiệt liệt đồng tình, người thì đồng tình có mức độ, người thì nêu ra những khó khăn hay điều kiện để chủ trương ấy thành khả thi…
Nói cho công bằng, đề nghị đưa chữ Hán giảng dạy trong nhà trường thì tôi không phải là người đầu tiên hay duy nhất. Nếu không kể các thời trước thì chừng hơn 10 năm nay đã có nhiều người đề nghị, như GS Cao Xuân Hạo (nhà ngữ học hàng đầu VN thế kỷ XX) đề nghị học chữ Hán xuất phát từ tính ưu việt của nó; GS Nguyễn Đình Chú (nhà ngữ văn hàng đầu) đề nghị học chữ Hán vì tính quan trọng của nó đối với môn ngữ văn; GS Nguyễn Cảnh Toàn (GS toán học, thứ trưởng Bộ GD trước đây) đề nghị học chữ Hán vì chữ Hán giúp hình thành các thuật ngữ khoa học dễ dàng, chặt chẽ và giúp hiểu rõ văn hóa VN…
Tôi thì đứng từ điểm nhìn các nước văn hóa chữ Hán: Nhật, Hàn, Đài Loan (không phải TQ) - những nước vừa phát triển hiện đại vừa giữ gìn ngôn ngữ và bản sắc dân tộc của họ mà để đề nghị học chữ Hán (Hán Việt), nhằm làm sao giữ gìn, phát triển tiếng Việt và văn hóa VN. Tôi thuộc những người đánh giá rất cao vai trò của ngôn ngữ và văn hóa đối với sự trường tồn của dân tộc mà đề nghị như thế. Tôi tin rằng: Tiếng Việt còn thì văn hóa ta còn, văn hóa ta còn thì nước ta còn.
" alt="Lời tạm kết cho cuộc tranh luận dạy chữ Hán trong trường phổ thông"/>
Lời tạm kết cho cuộc tranh luận dạy chữ Hán trong trường phổ thông

“Yêu thì khó mà tỉnh, tỉnh thì khó mà yêu” – nhạc sĩ Quốc Trung vừa có những chia sẻ đầy tình cảm gửi tới con trai Đăng Quang.Nguyên văn bức thư này như sau:

|
Cha và con |
“Thư cho con trai
Hãy tin tưởng và đừng băn khoăn vào sự lựa chọn của mình, cũng đừng bao giờ nghĩ nó sang hay danh giá hơn vì lựa chọn là quyền riêng tư của mỗi người. Điều con cần biết là sự lựa chọn của mình chắc chắn không dễ dàng và thuận lợi hơn của người khác. Thường thì nó vất vả hơn rất nhiều.
Từ kinh nghiệm của bố, mọi thuận lợi từ sự nổi tiếng hay địa vị của bố mẹ sẽ không nhiều mà ngược lại nó là một áp lực. Hãy tập quen với áp lực đó và cách tốt nhất để vượt qua nó là không chấp nhận bất cứ sự “ưu ái” nào từ ai. Điều quan trọng nhất trong đời sống là phải giữ được sự tự trọng.

|
Nhạc sĩ Quốc Trung từng trả lời phỏng vấn rằng "Quyền quyết định, thích hay không thích là của con, còn việc của các ông bố bà mẹ là trang bị kiến thức, kinh nghiệm, giúp con thấy lựa chọn đó có tính hai mặt như thế nào, sẽ đi đến đâu và có thể mang lại những gì, khó khăn ra sao… Nhưng dù là lựa chọn nào đi nữa thì cũng phải cùng xác định ngay từ đầu rằng, chả có gì trên đời này là được sung sướng trọn vẹn cả…" |
Mới đây con đã được biểu diễn với dàn nhạc, điều đó chỉ mang lại kinh nghiệm hoà tấu cho con chứ không nên cộng nó vào profile của mình. Hãy nói những lời cảm ơn tới ông chi huy và các nhạc công. Đừng mang quà đến gặp ông giám đốc bởi phải luôn tin là mình hoàn toàn xứng đáng có mặt trong concert đó.
Hãy làm việc và chiến đấu hết mình cho những tấm huy chương vì con cần nó trong hồ sơ và bố thì khó mà trả full học phí. Tuyệt đối đừng nghĩ đến Huân Chương vì chẳng còn giá trị gì khi mà bản thân hay gia đình phải viết đơn xin nó. Theo thống kê của internet thì sự lấp lánh và trong sáng của các tấm huy chương tỷ lệ nghịch với thời gian và tuổi tác. Người ta thường tặng huân chương khi mà người cho chẳng còn năng lực gì để ban phát hay kìm hãm còn người nhận thì cũng hết thời để vượt lên trên kẻ tặng
Người Việt thích đông và hoành tráng nhưng đời pianist thường là solo. Cảm xúc mang lại cho người nghe của dàn nhạc giao hương hay 1 cây đàn là ngang nhau. Nhiều hay ít phụ thuộc vào tài năng ,lao động nghệ thuật và sự đoàn kết. Điều này nghệ sĩ solo có lợi hơn vì con chỉ cần thống nhất được 10 ngón tay của mình thôi.

|
..."Nó là lựa chọn của con, và tôi hoàn toàn tôn trọng. Tất nhiên trước đó cũng có bàn qua với nhau một chút, bằng việc đưa ra ít nhất một vài lựa chọn khác, và phân tích cho con rõ cái mất, cái được của từng lựa chọn"...
|
Thầy giáo của bố ngày xưa thường xuất thân và có đời sống khá là sang chảnh, quý tộc và họ thường không dính đến ầm ĩ xã hội mà ngày nay gọi là showbiz. Thời nay các nhạc công cổ điển uống rượu và chơi bài hơn cả rocker, và hàng tối họ phải đi làm tại các quán hay khách sạn. Thể loại nào cũng giống nhau, sang hay không là ở con người. Cũng đừng nghĩ có tiền là sang được nhé.
Con cần có bạn, không nhiều nhưng phải có bạn thân. Có thể không thân suốt đời thì cùng nhau trải nghiệm nhưng thời đẹp đẽ của mình. Nó là những câu chuyện bất tận mà sau này làm động lực cho các cuộc tụ họp hay re-union hết lớp nọ đến trường kia nhất là từ khi có facebook làm công cụ kết nối và share ảnh. Bạn không phải để nhờ vả mà là chia sẻ. Tặng quà cho bạn vui nhiều hơn là mượn tiền của nó dù điều đó khó tránh khỏi thời sinh viên khi mà tiền ít mà cuộc vui thì nhiều.
Hãy cố gắng yêu nhiều nhất có thể vì nó có lợi cho sức khoẻ. Yêu nhiều không có nghĩa là lăng nhăng. Chia tay ngay khi tình yêu ngả màu chứ đừng để nó bốc mùi. Chia tay là điều bình thường, bình thường hơn cả việc con gặp được ai đó nên đừng bao giờ nghĩ nó là thảm hoạ cho bản thân hoặc bạn tình của mình vì đứa sau thường luôn hay hơn đứa trước (điều này không áp dụng vào hôn nhân). Bác Mai bạn bố yêu nhiều vô kể và lần nào cũng như lần đầu, bố thấy bác là người đàn bà tuyệt vời và rất hạnh phúc.

|
..."Dạy con, tôi chỉ mong nó sống sao cho thật, nên thường cũng hay hạn chế việc nói hay làm cái gì đó quá lên theo kiểu “mị dân”, mà vô hình trung gây sức ép cho đứa trẻ"… |
Người biết yêu là người biết dành thời gian cho người khác và việc khác bởi vậy đừng sợ yêu làm ảnh hưởng đến sự nghiệp. Đến vận động viên còn tranh thủ yêu ngay trong làng Olympic và trước khi thi đấu mà nhất là chơi đàn không đòi hỏi nhiều sức lực bằng thể thao. Yêu thì khó mà tỉnh, tỉnh thì khó mà yêu. Quan trọng là tỉnh dậy đúng thời gian biểu hoặc khi có chuông báo động. Yêu một cách văn hoá chứ đừng yêu thông minh.
Cuối cùng, hãy yêu mẹ của con nhiều như đã và đang yêu và không cần thần tượng ông bố của con. Nhưng nên lắng nghe lời của ông ý nhiều hơn trước, không phải vì ông ý thông minh tài giỏi mà vì ông ý đã từng là chàng trai nhút nhát, kín đáo như con, và ít nhất ông ý hơn mẹ con ở điểm là biết tỉnh táo và công bằng với bản thân. Thói quen lắng nghe suy nghĩ sẽ làm con học thêm được rất nhiều điều.
Chúc con thành công. Love you son!"
" alt="Nhạc sĩ Quốc Trung viết thư cho con trai: 'Hãy yêu nhiều nhất có thể'"/>
Nhạc sĩ Quốc Trung viết thư cho con trai: 'Hãy yêu nhiều nhất có thể'