Chiều 29/10 (giờ địa phương), chuyên cơ chở Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Phu nhân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam hạ cánh xuống sân bay quốc tế King Khalid của Thủ đô Riyadh (Ả-rập Xê-út), sau khi Thủ tướng kết thúc chuyến thăm Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE).
Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị Sáng kiến đầu tư tương lai lần thứ 8 và thăm, làm việc tại Ả-rập Xê-út theo lời mời của Hoàng Thái tử, Thủ tướng Vương quốc Ả-rập Xê-út Mohammed Bin Salman trong hai ngày 29-30/10.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân (Ảnh: Đoàn Bắc).
Đây là chuyến thăm đầu tiên của người đứng đầu Chính phủ Việt Nam tới Ả-rập Xê-út từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao, cũng là lần đầu tiên Thủ tướng là khách mời chính và lãnh đạo cấp cao duy nhất của châu Á phát biểu tại Hội nghị Sáng kiến đầu tư tương lai lần thứ 8 do Ả-rập Xê-út tổ chức.
Chuyến thăm lần này của người đứng đầu Chính phủ Việt Nam có ý nghĩa quan trọng trong việc củng cố tin cậy chính trị, nâng tầm quan hệ của Việt Nam với Ả-rập Xê-út.
Chuyến thăm được kỳ vọng cũng tạo động lực, mở ra giai đoạn hợp tác mới giữa Việt Nam với quốc gia có nền kinh tế lớn nhất khu vực Vùng Vịnh, đặc biệt hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, đưa hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam tiếp cận thị trường Vùng Vịnh.
Đại diện quan chức Chính phủ và Bộ Ngoại giao Ả-rập Xê-út đón Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tại sân bay King Khalid (Ảnh: Đoàn Bắc).
Đại sứ Việt Nam tại Ả-rập Xê-út Đặng Xuân Dũng cho biết đây cũng là chuyến thăm thứ hai của người đứng đầu Chính phủ Việt Nam tới Ả-rập Xê-út trong vòng 12 tháng. Điều này cho thấy sự quan tâm đặc biệt của Thủ tướng với việc tăng cường quan hệ với Ả-rập Xê-út và các nước trong khu vực.
"Chuyến thăm của Thủ tướng là cột mốc mới quan trọng trong quan hệ song phương và chắc chắn sẽ tạo nên xung lực mới giúp thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ giữa hai nước thời gian tới", Đại sứ Dũng nói.
Ông cho hay các hoạt động của Thủ tướng Phạm Minh Chính trong chuyến thăm lần này khá dày đặc, tập trung vào những định hướng, biện pháp nhằm thúc đẩy quan hệ đầu tư, kinh tế, lao động… giữa hai nước.
Vị Đại sứ nhận định hai nước còn nhiều dư địa phát triển, nhất là trong các lĩnh vực chính trị - ngoại giao, thương mại, đầu tư, năng lượng, lao động.
Ả-rập Xê-út là nền kinh tế lớn nhất tại khu vực Vùng Vịnh và hiện là một trong những đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam tại khu vực Trung Đông.
Việt Nam và Ả-rập Xê-út thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 21/10/1999. Quan hệ hai nước phát triển tích cực.
Thủ tướng Phạm Minh Chính bắt đầu chuyến công tác dự Hội nghị Sáng kiến đầu tư tương lai, thăm và làm việc tại Ả-rập Xê-út (Ảnh: Đoàn Bắc).
Kim ngạch thương mại song phương năm 2023 đạt gần 2,7 tỷ USD. Trong 9 tháng đầu năm nay, kim ngạch thương mại hai chiều đạt 2,21 tỷ USD, trong đó Việt Nam đã xuất siêu trên 140 triệu USD.
Về đầu tư và hợp tác phát triển, tính đến tháng 6, Ả-rập Xê-út có 8 dự án đầu tư trị giá 8,5 triệu USD tại Việt Nam. Quỹ Phát triển Ả-rập Xê-út đã và đang cấp vốn vay ưu đãi cho 12 dự án với tổng trị giá hơn 164 triệu USD.
Tính tới hết tháng 12/2023, cộng đồng người Việt Nam tại Ả-rập Xê-út có khoảng 4.000 người, chủ yếu là lao động được các công ty xuất khẩu lao động của Việt Nam đưa sang làm việc.
Nước này đang triển khai quyết liệt chiến lược "Tầm nhìn 2030" nhằm đa dạng hóa nền kinh tế, phát triển các ngành công nghiệp phi dầu mỏ như tài chính, công nghiệp chế tạo, công nghệ cao, nông nghiệp, du lịch…; cơ sở hạ tầng hiện đại với nhiều siêu dự án đô thị, đường bộ, sân bay, hải cảng...
Chính phủ Ả-rập Xê-út đặt mục tiêu trở thành trung tâm chính trị, kinh tế hàng đầu tại khu vực Trung Đông và thế giới vào năm 2030.
Hoài Thu (Từ Riyadh, Ả-rập Xê-út)
" alt=""/>Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Riyadh, thăm và làm việc tại ẢTổng thống Mỹ sắp mãn nhiệm Joe Biden đang đối mặt với làn sóng chỉ trích vì ân xá cho con trai (Ảnh: Getty).
Bầu trời u ám bao trùm Nantucket, bang Massachusetts vào tối thứ bảy 30/11, khi ông Biden rời nhà thờ cùng gia đình, sau Lễ Tạ ơn cuối cùng trên cương vị tổng thống.
Vào đầu tuần, tại một khu nghỉ dưỡng, nơi có tầm nhìn ra cảng Nantucket, Tổng thống Biden đã gặp vợ, bà Jill Biden, và con trai Hunter Biden để thảo luận về một quyết định khiến ông trăn trở suốt nhiều tháng. Chủ đề là: một lệnh ân xá sẽ giúp xóa những rắc rối pháp lý kéo dài nhiều năm của Hunter, điều mà ông Biden từng khẳng định sẽ không thực hiện.
Việc ân xá cho Hunter Biden đã được nội bộ gia đình âm thầm ủng hộ trong nhiều tháng qua. Tuy nhiên, gần đây, những áp lực bên ngoài đã tác động mạnh mẽ đến Tổng thống Biden. Ông lo ngại khi chứng kiến Tổng thống đắc cử Donald Trump chọn những nhân vật thân tín cho chính quyền của mình, những người dường như bóng gió sẽ trả đũa chính trị và pháp lý nhằm vào các đối thủ của ông Trump.
Tổng thống đương nhiệm thậm chí đã mời ông Trump đến Nhà Trắng, lắng nghe mà không phản hồi khi vị Tổng thống đắc cử bày tỏ những bất bình quen thuộc về Bộ Tư pháp. Ông Trump sau đó khiến chủ nhà ngạc nhiên khi bày tỏ sự thông cảm cho những rắc rối của gia đình Tổng thống Biden liên quan đến Bộ Tư pháp, theo lời kể của 3 người được tóm tắt về cuộc trò chuyện.
Tuy nhiên, chính bản án sắp tới của ông Hunter liên quan đến các cáo buộc về súng và thuế liên bang, dự kiến được tuyên vào cuối tháng này, đã khiến Tổng thống Biden đưa ra quyết định cuối cùng. Lệnh ân xá là điều duy nhất ông có thể làm cho người con trai đang gặp rắc rối, một người từng bị nghiện, và ông cho rằng đã phải chịu đựng nỗi đau công khai trong nhiều năm qua.
Khi trở lại Washington vào tối 30/11, Tổng thống Biden đã triệu tập một cuộc gọi với các trợ lý cấp cao để thông báo về quyết định của mình. Theo một nguồn tin, ông Biden nói: "Đã đến lúc kết thúc tất cả chuyện này".
Một số người thân cận với ông Biden cho biết quyết định này đã tạo ra mâu thuẫn giữa hai bản sắc cốt lõi: Người cha đau khổ cố gắng bảo vệ con trai và vị tổng thống tự hào về việc đứng vững trên nguyên tắc.
Tuy nhiên, những người thân cận nói rằng, từ lâu họ đã biết rõ phiên bản nào cuối cùng sẽ giành chiến thắng.
Vật lộn với quyết định gây tranh cãi
Theo một số người thân cận với Tổng thống Biden, ông đã âm thầm vật lộn với quyết định ân xá cho con trai từ ngay sau khi Hunter bị kết án về tội mua súng hồi tháng 6, mặc dù đã công khai nói rằng ông sẽ không can thiệp vào hệ thống tư pháp vốn xác định con trai mình có tội.
Nhiều tháng trôi qua, tâm trạng của ông Biden ngày càng trở nên u ám hơn.
Vào cuối tháng 7, ông Biden rút khỏi cuộc chạy đua vào Nhà Trắng một cách bất đắc dĩ. Đến tháng 9, Hunter đã nhận tội ngay trước phiên tòa xét xử về thuế tại Los Angeles. Đến tháng 11, Phó Tổng thống Kamala Harris đã thua ông Trump trong cuộc bầu cử tổng thống.
Và ông Biden, vị tổng thống sắp mãn nhiệm ở tuổi 82 với một nhiệm kỳ duy nhất, đã theo dõi các sự kiện, chứng kiến ông Trump tuyên thệ sẽ bổ nhiệm những nhân vật cứng rắn vào chính quyền, những người được cho là sẽ sử dụng hệ thống tư pháp để trừng phạt các đối thủ chính trị.
Quyết định nhận tội của Hunter về các cáo buộc liên quan đến thuế - sau phiên tòa xử súng kéo dài một tuần ở Delaware hồi tháng 6 đã làm sống lại những ngày tháng đen tối nhất của gia đình - càng khiến ông Biden và một số thành viên trong gia đình lo lắng.
Họ cho rằng Hunter bị nhắm đến chỉ vì mang họ Biden. Vào thời điểm đó, sự giận dữ trong gia đình đã dẫn đến ý tưởng về một lệnh ân xá từ không thể thành có thể, theo lời kể của một số người thân cận với Tổng thống.
Lúc đó, ông Biden - người vô cùng lo ngại rằng áp lực từ các phiên tòa sẽ khiến con trai mình tái nghiện sau nhiều năm - bắt đầu nhận ra rằng không có cách nào khác ngoài việc ban hành lệnh ân xá.
Dường như chưa bao giờ có sự xem xét nghiêm túc về bất kỳ giải pháp nào ngoài một lệnh ân xá hoàn toàn, như việc giảm án cho con trai ông, một số người thân cận cho biết thêm.
Về phần mình, ông Hunter không hề ngần ngại nói với những người xung quanh rằng ông muốn - và cần - một lệnh ân xá, mặc dù không rõ ông đã trực tiếp thảo luận vấn đề này với cha mình bao nhiêu lần trong tuần qua.
Tổng thống Biden, ngay cả trước khi đưa ra quyết định ân xá, đã rõ ràng bày tỏ rằng ông không muốn nhìn thấy con trai mình phải ngồi một ngày nào trong tù.
Gia đình ông Biden lo ngại về phản ứng dữ dội về mặt chính trị, nhưng cảm thấy rằng Hunter đã giành được thiện chí của công chúng khi phải trải qua 2 cuộc truy tố.
Tổng thống Mỹ Joe Biden và con trai Hunter Biden (Ảnh: Reuters).
Chấp nhận đương đầu áp lực
Sau cùng, chủ yếu là vấn đề nội bộ gia đình. Các cuộc thảo luận cuối cùng về lệnh ân xá không có sự tham gia của các nhân viên cấp cao Nhà Trắng, chỉ bao gồm gia đình ông Biden và các luật sư bào chữa. Theo một người nắm rõ tình hình, sau khi quyết định được đưa ra, các trợ lý thực thi mệnh lệnh.
Tuyên bố sau đó từ ông Biden vào ngày 1/12 đã cho thấy tâm trạng của một tổng thống đau khổ. Cuối cùng, ông không thể tách rời bổn phận của một người cha khỏi những lời hứa nguyên tắc trong nửa thế kỷ của mình với tư cách là một chính trị gia.
Ông Biden nói: "Không ai khi nhìn vào các tình tiết trong vụ án của Hunter có thể đưa ra kết luận nào khác ngoài việc Hunter bị nhắm đến chỉ vì là con trai tôi - và điều đó là sai. Đã có một nỗ lực nhằm hủy hoại Hunter - người đã cai nghiện được 5 năm rưỡi, ngay cả khi phải đối mặt với những cuộc tấn công không ngừng và sự truy tố có chọn lọc. Khi cố gắng hủy hoại Hunter, họ đã cố gắng hủy hoại tôi - và không có lý do gì để tin rằng điều này sẽ dừng lại ở đây. Đủ rồi".
Quyết định gây chấn động này đã tạo ra một làn sóng phản ứng mạnh mẽ, bao gồm cả các cựu quan chức Nhà Trắng và đảng Dân chủ.
Quyết định của tổng thống Biden cũng khiến các quan chức hiện tại của Nhà Trắng, một số người từng công khai cho rằng ông Biden sẽ không ân xá cho Hunter Biden, phải chật vật giải thích về sự thay đổi.
"Tổng thống hành động vì những vụ án này bị ảnh hưởng quá nhiều về mặt chính trị và vì những điều mà các đối thủ chính trị của ông đang cố gắng làm", bà Karine Jean-Pierre, Thư ký Báo chí Nhà Trắng, thông tin với các phóng viên trên chuyến bay Air Force One tới Angola, nơi ông Biden thực hiện chuyến công du trong tuần này.
Bà Jean-Pierre đã trả lời nhiều câu hỏi từ các phóng viên, những người đã chất vấn ý kiến cho rằng hệ thống này hoạt động không công bằng với Hunter Biden, và đặt câu hỏi liệu Tổng thống Biden có đồng ý với ông Trump, người nhiều lần tuyên bố rằng hệ thống bị sử dụng như một vũ khí chống lại ông hay không.
"Ông Biden tin vào Bộ Tư pháp. Ông ấy đã nói điều đó trong tuyên bố của mình. Ông ấy tin rằng chính trị nguyên bản đã làm ảnh hưởng đến quá trình này và dẫn đến một sự sai lầm trong công lý", bà Jean-Pierre nói.
John Morgan, một nhà tài trợ lâu năm của đảng Dân chủ, người gần đây đã tham dự buổi tiếp đón các nhà ủng hộ ông Biden tại Nhà Trắng, cho biết ông tin rằng tổng thống cảm thấy vô cùng có lỗi trước các vấn đề pháp lý của Hunter, điều mà gia đình ông Biden tin rằng chúng trở nên nghiêm trọng như vậy chỉ vì Hunter là con trai ông.
Ông Morgan nói: "Tổng thống Biden có tình yêu sâu sắc với con trai mình. Ông ấy đã mất 2 người con cùng người vợ đầu tiên. Tình yêu của một người cha mạnh mẽ đến mức ông ấy sẵn sàng gánh chịu mọi áp lực đang ập đến".
Bảo Châm
Theo NYT" alt=""/>"Cuộc đấu tranh" của ông Biden trước lệnh ân xá cho con trai