Long đong phận Tấm trong sách giáo khoa

- Trong hành trình vào trường phổ thông,đongphậnTấmtrongsáchgiálịch bóng đá ngoai hang anh ở mỗi đời sách giáo khoa (SGK), truyện Tấm Cám lại có một số phận mới. Lúc thì đưa nguyên bản kể của Vũ Ngoc Phan, Nguyễn Đổng Chi; khi lại sửa chữa, cắt gọt và có lúc thì loại bỏ; mà gần như cùng một lý do: để phù hợp với mục đích giáo dục.


Lần sửa chữa truyện Tấm Cám gần đây nhất là bộ SGK mới được thí điểm vào năm 2005, bắt đầu sử dụng rộng rãi năm 2006, cô Tấm có đến hai số phận trong hai bộ sách Ngữ Văn lớp 10 cơ bản và nâng cao.

 

Mỗi nhà soạn sách tín nhiệm và ưu tiên cách kể của một tác giả khác nhau nên Tấm Cám ở sách Ngữ văn 10 cơ bản khác với nâng cao ở chỗ: Cô Tấm ở sách cơ bản thể hiện khá rõ ý định trả thù cô Cám khi cô Cám hỏi nghệ thuật làm đẹp và tự tay thực hiện việc dội nước sôi cho Cám. Ngược lại, cô Tấm ở sách nâng cao không thể hiển rõ ràng ý định báo thù như vậy, cũng không tự mình làm việc đó.

 

GS Chu Xuân Diên cho biết, khi đưa vào SGK nâng cao, ông đã thay đổi một số câu chữ ở đoạn kết theo cách kể trung tính vốn rất phổ biến ở thể loại truyện cổ tích. Nghĩa là chỉ kể lại sự việc, không bình luận, không thể hiện suy nghĩ, tính toán hay ý đồ của nhân vật. Theo ông, cách kể này làm nhẹ nhàng hơn cái kết của Tấm Cám, phù hợp với suy đoán của ông là trong nguyên thủy, có thể cô Tấm thực lòng muốn giúp cô Cám vì niềm tin vào việc tái sinh bằng nước sôi mà cô từng trải qua trong nguyên bản của G.Jeanneau (1886).

 

Bóng đá
上一篇:Nhận định, soi kèo Al
下一篇:Soi kèo góc Las Palmas vs Osasuna, 3h00 ngày 25/1