Theo Thứ trưởng, Cẩm nang là công cụ hết sức quan trọng, bởi nó trao cho cộng đồng, cho người sử dụng mạng Internet, khi tham gia vào không gian số hàng ngày, có công cụ để cùng nhận biết, ứng xử phù hợp và góp phần chung tay loại trừ tin giả, tin sai sự thật trên không gian mạng.
“Tham gia vào không gian số, một việc quan trọng là cần trang bị cho người dùng công cụ để nâng cao sức đề kháng, nhận biết được tin giả để không chia sẻ, phát tán nó. Cẩm nang cũng giúp nhận biết trong việc phát tán tin giả, đâu là hành vi cố tình, được tổ chức với dụng ý xấu, trục lợi từ việc đó”, Thứ trưởng chia sẻ.
Giới thiệu về Cẩm nang, Cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử (PTTH&TTĐT) Lê Quang Tự Do cho hay, mục tiêu Bộ TT&TT hướng tới khi xây dựng ấn phẩm này là nâng cao nhận thức về trách nhiệm trên không gian mạng cho người dùng Internet ở Việt Nam.
Cẩm nang cũng cung cấp các thông tin, kỹ năng cơ bản nhất để các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia không gian mạng có kiến thức tổng quan, cần thiết để nhận biết, ứng phó và xử lý có hiệu quả với tình trạng tin giả, tin sai sự thật có xu hướng tăng trên không gian mạng hiện nay.
Cẩm nang được xây dựng căn cứ các quy định của pháp luật, Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội của Bộ TT&TT, các quy trình xử lý thông tin của Trung tâm xử lý tin giả Việt Nam (VAFC); cũng dựa trên các vấn đề thực tế mà người sử dụng thường gặp khi tương tác trên môi trường mạng và tham khảo các tài liệu nghiên cứu, kinh nghiệm thực tế của một số nước và các nguyên tắc cộng đồng của các nền tảng xuyên biên giới lớn.
Về mặt hình thức trình bày, Cẩm nang đáp ứng yêu cầu có tính ứng dụng cao, dễ dàng tiếp cận với người sử dụng. Còn về nội dung, Cẩm nang được trình bày thành 2 phần, trong đó phần đầu tóm tắt ngắn gọn, dễ hiểu, dễ sử dụng, là những kỹ năng cơ bản để người sử dụng có thể nhận biết, ứng phó và xử lý có hiệu quả khi gặp một tin giả, tin sai sự thật.
Phần tiếp theo đi vào những kiến thức cụ thể như khái niệm tin giả trên không gian mạng; Hướng dẫn nhận biết tin giả, tin sai sự thật trên không gian mạng; tác động của tin giả, tin sai sự thật trên không gian mạng; trách nhiệm của người dùng và nhà cung cấp dịch vụ khi hoạt động trên không gian mạng; quy trình rà quét, phát hiện và xử lý tin giả trên không gian mạng; các quy định xử phạt; những câu hỏi thường gặp.
Bộ tài liệu “Cẩm nang phòng chống tin giả, tin sai sự thật trên không gian mạng” được phát hành theo sách in và sách điện tử do Nhà xuất bản TT&TT phát hành. Song song đó, cẩm nang cũng được phổ biến trên các mạng xã hội lớn qua hình thức các video clip ngắn, dễ hiểu.
Người dùng Internet hiện có thể truy cập vào cổng thông tin điện tử của Cục PTTH&TTĐT tại địa chỉ abei.gov.vn để xem, tải bản điện tử của Cẩm nang. Đại diện Cục PTTH&TTĐT cũng cho biết, Cẩm nang sẽ liên tục được cập nhật, chỉnh sửa, bổ sung để phù hợp với sự thay đổi trong chính sách quản lý cũng như để ứng phó với những tình huống mới trên không gian mạng.
" alt=""/>Bộ TT&TT ra cẩm nang phòng chống tin giả, tin sai sự thật trên không gian mạngTheo ông Bùi Trường Thi, CTO Vconnex, các yêu cầu về an ninh và bảo mật camera của Bộ TT&TT có thể tạo ra một số tác động quan trọng đối với thị trường camera Việt Nam.
Đầu tiên, đó là việc nâng cao nhận thức chung về tầm quan trọng của an ninh, bảo mật trong ngành công nghiệp camera. Để tuân thủ các yêu cầu của Bộ TT&TT, các nhà sản xuất sẽ phải cải thiện chất lượng và tính an toàn của sản phẩm. Điều này vô hình chung sẽ thúc đẩy sự cạnh tranh và tạo ra sự lựa chọn tốt hơn cho người tiêu dùng.
“Các yêu cầu mới có thể tạo ra áp lực về chi phí phát triển và sản xuất, tác động đến giá cả và sức cạnh tranh trên thị trường camera, đặc biệt là đối với các nhà sản xuất nhỏ hoặc mới vào ngành. Các sản phẩm sẽ được sàng lọc trước khi đưa ra thị trường, từ đó loại bỏ hàng kém chất lượng”, ông Thi đánh giá.
Việc gia tăng chi phí có thể gây ảnh hưởng ngắn hạn nhưng sẽ mang tới lợi ích dài hạn cho các đơn vị làm chủ công nghệ, có khả năng thay đổi nhanh để đáp ứng với các yêu cầu mới. Đây được xem là tín hiệu tích cực đối với thị trường cũng như người tiêu dùng.
Cơ hội để các sản phẩm camera Make in Viet Nam lên ngôi?
Theo thống kê của Pavana của Việt Nam, tính đến tháng 10/2022, Việt Nam nhập khẩu trung bình 5 triệu camera giám sát mỗi năm, trong đó hơn 90% camera có xuất xứ Trung Quốc. Tuy vậy, với các tiêu chí bảo mật ngày càng khắt khe hơn, điều này có thể sẽ tạo ra những thay đổi lớn trên thị trường camera giám sát.
Với góc nhìn của Vconnex, ông Bùi Trường Thi đánh giá, camera giám sát trên thị trường hầu như đều sử dụng hạ tầng quản lý đặt ở nước ngoài, không đáp ứng được yêu cầu về bảo vệ dữ liệu cá nhân. Đây là cơ hội lớn để các sản phẩm Make in Viet Nam để có thể chiếm lĩnh thị trường camera.
Khuyến nghị mới từ Bộ TT&TT có thể tạo ra cơ hội cho các sản phẩm camera Make in Viet Nam lên ngôi. Các nhà sản xuất camera nội có thể tận dụng cơ hội này để cải thiện chất lượng và tính an toàn của sản phẩm, từ đó tạo ra một hình ảnh tích cực về uy tín thương hiệu.
Theo ông Thi, lợi thế của các công ty camera Việt Nam nằm ở khả năng tùy chỉnh và phản ứng nhanh trước các yêu cầu cụ thể từ phía cơ quan quản lý. Điều này giúp họ nhanh chóng thích nghi và tuân thủ các quy định mới hơn so với các nhà sản xuất ngoại.
Trong bối cảnh đó, các nhà sản xuất camera Việt Nam có thể tìm kiếm cơ hội hợp tác và liên kết với các đối tác trong và ngoài nước để chia sẻ kiến thức, công nghệ và tài nguyên, từ đó tăng cường khả năng cạnh tranh, phát triển sản phẩm.
Để camera Make in Viet Nam thực sự lên ngôi, nhà sản xuất cần đảm bảo sản phẩm của họ đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng, an toàn và bảo mật. Camera Việt Nam cũng phải có khả năng cạnh tranh về giá cả và tính năng so với các sản phẩm nhập ngoại.
Ông Đinh Cao Sơn, Giám đốc Sản phẩm FPT Camera tin rằng, các quy định mới sẽ tạo ra cơ hội lớn cho các sản phẩm camera Make in Viet Nam phát triển và chiếm lĩnh thị trường. Bằng cách đảm bảo tuân thủ các yêu cầu an ninh và bảo mật, các sản phẩm trong nước có thể lấy được niềm tin của người dùng, tăng sức cạnh tranh trên thị trường nội địa và quốc tế.
“Các doanh nghiệp cần đầu tư vào nghiên cứu và phát triển công nghệ, cải thiện quy trình sản xuất và chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu để cạnh tranh với các đối thủ quốc tế”, ông Sơn nhận định.
Có góc nhìn thận trọng hơn, ông Đoàn Mạnh Hà, Giám đốc điều hành Bkav AI cho hay, đây sẽ vừa là cơ hội, vừa là thách thức cho các nhà sản xuất camera Make in Viet Nam. Đó có thể là bước đệm để sản phẩm đáp ứng được các yêu cầu của châu Âu cũng như thế giới, qua đó mở rộng thị trường cho các nhà sản xuất camera trong nước.