Thai hóa đá là gì?
Mang thai hóa đá - một hiện tượng hiếm gặp
Thai hóa đá có ảnh hưởng gì đến sức khỏe người mẹ không?
Trường hợp mang thai hóa đá đầu tiên trên thế giới
Vào năm 1582, trường hợp mang thai hóa đá đầu tiên được phát hiện. Đó là một phụ nữ 68 tuổi tại Pháp có tên là Colombe Chatri. Thai nhi hóa đá đã nằm trong bụng cụ bà 28 năm trước khi được phẫu thuật đưa ra ngoài.
Thai nhi hóa đá 60 năm trong bụ cụ bà 91 tuổi
Bà Estela Meléndez, 91 tuổi sống tại thị trấn La Boca, ven sông Rapel của Chile. Khi bà Meléndez gặp nhiều khó khăn về sức khoẻ, đồng thời nghĩ mình đang mang một trong bụng một khối u nhưng lại không có ý định đi khám bác sĩ. Tuy nhiên sau một lần bị ngã bà đã đến bệnh viện kiểm tra, và thông qua hình ảnh chụp X-quang, bác sỹ bác sĩ đã thấy trong bụng bà có một thai nhi, và nó đã nằm trong tử cung của bà hơn 60 năm.
Bào thai bị chết lưu trong thời kỳ thai nghén nhưng bà Estela không hề biết. bởi vậy bào thai này vẫn luôn nằm trong tử cung bà rồi từ từ vôi hóa. Cũng may, thai nhi không gây ảnh hưởng lớn đến người mẹ.
Thai hóa đá tồn tại 40 năm trong bụng cụ bà 82 tuổi
Tháng 12/2013, các bác sĩ tại thành phố Bogota, Colombia đã ghi nhận một trường hợp thai hóa đá có độ tuổi lên tới 40. Cụ bà 82 tuổi trước đó đã nhập viện do đau bụng dữ dội. Ngay sau khi tiến hành chụp X-quang các bác sĩ đã xác định bào thai đã hóa đá nằm trong tử cung của cụ bà. Lập tức, bà cụ được chuyển đến một bệnh khác để phẫu thuật nhằm lấy cái thai ra.
Cụ bà 92 tuổi ở Trung Quốc mang thai hóa đá gần 60 năm
Năm 2009, bà Huang đến bệnh viện khám bệnh do bị đau vùng bụng. Sau khi chụp X-Quang, bác sĩ đã rất ngạc nhiên khi thấy trong bụng bà có một cái thai đã hóa đá. Và theo họ cái thai đã chết trong dạ con năm bà 32 tuổi.
Cụ bà 75 tuổi mang thai hóa đá 46 năm
Một phụ nữ 75 tuổi người Ma-rốc tên là Zahra Aboutalib cũng được phát hiện đã mang thai nhi trong người suốt 46 năm, bắt đầu từ năm 26 tuổi.
Thai nhi 40 tuổi nằm trong bụng cụ bà 76 tuổi
Tại Việt Nam, một trường hợp thai nhi hóa đá được phát hiện ở tỉnh Khánh Hòa. Bà cho biết lần mang thai cuối cùng của bà cách đây 40 lần. Lần đó bà bị chảy nhiều máu nên cứ nghĩ đã mất con, nhưng không ngờ thai nhi vẫn nằm trong bụng bà trong suốt thời gian đó.
Vào năm 2014, khi thấy cơ thể liên tục bị đau nhức, đau cột sống, thắt lưng và vùng hạ vị dữ dội nên gia đình đã đưa bà vào viện khám và điều trị. Qua thăm khám và chụp X-quang tại bệnh viện, các bác sỹ đã phát hiện vùng tiểu khung có khung xương của một thai nhi. Qua đó bác sỹ chẩn đoán: Trong ổ bụng cụ bà có thai chết lưu rồi thành thai đá.
Dương Uyên(tổng hợp)
" alt=""/>Một số trường hợp mang thai hóa đá điển hình trên thế giớiBệnh nhân khỏe mạnh sau can thiệp nút túi phình
Sau khi hội chẩn liên khoa, bệnh nhân lập tức được chuyển phòng can thiệp nút túi phình bằng phương pháp can thiệp nội mạch tối thiểu dưới sự hỗ trợ của hệ thống chụp mạch số hóa xóa nền.
Sau nút túi phình, tuần hoàn động mạch não của bệnh nhân hồi phục trở lại. Bệnh nhân tỉnh táo, đi lại được ngay sau can thiệp.
Theo thống kê, khoảng 3-5% dân số Việt Nam bị phình động mạch não, song phần lớn không cần điều trị nếu kích thước nhỏ. Nguyên nhân phình mạch não chưa rõ, tuy nhiên có liên quan đến một số yếu tố nguy cơ như chấn thương, nhiễm trùng, huyết áp cao, hút thuốc, bệnh thận, di truyền…
Khoảng 2/3 số trường hợp mắc phình mạch não có nguy cơ bị đột quỵ trước 40 tuổi.
Khi túi phình kích cỡ lớn sẽ chèn ép các tổ chức xung quanh gây đau đầu mạn tính, uống thuốc không khỏi, chèn ép dây thần kinh số 3 gây sụp mi, chèn dây thần kinh số 2 gây mờ mắt hoặc mù, thậm chí xuất hiện cơn co giật, động kinh…
Trường hợp bị vỡ sẽ khiến máu chảy tràn trong não (đột quỵ xuất huyết não) khiến người bệnh đau đầu dữ dội, nôn, buồn nôn, liệt nửa người, lơ mơ và hôn mê nếu chảy máu nhiều.
Mục tiêu của điều trị dị dạng mạch máu não là dự phòng xuất huyết do vỡ và tái vỡ với 3 phương pháp chính: Can thiệp nội mạch làm tắc búi dị dạng, phẫu thuật mở truyền thống lấy dị dạng và xạ phẫu Gamma Knife.
Ở giai đoạn sớm, phình mạch não kích cỡ nhỏ không có triệu chứng, hầu hết được chẩn đoán khi tình cờ chụp mạch não điều trị bệnh lý khác.
Để phát hiện sớm bệnh, người dân khi thấy những dấu hiệu như đau đầu thường xuyên, hoặc đột ngột đau dữ dội, nôn, buồn nôn, bất ngờ co giật, tê liệt người… cần đến các bệnh viện kiểm tra ngay vì đó có thể là dấu hiệu phình mạch não kích thước lớn, cần can thiệp.
Thúy Hạnh
Nam bệnh nhân tiên lượng tử vong 100% do máu chảy máu não thất nặng, không thể dẫn lưu ra ngoài.
" alt=""/>Chóng mặt và buồn nôn, không ngờ mạch náu não sắp vỡ tungTại Việt Nam, hầu hết trường hợp mang thai ngoài 50 tuổi đều nhờ can thiệp hỗ trợ sinh sản, ít trường hợp mang thai tự nhiên.
Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội hồi tháng 7 đón thai thành công cho một sản phụ ngoài 50 tuổi quê ở Sơn La. Điều đặc biệt là trường hợp này mang thai tự nhiên, lúc phát hiện thai đã 18 tuần. Vợ chồng chị đã có 2 con gái, họ cũng đã lên chức ông bà ngoại được gần 2 năm nay.
Trước đó, vào tháng 4, Bệnh viện 354 Hà Nội cũng đỡ đẻ thành công cho người phụ nữ 51 tuổi quê Bắc Kạn, đã có cháu nội. Thai phụ này vì thấy bất thường trong bụng, cảm giác có “động đậy”, đi khám thì phát hiện thai đã ở tuần thứ 22.
Theo các bác sĩ, phụ nữ mang thai và sinh đẻ khi đã lớn tuổi đối diện nhiều nguy cơ như tiền sản giật, tiểu đường. Mẹ càng lớn tuổi, nguy cơ con bị dị tật bẩm sinh, chậm phát triển cũng tăng theo.
Ở Việt Nam, năm 2017, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội công bố lần đầu tiên ở Việt Nam có người phụ nữ sinh con tuổi 60. Năm 2021, Bệnh viện Phụ sản tỉnh Thanh Hóa giúp người phụ nữ 61 tuổi ở huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa) làm mẹ, chồng bà năm đó 68 tuổi. Đầu tháng 6, Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng cũng đón thành công bé gái 3,1kg là con của cặp vợ chồng vợ 60 tuổi, chồng 63 tuổi. Cả 3 trường hợp đều có con nhờ thụ tinh trong ống nghiệm.