Tuy vậy, theo nhận định của ông Nguyễn Huy Dũng, Cục trưởng Cục ATTT, tình hình an ninh mạng những tháng cuối năm nay và đầu năm sau sẽ diễn biến phức tạp.
Điều này là bởi, cứ mỗi khi tình hình Biển Đông căng thẳng, các nhóm hacker Trung Quốc lại hoạt động mạnh và có chiều hướng gia tăng. Nhiều nhóm hacker đã nằm vùng trong các hệ thống của nước ta từ trước đó.
Mặc dù đã biết có tình trạng này xảy ra tuy nhiên chúng ta vẫn chưa thể xử lý được triệt để, ông Nguyễn Huy Dũng - Cục trưởng Cục ATTT nói.
Theo Cục trưởng Cục ATTT, từ trước đến nay, nhận thức của chúng ta vẫn thiên theo hướng bảo vệ chủ quyền mang tính truyền thống, về lãnh hải, lãnh thổ. Tuy vậy, chủ quyền quốc gia trên không gian mạng cũng là một vấn đề cần hết sức lưu tâm.
Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều vấn đề về chủ quyền quốc gia trên không gian mạng. Ví dụ về điều này là việc dữ liệu người Việt Nam hiện đang ở đâu? Ai là người hiểu được hành vi của người dân cũng như các cơ quan, tổ chức Việt Nam trên không gian mạng?
Trong thời gian tới, Cục ATTT sẽ triển khai một số biện pháp cụ thể để xử lý vấn đề này. Điều đó chỉ có thực hiện bằng việc thúc đẩy sự phát triển của các platform (nền tảng) Việt Nam, tạo ra một lựa chọn khác cho người sử dụng Việt Nam, từ đó bảo vệ chủ quyền số quốc gia trên không gian mạng.
![]() |
Diễn tập quốc gia về ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng năm 2019 vừa diễn ra tại Hà Nội. Ảnh: Trọng Đạt |
Việt Nam tăng 50 bậc trong bảng xếp hạng thế giới về an ninh mạng
Thời gian qua cũng đã xuất hiện nhiều tín hiệu tích cực về công tác đảm bảo an toàn an ninh mạng tại Việt Nam. Theo báo cáo toàn cầu của ITU năm 2018 về an toàn an ninh mạng, Việt Nam hiện thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu trong bảng xếp hạng toàn cầu. Nhóm này bao gồm những quốc gia có mức độ cam kết về an toàn an ninh mạng cao và quan tâm nhiều đến an toàn an ninh mạng.
Đây là một bước chuyển mình lớn của Việt Nam khi mà trong năm 2017, chúng ta vẫn còn đang ở vị trí thứ 100 trong bảng xếp hạng này. Đáng chú ý khi điểm số tuyệt đối của Việt Nam trong năm 2018 (0.693) tăng gấp 3 lần so với năm 2017 (0,245).
Việt Nam hiện xếp thứ 5 về chỉ số an toà an ninh mạng tại khu vực ASEAN, thua Singapore, Malaysia, Thái Lan và Myanmar, ông Nguyễn Huy Dũng - Cục ATTT cho biết.
Đánh giá của ITU dựa trên 5 nhóm chỉ tiêu chính là pháp lý, kỹ thuật, hợp tác, tổ chức và nâng cao năng lực. Chia sẻ kỹ hơn về điều này, vị lãnh đạo Cục ATTT cho rằng, cả 5 nhóm chỉ số của Việt Nam về an toàn thông tin đều có sự gia tăng, trong đó nhóm pháp lý, hợp tác và nâng cao năng lực có sức tăng mạnh nhất.
![]() |
Ông Nguyễn Huy Dũng - Cục trưởng Cục ATTT (Bộ TT&TT) |
Nhìn nhận nguyên nhân tăng đến 50 bậc trong bảng xếp hạng về an toàn thông tin năm 2018, Cục ATTT cho biết thời gian qua các đơn vị thuộc Bộ đã phối hợp cùng nhau để cung cấp thông tin và dẫn chứng cụ thể, kịp thời cho các tổ chức quốc tế, giúp họ có cái nhìn đầy đủ hơn về tình hình an toàn an ninh mạng Việt Nam.
Theo ông Nguyễn Huy Dũng, việc đạt ngưỡng điểm gần như tuyệt đối (0,183/0,2) trong nhóm chỉ tiêu về tổ chức cho thấy hành lang pháp lý và hệ thống tiêu chuẩn trong lĩnh vực an ninh mạng của Việt Nam đã từng bước được hoàn thiện.
Việt Nam là một trong số những nước cho ra đời các văn bản tiên phong về lĩnh vực an toàn an ninh mạng. Ngay từ năm 2016, Việt Nam đã có bộ luật riêng về an toàn an ninh mạng, sớm hơn cả một nước phát triển hơn là Nhật Bản.
Nguyên nhân thứ 3 góp phần thay đổi thứ hạng an toàn thông tin Việt Nam là trong năm 2018 vừa qua, không có sự cố nghiêm trọng nào gây ảnh hưởng tới hình ảnh quốc gia trong lĩnh vực này.
Cục ATTT xác định sẽ tập trung vào nhiều nhóm giải pháp để tiếp tục duy trì và nâng cao thứ hạng của Việt Nam trong lĩnh vực an toàn thông tin trong thời gian tới.
Trọng Đạt
" alt=""/>Có một Biển Đông trên không gian mạngÔng Đỗ Việt Thắng cho rằng, tình trạng lỗ hổng ATTT không được vá và cập nhật thường xuyên là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng này. Bên cạnh đó, việc người Việt vẫn có thói quen xài phần mềm crack, không bản quyền đã tạo điều kiện cho sự phát tán và lây nhiễm của các loại mã độc.
Việt Nam hiện xếp thứ 4 thế giới về phát tán thư rác (phishing e-mails). Ở chiều ngược lại, Việt Nam cũng là quốc gia hứng chịu nhiều các cuộc tấn công thông qua emails, chiếm 5,09% số vụ tấn công bằng hình thức này trên thế giới.
![]() |
Biểu đồ về số vụ tấn công thông qua tài khoản email. Việt Nam hiện cũng nằm trong top đầu do người dùng dễ bị đánh lừa bởi email giả mạo. |
Vị đại diện của Ban Cơ yếu Chính phủ cho rằng, các mã độc lây lan qua thư điện tử là phương thức chủ yếu mà các hacker sử dụng để tấn công vào các hệ thống thông tin Việt Nam.
Thống kê của Ban Cơ yếu Chính phủ cho thấy, chỉ trong ngày 29/7 vừa qua, đơn vị này ghi nhận tới hơn 42.000 lượt tấn công mã độc được thực hiện thông qua con đường này.
Người Việt chủ quan với mail cơ quan, lừa cài mã độc rất dễ
Theo ông Kenzo Masamoto - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu bảo mật Macnica Networks, đồng thời là chuyên gia tư vấn bảo mật cho Chính Phủ Nhật Bản, số vụ email lừa đảo nhằm cài cắm mã độc đang gia tăng một cách chóng mặt.
![]() |
Ông Kenzo Masamoto - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu bảo mật Macnica Networks. Ảnh: Trọng Đạt |
Những kẻ tấn công rất dễ dàng để khai thác vào các hệ thống email văn phòng nhờ sử dụng các nguồn thông tin mở (OSINT). Lợi dụng các địa chỉ được khai thác từ các trang web đen, các tệp PDF, tin tặc sau đó sẽ tạo ra các email giả thoạt nhìn giống hệt như email thật. Mục tiêu của chúng thường nhằm vào các tài khoản email, khiến nạn nhân tin tưởng và sau đó thực hiện hành vi lừa đảo chuyển tiền.
Tin tặc thường sử dụng các tên miền na ná để nhắm tới việc đánh lừa nạn nhân là người trong một công ty, tổ chức. |
Cùng chung quan điểm này, ông Đỗ Việt Thắng - Phó Giám đốc Trung tâm CNTT & Giám sát An ninh mạng cho rằng, ở Việt Nam, việc giả mạo email cực kỳ dễ.
Người Việt thường có tâm lý tuân thủ mệnh lệnh cấp trên. Do vậy, những email giả danh từ cấp trên khiến người dùng dễ mất sự cảnh giác và hay bị đánh lừa.
“Nếu nhận được email có địa chỉ na ná email của sếp, phải đến 90% người dùng sẽ bất chấp tất cả và click vào đường link trong bức thư này. Kỳ thực, đây chính là nguồn lây nhiễm mã độc”, ông Thắng nói.
![]() |
Ông Đỗ Việt Thắng - Phó Giám đốc Trung tâm CNTT & Giám sát An ninh mạng (Ban Cơ yếu Chính phủ). Ảnh: Trọng Đạt |
Thông thường, mỗi người sẽ sở hữu khoảng hai địa chỉ email, một cho cá nhân và một cho công việc. Theo ông Đỗ Việt Thắng, tại Việt Nam, email cá nhân thường an toàn hơn email công việc, điều này ngược hoàn toàn so với xu thế chung của thế giới.
Lý giải cho điều này, vị chuyên gia về ATTT cho rằng, người dùng Việt Nam lười cập nhật mật khẩu và gần như không quan tâm đến vấn đề ATTT với email công việc. Cùng chung chủ tài khoản, thế nhưng email cá nhân thường được để ở chế độ xác thực 2 bước, trong khi đó, với email công việc thì lại không.
Bên cạnh việc lừa đảo email, người Việt cũng dễ bị lây nhiễm mã độc qua đường USB. Ghi nhận của Ban Cơ yếu Chính phủ cho thấy, đã có nhiều mã độc có chủ đích được viết để nhắm vào từng cơ quan một.
Hiện đã có USB chuyên về bảo mật, tuy nhiên do cơ chế phức tạp và kém tiện dụng, người dùng thường chủ quan và ít sử dụng loại thiết bị này. Đây chính là các lỗi nhận thức dẫn tới khủng hoảng về an toàn thông tin của người Việt.
Trọng Đạt
" alt=""/>Giả mạo email, lừa cài cắm mã độc tại Việt Nam quá dễNăm học 2022-2023, Trường THPT Lương Thế Vinh được tuyển 675 chỉ tiêu. Tuy nhiên, trong quá trình tuyển sinh, đơn vị này đã tuyển vượt 135 em.
Trường này đã có các văn bản đề xuất lên TP Cẩm Phả và Sở GD-ĐT Quảng Ninh đề xuất tăng thêm chỉ tiêu nhưng không được chấp thuận. Nguyên nhân là do trường không đảm bảo được quy định về diện tích đất, đồng thời để ổn định quy mô của trường trong năm học tiếp theo và không ảnh hưởng đến tỷ lệ phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS trên địa bàn TP Cẩm Phả.
Theo Sở GD-ĐT Quảng Ninh, việc Trường THPT Lương Thế Vinh tổ chức tuyển sinh trái với các quy định đã ảnh hưởng xấu đến hình ảnh nhà trường, tạo dư luận không tốt trong nhân dân.
Nhà trường tổ chức cho học sinh học tập từ ngày 18/7 khi chưa công bố kết quả tuyến sinh. Đến thời điểm hiện tại, nhà trường không tiếp nhận hồ sơ của một số học sinh trúng tuyển, trả lại hồ sơ cho học sinh không đủ điều kiện trúng tuyển, gây bức xúc cho phụ huynh và học sinh, đặc biệt là những học sinh đã được nhận hồ sơ, đang học tại trường.
Quảng Ninh yêu cầu chủ đầu tư của Trường THPT Lương Thế Vinh và Ban Giám hiệu khẩn trương đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, bố trí đội ngũ cùng các điều kiện khác, đảm bảo không ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học của nhà trường.
" alt=""/>Vụ 135 học sinh bị 'đuổi' bất ngờ: Chính quyền phải tăng chỉ tiêu lớp 10