- Thời gian vừa qua, một số hãng bảo mật trên thế giới đưa ra các bản công bố nhận định về tình hình lây nhiễm mã độc. Có một điểm chung là các báo cáo này đều liệt Việt Nam vào danh sách các quốc gia bị lây nhiễm hoặc có nguy cơ lây nhiễm phần mềm độc hại cao trên thế giới, cùng với một số nước đang phát triển khác ở Đông Nam Á như Myanmar, Indonesia…. |
Ảnh: CBS News. |
Tuy nhiên, mỗi hãng lại đưa ra một phương thức thu thập dữ liệu và đánh giá khác nhau, không cùng chung một hệ quy chiếu. Số liệu để các hãng quốc tế nói trên xây dựng báo cáo được thu thập dữ liệu từ người sử dụng thiết bị, phần mềm của hãng (như hệ điều hành Windows, phần mềm diệt virus của hãng đó…) nên phụ thuộc vào tỉ lệ người sử dụng tại mỗi quốc gia, có thể không phản ánh được toàn bộ tình hình lây nhiễm của Việt Nam cũng như trên toàn thế giới.
 |
Ông Ngô Tuấn Anh, Phó chủ tịch Phụ trách An ninh mạng Bkav. |
Chia sẻ về việc Việt Nam vẫn là một trong các quốc gia có tỷ lệ lây nhiễm mã độc cao, ông Ngô Tuấn Anh, Phó chủ tịch Phụ trách An ninh mạng Bkav cho biết “Việt Nam là một trong các nước hạ tầng công nghệ thông tin, viễn thông cũng như mức độ ứng dụng tốt so với các nước đang phát triển trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên hành vi, thói quen sử dụng như thiếu ý thức khi truy cập vào các website không tin cậy, cài đặt phần mềm tùy tiện… là những nguyên nhân quan trọng gia tăng mã độc lây nhiễm”.
Báo cáo An toàn thông tin Việt Nam 2015 do Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông xuất bản đã chỉ ra rằng: 7 dòng phần mềm độc hại phổ biến nhất tại Việt Nam lại không nằm trong danh sách 10 dòng phần mềm độc hại phổ biến nhất trên thế giới. Đây là một đặc điểm riêng của Việt Nam, không giống với các quốc gia khác.
Nhiều chuyên gia an toàn thông tin Việt Nam cũng nhận định rằng việc áp dụng các giải pháp an toàn thông tin nước ngoài trong nhiều trường hợp sẽ không mang lại hiệu quả bằng giải pháp của chính các doanh nghiệp trong nước (am tường đặc điểm Việt Nam hơn, phản ứng nhanh hơn trong việc hỗ trợ, cập nhật dấu hiệu v.v…). Vì vậy, việc sử dụng các giải pháp trong nước trong tình huống này là hiệu quả.
 |
Ông Triệu Trần Đức, Tổng giám đốc CMC Infosec. |
Đồng tình với các nhận định trên, ông Triệu Trần Đức, Tổng giám đốc CMC Infosec cho rằng:“Các phần mềm trong nước cũng đã chứng minh được chất lượng đạt đẳng cấp quốc tế, ví dụ như các phần mềm của Bkav, CMC đã được dịch vụ quét virus trực tuyến phổ biến nhất trên thế giới hiện nay là Virus Total tích hợp từ nhiều năm nay.”
Như vậy, tùy thuộc vào phương thức thu thập dữ liệu và cách đánh giá và mục tiêu hướng đến của mỗi đơn vị nghiên cứu an ninh mạng quốc tế, kết quả xếp hạng về lây nhiễm mã độc của Việt Nam cũng rất khác nhau, và thường chỉ mang tính tham khảo.
Về phía cơ quan quản lý nhà nước, đại diện Cục An toàn thông tin cho biết, về giải pháp lâu dài, cơ quan này đang xây dựng 02 Đề án theo Quyết định số 898/QĐ-TTg ngày 27/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ bảo đảm an toàn thông tin mạng giai đoạn 2016 - 2020.
Cụ thể, đó là “Đề án nâng cao năng lực phòng, chống phần mềm độc hại, cải thiện mức độ tin cậy của quốc gia trong hoạt động giao dịch điện tử theo hướng xã hội hóa” và “Đề án Hỗ trợ phát triển một số sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng nội địa”.
Mục tiêu của 2 đề án này là “Đến năm 2020, nâng cao uy tín giao dịch điện tử của Việt Nam, đưa Việt Nam ra khỏi danh sách 20 quốc gia có tỷ lệ lây nhiễm phần mềm độc hại và phát tán thư rác cao nhất trên thế giới theo xếp hạng của các tổ chức quốc tế”.
Nhật Hồng
" alt="7 loại mã độc nhiều nhất VN không lọt TOP 10 thế giới"/>
7 loại mã độc nhiều nhất VN không lọt TOP 10 thế giới

"Tự chủ đại học đang được mong đợi là "chiếc đũa thần" cho sự phát triển đại học Việt Nam. Tuy nhiên, hiệu quả của nó còn phụ thuộc rất nhiều vào người cầm chiếc đũa ấy, và khi có nó rồi các trường đại học sẽ “thần chú” gì" - trong bài viết gửi tới VietNamNet, GS Nguyễn Hữu Đức, Phó Giám đốc ĐHQG Hà Nội nhận định.Theo GS Nguyễn Hữu Đức, hai nhóm nội dung tự chủ là tự chủ chức năng và tự chủ thủ tục đều có trách nhiệm của các trường, đều có nguyên nhân nội tại tự các yếu tố chủ thể là các trường, các khoa, các nhà quản lý, giảng viên và người học... VietNamNet trân trọng giới thiệu nội dung bài viết.
 |
GS Nguyễn Hữu Đức, Phó Giám đốc ĐHQG Hà Nội |
Nội dung tự chủ đại học rất cô đọng nhưng nội hàm của nó lại sâu sắc, cần tìm hiểu kỹ và triển khai áp dụng một cách tài tình, có trách nhiệm. Hiệu quả của nó phụ thuộc vào việc nhận diện, cách làm và người thực hiện. Nhận diện sai, hời hợt, định hướng lệch thậm chí sẽ còn gây hệ lụy khôn lường.
Về nguồn gốc, tự chủ chỉ là thuộc tính của các trường đại học có định hướng nghiên cứu, có tầm nhìn và mục tiêu học thuật dài hạn, có đội ngũ các nhà khoa học trình độ cao và say mê các hoạt động sáng tạo. Các trường đại học tầng tinh hoa này rất cần tự chủ về học thuật và cần thực hiện tự chủ trước, tự chủ một cách toàn diện và triệt để.
Tuy nhiên, về thực chất hệ trong hệ thống đại học còn có các trường đại học thuộc nhóm đại chúng, tập trung đào tạo định hướng thực hành nghề nghiệp. Đối với các trường này tự chủ mà họ quan tâm chỉ là quy mô tuyển sinh, quy định mức học phí và mở ngành đào tạo có nhu cầu xã hội cao.
Vừa qua, chúng ta triển khai thí điểm tự chủ đối với một số trường và đang tập trung hô “thần chú” vào các nội dung này. Các nội dung và nhiệm vụ trọng tâm khác có vẻ còn hơi mờ nhạt. Trong các trường thí điểm đợt này và theo hướng này, tôi thấy có cả một số trường đại học trọng điểm, có thương hiệu. Nếu quá chú tâm vào điều này, có thể chúng ta sẽ “đại chúng hóa” mất các trường đại học tốp đầu.
Thực tế, tự chủ đại học không phải hoàn toàn còn mới ở nước ta. Nhiều yếu tố của tự chủ đã được áp dụng. Chẳng hạn: hiệu trưởng thì các trường vẫn tự chủ giới thiệu và bầu; cán bộ quản lý trực thuộc thì vẫn chính các trường bổ nhiệm; giảng viên các trường trực tiếp tuyển; chương trình đào tạo chi tiết thì cũng các trường tự xây dựng; kinh phí thì các trường tự quyết định chi theo quy chế chi tiêu nội bộ và theo các quy định chung.
Rất ít trường hợp mà hiệu trưởng các trường bầu mà lại không được cấp trên phê chuẩn, bổ nhiệm và chưa bao giờ có ai chỉ đạo, cầm tay chỉ việc bắt các trường tuyển giảng viên này, không tuyển giảng viên kia. Có chăng là các thủ tục hành chính ở nước ta còn rườm rà, phải phê duyệt qua nhiều cấp và đặc biệt là nguồn lực tài chính còn quá hạn chế.
Hiện nay, ở Malaixia, qua bài phân tích trên Policy IDEAS tháng 5/2017 vẫn thấy mức độ tự chủ đại học của họ không khá gì hơn chúng ta.
Hội đồng trường và hiệu trưởng vẫn do bộ trưởng bổ nhiệm. Hiệu trưởng đi công tác nước ngoài phải được sự đồng ý của Hội đồng trường và bộ trưởng. Các trường đại học tư hoàn toàn không sử dụng ngân sách của Nhà nước nhưng vẫn chịu sự quản lý còn chặt chẽ hơn bởi nhiều điều luật bổ sung…
Cùng mức độ tự chủ đại học như thế, nhưng Malaysia đã có đến 27 trường lọt tốp 400 châu Á, thậm chí còn có 5 trường trong nhóm 300 thế giới. Cho nên vấn đề ở đây, cần phải nhận diện ra nguyên nhân chủ yếu từ năng lực, cách làm và trách nhiệm tự chủ của các trường đại học.
Ở đây có thể phân biệt hai nhóm nội dung tự chủ: tự chủ chức năng là tự chủ của trường đại học trong xác định và thực hiện mục tiêu học thuật; và tự chủ thủ tục là sự tự chủ trong việc xác định các quy trình vận hành bên trong và bên ngoài.
Trong cả 2 nội dung đó đều có trách nhiệm của các trường. Trước hết và sau cùng đều có nguyên nhân nội tại tự các yếu tố chủ thể là các trường, các khoa, các nhà quản lý, giảng viên và người học.
Mục tiêu tự chủ theo phần tầng đại học
Ở các nước phát triển, đặc biệt là ở Hoa Kỳ, khi mà khả năng vốn hóa tri thức, khả năng tạo ra được các giá trị gia tăng và các yếu tố cạnh tranh từ hoạt động chuyển giao tri thức và công nghệ thì rất cao thì có rất nhiều trường đại học tư có mục tiêu phát triển thành đại học nghiên cứu tiên tiến.
Trong các bảng xếp hạng QS năm 2017, 27 trường đại học nghiên cứu xuất sắc nhất của Hoa Kỳ đều là trường đại học tư, trường thứ 28 mới là một trường đại học công lập ít ỏi được lọt vào tốp.
Ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam ta thì ngược lại, đại học định hướng nghiên cứu có chăng chỉ là một số rất ít trường đại học công lập. Còn lại, các trường đại học tư chủ yếu là đại học ứng dụng và thực hành với mục tiêu đào tạo nhân lực.
Nói như vậy để thấy rằng, xu thế tự chủ của các trường đại học có sứ mệnh khác nhau, thuộc tầng khác nhau sẽ có mục tiêu tự chủ khác nhau đấy.
Mục tiêu tự chủ để giải phóng các hoạt động nghiên cứu sáng tạo thì có thể mở tối đa các nấc, các khóa. Còn mục tiêu tự chủ chỉ để đào tạo thì cũng cần có điều kiện, có nấc, có quy hoạch và đảm bảo chất lượng.
Tự chủ mà chúng ta không điều khiển được sự cân bằng giữa các hoạt động đào tạo và nghiên cứu trong hệ thống, thì chúng ta chỉ có hệ thống các “trường đại học cấp 4”.
Bên cạnh đó, tự chủ đại học cũng không thể tách rời hệ thống chính trị. Quan điểm này có thể giải quyết được những vấn đề nổi cộm hàng chục năm qua của tự chủ đại học, chẳng hạn vấn đề hội đồng trường và chủ tịch hội đồng trường.
Nếu so sánh thì ở một chừng mực nào đó, vai trò của cấp ủy Đảng ở các trường đại học hiện nay có rất nhiều nét tương đồng với vai trò của hội đồng trường. Thời gian qua, khi triển khai kiểm định chất lượng đại học theo chuẩn của mạng lưới ASEAN, dù có ý tránh né, nhưng cán bộ của chúng tôi cũng đã mô tả vai trò của các cấp ủy đảng trong nhà trường và các chuyên gia kiểm định quốc tế cũng có thừa nhận sự tương đồng ấy ở một mức độ nhất định.
Khả năng tích hợp thành phần của cấp ủy Đảng với thành phần của hội đồng trường thì có thể còn phải nghiên cứu thêm, nhưng riêng việc tích hợp chức danh Bí thư đảng ủy với Chủ tịch Hội đồng trường thì tôi nghĩ là có thể thực hiện được ngay. Thực tế thì mô hình đó đã được thực hiện hiệu quả ở các trường đại học Trung quốc. Kinh nghiệm đó rất đáng tham khảo.
Về vấn đề tài chính, Trong tình trạng chuyển giao tri thức và công nghệ của nước ta, ngoài sự hỗ trợ của Nhà nước, tài chính cho nhiều trường đại học chủ yếu phụ thuộc nguồn học phí. Tuy nhiên, cách tính mức học phí hiện nay hoàn toàn chưa hợp lý và dự kiến mức học phí cho các năm tới cũng đang được dư luận rất quan tâm.
Chi phí cho đào tạo chịu ảnh hưởng chung của giá cả thị trường và mức sống trung bình của một quốc gia, cần phải được tính toán đầy đủ và công bằng. Chi phí cho hoạt động của nhà trường từ tiền điện, nước, đến mua trang thiết bị… đều chung một giá với các ngành nghề, lĩnh vực khác, không có lý do gì lại được hạch toán theo một tinh thần khác và sự chia sẻ khác.
Kinh nghiệm của một số nước người ta thường xác định mức học phí theo mức thu nhập bình quân đầu người.
Mức học phí của các trường đại học công lập Thái Lan tùy thuộc vào chất lượng của các trường, thay đổi từ mức tương đương 30 triệu đồng/năm (các trường địa phương) đến 100 triệu đồng/năm (các trường tốp đầu.
Mức thu nhập bình quân đầu người của Thái Lan nhiều năm qua chỉ duy trì ở mức 6.000 USD/năm. Năm 2016, mức thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đã tăng đến 2.600 USD/năm. Trong lúc đó, theo Nghị định 86 thì mức học phí (trừ ngành y dược) của ta cũng chỉ mức 24 triệu đồng/năm (đối với trường tự chủ tài chính) và 11,7 triệu đồng/năm (đối trường chưa tự chủ).
Đồng thời với việc Nhà nước tiếp tục thực hiện chính sách an sinh xã hội, thông tin này cũng cần được xem xét trong lộ trình thực hiện mức học phí hiện nay. Trong thời kỳ toàn cầu hóa, chi phí đào tạo phải đều có mặt bằng chung. Nước ta cũng vậy, các nhà giáo dục chưa thể có cách gì và giải pháp nào để có thể làm ra sản phẩm đào tạo có chất lượng mà chi phí rẻ hơn được.
GS. TS Nguyễn Hữu Đức(Phó Giám đốc ĐHQG Hà Nội)
" alt="“Tự chủ đại học không phải chiếc đũa thần”"/>
“Tự chủ đại học không phải chiếc đũa thần”

- Một lần nữa chủ đề "hội đồng trường" lại thu hút nhiều ý kiến tại hội nghị tham vấn sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục và Luật Giáo dục đại học do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội tổ chức ngày 15/12. |
Ngày 15/12, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội tổ chức hội nghị tham vấn về việc sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục và Luật Giáo dục đại học. |
Hiệu phó Trường ĐH Bách khoa Hà Nội Trần Văn Tớp nêu quan điểm: Đối với trường đại học công lập, để hội đồng trường thành cơ quan quyền lực, cần sửa và bổ sung một số nội dung làm rõ trách nhiệm của hội đồng trường ngay trong luật sửa đổi gắn với quyền lực. Điều này nhằm tránh dẫn đến chuyện quyền thì thuộc hội đồng trường nhưng trách nhiệm thì hiệu trưởng chịu hết.
Ông Tớp tán thành phương án hội đồng trường tổ chức quy trình bầu hiệu trưởng, trình cơ quan quản lý có thẩm quyền công nhận.
“Tuy nhiên cần xác định rõ cơ quan có thẩm quyền cụ thể là gì, bởi hiện tại Bộ, ngành, địa phương là cơ quan chủ quản. Về thành phần hội đồng trường, cũng nên giảm thành phần đương nhiên (ban giám hiệu chỉ cần hiệu trưởng và 1 phó hiệu trưởng) mà tăng thành phần đại diện cán bộ, các đơn vị, nếu đủ điều kiện có thể đưa đại diện hội sinh viên vào".
Theo ông Tớp, hiện nay, hầu hết các trường, chủ tịch hội đồng trường chưa hề tham gia quản lý cấp ban giám hiệu mà thường là cấp trưởng phòng. Trong dự thảo Luật, quy định chỉ cần có kinh nghiệm tham gia quản lý giáo dục đại học ít nhất 5 năm hoặc được đào tạo về quản trị đại học. Ông Tớp kiến nghị chủ tịch hội đồng trường phải tham gia quản lý cấp ban giám hiệu ít nhất 1 nhiệm kỳ trở lên và phải được đào tạo về quản trị đại học.
Ngoài ra, cần chỉnh sửa, bổ sung các nội dung cụ thể hơn để nhất quán quy định cho hội đồng trường.
 |
Ông Trần Văn Tớp, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội. Ảnh: Thanh Hùng. |
Ông Tớp cũng yêu cầu cần làm rõ hiệu trưởng được bầu và được công nhận hay được lấy phiếu tín nhiệm và được bổ nhiệm? Nếu hiệu trưởng được bầu thì chỉ cần cơ quan quản lý công nhận là có hiệu lực chứ sẽ không có việc bổ nhiệm. Nếu là bổ nhiệm thì hội đồng trường thực hiện quy trình lấy phiếu tín nhiệm và hội đồng trường bổ nhiệm chứ chủ tịch không có quyền bổ nhiệm hệu trưởng mà chỉ thay mặt Hội đồng để ký quyết định. Trong trường hợp này, phải bổ sung quyền của hội đồng trường.
Nhiều đại biểu cũng cùng quan điểm khi cho rằng cần làm rõ mối quan hệ giữa chủ tịch hội đồng trường và hiệu trưởng.
Ông Bùi Thanh Tùng, phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội Hải Phòng chia sẻ: “Khi chúng tôi khảo sát tại Trường ĐH Hàng hải Việt Nam thì trường cũng chia sẻ nhiều khi chủ tịch hội đồng trường gần như không có quyền gì”.
“Về thành viên hội đồng trường có những điểm cứng nhắc quá. Tại sao quy định cứ phải là Bí thư đoàn thanh niên?"
Bà Trần Thị Tâm Đan, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng, chủ tịch hLàm gì để hội đồng trường có thực chất?ội đồng trường nhất thiết phải có kinh nghiệm quản lý.
 |
Bà Nguyễn Thị Tâm Đan trao đổi với Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ. Ảnh: Thanh Hùng. |
“Có quyền giám sát hoạt động hành chính của nhà trường, do đó cần phải nghĩ đến tiêu chuẩn đối với hội đồng trường. Chủ tịch hội đồng trường tốt nhất đã kinh qua làm hiệu trưởng trường. Bởi vì anh phải giải quyết những vấn đề rất lớn mà Nhà nước giao cho một số quyền quản lý của Bộ để thực hiện tại cơ sở".
Ông Phan Thanh Bình, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng cần tránh đưa vào những khái niệm “nói thì dễ” nhưng khi vào vận hành rất khó. “Giờ tính còn cơ quan chủ quản hay không, chúng ta phải nhìn rõ. Nếu còn hay không thì thể hiện bằng quy định gì?”.
 |
Ông Phan Thanh Bình, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội. Ảnh: Thanh Hùng. |
Ông Bình cho rằng vấn đề tự chủ đại học cũng cần nhìn ở nhiều vấn đề chứ không chỉ ở góc độ hội đồng trường và hiệu trưởng.
“Hội đồng trường chỉ quyết định chiến lược, tài chính, nhân sự, nhưng quan hệ giữa nhân sự với nhau ở cơ sở đó thì sao? Hiệu trưởng mà chèn ép, thể hiện sự mất dân chủ đối với giáo viên thì không phải việc của hội đồng trường. Để giải quyết cái này có cả hội đồng nội trị,…”, ông Bình nói.
Ngoài ra cần có bộ máy để thực hiện việc giám sát hiệu trưởng và nhân sự từ trên xuống. Nhưng nếu vậy thì nảy sinh ra thêm vấn đề nhân sự, biên chế.
Do đó, ông Bình cho rằng ban soạn thảo cần nghiên cứu kỹ, nếu không dễ dẫn đến khi đưa ra cả chủ tịch hội đồng trường và hiệu trưởng đều không thể hiện vai trò của mình được hiệu quả.
Thanh Hùng

Sinh viên tham gia hội đồng trường có thiết thực?
Một trong những điểm mới gây tranh cãi trong dự thảo Luật Giáo dục Đại học sửa đổi, bổ sung là quy định sinh viên bắt buộc phải nằm trong Hội đồng trường (HĐT).
" alt="Làm gì để hội đồng trường có thực chất?"/>
Làm gì để hội đồng trường có thực chất?