当前位置:首页 > Công nghệ > Nhận định, soi kèo Karlsruher vs Hannover, 23h30 ngày 4/4: Nhiệm vụ phải thắng 正文
标签:
责任编辑:Ngoại Hạng Anh
Khi trả lời phỏng vấn của báo chí, các hiệu phó của Trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS Thanh Sơn đều cho biết chỉ nhận được thông tin vụ việc của ông Đinh Bằng My qua truyền thông và "nhà trường rất bất ngờ".
Tuy nhiên, PV Anh Tuấn, người đang trực tiếp điều tra sự việc, cho biết học sinh kể với anh rằng: “Đứa nào ngoan ngoãn sẽ được gọi lên đều đặn”. “Bất kể lúc nào ông hứng thì lại gọi tụi em lên. Sợ nhất là đang đi ở sân trường xong ông cũng kéo kéo lên phòng. Nhiều đứa thì ông nhờ thầy cô hoặc các bạn khác gọi lên"...
Nếu những lời chia sẻ của các em là đúng sự thật, thì giáo viên trong trường không thể vô can.
Sự im lặng đáng sợ
Nhà báo Thu Hà cho rằng điều kinh khủng nhất trong vụ việc này không chỉ là hiệu trưởng, mà còn là sự im lặng đáng sợ của những giáo viên khác nếu họ biết chuyện, khi vụ việc kéo dài liên tục nhiều năm.
Thầy Trần Trung Hiếu, giáo viên Trường THPT chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An) nhận định “hiệu trưởng này không chỉ xâm phạm với một học sinh và khó có thể có chuyện những hành động của ông này diễn ra nhiều lần mà không ai hay biết”.
Trường Phổ thông dân tộc nội trú Thanh Sơn (huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ) - nơi xảy ra vụ việc nhiều học sinh nam bị thầy hiệu trưởng Đinh Bằng My xâm hại tình dục. |
Thầy Tô Minh Đức, Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc nội trú Tiểu học và THCS Mẫu Sơn (xã Mẫu Sơn, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn) cũng cho rằng “Có vẻ như sự việc không phải diễn ra lần đầu tiên mà đã nhiều lần rồi và các giáo viên nhiều khả năng cũng biết. Trong trường hợp này, nếu các giáo viên biết có dấu hiệu tiêu cực thì phải lên tiếng thay vì im lặng”.
TS tâm lý học Trần Thành Nam, Chủ nhiệm khoa Các khoa học giáo dục thuộc Trường ĐH Giáo dục (ĐHQG Hà Nội) cho rằng “Nếu biết chuyện mà im lặng thì lòng tự trọng của chính những giáo viên trong ngôi trường ấy không cao”. Ông Nam nhìn nhận "các giáo viên đôi khi cũng vì áp lực về cơm áo gạo tiền, thành tích, nỗi sợ hãi bị trù dập mà triệt tiêu tất cả những phản ứng mang tính chất con người, giá trị của một cá nhân”.
Cùng ý kiến với ông Nam, chị Thu Hà bình luận thêm "Đừng dán nhãn nghề giáo là “nghề cao quý”. Đừng bắt học sinh bước chân vào trường là phải “tôn sự trong đạo”, “một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy”, đừng có ấn từ trên ấn xuống: “tiên học lễ, hậu học văn” nữa. Nghề nào cũng có người cao quý và quỷ dữ, nghề nào cũng có lúc đáng trọng và lúc đáng khinh, các con phải tỉnh táo mà lọc.
Theo chị Hà, việc nghề giáo ít được cọ xát, ít được cạnh tranh, ít bị đào thải, vào biên chế rồi là nhu nhược để yên vị… nên dễ dẫn đến sự im lặng của giáo viên khi gặp chuyện không phải của mình.
Người giúp sức cũng phải bị khởi tố
Theo ThS Phạm Văn Chung, Sở Tư pháp tỉnh Kon Tum, cơ quan chức năng cần điều tra, xác minh làm rõ có hay không sự đồng lõa, tiếp tay của các thầy cô trong vụ hiệu trưởng xâm hại tình dục trẻ em ở trường này để xử lý nghiêm những kẻ đồng phạm liên quan nếu có.
"Trong vụ việc này, nếu xác minh có thầy cô liên quan, thì có thể xem xét trách nhiệm hình sự về hành vi không tố giác tội phạm theo Điều 19 Bộ luật hình sự năm 2015. Bởi vì đây không chỉ là trách nhiệm phải làm của người thầy mà là hành vi tội phạm cần phải bị xem xét xử lý theo quy định pháp luật.
Nếu xác minh được có người liên quan, tuyệt đối không thể bỏ qua hành vi xấu xa đáng lên án của những kẻ nhân danh người thầy mà tiếp tay, thờ ơ, vô cảm với hành vi phạm tội với chính học sinh của mình" - ông Chung khẳng định.
![]() |
Ông Đinh Bằng My phát biểu tại một hoạt động ngoại khóa của trường |
Luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng văn phòng luật sư Chính Pháp (Hà Nội) băn khoăn: “Vì sao sự việc kéo dài như vậy mà không có các cấp quản lý, cấp chính quyền nào phát hiện, xử lý? Trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm và các tổ chức trong nhà trường như thế nào trong việc nắm bắt tâm lý, tư tưởng của học sinh trong thời gian học tập?".
Theo ông Cường, phải làm rõ tất cả những vấn đề như vậy mới đảm bảo công bằng, mới xem xét hết trách nhiệm của các bên liên quan.
Ông Cường cho biết pháp luật hình sự cũng quy định ngoài người trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội thì những người người giúp sức, người xúi giục người khác thực hiện hành vi phạm tội sẽ là đồng phạm với người trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội.
Bởi vậy, cơ quan điều tra cần làm rõ trong vụ việc ông My xâm hại tình dục với nhiều học sinh trong một khoảng thời gian kéo dài như vậy có sự tiếp tay, giúp sức hoặc xúi giục của người khác hay không.
“Nếu kết quả điều tra cho thấy có người đã biết là ông My lạm dụng tình dục trẻ em nhưng vẫn giúp sức hoặc xúi giục ông ta thực hiện hành vi phạm tội, thì người này cũng sẽ bị khởi tố về cùng một tội danh với vai trò đồng phạm để xử lý trong vụ án này”.
Trong vụ việc này, ông Cường cho rằng cấp quản lý nhân sự trực tiếp đối với ông Đinh Bằng My cũng không thể vô can, bởi trách nhiệm theo dõi, giám sát, đánh giá nhân sự ở cấp cơ sở.
Cụ thể, cần xem xét trách nhiệm của lãnh đạo UBND huyện và Phòng GD-ĐT huyện Thanh Sơn.
“Nếu tuyển dụng, bổ nhiệm không đúng đối tượng, không đảm bảo năng lực phẩm chất, không đúng quy trình dẫn đến không hoàn thành nhiệm vụ, gây thiệt hại tới tổ chức thì người bổ nhiệm phải chịu trách nhiệm trong công tác quản lý. Còn trường hợp bổ nhiệm đúng đối tượng, đúng tiêu chuẩn nhưng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thì người đó bị suy thoái về đạo đức, tư tưởng, bị tha hóa về nhân cách thì cũng cần xem xét trách nhiệm quản lý cán bộ của cấp ủy đảng nơi cán bộ này công tác và trách nhiệm quản lý của người, của cơ quan cấp trên”, ông Cường nói.
Trách nhiệm trong quá trình tuyển chọn, bổ nhiệm và công tác quản lý cán bộ: Khoản 3, Điều 18 Thông tư Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15/5/2011 quy định thẩm quyền bổ nhiệm hoặc công nhận Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng trường trung học như sau: Trưởng Phòng GD-ĐT (đối với trường THCS và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là THCS), Giám đốc Sở GD-ĐT (đối với trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là THPT) ra quyết định bổ nhiệm Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng đối với trường công lập, công nhận Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng đối với trường tư thục sau khi thực hiện các quy trình bổ nhiệm cán bộ theo quy định hiện hành của Nhà nước. Nếu nhà trường đã có Hội đồng trường, quy trình bổ nhiệm hoặc công nhận Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng được thực hiện trên cơ sở giới thiệu của Hội đồng trường. |
Ngân Anh - Thanh Hùng
“Thời điểm CQĐT công an huyện Thanh Sơn đọc lệnh bắt giữ ông My tại trường, ông đã nói lời xin lỗi tới toàn thể giáo viên và học sinh” - một giáo viên cho hay.
" alt="Giáo viên không vô can nếu biết hiệu trưởng xâm hại học sinh"/>Giáo viên không vô can nếu biết hiệu trưởng xâm hại học sinh
So với 3 cấp học, chương trình ở bậc Tiểu học ít biến đổi hơn cả, ngoài việc xuất hiện thêm môn học mới là Tin học và Công nghệ, cùng với việc chính thức hoá việc làm quen với tiếng Anh ở lớp 1, lớp 2.
So sánh kế hoạch giáo dục giữa chương trình giáo dục tiểu học hiện hành và chương trình giáo dục mới như sau:
(Bấm vào hình để xem chi tiết)
Mặc dù có một số thay đổi, nhưng thời lượng học môn Tiếng Việt vẫn bằng thời lượng học trong chương trình hiện hành; với 1.505 tiết (trung bình 43 tiết/tuần), chiếm 31% tổng thời lượng chương trình dành cho các môn học bắt buộc. Điều này được giải thích là để bảo đảm học sinh đọc thông viết thạo, tạo tiền đề học các môn học khác. Đối với học sinh người dân tộc thiểu số thì việc có đủ thời gian học tiếng Việt càng quan trọng.
Các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc ở tiểu học gồm 10 môn và 1 hoạt động : Tiếng Việt; Toán; Đạo đức; Ngoại ngữ 1 (Lớp 3,4,5); Tự nhiên và xã hội (Lớp 1,2,3); Lịch sử và Địa lí (Lớp 4,5); Khoa học (Lớp 4,5); Tin học và Công nghệ (Lớp 3,4,5); Giáo dục thể chất; Nghệ thuật (Âm nhạc và Mỹ thuật) và Hoạt động trải nghiệm (trong đó có nội dung giáo dục của địa phương).
Nội dung môn học Giáo dục thể chất được thiết kế thành các học phần (mô–đun); nội dung Hoạt động trải nghiệm được thiết kế thành các chủ đề; học sinh được lựa chọn học phần, chủ đề phù hợp với nguyện vọng của bản thân và khả năng tổ chức của nhà trường.
Các môn học tự chọn (dạy ở những nơi có đủ điều kiện dạy học và phụ huynh học sinh có nguyện vọng): Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 1 (dạy tăng cường ở lớp 1, lớp 2).
Chương trình giáo dục tiểu học được thiết kế để thực hiện dạy học 2 buổi/ngày, mỗi ngày bố trí không quá 7 tiết, mỗi tiết không quá 35 phút. Các cơ sở giáo dục chưa đủ điều kiện dạy học 2 buổi/ngày thực hiện kết hoạch giáo dục theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT.
Hạ Anh - Phạm Luyện
Cùng với băn khoăn này, một vấn đề được đặt ra: Ai sẽ chịu trách nhiệm về sự thành bại của lần đổi mới chương trình giáo dục phổ thông sẽ bắt đầu vào năm 2020.
" alt="Chương trình giáo dục tiểu học sẽ khác chương trình hiện hành thế nào"/>Chương trình giáo dục tiểu học sẽ khác chương trình hiện hành thế nào
Trưởng xe tăng đầu tiên húc đổ cổng Dinh Độc Lập là người tỉnh nào?
Nhận định, soi kèo ASEC Mimosas vs SOL FC, 22h30 ngày 14/4: Điểm tựa sân nhà
Hôm nay, bà Nguyễn Thị Vân - Hiệu trưởng Trường mầm non xã Nam Kim (huyên Nam Đàn) cho biết, tại điểm trường mầm non Mạnh San có 3 trẻ lớp 4 tuổi ăn phải bột thông hầm cầu dẫn đến nhập viện điều trị.
![]() |
Bột thông cầu - (Ảnh minh họa) |
Thông tin ban đầu, sự việc xảy ra vào khoảng 16h ngày 14/11, tại điểm trường Mạnh San (Trường Mầm non Nam Kim) có 3 trẻ 4 tuổi ăn bột thông bồn cầu bao gồm: Phạm Thái Ng., Nguyễn Thị Y.N. và Nguyễn Ngọc B.
Theo đó, tại điểm trường này bị tắc bồn cầu, kế toán lấy 2 gói bột thông cầu đưa xuống lớp. Cô giáo tiếp nhận rồi cất vào trong tủ. Lúc này, một trẻ muốn đi vệ sinh, cô giáo đưa vào nhà vệ sinh thì ở ngoài các trẻ mở gói thông bồn cầu chia nhau ăn.
Lúc giáo viên phát hiện đã báo cáo sự việc với Ban giám hiệu nhà trường và đưa các bé đến Trạm Y tế xã sơ cứu.
Riêng 2 cháu Y.N. và Ngọc B. bị nặng hơn được chuyển xuống BV Sản Nhi Nghệ An cấp cứu. Sáng hôm sau, 2 cháu được di chuyển ra BV Nhi Trung ương điều trị.
Ông Trịnh Xuân Hưng - Chủ tịch UBND xã Nam Kim (huyện Nam Đàn) cho biết, đây là sự việc ngoài mong muốn, phía xã, nhà trường đang cùng phối hợp với gia đình để hỗ trợ điều kiện tốt nhất để chăm sóc sức khỏe cho các cháu.
Hiện sức khỏe của các cháu đã qua giai đoạn nguy kịch, đang được các bác sỹ tiếp tục theo dõi.
Bé trai 3 tuổi được phát hiện nằm bất động trong lớp học, được nhà trường đưa vào bệnh viện cấp cứu nhưng bé đã tử vong.
" alt="Giáo viên bất cẩn, 3 trẻ mầm non ăn bột thông cầu nhập viện"/>Toàn bản Khe Ngát (Thị trấn nông trường Việt Trung, huyện Bố Trạch, Quảng Bình) có 95 hộ với 350 nhân khẩu, 100% là người dân tộc Bru – Vân Kiều. Cũng như nhiều bản làng khác ở Quảng Bình, người dân bản Khe Ngát chủ yếu sống dựa vào việc phát nương, làm rẫy nên cuộc sống còn rất nhiều vất vả.
![]() |
Lớp trẻ học tại nhà kho của nhà văn hóa bản Khe Ngát |
Trước đây đường sá đi lại khó khăn nên trẻ em ở bản này không được đi học lớp mầm non. Khoảng 8 năm trước, số lượng trẻ đã đủ để mở lớp nên chính quyền địa phương và các cô giáo đã phối hợp mượn 1 phòng chức năng và một nhà kho của nhà văn hóa để làm lớp học cho các cháu.
Đây là một trong 2 điểm lẻ của Trường Mầm non Nông trường Việt Trung. Năm học 2017-2018, điểm bản Khe Ngát đón 29 cháu chia làm 2 lớp, 10 cháu 5 tuổi và 19 cháu 3 và 4 tuổi.
Cô Hoàng Thị Vương, lớp trẻ 5 tuổi ở bản cho biết: “Phòng chức năng được sử dụng để làm phòng học cho các cháu 3 đến 4 tuổi, phòng rộng nhưng đã bị xuống cấp. Đặc biệt là trong đợt bão vừa qua, ngói bị hất tung nên cứ hễ mưa là cô trò phải di chuyển tránh những chỗ bị dột".
Cô Vương dạy lớp 5 tuổi ở nhà kho cũ phía dưới cầu thang nhà văn hóa, phòng chật và rất thấp, từ nền nhà đến trần cao chưa đầy 2,5m. "Ngày thường còn đỡ, những khi bản làng có họp hành là lớp 3,4 tuổi phải xuống học nhờ lớp trẻ 5 tuổi nên rất chật chội”.
Ở đây cũng chưa có nước sạch nên cứ mỗi sáng, 2 cô giáo dạy tại đây phải đi xách từng xô nước về để cô trò sử dụng trong ngày. Vì cơ sở vật chất thiếu thốn nên các cháu ở đây không có bếp ăn bán trú, buổi trưa các cháu tự về nhà ăn cơm rồi chiều lại đến học.
![]() |
Chị Hồ Thị Khun đã hiến gần 800m2 đất vườn để xây dựng điểm trường mầm non cho các cháu |
Để nâng cao chất lượng giảng dạy, mới đây UBND huyện Bố Trạch đã quyết định trích ngân sách để xây dựng điểm trường cho các em học sinh mầm non tại bản Khe Ngát, dự kiến công trình sẽ được khởi công xây dựng trong năm 2017. Tuy nhiên vì thiếu mặt bằng thích hợp nên chính quyền thị trấn Nông trường Việt Trung đã vận động các hộ dân trong bản hiến đất làm trường.
Hộ nhà chị Hồ Thị Khun (45 tuổi) sống ngay phía sau nhà văn hóa đã đồng ý hiến gần 800 m2 đất vườn để xây điểm trường cho các cháu.
Chồng chị Khun đã mất. Chị có 6 người con, đứa lớn đã đi lấy chồng. Hiện chị đang sống cùng 5 con nhỏ và mẹ chồng cao tuổi.
Con gái thứ hai của chị là Hồ Thị Siểu (17 tuổi). Học xong THCS, Siểu ở nhà đi làm thuê phụ mẹ nuôi các em. Sau Siểu còn một em học lớp 8,một em học lớp 4, một em học mẫu giáo bé và một em nhỏ mới một tuổi rưỡi.
![]() |
Mặc dù quanh năm phải đi làm thuê kiếm sống, nhưng chị Khun không ngần ngại hiến gần 800m2 đất vườn để chuẩn bị xây điểm trường mầm non cho các cháu trong bản |
Chị Khun nói chị cũng đang có con học lớp bé tại điểm trường này, “biết các cháu chuẩn bị có điểm trường mới tôi thấy vui cái bụng nên đã hiến đất”.
Ông Nguyễn Đức Trường, Chủ tịch UBND Thị trấn Nông trường Việt Trung cho hay “Biết gia đình chị Khun có hoàn cảnh khó khăn nhưng vẫn hiến đất để làm điểm trường cho các cháu, chính quyền địa phương đã có chính sách hỗ trợ một phần kinh phí cho gia đình để sớm ổn định cuộc sống”.
Hải Sâm - Phạm Việt
" alt="Người phụ nữ Bru – Vân Kiều hiến 800 m2 đất làm điểm trường mầm non"/>Người phụ nữ Bru – Vân Kiều hiến 800 m2 đất làm điểm trường mầm non