Cuối buổi, tôi men theo lối nhỏ từ phòng học đến khu nội trú của giáo viên để gặp thầy.

Thầy nhờ tôi giúp thầy, may chiếc áo cho... chính tôi. Rồi thầy đưa tôi xấp vải trắng, bảo đó là xấp vải thầy được tặng dịp 20/11 trước đó, không dùng đến. Thầy muốn tôi có áo mới, kịp đón Tết. Tôi nghe xong, vừa mừng, vừa xúc động đón nhận xấp vải trắng còn thơm mùi vải. Tôi cúi đầu cảm ơn thầy. Lòng vui như Tết.

Có lẽ, dẫu chỉ dạy bộ môn, nhưng thầy quan sát thấy tôi mặc hoài một hai chiếc áo, lại cũ kỹ, thâm kim. Có lẽ thầy nghe nhiều người "đồn" về tôi, một cậu học trò nghèo thiệt nghèo, vượt khó đến trường nên cảm thông, muốn chia sẻ...

Bấy giờ nhà tôi nghèo thiệt. Ngoại tôi 70 tuổi, lụm cụm, bệnh đau quanh năm không làm gì được. Má tôi ngoài bốn mươi nhưng cũng không khá hơn, lại đóng vai trò trụ cột. Hồi ấy, mỗi đầu năm học má đều vô xã chứng giấy xác nhận gia đình mình thuộc hộ "Đói" để tôi được miễn học phí.

Tết đến, có nhiều năm má tôi phải mua chịu ký thịt heo, chờ đến mùa lúa mới đong thóc trả cho người ta. Những bữa chợ cuối năm, má cắt buồng chuối sau vườn, bắt con gà trống tơ đem bán rồi mua mấy lọn giấy mới dán bàn thờ, ít bánh mứt cho có không khí... Những cái Tết nghèo ấy tôi nhớ mãi. Do vậy, xấp vải may áo mới thầy tặng là món quà tuyệt vời nhất tôi nhận được bấy giờ.

Tôi đem xấp vải về kể, má và ngoại nghe xong cũng xúc động, dặn dò: "Con thấy ai cũng thương và ủng hộ con hết, nên phải cố gắng lên nghe". Ngoại tôi động viên, "không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời" để tôi không nản lòng bỏ cuộc.

Tháng 7 năm ngoái, nhân dịp 20 năm rời trường phổ thông trung học, tôi và các bạn trở lại trường xưa. Gặp thầy và bạn, tôi lại nhớ về xấp vải trắng và chuyện tấm áo Tết thầy trao. Nhờ món quà của thầy mà năm đó, má tôi kịp may cho tôi chiếc áo học trò tinh tươm, vừa mặc ăn Tết vừa mặc đi học.

Tôi không phải là người giàu có nhưng so với năm tháng đó, cuộc sống đã tương đối ổn định. Có một công việc yêu thích và chút ít niềm vui trong cuộc sống nhờ thực tập "ít muốn, biết đủ". Tôi nhớ thầy và tấm áo ngày nào nên thỉnh thoảng cũng tập tành chia sẻ, học làm người tử tế.

Quan sát thấy được khó khăn của người. Tinh tế trao món quà để món quà không chỉ mang giá trị vật chất thông thường, mà còn mang cả động lực tinh thần cho người nhận, "của cho không bằng cách cho" - tất cả cần có tâm lớn. Đó là bài học lớn nhất tôi nhận về khi thầy trao cho xấp vải may đồ Tết.

Bạn có những người thầy thật dễ thương như vậy không?

Tôi nghĩ, trong suốt cuộc đời của mình, chắc ai cũng có những người thầy đặc biệt. Có thể thầy không giúp học trò có áo Tết như tôi nhưng đã đỡ nâng người học bằng phương diện khác. Một lời khuyên đúng lúc. Một cuốn sách vừa tầm. Một lời nhắc nhở nghiêm khắc đủ chạm vào trái tim khiến học trò không còn "cá biệt" nữa... Rất nhiều câu chuyện ký ức ấy đọng trong trái tim học trò mà có khi thầy đã không còn nhớ, hoặc xem đó là việc-bình-thường.

Trong dịp Tết Nguyên đán, mùng ba được ấn định là "Tết thầy" theo truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt - là dịp để nhớ ơn người trao truyền tri thức, đạo đức trên bục giảng, ở nhà trường. Truyền thống này theo tôi rất hay, cần gìn giữ và nên phát huy giữa bối cảnh mối quan hệ thầy trò hiện tại đang có những biểu hiện theo chiều hướng không tốt.

Vai trò của người thầy từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây luôn quan trọng trong việc quyết định nhân cách của học trò. Ngoài truyền dạy kiến thức và lý thuyết thì "thân giáo", tức cốt cách, lối sống, "nói đi đôi với làm" trong ý nghĩa con người mô phạm sẽ giúp học trò mình tiến bộ. Nếu có may mắn gặp thầy cô tốt, người học trò đã tốt đã giỏi sẽ càng giỏi, càng tử tế, tốt đẹp hơn.

Không phải tự nhiên mà người Việt đặt người thầy vào "diện" tri ân báo ân trong mỗi dịp Tết Nguyên đán - đầu năm mới: Mùng một Tết cha, mùng hai Tết mẹ, mùng ba Tết thầy. Cha mẹ cho mình thân thể, nuôi mình khôn lớn, thầy cô cho mình tri thức, đạo đức để hoàn thiện bản thân. Nếu thiếu cái chữ, đạo làm người, lẽ sống và lý tưởng sống đẹp, không được thổi bùng khát vọng, nuôi lớn ước mơ thì con người đó khó trở thành người hữu dụng.

Ngày nay, dù vai trò người thầy không còn lớn như trước nhưng tình thầy trò, đạo đức về báo ân vẫn luôn cần nhắc nhớ để neo giữ tâm hồn người trẻ lại. Tất nhiên, để có sự tri ân sâu sắc của trò thì thầy cũng phải ra thầy, có tầm có tâm để học trò có chất liệu nuôi dưỡng tâm hồn. Không thể đòi hỏi một sự biết ơn nếu người lớn không gieo được hạt giống tốt lành cho người nhỏ, dù là trong mối quan hệ nào.

Một hành động có tâm của thầy có thể là bệ phóng cho một con người.

Lưu Đình Long

" />

Tấm áo thầy trao

Bóng đá 2025-04-17 05:13:10 9993

Cuối buổi,ấmáothầtin tức bóng đá, thể thao, giải trí | đọc tin tức 24h mới nhất tôi men theo lối nhỏ từ phòng học đến khu nội trú của giáo viên để gặp thầy.

Thầy nhờ tôi giúp thầy, may chiếc áo cho... chính tôi. Rồi thầy đưa tôi xấp vải trắng, bảo đó là xấp vải thầy được tặng dịp 20/11 trước đó, không dùng đến. Thầy muốn tôi có áo mới, kịp đón Tết. Tôi nghe xong, vừa mừng, vừa xúc động đón nhận xấp vải trắng còn thơm mùi vải. Tôi cúi đầu cảm ơn thầy. Lòng vui như Tết.

Có lẽ, dẫu chỉ dạy bộ môn, nhưng thầy quan sát thấy tôi mặc hoài một hai chiếc áo, lại cũ kỹ, thâm kim. Có lẽ thầy nghe nhiều người "đồn" về tôi, một cậu học trò nghèo thiệt nghèo, vượt khó đến trường nên cảm thông, muốn chia sẻ...

Bấy giờ nhà tôi nghèo thiệt. Ngoại tôi 70 tuổi, lụm cụm, bệnh đau quanh năm không làm gì được. Má tôi ngoài bốn mươi nhưng cũng không khá hơn, lại đóng vai trò trụ cột. Hồi ấy, mỗi đầu năm học má đều vô xã chứng giấy xác nhận gia đình mình thuộc hộ "Đói" để tôi được miễn học phí.

Tết đến, có nhiều năm má tôi phải mua chịu ký thịt heo, chờ đến mùa lúa mới đong thóc trả cho người ta. Những bữa chợ cuối năm, má cắt buồng chuối sau vườn, bắt con gà trống tơ đem bán rồi mua mấy lọn giấy mới dán bàn thờ, ít bánh mứt cho có không khí... Những cái Tết nghèo ấy tôi nhớ mãi. Do vậy, xấp vải may áo mới thầy tặng là món quà tuyệt vời nhất tôi nhận được bấy giờ.

Tôi đem xấp vải về kể, má và ngoại nghe xong cũng xúc động, dặn dò: "Con thấy ai cũng thương và ủng hộ con hết, nên phải cố gắng lên nghe". Ngoại tôi động viên, "không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời" để tôi không nản lòng bỏ cuộc.

Tháng 7 năm ngoái, nhân dịp 20 năm rời trường phổ thông trung học, tôi và các bạn trở lại trường xưa. Gặp thầy và bạn, tôi lại nhớ về xấp vải trắng và chuyện tấm áo Tết thầy trao. Nhờ món quà của thầy mà năm đó, má tôi kịp may cho tôi chiếc áo học trò tinh tươm, vừa mặc ăn Tết vừa mặc đi học.

Tôi không phải là người giàu có nhưng so với năm tháng đó, cuộc sống đã tương đối ổn định. Có một công việc yêu thích và chút ít niềm vui trong cuộc sống nhờ thực tập "ít muốn, biết đủ". Tôi nhớ thầy và tấm áo ngày nào nên thỉnh thoảng cũng tập tành chia sẻ, học làm người tử tế.

Quan sát thấy được khó khăn của người. Tinh tế trao món quà để món quà không chỉ mang giá trị vật chất thông thường, mà còn mang cả động lực tinh thần cho người nhận, "của cho không bằng cách cho" - tất cả cần có tâm lớn. Đó là bài học lớn nhất tôi nhận về khi thầy trao cho xấp vải may đồ Tết.

Bạn có những người thầy thật dễ thương như vậy không?

Tôi nghĩ, trong suốt cuộc đời của mình, chắc ai cũng có những người thầy đặc biệt. Có thể thầy không giúp học trò có áo Tết như tôi nhưng đã đỡ nâng người học bằng phương diện khác. Một lời khuyên đúng lúc. Một cuốn sách vừa tầm. Một lời nhắc nhở nghiêm khắc đủ chạm vào trái tim khiến học trò không còn "cá biệt" nữa... Rất nhiều câu chuyện ký ức ấy đọng trong trái tim học trò mà có khi thầy đã không còn nhớ, hoặc xem đó là việc-bình-thường.

Trong dịp Tết Nguyên đán, mùng ba được ấn định là "Tết thầy" theo truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt - là dịp để nhớ ơn người trao truyền tri thức, đạo đức trên bục giảng, ở nhà trường. Truyền thống này theo tôi rất hay, cần gìn giữ và nên phát huy giữa bối cảnh mối quan hệ thầy trò hiện tại đang có những biểu hiện theo chiều hướng không tốt.

Vai trò của người thầy từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây luôn quan trọng trong việc quyết định nhân cách của học trò. Ngoài truyền dạy kiến thức và lý thuyết thì "thân giáo", tức cốt cách, lối sống, "nói đi đôi với làm" trong ý nghĩa con người mô phạm sẽ giúp học trò mình tiến bộ. Nếu có may mắn gặp thầy cô tốt, người học trò đã tốt đã giỏi sẽ càng giỏi, càng tử tế, tốt đẹp hơn.

Không phải tự nhiên mà người Việt đặt người thầy vào "diện" tri ân báo ân trong mỗi dịp Tết Nguyên đán - đầu năm mới: Mùng một Tết cha, mùng hai Tết mẹ, mùng ba Tết thầy. Cha mẹ cho mình thân thể, nuôi mình khôn lớn, thầy cô cho mình tri thức, đạo đức để hoàn thiện bản thân. Nếu thiếu cái chữ, đạo làm người, lẽ sống và lý tưởng sống đẹp, không được thổi bùng khát vọng, nuôi lớn ước mơ thì con người đó khó trở thành người hữu dụng.

Ngày nay, dù vai trò người thầy không còn lớn như trước nhưng tình thầy trò, đạo đức về báo ân vẫn luôn cần nhắc nhớ để neo giữ tâm hồn người trẻ lại. Tất nhiên, để có sự tri ân sâu sắc của trò thì thầy cũng phải ra thầy, có tầm có tâm để học trò có chất liệu nuôi dưỡng tâm hồn. Không thể đòi hỏi một sự biết ơn nếu người lớn không gieo được hạt giống tốt lành cho người nhỏ, dù là trong mối quan hệ nào.

Một hành động có tâm của thầy có thể là bệ phóng cho một con người.

Lưu Đình Long

本文地址:http://tw.tour-time.com/news/6c099043.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Auxerre vs Lyon, 1h45 ngày 14/4: 'Hồn' ở Old Trafford

59bec69a e5a8 4f85 9843 ffa358e39786.jpg
Báo VietNamNet trao số tiền 35.070.559 đồng do bạn đọc ủng hộ đến em Quỳnh.

Quỳnh được chẩn đoán mắc hội chứng Down, chậm phát triển trí tuệ khi được 1 tháng tuổi. Thương con bất hạnh, chị Mai cố gắng cho con đến trường, hòa nhập cùng mọi người. Trí tuệ chậm chạp, thường phải ở lại lớp nhưng Quỳnh đã biết đọc, viết viết.

Cho đến đầu năm học mới 2023, Quỳnh bất ngờ bị ngã rồi sưng chân. Tại Bệnh viện đa khoa huyện Hưng Hà (tỉnh Thái Bình), qua kết quả chụp X-quang, bác sĩ nghi ngờ em bị xương thủy tinh, đề nghị gia đình chuyển lên tuyến Trung ương theo dõi.

Hai mẹ con rong ruổi thêm vài bệnh viện nữa để rồi nhận kết quả cuối cùng, Quỳnh mắc bệnh ung thư xương.

Để có tiền cho con chữa bệnh, chị Mai đã phải đi vay mượn họ hàng, bạn bè lên tới hơn 200 triệu đồng. Trung bình mỗi mũi hóa chất cho Quỳnh hết 18 triệu đồng. Hiện em đã truyền được 5 đợt hóa chất. Toàn bộ chi phí này nằm ngoài danh mục bảo hiểm y tế hỗ trợ.

Sau khi Báo VietNamNet chia sẻ, em Quỳnh đã nhận được nhiều sự quan tâm. Số tiền 35.070.559 do bạn đọc ủng hộ em Quỳnh đã được trao đến tận tay gia đình.

“Trong lúc lâm vào tình cảnh khó khăn nhất thì chúng tôi may mắn nhận được sự giúp đỡ kịp thời của mọi người. Tôi sẽ dùng số tiền này để tiếp tục chữa bệnh cho con gái", chị Mai nói.

">

Trao hơn 35 triệu đồng đến em Chu Thúy Quỳnh ở Hưng Yên

Nhận định, soi kèo Le Havre vs Rennes, 22h15 ngày 13/4: Phong độ đang lên

tinnhan.jpg
Ảnh minh họa: PX

Mỗi lần chồng kể về những tin nhắn từ vợ cũ, lòng tôi lại dấy lên một cảm giác khó tả, lẫn lộn giữa ghen tuông, bối rối và chút thương cảm. Những tin nhắn ấy có vẻ như rất hồn nhiên nhưng cũng đầy ẩn ý, khiến tôi không biết phải hiểu như thế nào.

Những câu nói như: "Yêu không phải là giành giật, nhìn thấy anh hạnh phúc là em vui rồi"; "Anh có biết tại sao em không lấy chồng không?";... khiến tôi dừng lại và suy nghĩ.

Tôi biết rằng họ từng là một phần của nhau, từng có những kỷ niệm không dễ gì quên được. Tuy nhiên, tôi không thể không tự hỏi liệu những tin nhắn ấy có phải là cách cô ấy đang cố gắng nhắc nhở chồng tôi về tình yêu xưa cũ giữa họ.

Lời lẽ dường như muốn nhấn mạnh rằng cô ấy vẫn ở đây, vẫn quan tâm, vẫn đau đáu vì những điều đã qua.

Chồng tôi trước giờ không trả lời những tin như vậy, cho đến hôm nọ khi nhận được tin nhắn: "Đêm qua em nằm mơ thấy anh bị bệnh, khóc quá trời luôn".

Anh đọc và im lặng hồi lâu trước khi trả lời lại. Anh ấy nhắn: "Chắc em lo cho T. quá nên thế thôi. Em yên tâm, T. sẽ có 1 cuộc sống tốt đẹp, sau này sẽ lo lại cho em". T. là con chung của chồng tôi với vợ cũ, hiện ở với chúng tôi. 

Đối với anh, có lẽ đó chỉ là một mối quan tâm bình thường. Anh luôn tin họ là bạn, có thể giữ mối quan hệ này trong chừng mực nhưng tôi không thể không hoài nghi. Liệu rằng trong cái "chừng mực" ấy, có còn chút dư vị nào của tình yêu cũ hay không?

Tôi và chồng là tập 2 của nhau. Anh rất đàng hoàng và yêu thương vợ con. Chúng tôi cưới nhau được 3 năm và sống rất hạnh phúc.

Tôi thấy hành động của chồng như vậy là thiếu rõ ràng, dứt khoát. Tôi đã từng đối diện với anh, nhẹ nhàng nói ra những điều khiến tôi lo lắng. Tôi cũng nói cảm thấy không thoải mái với những tin nhắn như thế.

Tuy nhiên, anh bảo rằng không muốn làm tổn thương ai, không muốn cắt đứt mọi quan hệ chỉ vì tôi có cảm giác không yên tâm. Anh nói: "Nếu anh không có gì trong lòng, thì những lời nói ấy chẳng ảnh hưởng gì đến chúng ta".

Tất nhiên, anh cũng không có ý định giấu giếm. Anh vẫn thản nhiên nói với tôi về mỗi tin nhắn của vợ cũ. Có thể, đó là cách anh muốn khẳng định anh không làm gì có lỗi. Anh muốn tôi tin mối quan hệ ấy là trong sáng, chỉ là sự quan tâm giữa hai người từng yêu nhau.

Dù vậy, tôi không thể không thấy lo lắng. Bởi những gì chúng tôi có là hiện tại, còn giữa họ là cả một quá khứ và đứa con chung. Làm sao tôi có thể cạnh tranh với những gì họ từng trải qua? Mọi thứ giữa chúng tôi chỉ mới bắt đầu được vài năm, còn giữa họ là hàng chục năm kỷ niệm.

Tôi không muốn mình trở thành người phụ nữ độc đoán, kiểm soát. Tôi muốn mình là một người vợ tin tưởng và thấu hiểu nhưng rồi chính tôi cũng trở thành kẻ ngốc ngồi ghen với những gì thuộc về quá khứ.

Tôi thấy rất bối rối, không biết liệu mình có đang nghĩ quá lên không? 

Độc giả T.H

Nghe vợ cũ có tình mới, tôi tức giận chạy tới hỏi rồi xấu hổ khi biết sự thật

Nghe vợ cũ có tình mới, tôi tức giận chạy tới hỏi rồi xấu hổ khi biết sự thật

Nghe hàng xóm nói tình mới của vợ cũ đến nhà, tôi tức giận chạy tới rồi nhận lại sự bẽ bàng.">

Chồng kể vợ cũ thường xuyên tâm sự, muốn tôi tin anh trong sáng

MU nên mua Araujo

Huyền thoại Rio Ferdinand vừa khuyên đội bóng cũ MUnên chiêu mộ trung vệ Ronald Araujo - thủ lĩnh Barcelona - trong kỳ chuyển nhượng mùa hè 2024.

ronald araujo.jpg
Rio Ferdinand khuyên MU nên mua Araujo

Tương lai của Harry Maguire vẫn chưa rõ ràng, dù anh vừa có trận đấu nổi bật giúp MU thắng Copenhagen 1-0 ở vòng bảng Champions League.

Trong khi đó, Jonny Evans và Victor Lindelof hết hợp đồng vào cuối mùa giải, mặc dù người sau có điều khoản gia hạn một năm.

Vấn đề của MU, theo nhận xét của Rio Ferdinand, là Raphaen Varane có hạn chế về thể chất nên dễ chấn thương. Riêng Lisandro Martinez vừa phải phẫu thuật lần thứ hai.

Vì vậy, Rio khuyên MU nên mua Araujo để xây dựng hàng thủ mới. Ngoài ra, ông cũng gợi ý gương mặt khác cho "Quy đỏ" là Kevin Danso, trung vệ người Áo đang thi đấu cho Lens.

Arsenal đàm phán Watkins

Arsenalvẫn đang theo đuổi tiền đạo đa năng Ollie Watkins, nhằm hoàn thiện hơn nữa hàng công trong mùa giải 2024-25.

watkins.jpg
Watkins là mục tiêu của Arsenal

Thời gian qua, đội chủ sân Emirates được cho là quan tâm đến Watkins cũng như Ivan Toney, chân sút đang bị cấm thi đấu của Brentford vì cá cược trái phép.

Theo những thông tin mới nhất, Arsenal dường như ưu tiên ký Watkins hơn.

Watkins là một trong những cầu thủ nổi bật của Aston Villa cũng như bóng đá Anh. Cầu thủ 27 tuổi này hoạt động năng nổ và đã ghi 9 bàn trên các mặt trận (5 ở Premier League).

Aston Villa hiểu rằng giữ chân Watkins không hề dễ dàng. Vì thế, đội bóng do Unai Emery dẫn dắt yêu cầu mức phí chuyển nhượng 75 triệu bảng.

Chelsea liên hệ Kobel

Chelsea đang có kế hoạch đưa Gregor Kobel đến với bóng đá Anhtrong mùa hè năm nay, để có thêm lựa chọn cho vị trí thủ môn.

kobel dortmund.jpg
Chelsea xem xét mua Kobel

Hiện tại, Robert Sanchez là giải pháp duy nhất của Chelea, sau khi Mendy sang Saudi Arabia và Kepa được cho Real Madrid mượn.

Robert Sanchez không thể hiện xứng đáng với giá trị mà Chelsea đầu tư. Đây là lý do HLV Mauricio Pochettino cần có thêm lựa chọn mới trong khung thành.

Kobel rất nổi bật trong màu áo Dortmund. Thủ môn 25 tuổi cũng là giải pháp thứ hai của đội tuyển Thụy Sĩ và sẽ kế thừa Yann Sommer một ngày không xa.

Theo các nguồn tin từ Đức, Chelsea phải chi khoản tiền dao động 50-60 triệu euro để thuyết phục Dortmund nhả Kobel.

MU hỏi mua Rodrygo với giá 100 triệu euro

MU hỏi mua Rodrygo với giá 100 triệu euro

MU đang lên kế hoạch bổ sung nhân sự trong tương lai bằng Rodrygo, với tiền chuyển nhượng lên đến 100 triệu euro.">

Tin bóng đá 27/10: MU lấy Araujo, Arsenal ký Watkins

友情链接